TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: CHỢ NỔI CÁI RĂNG QUA BÁO CHÍ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm CHILL GUYS
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Quỳnh Lưu
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2025
2
ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3
STT
HỌ TÊN
MSSV
Tỉ lệ đánh
giá
Nhiệm Vụ
1
Nguyễn Lê Mỹ Tâm
2473201081226
100%
Tìm nội dung(Giới thiệu tổng quan văn hoá
Tây Nam Bộ), chỉnh sửa và trình bày tiểu
luận, diễn người dẫn chương trình
2
Nguyễn Huỳnh Bảo Vy
2473201081717
100%
Tìm nội dung, diễn người dẫn chương trình
3
Nguyễn Triều Thy
2473201081412
100%
Làm đạo cụ, diễn phụ, tìm nội dung (Giải
pháp, đề xuất về việc bảo tồn chợ nổi, nhận
xét chung về phương diện báo chí )
4
Huỳnh Nguyễn Minh Thư
2473201081360
100%
Làm đạo cụ, diễn phụ, tìm nội dung ( lịch sử
hình thành và vai trò chợ nổi )
5
Trương Ngọc Gia Hân
2473201080389
100%
Diễn chính, tìm nội dung ( giới thiệu chợ
nổi, vị trí địa lí, địa thành )
6
Lê Minh Thịnh
2473201081302
100%
Tìm nội dung (Khám phá giá trị của chợ nổi
ở phương diện báo chí)
7
Nguyễn Vũ Đức Trí
2473201081535
100%
Tìm nội dung (nét đặc sắt tiêu biểu văn hoá
Tây Nam Bộ)
8
Hà Anh Quân
2473201081157
100%
Diễn chính, tìm hình ảnh, tìm nội dung (các
mặt hàng ở chợ nổi)
9
Trần Tư Khải
2473201080517
90%
Diễn phụ, tìm nội dung tiểu luận ( những
thách thức, nguy cơ đối với chợ nổi )
4
10
Phạm Hoàng Khôi
2473201080576
100%
Kịch bản, diễn chính, tìm nội dung ( các đặc
điểm và hình thức hoạt động của chợ nổi)
11
Nguyễn Thanh Trình
2473201081550
100%
Tìm nội dung (kết luận), diễn phụ
5
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY NAM BỘ ............................................ 8
1.1. Tổng quan về vùng văn hoá Tây Nam Bộ ...................................................................................... 8
1.1.1. Đặc điểm địa lý, lịch sử hình thành ............................................................................................................. 8
2.2. Nét đặc sắc tiêu biểu của văn hóa Tây Nam Bộ ............................................................................. 8
2.2.1. Văn hóa sông nước ...................................................................................................................................... 8
2.2.2. Ẩm thực phong phú ...................................................................................................................................... 8
2.2.3. Lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng ....................................................................................................................... 9
2.2.4. Lối sống phóng khoáng, nghĩa tình ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG - BIỂU TƯỢNG VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC VÙNG TÂY
NAM BỘ ......................................................................................................................................... 9
2.1. Giới thiệu Chợ nổi Cái Răng ........................................................................................................... 9
2.2.Vị trí địa lý và vị trí địa thành ........................................................................................................ 10
2.2.1. Vị trí địa lý của chợ nổi Cái Răng ............................................................................................................. 10
2.2.2. Vị trí địa thành của chợ nổi Cái Răng ....................................................................................................... 10
2.3. Lịch sử hình thành ......................................................................................................................... 11
2.4. Vai trò của chợ nổi trong đời sống kinh tế - xã hội ..................................................................... 12
2.4.1. Vai trò trong phát triển kinh tế và du lịch ................................................................................................. 12
2.4.2. Vai trò trong đời sống xã hội và văn hóa .................................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ ĐẶC SẮC Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG .................................................. 13
3.1. Cách thức hoạt động buôn bán ..................................................................................................... 13
3.1.1. Phương tiện đi lại và “cây bẹo” ............................................................................................................... 13
3.1.2. Thời gian hoạt động và nhịp sống ............................................................................................................. 14
3.2. Các mặt hàng đặc trưng ................................................................................................................ 14
3.2.1. Hủ tiếu – Món ăn đặc trưng của miền Tây ................................................................................................ 14
3.2.2. Bún riêu – Hương vị đậm đà sông nước .................................................................................................... 14
3.2.3. Trái cây – Đặc sản miền sông nước .......................................................................................................... 15
3.2.4. Đồ uống – Hương vị quen thuộc miền Tây ................................................................................................ 15
3.3. Hoạt động Đờn ca tài tử trên chợ nổi ............................................................................................. 15
3.4. Đời sống và văn hoá ....................................................................................................................... 16
3.4.1. Nguồn gốc tên gọi “Cái Răng” ................................................................................................................. 16
3.4.2. Đời sống sinh hoạt trên chợ nổi ................................................................................................................ 17
3.4.3. “Thương hồ” – Những phận người lênh đênh gắn bó với chợ nổi ........................................................... 17
CHƯƠNG 4: KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ, HÌNH ẢNH CHỢ NỔI CÁI RĂNG Ở PHƯƠNG DIỆN
BÁO CHÍ ...................................................................................................................................... 18
4.1. Chợ nổi Cái Răng - địa điểm du lịch đặc sắc ............................................................................... 18
4.2. Chợ nổi Cái Răng - Động lực kinh tế trong phát triển du lịch Cần Thơ .................................. 18
6
4.3. Trải nghiệm du lịch đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng ....................................................................... 19
4.4. Thách thức và nguy cơ mai một .................................................................................................... 19
4.4.1. Những thách thức đặt ra ............................................................................................................................ 20
4.4.2. Nguy cơ mai một ........................................................................................................................................ 20
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................... 21
5.1 Nhận xét chung về phương diện báo chí đối với Chợ nổi Cái Răng ........................................... 21
5.1.1. Tác động tích cực của báo chí đối với hình ảnh Chợ nổi Cái Răng ......................................................... 21
5.1.2. Tác động tiêu cực của báo chí đối với hình ảnh Chợ nổi Cái Răng ......................................................... 21
5.2 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững chợ nổi Cái Răng ........................................ 22
5.2.1 Tăng cường truyền thông về giá trị văn hóa và lịch sử .............................................................................. 22
5.2.2 Khuyến khích báo chí đưa tin theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững ............................................... 22
5.2.3 Gắn truyền thông với các hoạt động du lịch và giáo dục văn hóa ............................................................. 22
5.2.4 Hỗ trợ sinh kế và nâng cao đời sống thương hồ ........................................................................................ 23
5.2.5 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chợ nổi ................................................................................................... 23
5.2.6 Xây dựng chính sách hỗ trợ và quản lý hiệu quả ....................................................................................... 23
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 24
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................... 25
7
LỜI MỞ ĐẦU
Tây Nam Bộ vùng đất phương Nam trù phú, hiền hòa từ lâu đã ghi dấu trong
lòng người bởi nét văn hóa đặc sắc, dung dị đậm tình. Không hào nhoáng như
phố thị phồn hoa, cũng không cổ kính như miền di sản, văn hóa Nam Bộ mang vẻ
đẹp mộc mạc, phóng khoáng, gắn bó mật thiết với thiên nhiên, với những dòng sông
uốn lượn và cuộc sống lênh đênh trên sóng nước. Giữa bức tranh văn hóa phong phú
của miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng hiện lên như một dấu chấm phá độc đáo
và đầy sức sống. Không đơn thuần là nơi buôn bán tấp nập trên sông, chợ nổi còn là
nhịp sống gắn liền với bao thế hệ cư dân vùng sông nước. Những chiếc ghe chở đầy
ắp sản vật địa phương, những tiếng rao hàng vang vọng giữa mênh mông sóng nước,
những nụ cười hiền hậu, chân chất của người thương hồ tất cả hòa quyện tạo
nên một bức tranh văn hóa dung dị mà khó nơi nào được. Chợ nổi i Răng không
chỉ là nơi giao thương, mà còn là không gian lưu giữ hồn cốt của miền Tây, nơi hơi
thở cuộc sống nét đẹp truyền thống vẫn miệt mài chảy trôi theo từng con nước.
