-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính sách văn hoá đối ngoại - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Chính sách văn hoá đối ngoại - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Chính sách văn hoá đối ngoại - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Chính sách văn hoá đối ngoại - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Một số ví dụ về việc dùng văn hoá trong lĩnh vực đối ngoại
của Việt Nam với các nước ASEAN, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc…. từ năm 2000 đến nay
Chính sách văn hoá đối ngoại là chính sách dùng văn hoá,
các phương pháp liên quan đến văn hoá, sản phẩm văn hoá,
chiến lược, sách lược văn hoá… trong hợp tác quốc tế và trong
lĩnh vực đối ngoại của một quốc gia với quốc gia khác 1. Việt Nam với ASEAN
Hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam với ASEAN
Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện lớn như:
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN (2007)
- Liên hoan âm nhạc và văn hóa ASEAN (2009)
- Liên hoan nghệ thuật ASEAN (2014)
- Chương trình những ngày “Đại đoàn kết ASEAN – Một
tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” (2014)
Hoạt động triển lãm
Việt Nam đã tổ chức các hoạt động triển lãm về văn hóa
Việt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Philipines, Malaysia như:
- Triển lãm “Tranh Dân gian truyền thống Việt Nam” tại Lào
- Triển lãm “Bản sắc nghề dệt truyền thống các dân tộc
Việt Nam” (2013) tại Bảo tàng Dệt ở Siem Reap – Campuchia
- Triển lãm “Sắc xuân Việt”, “Việt Nam đất và người” và
triển lãm tranh “Kiến trúc Việt Nam xưa và nay” tại Thái Lan Về ẩm thực
- Trong khoảng thời gian từ 2000 – nay, các hoạt động
quảng bá về ẩm thực Việt Nam với các nước ASEAN diễn ra rất
phong phú như: cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ
thuật truyền thống, chế biễn và giới thiệu các món ăn của Việt Nam
Tổ chức ngày/tuần/ ngoại giao văn hóa Việt Nam tại các nước ASEAN
- Hoạt động ngoại giao văn hóa thông qua
ngày/tuần/tháng/năm Việt Nam tại nước ngoài cũng là một hình
thức hiệu quả của hoạt động đối ngoại, góp phần làm sâu sắc
hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN
2. Việt Nam với Đông Bắc Á Nhật bản:
-Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản cử phái đoàn giao lưu văn
hóa đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến viếng thăm
của phái đoàn lần này được thực hiện dựa trên đề xuất của Thủ
tướng Nhật Bản Koizumi trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phan
Văn Khải vào cuối năm 2004 tại Hà Nội. Sau chuyến viếng thăm
Việt Nam, phái đoàn đã soạn thảo và trình Chính phủ hai nước
Bản kiến nghị mang tính trung và dài hạn về các vấn đề và
phương sách trong giao lưu Nhật - Việt.
-Năm 2006 được coi là Năm Xúc tiến giao lưu văn hóa Việt
Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ
chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn chưa
từng có. Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các
chương trình giao lưu thể thao, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,
giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế.
-Năm 2008 - là năm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn
hóa quan trọng để chào mừng kỷ niệm 35 năm Quan hệ Ngoại
giao Việt Nam - Nhật Bản. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao
lưu văn hóa Nhật - Việt được tổ chức vào tháng 3/2008 với sự
tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước thuộc các lĩnh
vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu
tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ…, bàn về việc thúc đẩy
hơn nữa giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Đại nhạc hội Nhật - Việt (2008)…
=> Với sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao và nhân dân
hai nước, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển
toàn diện, tốt đẹp trên các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực
văn hóa, dùng văn hoá trong lĩnh vực đối ngoại Hàn Quốc
-Ngày 22/12/1992, ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ
ngoại giao cấp Đại sứ. Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ
quán tại Hà Nội => đây chính là dấu mốc quan trọng trong việc
có một thỏa thuận chung để chính thức thiết lập mối quan hệ
ngoại giao giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa
-Từ sau khi thiết lập quan hệ:
+ Hai nước thường xuyên duy trì các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao hàng năm.