Trong dòng chảy hiện đại hóa, truyền thông báo chí đã trở thành cầu nối quan trọng
giúp hình ảnh chợ nổi Cái Răng vươn xa, giới thiệu đến bạn bè khắp nơi về một miền
Tây hào sảng nghĩa tình. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra câu hỏi: báo chí đã khai
thác, phản ánh và góp phần gìn giữ giá trị văn hóa ấy như thế nào? Với tất cả những
trăn trở ấy, bài tiểu luận này một hành trình tìm hiểu về nét đặc sắc của chợ nổi
Cái Răng, cũng như cách truyền thông đã và đang nói về nó, từ đó mở ra những suy
ngẫm về việc giữ gìn một di sản văn hóa đặc sắc giữa lòng thời đại mới.
8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY NAM BỘ
1.1. Tổng quan về vùng văn hoá Tây Nam Bộ
1.1.1. Đặc điểm địa lý, lịch sử hình thành
Vùng văn hóa Tây Nam Bộ nằm khu vực hạ lưu sông Kông, bao gồm hai bộ phận
lớn: Đông Nam BĐồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất trẻ, được hình thành
chủ yếu qua quá trình khai hoang, mở cõi từ thế kỷ XVII, khi các chúa Nguyễn tổ chức di
dân về phương Nam. Quá trình mở mang bờ cõi này không chỉ gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, mà còn tạo ra một vùng đất giàu tiềm năng về kinh tế, văn
hóa và xã hội. Điều kiện tự nhiên trù phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt đã góp phần định
hình lối sống, sinh hoạt và văn hóa đặc trưng của cư dân Nam Bộ.
1.1.2. Đặc điểm văn hóa đa dạng, giao thoa giữa các dân tộc
Tây Nam Bộ nơi hội tụ giao thoa văn hóa giữa nhiều cộng đồng dân tộc như Kinh,
Hoa, Khmer, Chăm,... Sự đa dạng này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú,
đậm đà nét riêng biệt của vùng đất phương Nam. Tín ngưỡng tôn giáo đây cũng rất
phong phú, với sự hiện diện của Phật giáo, Công giáo, Đạo Cao Đài, Hòa Hảo cùng nhiều
tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Đồng thời, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội và ẩm thực
nơi đây mang dấu ấn đặc trưng, phản ánh tinh thần cởi mở, phóng khoáng và hào sảng của
con người nơi đây. Văn hóa Tây Nam Bộ không chỉ là sản phẩm của sự giao thoa, mà còn
là kết tinh của quá trình thích nghi, sáng tạo trong môi trường sông nước và thiên nhiên trù
phú.
2.2. Nét đặc sắc tiêu biểu của văn hóa Tây Nam Bộ
2.2.1. Văn hóa sông nước
Văn hóa vùng Tây Nam Bộ trước hết được thể hiện đậm nét qua đời sống sông nước. Với
hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, cư dân nơi đây đã gắn bó mật thiết với môi
trường sông nước từ đời sống sinh hoạt đến sản xuất, giao thương. Chợ nổi, ghe thuyền,
bến bãi trở thành hình ảnh quen thuộc, thể hiện sự linh hoạt, thích nghi và sáng tạo của
người dân trong điều kiện tự nhiên đặc thù.
2.2.2. Ẩm thực phong phú
Ẩm thực Tây Nam Bộ mang tính đa dạng, phóng khoáng, thể hiện qua cách chế biến giản
dị nhưng giàu hương vị. Các món ăn nơi đây thường sử dụng nguyên liệu tươi ngon từ
sông nước và vườn cây như cá, tôm, rau quả, trái cây. Một số món đặc sản nổi tiếng có
thể kể đến như: lẩu mắm, bánh xèo, cá kho tộ, bánh cống... Hương vị đậm đà, ngọt bùi
chính là điểm nhấn của ẩm thực Nam Bộ.
9
2.2.3. Lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng
Tây Nam Bộ là vùng đất đa tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, nơi nhiều cộng đồng dân tộc
cùng sinh sống và giao thoa văn hóa. Các lễ hội tiêu biểu có thể kể đến như: Lễ hội Nghinh
Ông, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ, Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer… Các lễ hội
không chỉ mang ý nghĩa tâm linh còn dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn cộng
đồng.
2.2.4. Lối sống phóng khoáng, nghĩa tình
Con người ở vùng đất Tây Nam Bộ nổi bật với tính cách phóng khoáng, cởi mở, hào sảng.
Lối sống giản dị, chân chất nhưng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn đã trở
thành một nét đẹp văn hóa tiêu biểu. Tính cách này được thhiện qua câu hò, điệu
mộc mạc mà đậm đà tình người, tạo nên nét đặc sắc riêng cho vùng đất phương Nam.
CHƯƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG - BIỂU TƯỢNG VĂN HOÁ SÔNG
NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ
2.1. Giới thiệu Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng, tọa lạc trên dòng sông Cần Thơ hiền hòa, được xem là một biểu tượng
văn hóa đặc sắc bậc nhất của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Hình thành từ đầu thế kỷ 20,
chợ nổi không chỉ là đầu mối giao thương nông sản lớn của khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng đặc trưng, phản ánh rõ nét tập quán,
lối sống và tâm thức của cư dân miền Tây.
Hình 1. Chợ nổi Cái Răng qua ống kính nhiếp ảnh
10
Hình thành từ hơn 100 năm trước, chợ nổi Cái Răng không chỉ đóng vai trò là đầu mối giao
thương nông sản lớn, mà còn là điểm nhấn du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong
ngoài nước. Hoạt động buôn bán tại chợ diễn ra tấp nập trên sông, với hàng trăm ghe
thuyền chở đầy trái cây, rau củ, hàng hóa đặc sản miền Tây. Năm 2016, chợ nổi Cái Răng
được Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đồng thời, chợ cũng được tạp chí Rough Guide (Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ
ấn tượng nhất thế giới, khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của nó.
2.2.Vị trí địa lý và vị trí địa thành
2.2.1. Vị trí địa lý của chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, thuộc địa phận phường Lê Bình, quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ. Địa chỉ cụ thể của chợ là 46 Hai Bà Trưng, phường Lê Bình, quận Cái
Răng, TP. Cần Thơ. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km về phía nam và
tọa lạc trên tuyến sông Hậu một nhánh lớn của hệ thống sông Kông. Vị trí địa
thuận lợi này không chỉ giúp chợ nổi Cái Răng dễ dàng kết nối với các tuyến giao thông
thủy nội địa trọng yếu, mà còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa
Cần Thơ các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính yếu
tố quan trọng góp phần hình thành nên một trong những chợ nổi sầm uất và lâu đời nhất
miền Tây Nam Bộ.
2.2.2. Vị trí địa thành của chợ nổi Cái Răng
Xét về vị trí địa thành, chợ nổi Cái Răng giữ vai trò là một trung tâm giao thương và văn
hóa tính liên kết cao trong khu vực. Chợ không chỉ kết nối về mặt kinh tế giữa trung
tâm thành phố Cần Thơ với các vùng ven đô và các tỉnh đồng bằng lân cận, mà còn là điểm
giao thoa của các hoạt động văn hóa, xã hội mang đậm bản sắc sông nước Nam Bộ.
Hình 2. Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần thứ VI năm 2022
11
Không gian chợ nổi là nơi hội tụ sinh hoạt cộng đồng đặc trưng, phản ánh lối sống phóng
khoáng, nghĩa tình nền văn hóa thương hồ đặc sắc của dân địa phương. Nhờ vị trí
địa thành đặc biệt này, chợ nổi Cái Răng đã đang đóng vai trò quan trọng trong phát
triển du lịch văn hóa của thành phố Cần Thơ nói riêng và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung.
2.3. Lịch sử hình thành
Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh vùng đất
Nam Bộ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế nông nghiệp và mở rộng giao
thương. Thời kỳ này, hệ thống đường bộ phương tiện vận tải trên cạn còn chưa phát
triển, khiến các tuyến sông ngòi trở thành phương tiện giao thông huyết mạch, kết nối các
vùng miền trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 3. Chợ nổi Cái Răng ngày xưa
Tận dụng lợi thế tự nhiên mạng lưới sông rạch chằng chịt, dân địa phương đã sớm
hình thành n các chợ nổi để trao đổi hàng hóa ngay trên sông. Trong đó, chợ nổi Cái
Răng xuất phát từ nhu cầu giao thương hàng hóa nông sản, đặc biệt lúa gạo, trái cây,
thủy sản – những sản vật đặc trưng của vùng đất phù sa màu mỡ. Ban đầu, chợ mang tính
tự phát, do các hộ thương hồ tụ tập buôn bán trên sông Cần Thơ, gần khu vực quận Cái
Răng ngày nay.
Về sau, cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và nhu cầu giao thương ngày càng
lớn, chợ nổi Cái Răng dần mở rộng về quy mô, trở thành một trong những chợ đầu mối lớn
nhất của khu vực miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, vào thời kỳ thuộc địa Pháp, Cần Thơ được
12
xem là trung tâm hành chính, kinh tế của vùng Hậu Giang, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển sầm uất của chợ nổi Cái Răng.
Suốt hơn một thế kỷ tồn tại, chợ nổi Cái Răng không chỉ địa điểm buôn bán hàng hóa
mà còn là minh chứng lịch sử sống động cho quá trình hình thành, phát triển của đời sống
kinh tế hội dân vùng sông nước. Đến nay, chịu nhiều tác động của quá trình
hiện đại hóa, chợ nổi vẫn giữ được những giá trị lịch sử lâu đời, tiếp tục tồn tại như một
phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
2.4. Vai trò của chợ nổi trong đời sống kinh tế - xã hội
2.4.1. Vai trò trong phát triển kinh tế và du lịch
Chợ nổi Cái Răng, nằm trên sông Cần Thơ thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ,
một trong những chợ nổi lớn và nổi tiếng nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ không chỉ
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương nông sản mà còn là điểm đến du lịch
hấp dẫn, góp phần thúc đẩy kinh tế và bảo tồn văn hóa địa phương. Về kinh tế, chnổi Cái
Răng là trung tâm buôn bán nông sản lớn nhất khu vực, đặc biệt là trái cây và rau củ. Chợ
kết nối các nhà vườn, thương lái người tiêu dùng, đóng góp lớn vào nền kinh tế của
Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 4. Thống kê lượng khách du lịch đến Chợ nổi Cái Răng từ năm 2005 đến năm 2009
Hiện nay, chợ có khoảng 250 – 300 ghe tàu buôn sỉ hàng nông sản và khoảng 30 ghe nhỏ
bán trái cây hoặc đồ ăn phục vụ người dân địa phương khách du lịch, cùng 40 hộ dân
đang sinh sống. Về du lịch, chợ nổi Cái Răng đã trở thành một trong những điểm du lịch
tiêu biểu, có sức hút du khách khi đến Cần Thơ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch của Cần Thơ.
2.4.2. Vai trò trong đời sống xã hội và văn hóa
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là nơi giao thương mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng
đặc trưng, phản ánh lối sống phóng khoáng, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết của người dân
miền Tây sông nước. Những tập quán buôn bán đặc thù như "cây bẹo" – treo hàng hóa lên
sào để giới thiệu sản phẩm – hay hình ảnh những gia đình sinh sống qua nhiều thế hệ trên
13
ghe thuyền đã trở thành nét đặc trưng khó nơi nào được. Đồng thời, chợ nổi cũng
không gian giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người Kinh, Hoa, Khmer, tạo nên sự đa
dạng, phong phú trong đời sống tinh thần vùng Nam Bộ. Việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng
không chỉ đơn thuần giữ lại một địa điểm mua bán, còn bảo tồn cả một hệ sinh
thái văn hóa độc đáo của miền Tây sông nước. Điều này đòi hỏi sự chung tay của cả cộng
đồng chính quyền địa phương trong việc duy trì phát triển bền vững chợ nổi, đảm
bảo không gây ra những tác động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường.
CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ ĐẶC SẮC Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG
3.1. Cách thức hoạt động buôn bán
Chợ nổi một hình thức chợ độc đáo, nơi mọi hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp trên
sông nước. Tại đây, ghe thuyền không chỉ phương tiện di chuyển còn đóng vai trò
như các "gian hàng" di động. Mỗi chiếc ghe thường chuyên chở một loại hàng hóa cụ thể,
từ nông sản, thực phẩm đến các nhu yếu phẩm hàng ngày.
3.1.1. Phương tiện đi lại và “cây bẹo”
Phương tiện chính tại chợ là các loại ghe, thuyền, mỗi chiếc chở một loại hàng hóa khác
nhau, từ nông sản như trái cây, rau củ đến hàng tiêu dùng và đặc sản địa phương. Các mặt
hàng này sẽ được treo lên “cây bẹo” như một hình thức giới thiệu mặt hàng. Ví dụ, nếu ghe
bán dưa hấu, người bán sẽ treo vài quả dưa hấu lên cây bẹo để người mua dễ dàng nhận
biết. Cách thức này giúp việc quảng bá hàng hóa trở nên trực quan và hiệu quả trong không
gian sông nước rộng lớn.