+ Năm 2001, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch nước
Trần Đức Lương và Tổng thống Kim Dae Jung đã tuyên bố thiết
lập "Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”
+ Tháng 10/2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng
thống Lee Myung Park , Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và
Tổng thống Lee Myung Park đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai
nước lên thành "Đối tác hợp tác chiến lược".
+ Tháng 11/2011, tại chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Lãnh đạo hai bên nhất trí tuyên bố lấy
năm 2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm
20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992 - 22/12/2012).
Trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã
thăm chính thức Hàn Quốc và dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh
Hạt nhân lần thứ 2 tại Seoul; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm
Bình Minh đã thăm chính thức Hàn Quốc và dự các hoạt động
trong khuôn khổ "Tuần Việt Nam tại Hàn Quốc". Các cơ quan,
ban, ngành và địa phương hai nước đã phối hợp tổ chức nhiều
hoạt động có ý nghĩa như: Đại nhạc hội Hàn - Việt, Diễn đàn "Vì
tương lai Hàn - Việt", Tuần lễ ẩm thực Hàn Quốc, Diễn đàn Hàn – ASEAN...
+ Hai nước đã ký Hiệp định văn hoá (8/1994), Bản ghi nhớ
về hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch (10/2008)
cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục
khác. Năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm văn hóa
Hàn Quốc tại Hà Nội. Bộ Giáo dục Việt Nam đã chọn Hàn Quốc
làm đối tác chiến lược thông tin giáo dục - đào tạo. Hiện có trên
5.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, đa
phần là học đại học và cao học.
+ Ngoài ra, hai nước cũng thường xuyên tổ chức những
hoạt động để nhằm thúc đẩy sự hợp tác văn hóa như: tổ chức
các lễ hội thường niên như lễ hội Kimchi, Tuần lễ văn hóa Việt
Nam tại Hàn Quốc, diễn đàn giao lưu sinh viên Việt - Hàn. Hằng
năm, tổng cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam và phía Việt Nam
tại Hàn Quốc cũng có những hoạt động như tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về văn hóa hai quốc gia.. vv.. Ngoài ra, Việt Nam cho
phép thí điểm đưa tiếng Hàn trở thành một trong những môn
ngoại ngữ 1 để các trường phổ thông đủ điều kiện lựa chọn
giảng dạy cho học sinh, các lễ hội văn hóa Hàn-Việt có đưa vào
các nội dung nhằm giảm bớt rào cản về ngôn ngữ, tăng cường
giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước trong nhiều lĩnh vực hơn để
hướng tới tương lai thịnh vượng
+ “Lễ hội Văn hóa và ẩm thực Việt Nam - Hàn Quốc 2015”
được tổ chức trong 02 ngày 28-29/11/2015, tại Quảng trường
Sân vận động Mỹ Đình với nhiều hoạt động hấp dẫn cùng sự có
mặt của những nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và Hàn Quốc.
+ Tuần lễ Ẩm thực Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm quảng bá
ẩm thực Việt Nam tại Thủ đô Seoul, trong những ngày đầu
tháng 3/2019, tổng Bếp trưởng Nguyễn Công Chung của khách
sạn Sheraton Hanoi đã mang đến những món ăn mang hương vị
đậm chất truyền thống của Việt Namnhư: Phở bò, bún chả, súp
gà hạt sen, gỏi bưởi tôm, chè hạt sen long nhãn,…
+ Để kỉ niệm sự thiết lập mối quan hệ ngoại giao 30 năm
giữa 2 nước, các sự kiện Hội chợ sách Hàn-Việt (cuối tháng 9),
K-Expo (tháng 10), Lễ hội văn hóa Hàn Quốc (tháng 10), khai
trương Không gian Hàn Quốc và Trung tâm trải nghiệm thực tế
tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (tháng 11), Triển lãm Văn
hóa & Du lịch Hàn Quốc (tháng 12) sẽ được lần lượt tổ chức
nhằm thúc đẩy giao lưu và chia sẻ văn hóa giữa hai quốc gia
liên tục được tổ chức
+ Lễ hội Du lịch - Văn hoá Việt Nam tại Hàn Quốc năm
2022 được tổ chức tại 2 thành phố là Seoul và Gwangju, từ
ngày 13/10 - 19/10/2022. Nhìn vào lượng người ra vào tấp nập
trong suốt những ngày tổ chức, không khó để đánh giá sự
thành công của sự kiện này. Tính riêng tại Seoul, khoảng
200.000 người đã tham gia các không gian giới thiệu văn hóa,
du lịch Việt Nam tại quảng trường Công viên sông Hàn Yeoido (từ ngày 14 – 16/10).