Hình 5. “Cây bẹo” trên chợ nổi
14
Đặc biệt, giữa muôn vàn ghe thuyền treo đầy hàng hóa, đôi khi ta sẽ bắt gặp một chiếc ghe
chỉ treo duy nhất một tàu lá dừa trên cây bẹo. Đây không phải là dấu hiệu cho việc buôn
bán lá dừa hay sản phẩm từ dừa, mà ẩn chứa một quy ước thú vị trong văn hóa giao thương
chợ nổi: khi một tiểu thương muốn sang nhượng hoặc bán lại ghe thuyền của mình, họ sẽ
treo trên cây bẹo một tấm dừa như một tín hiệu ngầm. Không cần lời rao, không cần biển
báo, chỉ với chiếc đơn ấy, những người buôn bán lâu năm đều ngầm hiểu ý nghĩa
đằng sau, thể hiện sự tinh tế đặc trưng của chợ nổi Cái Răng. Điều này không chỉ cho
thấy nét linh hoạt trong cách thức giao thương mà còn phản ánh sự gắn bó lâu đời của cộng
đồng thương hồ với không gian văn hóa sông nước, nơi từng chi tiết nhỏ đều mang trong
mình chiều sâu văn hóa và lối sống nghĩa tình của cư dân miền Tây Nam Bộ.
3.1.2. Thời gian hoạt động và nhịp sống
Chợ nổi thường bắt đầu hoạt động từ rất sớm, khoảng 2-3 giờ sáng, và nhộn nhịp nhất vào
khoảng 5-6 giờ sáng. Đây là thời điểm lý tưởng để tham quan và trải nghiệm không khí sôi
động của chợ. Các hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp giữa các ghe thuyền; người bán và
người mua có thể chuyển hàng hóa qua lại bằng cách chuyền tay hoặc thậm chí tung hứng
sản phẩm từ ghe này sang ghe khác. Sự linh hoạt và khéo léo trong cách thức giao dịch này
thể hiện rõ nét văn hóa sông nước của cư dân địa phương.
3.2. Các mặt hàng đặc trưng
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là đầu mối giao thương sầm uất bậc nhất miền Tây Nam Bộ,
mà còn bức tranh sinh động phản ánh nét đặc sắc trong đời sống ẩm thực và n hóa bản
địa. Nơi đây, giữa những con thuyền chở nặng hàng hóa trôi nhịp nhàng trên mặt nước, du
khách có thể bắt gặp đủ loại món ăn dân dã, đặc sản miền sông nước đậm đà hương vị quê
nhà. Từng mặt hàng bày bán trên chợ không chỉ phục vụ nhu cầu trao đổi, buôn bán
còn mang trong mình câu chuyện về phong tục, tập quán và tâm hồn phóng khoáng của cư
dân vùng Tây Nam Bộ
3.2.1. Hủ tiếu – Món ăn đặc trưng của miền Tây
Hủ tiếu là một trong những món ăn không thể bỏ qua khi đến chợ nổi Cái Răng. Tô hủ tiếu
nóng hổi với bánh mềm dai, thịt heo thơm ngon, hành xanh tươi nước dùng thanh
ngọt tạo nên hương vị khó quên. Ngồi trên ghe, thưởng thức tô hủ tiếu và ngắm nhìn dòng
sông êm đềm chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ.
3.2.2. Bún riêu – Hương vị đậm đà sông nước
Bún riêu tại chợ nổi Cái Răng mang hương vị đặc trưng với mắm tôm, cà chua đỏ au, hành
lá xanh mướt và rau sống tươi ngon. Vị cay nhẹ của ớt cùng hương thơm của mắm tạo nên
tô bún riêu đậm đà, phản ánh sự tinh tế của ẩm thực miền Tây.
15
Hình 6. Du khách thưởng thức ẩm thực trên chợ nổi
3.2.3. Trái cây – Đặc sản miền sông nước
Chợ nổi Cái Răng là nơi tập trung nhiều loại trái cây tươi ngon đặc trưng của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long như xoài, dưa hấu, chôm chôm, dừa nhiều loại khác. Mỗi mùa,
chợ lại tràn ngập sắc màu và hương thơm của các loại trái cây chín mọng, thu hút du khách
thưởng thức và mua về làm quà.
3.2.4. Đồ uống – Hương vị quen thuộc miền Tây
Không thể bỏ qua các loại đồ uống như cà phê kho, trà đường, trà lá dứa tại chợ nổi. Đặc
biệt, phê kho với hương vị mộc mạc, đậm đà, được pha chế theo cách truyền thống,
mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách.
Hình 7. Ghe nước trên Chợ nổi Cái Răng
3.3. Hoạt động Đờn ca tài tử trên chợ nổi
16
Chợ nổi Cái Răng không chỉ trung tâm giao thương sôi động còn là nơi bảo tồn
phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại do UNESCO
công nhận.
Hình 8. Biểu diễn Đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng
Hàng tuần, vào sáng thứ Bảy và Chủ Nhật, từ 6h00 đến 7h30, các nghệ sĩ từ Nhà hát Tây
Đô và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh quận Cái Răng biểu diễn trên những
chiếc ghe len lỏi qua chợ, mang đến những giai điệu tài tử, vọng cổ ngọt ngào. Du khách
không chỉ thưởng thức âm nhạc truyền thống trong không gian sông nước độc đáo mà còn
có cơ hội giao lưu, hát cùng các nghệ sĩ, tạo nên trải nghiệm văn hóa đặc sắc và khó quên.
3.4. Đời sống và văn hoá
3.4.1. Nguồn gốc tên gọi “Cái Răng”
Tên gọi "Cái Răng" gắn liền với những truyền thuyết và cách giải thích thú vị. Một truyền
thuyết kể rằng, thuở khẩn hoang, một con cá sấu lớn trôi dạt vào vùng đất này, răng của nó
cắm vào bờ, từ đó hình thành tên gọi "Cái Răng". Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu ơng
Hồng Sển trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam", "Cái Răng" bắt nguồn từ chữ Khmer
"karan", nghĩa"cà ràng" (ông táo), dụng cụ nấu nướng quen thuộc của người dân Nam
Bộ. Dù nguồn gốc tên gọi "Cái Răng" xuất phát từ truyền thuyết hay ngôn ngữ, điều quan
trọng là nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của Cần Thơ. Chợ
nổi Cái Răng không chỉ trung tâm giao thương mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện
giữa lịch sử, văn hóa và đời sống người dân miền sông nước.
17
3.4.2. Đời sống sinh hoạt trên chợ nổi
Đến với Chợ nổi Cái Răng, ta sẽ có cảm nhận như nhìn thấy một bức tranh sinh động mang
đậm hơi thở văn hoá của miền phù sa sông nước. nhiều mặt hạn chế về địa hình
nhưng đời sống sinh hoạt của những người dân nơi đây vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi.
Chợ nổi Cái Răng là một nét văn hoá đặc trưng, gắn liền với đời sống của người dân. Do
đó, chợ nổi thường hoạt động cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất là từ 5 - 6 giờ sáng sau đó đến
sau 10 giờ thì vãn dần
3.4.3. “Thương hồ” – Những phận người lênh đênh gắn bó với chợ nổi
Tại chợ nổi Cái Răng, người dân nơi đây thường gọi những tiểu thương buôn bán lênh đênh
trên sông nước bằng một tên gọi đầy đặc trưng: “thương hồ”. Họ lấy ghe làm nhà, bám trụ
các chợ nổi để mưu sinh qua ngày. Những chiếc ghe bầu cũ kỹ không chỉ phương tiện
vận chuyển hàng hóa mà còn là mái ấm che chở cho cả gia đình, qua từng mùa con nước.
Hình 9. Những gia đình sinh sống trên chợ nổi
Cuộc sống của người thương hồ gắn liền với sự bấp bênh và nhiều thử thách. Họ phải đối
mặt với những khó khăn như thời tiết khắc nghiệt, nguy cơ tai nạn trên sông sự không
ổn định trong thu nhập. Dù vậy, nhiều gia đình vẫn tiếp tục theo nghề, truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, chấp nhận cuộc sống lênh đênh để mưu sinh.
18
Đằng sau sự tấp nập của những buổi chợ nổi những câu chuyện về sự nhọc nhằn và hy
sinh của người thương hồ. Họ phải đánh đổi mồ hôi, công sức và đôi khi cả sự an toàn của
bản thân để kiếm sống. Cuộc sống lênh đênh trên sông nước không chỉ là nghề nghiệp mà
còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử của vùng đất Nam Bộ.
CHƯƠNG 4: KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ, HÌNH ẢNH CHỢ NỔI CÁI RĂNG Ở
PHƯƠNG DIỆN BÁO CHÍ
4.1. Chợ nổi Cái Răng - địa điểm du lịch đặc sắc
Chợ nổi Cái Răng, nằm tại thành phố Cần Thơ, không chmột trung tâm giao thương
nông sản còn là biểu ợng văn hóa độc đáo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hình
ảnh hàng trăm chiếc ghe, thuyền chở đầy nông sản, tấp nập trên sông nước mỗi sớm mai,
đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước.
4.2. Chợ nổi Cái Răng Động lực kinh tế trong phát triển du lịch Cần Thơ -
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là trung tâm giao thương nông sản mà còn là điểm đến du lịch
hấp dẫn, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế du lịch của thành phố Cần Thơ. Vị thế đặc
biệt này đã biến chợ nổi i Răng thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đóng góp quan trọng
vào nền kinh tế du lịch của thành phố Cần Thơ.
Hình 10. Những du khách trong nước và ngoài nước tham quan Chợ nổi Cái Răng
19
Theo thống kê, lượng khách đến tham quan chợ nổi Cái Răng tăng 12 - 15% mỗi năm.
Riêng 8 tháng đầu của năm 2024, du lịch Cái Răng đã đón trên 2 triệu lượt khách, trong đó
gần 684.000 lượt khách tham quan chợ nổi Cái Răng. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt
137,5 tỉ đồng. Trong những cập nhật mới nhất từ báo Dân Trí, bước sang năm 2025, chợ
nổi Cái Răng tiếp tục khẳng định sức hút đặc biệt của mình đối với du khách thập phương,
đặc biệt là du khách quốc tế. Nhiều thương hồ cho biết, chợ đang đón một lượng lớn khách
du lịch nước ngoài, góp phần gia tăng đáng kể thu nhập và tạo sinh khí sôi động cho hoạt
động mua bán trên sông nước.
4.3. Trải nghiệm du lịch đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng không chỉ thu hút du khách bởi không gian giao thương đặc trưng trên
sông nước, mà còn mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo, đậm chất miền Tây Nam
Bộ. Một trong những hoạt động hấp dẫn nhất việc du khách có thể thuê thuyền để len lỏi
qua những dãy ghe thuyền san sát, tận mắt chứng kiến cảnh mua bán nhộn nhịp và ghi lại
những khoảnh khắc sống động của chợ nổi. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội giao lưu,
trò chuyện với người dân địa phương - những con người chân chất, hiếu khách, luôn sẵn
sàng chia sẻ về đời sống mưu sinh gắn liền với dòng sông. Hơn thế nữa, hành trình khám
phá chợ nổi sẽ càng trọn vẹn khi ghé thăm các làng nghề truyền thống lân cận như cơ sở
sản xuất hủ tiếu, làm kẹo dừa hay tham quan các vườn trái cây trĩu quả, qua đó hiểu thêm
về nét đẹp lao động cần mẫn và văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Hình 11. Du khách tham quan cơ sở sản xuất hủ tiếu ở chợ nổi
4.4. Thách thức và nguy cơ mai một
20
Truyền thông báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh và quảng bá hình ảnh
chợ nổi Cái Răng. Báo chí cũng phản ánh những thách thức mà chợ nổi Cái Răng đang đối
mặt. Sự phát triển của giao thông đường bộ đã ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trên
sông, dẫn đến nguy cơ mai một của chợ nổi.
4.4.1. Những thách thức đặt ra
¥ Sự phát triển của mạng ới chợ trên bờ: Chợ truyền thống siêu thị, đã tạo ra
những thách thức đáng kể đối với sự tồn tại và phát triển của chợ nổi Cái Răng. Chợ
truyền thống trên bờ vừa đóng vai trò kênh tiêu thụ hàng hóa từ chợ nổi, vừa tạo
ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Phần lớn hàng hóa tại các chợ truyền thống được cung
ứng thông qua hệ thống vận chuyển đường bộ, đảm bảo chất lượng và thời gian giao
hàng nhanh chóng. Điều này khiến chợ nổi Cái Răng gặp khó khăn trong việc duy
trì lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự xuất hiện phát triển của các siêu thị với
hàng hóa phong phú và tiện lợi trong việc tiếp cận đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối
với chợ nổi. Siêu thị không tiêu thụ hàng hóa từ chợ nổi, nhưng với sự tiện ích và đa
dạng sản phẩm, chúng thu hút một ợng lớn người tiêu dùng, làm giảm nhu cầu mua
sắm tại chợ nổi.
¥ Hạn chế về đối tượng khách hàng: Trước đây, chợ nổi chủ yếu phục vụ nhu cầu mua
bán nông sản hàng hóa thiết yếu cho dân địa phương các vùng lân cận.
Nhưng những m trở lại đây, chợ nổi Cái Răng chủ yếu thu hút du khách trong
nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm văn hóa sông nước. Mặc dù đây là cơ
hội để quảng và bảo tồn nét văn hóa truyền thống, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều
vào du lịch có thể dẫn đến mất cân bằng trong hoạt động kinh tế của chợ. Nếu không
có chiến lược phát triển bền vững, chợ nổi có nguy cơ trở thành một "bảo tàng sống",
mất đi chức năng thương mại thực sự và phụ thuộc hoàn toàn vào ngành du lịch.