+ Liên hoan Âm nhạc châu Á được Hàn Quốc tổ chức vào
dịp này, Việt Nam là khách mời chính và đã có nhiều tiết mục
nghệ thuật đặc sắc tham gia, qua đó cũng nhằm quảng bá văn
hóa nghệ thuật của Việt Nam đến thế giới. Việt Nam đã mang
đến công chúng Hàn Quốc những tiết mục đặc sắc thể hiện tình
yêu, đất nước, con người, giá trị nhân văn cao cả, tinh thần
tương thân tương ái, ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp của hai nước
Việt Nam - Hàn Quốc năm 2022
+ Hội thảo Xúc tiến du lịch Việt Nam tại Seoul đã giới thiệu
nhiều sản phẩm, điểm đến du lịch phong phú, hấp dẫn; cũng là
cơ hội cho doanh nghiệp du lịch 2 bên gặp gỡ, trao đổi, hợp tác.
Qua đó, các điểm đến ở Việt Nam càng gần gũi hơn với người
dân và doanh nghiệp Hàn Quốc. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tin rằng sau sự kiện này,
doanh nghiệp du lịch 2 nước sẽ hợp tác ngày càng thường
xuyên và chặt chẽ hơn, chung tay cùng thúc đẩy trao đổi khách
du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc
+ Tối 1/9, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ khai mạc
“Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc” do Sở Ngoại vụ thành phố Đà
Nẵng phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố
Đà Nẵng tổ chức, nhằm đáp lại niềm yêu mến văn hoá Việt –
Hàn của người dân và du khách Đà Nẵng và Hàn Quốc.
+ Lần đầu tiên tham dự Hội chợ Triển lãm du lịch Daegu-
Gyeongbuk Tour Expo 2011, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc
đã giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam
với đông đảo bạn bè Hàn Quốc.
+ Ngày 26/10/2022, Đại sứ Oh Young Ju đã trình quốc thư
lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và chính thức bắt đầu
hoạt động trên cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam
=> Trải qua 30 năm hợp tác, Hàn Quốc và Việt Nam là
những đối tác quan trọng của nhau và quan hệ hợp tác song
phương cũng đã gặt hái những thành tựu lớn. Hai nước cần thúc
đẩy thế hệ tương lai mở rộng trao đổi, hợp tác vì sự thịnh vượng
chung thông qua đồng cảm văn hóa. Triều Tiên
Hiện nay trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam
với Triều Tiên không có gì nổi trội. Trên thực tế, Việt Nam và
Triều Tiên chỉ đang giữ mối quan hệ bình ổn về mặt chính trị do
cùng hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, còn về việc giao lưu văn hóa
thì không có gì đặc sắc. Trung Quốc
-Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam và Hãng phim Châu
Giang hợp tác sản xuất phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”
(tháng 9- 2002) và phim “Vượt qua bến Thượng Hải” đều để lại
ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả của hai nước. Đầu năm
2006, bộ phim “Hà Nội, Hà Nội”, sản phẩm hợp tác giữa Hãng
phim Hội Nhà văn Việt Nam và Hãng phim Dân tộc Vân Nam
(Trung Quốc) được sản xuất - bộ phim đậm chất văn hóa Việt
Nam, là cầu nối để công chúng Trung Quốc và các nước châu Á
đến gần với văn hóa Việt Nam. Đầu năm 2016, điện ảnh Việt
Nam và Trung Quốc hợp tác trong một dự án phim tình cảm
hoành tráng mang tên “Tình xuyên biên giới” với sự góp mặt
của nhiều tên tuổi nghệ thuật lớn.