4.4.2. Nguy cơ mai một
¥ Số người hoạt động mua bán trên sông giảm: Những người tham gia hoạt động mua
bán trên sông chủ yếu là xuất thân từ nông dân. Họ đến với nghề thương hồ bởi yêu
thích hoạt động mua bán trên sông, tận dụng thời gian nhàn rỗi, để thêm thu nhập...
Do đó, với sự chuyển đổi mô hình và kỹ thuật canh tác, việc sử dụng các giống cây
trồng vật nuôi cho ng suất chất lượng cao, đời sống kinh tế của người dân
không ngừng được cải thiện, đã ảnh hưởng xấu đến sự yêu thích theo nghề mua
bán trên sông của không ít cư dân. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán trên sông cũng
gặp những khó khăn về ớc sạch, phương tiện giải trí, không gian sống và sinh hoạt
trên ghe chật hẹp, hàng hóa tiêu thụ chậm... đã tạo tâm lý e ngại trong việc theo đuổi
nghề thương hồ của một số thương nhân. Theo báo Công Thương, chợ nổi Cái Răng
từng là trung tâm giao thương sôi động với khoảng 500-600 ghe, tàu hoạt động mua
bán nông sản. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng y đã giảm xuống còn khoảng 250-
300 ghe, tàu, tức giảm từ 50% đến 60% so với trước đây. Sự suy giảm số lượng

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: CHỢ NỔI CÁI RĂNG QUA BÁO CHÍ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm CHILL GUYS
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Quỳnh Lưu
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2025
ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT HỌ TÊN MSSV Tỉ lệ đánh Nhiệm Vụ giá 1 Nguyễn Lê Mỹ Tâm 2473201081226 100%
Tìm nội dung(Giới thiệu tổng quan văn hoá
Tây Nam Bộ), chỉnh sửa và trình bày tiểu
luận, diễn người dẫn chương trình 2 Nguyễn Huỳnh Bảo Vy 2473201081717 100%
Tìm nội dung, diễn người dẫn chương trình 3 Nguyễn Triều Thy 2473201081412 100%
Làm đạo cụ, diễn phụ, tìm nội dung (Giải
pháp, đề xuất về việc bảo tồn chợ nổi, nhận
xét chung về phương diện báo chí ) 4 Huỳnh Nguyễn Minh Thư 2473201081360 100%
Làm đạo cụ, diễn phụ, tìm nội dung ( lịch sử
hình thành và vai trò chợ nổi ) 5 Trương Ngọc Gia Hân 2473201080389 100%
Diễn chính, tìm nội dung ( giới thiệu chợ
nổi, vị trí địa lí, địa thành ) 6 Lê Minh Thịnh 2473201081302 100%
Tìm nội dung (Khám phá giá trị của chợ nổi
ở phương diện báo chí) 7 Nguyễn Vũ Đức Trí 2473201081535 100%
Tìm nội dung (nét đặc sắt tiêu biểu văn hoá Tây Nam Bộ) 8 Hà Anh Quân 2473201081157 100%
Diễn chính, tìm hình ảnh, tìm nội dung (các mặt hàng ở chợ nổi) 9 Trần Tư Khải 2473201080517 90%
Diễn phụ, tìm nội dung tiểu luận ( những
thách thức, nguy cơ đối với chợ nổi ) 3 10 Phạm Hoàng Khôi 2473201080576 100%
Kịch bản, diễn chính, tìm nội dung ( các đặc
điểm và hình thức hoạt động của chợ nổi) 11 Nguyễn Thanh Trình 2473201081550 100%
Tìm nội dung (kết luận), diễn phụ 4 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY NAM BỘ ............................................ 8
1.1. Tổng quan về vùng văn hoá Tây Nam Bộ ...................................................................................... 8
1.1.1. Đặc điểm địa lý, lịch sử hình thành ............................................................................................................. 8
2.2. Nét đặc sắc tiêu biểu của văn hóa Tây Nam Bộ ............................................................................. 8
2.2.1. Văn hóa sông nước ...................................................................................................................................... 8
2.2.2. Ẩm thực phong phú ...................................................................................................................................... 8
2.2.3. Lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng ....................................................................................................................... 9
2.2.4. Lối sống phóng khoáng, nghĩa tình ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG - BIỂU TƯỢNG VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC VÙNG TÂY
NAM BỘ ......................................................................................................................................... 9

2.1. Giới thiệu Chợ nổi Cái Răng ........................................................................................................... 9
2.2.Vị trí địa lý và vị trí địa thành ........................................................................................................ 10
2.2.1. Vị trí địa lý của chợ nổi Cái Răng ............................................................................................................. 10
2.2.2. Vị trí địa thành của chợ nổi Cái Răng ....................................................................................................... 10
2.3. Lịch sử hình thành ......................................................................................................................... 11
2.4. Vai trò của chợ nổi trong đời sống kinh tế - xã hội ..................................................................... 12
2.4.1. Vai trò trong phát triển kinh tế và du lịch ................................................................................................. 12
2.4.2. Vai trò trong đời sống xã hội và văn hóa .................................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ ĐẶC SẮC Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG .................................................. 13
3.1. Cách thức hoạt động buôn bán ..................................................................................................... 13
3.1.1. Phương tiện đi lại và “cây bẹo” ............................................................................................................... 13
3.1.2. Thời gian hoạt động và nhịp sống ............................................................................................................. 14
3.2. Các mặt hàng đặc trưng ................................................................................................................ 14
3.2.1. Hủ tiếu – Món ăn đặc trưng của miền Tây ................................................................................................ 14
3.2.2. Bún riêu – Hương vị đậm đà sông nước .................................................................................................... 14
3.2.3. Trái cây – Đặc sản miền sông nước .......................................................................................................... 15
3.2.4. Đồ uống – Hương vị quen thuộc miền Tây ................................................................................................ 15
3.3. Hoạt động Đờn ca tài tử trên chợ nổi ............................................................................................. 15
3.4. Đời sống và văn hoá ....................................................................................................................... 16
3.4.1. Nguồn gốc tên gọi “Cái Răng” ................................................................................................................. 16
3.4.2. Đời sống sinh hoạt trên chợ nổi ................................................................................................................ 17
3.4.3. “Thương hồ” – Những phận người lênh đênh gắn bó với chợ nổi ........................................................... 17
CHƯƠNG 4: KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ, HÌNH ẢNH CHỢ NỔI CÁI RĂNG Ở PHƯƠNG DIỆN
BÁO CHÍ ...................................................................................................................................... 18