-VN- TQ đã tích cực triển khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp
định văn hóa Việt - Trung giai đoạn 2013 - 2015”; thúc đẩy
việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này tại nước kia;
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực.
-Hàng năm, hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ
thuật, giao lưu văn hoá - thể thao, góp phần tăng cường tình
hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hai bên cũng đã triển khai
thực hiện hiệu quả “Thoả thuận về hợp tác Thể dục thể thao”;
Trung Quốc giúp Việt Nam trong việc huấn luyện và đào tạo
vận động viên tài năng.
-Ngoài ra, mới đây nhất, trong năm 2022, để kỉ niệm việc
thiết lập 30 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, Trung tâm
văn hóa của hai nước nói riêng đã tổ chức rất nhiều các hoạt
động lớn nhỏ khác nhau.
3. Việt Nam với Châu Âu
Khi Việt Nam trở thành một quốc gia có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, ngoại giao văn hóa sẽ là “cầu nối” giữa
văn hóa phương Đông và phương Tây, gắn kết các quốc gia,
dân tộc, chia sẻ các giá trị tinh hoa văn hóa trên cơ sở tôn
trọng sự khác biệt. Ngoại giao văn hóa sử dụng công cụ ngoại
giao để tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải trong tranh
chấp giữa các quốc gia, các khu vực “nóng”, tạo niềm tin, sự
thân thiện với các quốc gia khác. Ngoài ra, cũng cần nhận thức
rằng việc “tăng cường chất lượng cuộc sống” là một trong
những nội dung của chính sách ngoại giao văn hóa. Chất lượng
cuộc sống là vấn đề sống còn trong quá trình lập ra các chính sách văn hóa quốc gia.
-Việc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 giữa Việt
Nam và EU (khi đó là Cộng đồng Châu Âu, với 12 quốc gia
thành viên ở Tây Âu) là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước
ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vây cấm vận của các nước
phương Tây và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được triển khai theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986.
-Tháng 11 năm 2020, Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EU) kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990
- 28/11/2020), trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên vừa có
bước đột phá quan trọng, với việc Hiệp định Thương mại tự do
EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Mặc dù đại dịch Covid-
19 tiếp tục lây lan mạnh, nhất là tại châu Âu, cả hai bên vẫn
có các hoạt động thiết thực để kỷ niệm dấu mốc quan trọng này. -
-Hội đồng Anh, phối hợp cùng Viện Văn hóa Nghệ thuật
quốc gia Việt Nam, hân hạnh giới thiệu một dự án mới
– Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam. Dự án được
triển khai trong vòng ba năm từ 2018 tới 2021, với tổng ngân
sách 450,000 Euro do Liên minh Châu Âu tài trợ.
-Kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam-Thụy Sĩ (11/10/1971 – 11/10/2021), Chương trình “Ngày
Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” đã được Vụ Ngoại giao Văn
hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) chủ trì, phối hợp các đơn vị
liên quan tổ chức vào ngày 9/10.
-Cộng đồng người Việt tại Châu Âu tăng cường hội nhập,
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngày 15/10,
tại thủ đô Praha, CH Séc, Đại hội lần II Liên hiệp Hội Người Việt
Nam tại châu Âu đã được long trọng tổ chức. Sự kiện có sự
tham gia của ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ủy ban Nhà nước về
người Việt Nam ở nước ngoài, 15 đại sứ Việt Nam và các cán
bộ đến từ các Đại sứ quán, cùng gần 300 đại biểu đại diện cho
các hội đoàn của cộng đồng người Việt tại 23 quốc gia châu
Âu. -Những ngày Tháng 9 năm nay đã chứng kiến nhiều sự
kiện quan trọng đối với cộng đồng Việt Nam tại Bỉ -Tuần hàng
Việt Nam tại Bỉ - Tuần lễ Ẩm thực Việt Nam tại Bỉ 2021,
mở đầu là ngày Quốc khánh của Việt Nam (2/9) đã khởi đầu
tháng mới đầy ý nghĩa trong nắng vàng mùa thu của đất nước này.
-Tối 7/8, tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân, “Không
gian văn hóa Việt” tại Đức đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày
thành lập (7/8/2012-7/8/2022).
-Tổ chức “Lễ hội văn hoá Việt Nam – Warszawa 2022”, Lễ
Hội được Quận Trung Tâm, thành phố Warszawa phối hợp với
Hội Người Việt Nam tại Ba Lan và Đại Sứ Quán Việt Nam tổ
chức ở địa điểm trang trọng nhất tại quảng trường Cung vua,
dưới chân cột tượng vua Zygmunt ở khu phố cổ. Điểm nhấn
của chương trình là sự tham gia lần đầu tiên của Nhà hát múa
rối nước Quốc Gia với nhiều tiết mục dân gian đặc sắc. Không
chỉ những tiết mục múa rối, đoàn nghệ thuật gồm 16 thành
viên từ Việt Nam sẽ mang tới cho bà con cộng đồng những tiết
mục nghệ thuật dân tộc, trong trang phục truyền thống với
những đạo cụ dân tộc. Múa rối nước là một loại hình nghệ
thuật được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,
đang được đề nghị Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
-Ngày 4-8, Lễ hội văn hóa châu Á với chủ đề "Lửa và
nước" đã diễn ra tại Đảo Hữu nghị ở thành phố Potsdam, Đức.
Năm nay, Việt Nam được đăng cai tổ chức nên lễ hội hoàn toàn
mang màu sắc của một lễ hội văn hóa Việt Nam với chủ đề
"Việt Nam-Đất nước của những con rồng".
4. Việt Nam với Mỹ
Tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả tại các tổ
chức, diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu
(ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC)... với việc lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa.
Trong năm 2019, việc tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -
Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội là cơ hội lớn để Việt Nam thực
hiện sứ mệnh của các hoạt động ngoại giao văn hóa của đất
nước, là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến cộng đồng
quốc tế về sự vươn lên, sẵn sàng của Việt Nam trong việc phát
huy hơn nữa vai trò chủ động, tích cực đóng góp vào công việc
chung của khu vực và thế giới.
-Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Hoa Kỳ (1995-2015), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và
phái đoàn thường trực Việt Nam bện cạnh Liên Hợp Quốc tổ
chức “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ”, thời gian từ
8-12/8/2015 tại Thủ đô Washsing ton và thành phố New York.
-Chương trình “Đêm Văn hóa Việt Nam” tổ chức tại Bảo
tang và Thư viện Hội Lịch sử New York, giới thiệu 1 triển lãm với
chủ đề “Sắc màu Việt Nam” do Trung tâm Triển lãm Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Quảng bá Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Cục Hợp tác quốc tế tổ chức cà 1
chương trình trình diễn thời trang áo dài.
-Tuần lễ Việt Nam' hướng đến tôn vinh văn hóa nghệ thuật
truyền thống và hiện đại của Việt Nam, tập trung vào 5 lĩnh
vực: Phim ảnh, văn học, ẩm thực, mỹ thuật và nghệ thuật biểu
diễn. Tuần lễ Việt Nam từ 29/10-5/11/2022 sẽ được diễn ra tại
những địa điểm nổi tiếng, trang trọng ở Thủ đô Washington, Mỹ:
Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Quốc gia (Smithsonian) và Trung
tâm Kennedy. Chương trình do Việt Nam Society - một tổ chức
phi lợi nhuận có mục đích quảng bá nghệ thuật và văn hóa Việt
Nam ra thế giới thực hiện.