4.1. Chợ nổi Cái Răng - địa điểm du lịch đặc sắc ............................................................................... 18
4.2. Chợ nổi Cái Răng - Động lực kinh tế trong phát triển du lịch Cần Thơ .................................. 18 5
4.3. Trải nghiệm du lịch đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng ....................................................................... 19
4.4. Thách thức và nguy cơ mai một .................................................................................................... 19
4.4.1. Những thách thức đặt ra ............................................................................................................................ 20
4.4.2. Nguy cơ mai một ........................................................................................................................................ 20
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................... 21
5.1 Nhận xét chung về phương diện báo chí đối với Chợ nổi Cái Răng ........................................... 21
5.1.1. Tác động tích cực của báo chí đối với hình ảnh Chợ nổi Cái Răng ......................................................... 21
5.1.2. Tác động tiêu cực của báo chí đối với hình ảnh Chợ nổi Cái Răng ......................................................... 21
5.2 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững chợ nổi Cái Răng ........................................ 22
5.2.1 Tăng cường truyền thông về giá trị văn hóa và lịch sử .............................................................................. 22
5.2.2 Khuyến khích báo chí đưa tin theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững ............................................... 22
5.2.3 Gắn truyền thông với các hoạt động du lịch và giáo dục văn hóa ............................................................. 22
5.2.4 Hỗ trợ sinh kế và nâng cao đời sống thương hồ ........................................................................................ 23
5.2.5 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chợ nổi ................................................................................................... 23
5.2.6 Xây dựng chính sách hỗ trợ và quản lý hiệu quả ....................................................................................... 23
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 24
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................... 25 6 LỜI MỞ ĐẦU
Tây Nam Bộ – vùng đất phương Nam trù phú, hiền hòa – từ lâu đã ghi dấu trong
lòng người bởi nét văn hóa đặc sắc, dung dị mà đậm tình. Không hào nhoáng như
phố thị phồn hoa, cũng không cổ kính như miền di sản, văn hóa Nam Bộ mang vẻ
đẹp mộc mạc, phóng khoáng, gắn bó mật thiết với thiên nhiên, với những dòng sông
uốn lượn và cuộc sống lênh đênh trên sóng nước. Giữa bức tranh văn hóa phong phú
của miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng hiện lên như một dấu chấm phá độc đáo
và đầy sức sống. Không đơn thuần là nơi buôn bán tấp nập trên sông, chợ nổi còn là
nhịp sống gắn liền với bao thế hệ cư dân vùng sông nước. Những chiếc ghe chở đầy
ắp sản vật địa phương, những tiếng rao hàng vang vọng giữa mênh mông sóng nước,
và những nụ cười hiền hậu, chân chất của người thương hồ – tất cả hòa quyện tạo
nên một bức tranh văn hóa dung dị mà khó nơi nào có được. Chợ nổi Cái Răng không
chỉ là nơi giao thương, mà còn là không gian lưu giữ hồn cốt của miền Tây, nơi hơi
thở cuộc sống và nét đẹp truyền thống vẫn miệt mài chảy trôi theo từng con nước.
Trong dòng chảy hiện đại hóa, truyền thông báo chí đã trở thành cầu nối quan trọng
giúp hình ảnh chợ nổi Cái Răng vươn xa, giới thiệu đến bạn bè khắp nơi về một miền
Tây hào sảng và nghĩa tình. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra câu hỏi: báo chí đã khai
thác, phản ánh và góp phần gìn giữ giá trị văn hóa ấy như thế nào? Với tất cả những
trăn trở ấy, bài tiểu luận này là một hành trình tìm hiểu về nét đặc sắc của chợ nổi
Cái Răng, cũng như cách truyền thông đã và đang nói về nó, từ đó mở ra những suy
ngẫm về việc giữ gìn một di sản văn hóa đặc sắc giữa lòng thời đại mới. 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY NAM BỘ
1.1. Tổng quan về vùng văn hoá Tây Nam Bộ
1.1.1. Đặc điểm địa lý, lịch sử hình thành
Vùng văn hóa Tây Nam Bộ nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, bao gồm hai bộ phận
lớn: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất trẻ, được hình thành
chủ yếu qua quá trình khai hoang, mở cõi từ thế kỷ XVII, khi các chúa Nguyễn tổ chức di
dân về phương Nam. Quá trình mở mang bờ cõi này không chỉ gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, mà còn tạo ra một vùng đất giàu tiềm năng về kinh tế, văn
hóa và xã hội. Điều kiện tự nhiên trù phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt đã góp phần định
hình lối sống, sinh hoạt và văn hóa đặc trưng của cư dân Nam Bộ.
1.1.2. Đặc điểm văn hóa đa dạng, giao thoa giữa các dân tộc
Tây Nam Bộ là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa giữa nhiều cộng đồng dân tộc như Kinh,
Hoa, Khmer, Chăm,... Sự đa dạng này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú,
đậm đà nét riêng biệt của vùng đất phương Nam. Tín ngưỡng và tôn giáo ở đây cũng rất
phong phú, với sự hiện diện của Phật giáo, Công giáo, Đạo Cao Đài, Hòa Hảo cùng nhiều
tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Đồng thời, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội và ẩm thực
nơi đây mang dấu ấn đặc trưng, phản ánh tinh thần cởi mở, phóng khoáng và hào sảng của
con người nơi đây. Văn hóa Tây Nam Bộ không chỉ là sản phẩm của sự giao thoa, mà còn
là kết tinh của quá trình thích nghi, sáng tạo trong môi trường sông nước và thiên nhiên trù phú.
2.2. Nét đặc sắc tiêu biểu của văn hóa Tây Nam Bộ
2.2.1. Văn hóa sông nước
Văn hóa vùng Tây Nam Bộ trước hết được thể hiện đậm nét qua đời sống sông nước. Với
hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, cư dân nơi đây đã gắn bó mật thiết với môi
trường sông nước từ đời sống sinh hoạt đến sản xuất, giao thương. Chợ nổi, ghe thuyền,
bến bãi trở thành hình ảnh quen thuộc, thể hiện sự linh hoạt, thích nghi và sáng tạo của
người dân trong điều kiện tự nhiên đặc thù.
2.2.2. Ẩm thực phong phú
Ẩm thực Tây Nam Bộ mang tính đa dạng, phóng khoáng, thể hiện qua cách chế biến giản
dị nhưng giàu hương vị. Các món ăn nơi đây thường sử dụng nguyên liệu tươi ngon từ
sông nước và vườn cây như cá, tôm, rau quả, trái cây. Một số món đặc sản nổi tiếng có
thể kể đến như: lẩu mắm, bánh xèo, cá kho tộ, bánh cống... Hương vị đậm đà, ngọt bùi
chính là điểm nhấn của ẩm thực Nam Bộ. 8
2.2.3. Lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng
Tây Nam Bộ là vùng đất đa tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, nơi nhiều cộng đồng dân tộc
cùng sinh sống và giao thoa văn hóa. Các lễ hội tiêu biểu có thể kể đến như: Lễ hội Nghinh
Ông, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ, Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer… Các lễ hội
không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.
2.2.4. Lối sống phóng khoáng, nghĩa tình
Con người ở vùng đất Tây Nam Bộ nổi bật với tính cách phóng khoáng, cởi mở, hào sảng.
Lối sống giản dị, chân chất nhưng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn đã trở
thành một nét đẹp văn hóa tiêu biểu. Tính cách này được thể hiện rõ qua câu hò, điệu lý
mộc mạc mà đậm đà tình người, tạo nên nét đặc sắc riêng cho vùng đất phương Nam.
CHƯƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG - BIỂU TƯỢNG VĂN HOÁ SÔNG
NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ

2.1. Giới thiệu Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng, tọa lạc trên dòng sông Cần Thơ hiền hòa, được xem là một biểu tượng
văn hóa đặc sắc bậc nhất của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Hình thành từ đầu thế kỷ 20,
chợ nổi không chỉ là đầu mối giao thương nông sản lớn của khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng đặc trưng, phản ánh rõ nét tập quán,
lối sống và tâm thức của cư dân miền Tây.
Hình 1. Chợ nổi Cái Răng qua ống kính nhiếp ảnh 9
Hình thành từ hơn 100 năm trước, chợ nổi Cái Răng không chỉ đóng vai trò là đầu mối giao
thương nông sản lớn, mà còn là điểm nhấn du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong
và ngoài nước. Hoạt động buôn bán tại chợ diễn ra tấp nập trên sông, với hàng trăm ghe
thuyền chở đầy trái cây, rau củ, hàng hóa đặc sản miền Tây. Năm 2016, chợ nổi Cái Răng
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đồng thời, chợ cũng được tạp chí Rough Guide (Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ
ấn tượng nhất thế giới, khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của nó.
2.2.Vị trí địa lý và vị trí địa thành
2.2.1. Vị trí địa lý của chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, thuộc địa phận phường Lê Bình, quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ. Địa chỉ cụ thể của chợ là 46 Hai Bà Trưng, phường Lê Bình, quận Cái
Răng, TP. Cần Thơ. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km về phía nam và
tọa lạc trên tuyến sông Hậu – một nhánh lớn của hệ thống sông Mê Kông. Vị trí địa lý
thuận lợi này không chỉ giúp chợ nổi Cái Răng dễ dàng kết nối với các tuyến giao thông
thủy nội địa trọng yếu, mà còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa
Cần Thơ và các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là yếu
tố quan trọng góp phần hình thành nên một trong những chợ nổi sầm uất và lâu đời nhất miền Tây Nam Bộ.
2.2.2. Vị trí địa thành của chợ nổi Cái Răng
Xét về vị trí địa thành, chợ nổi Cái Răng giữ vai trò là một trung tâm giao thương và văn
hóa có tính liên kết cao trong khu vực. Chợ không chỉ kết nối về mặt kinh tế giữa trung
tâm thành phố Cần Thơ với các vùng ven đô và các tỉnh đồng bằng lân cận, mà còn là điểm
giao thoa của các hoạt động văn hóa, xã hội mang đậm bản sắc sông nước Nam Bộ.
Hình 2. Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần thứ VI năm 2022 10
Không gian chợ nổi là nơi hội tụ sinh hoạt cộng đồng đặc trưng, phản ánh lối sống phóng
khoáng, nghĩa tình và nền văn hóa thương hồ đặc sắc của cư dân địa phương. Nhờ vị trí
địa thành đặc biệt này, chợ nổi Cái Răng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát
triển du lịch văn hóa của thành phố Cần Thơ nói riêng và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
2.3. Lịch sử hình thành
Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh vùng đất
Nam Bộ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế nông nghiệp và mở rộng giao
thương. Thời kỳ này, hệ thống đường bộ và phương tiện vận tải trên cạn còn chưa phát
triển, khiến các tuyến sông ngòi trở thành phương tiện giao thông huyết mạch, kết nối các
vùng miền trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 3. Chợ nổi Cái Răng ngày xưa
Tận dụng lợi thế tự nhiên là mạng lưới sông rạch chằng chịt, cư dân địa phương đã sớm
hình thành nên các chợ nổi để trao đổi hàng hóa ngay trên sông. Trong đó, chợ nổi Cái
Răng xuất phát từ nhu cầu giao thương hàng hóa nông sản, đặc biệt là lúa gạo, trái cây,
thủy sản – những sản vật đặc trưng của vùng đất phù sa màu mỡ. Ban đầu, chợ mang tính
tự phát, do các hộ thương hồ tụ tập buôn bán trên sông Cần Thơ, gần khu vực quận Cái Răng ngày nay.
Về sau, cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và nhu cầu giao thương ngày càng
lớn, chợ nổi Cái Răng dần mở rộng về quy mô, trở thành một trong những chợ đầu mối lớn
nhất của khu vực miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, vào thời kỳ thuộc địa Pháp, Cần Thơ được 11
xem là trung tâm hành chính, kinh tế của vùng Hậu Giang, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển sầm uất của chợ nổi Cái Răng.
Suốt hơn một thế kỷ tồn tại, chợ nổi Cái Răng không chỉ là địa điểm buôn bán hàng hóa
mà còn là minh chứng lịch sử sống động cho quá trình hình thành, phát triển của đời sống
kinh tế – xã hội cư dân vùng sông nước. Đến nay, dù chịu nhiều tác động của quá trình
hiện đại hóa, chợ nổi vẫn giữ được những giá trị lịch sử lâu đời, tiếp tục tồn tại như một
phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2.4. Vai trò của chợ nổi trong đời sống kinh tế - xã hội
2.4.1. Vai trò trong phát triển kinh tế và du lịch
Chợ nổi Cái Răng, nằm trên sông Cần Thơ thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, là
một trong những chợ nổi lớn và nổi tiếng nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ không chỉ
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương nông sản mà còn là điểm đến du lịch
hấp dẫn, góp phần thúc đẩy kinh tế và bảo tồn văn hóa địa phương. Về kinh tế, chợ nổi Cái
Răng là trung tâm buôn bán nông sản lớn nhất khu vực, đặc biệt là trái cây và rau củ. Chợ
kết nối các nhà vườn, thương lái và người tiêu dùng, đóng góp lớn vào nền kinh tế của
Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 4. Thống kê lượng khách du lịch đến Chợ nổi Cái Răng từ năm 2005 đến năm 2009
Hiện nay, chợ có khoảng 250 – 300 ghe tàu buôn sỉ hàng nông sản và khoảng 30 ghe nhỏ
bán trái cây hoặc đồ ăn phục vụ người dân địa phương và khách du lịch, cùng 40 hộ dân
đang sinh sống. Về du lịch, chợ nổi Cái Răng đã trở thành một trong những điểm du lịch
tiêu biểu, có sức hút du khách khi đến Cần Thơ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch của Cần Thơ.
2.4.2. Vai trò trong đời sống xã hội và văn hóa
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là nơi giao thương mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng
đặc trưng, phản ánh lối sống phóng khoáng, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết của người dân
miền Tây sông nước. Những tập quán buôn bán đặc thù như "cây bẹo" – treo hàng hóa lên
sào để giới thiệu sản phẩm – hay hình ảnh những gia đình sinh sống qua nhiều thế hệ trên 12
ghe thuyền đã trở thành nét đặc trưng khó nơi nào có được. Đồng thời, chợ nổi cũng là
không gian giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người Kinh, Hoa, Khmer, tạo nên sự đa
dạng, phong phú trong đời sống tinh thần vùng Nam Bộ. Việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng
không chỉ đơn thuần là giữ lại một địa điểm mua bán, mà còn là bảo tồn cả một hệ sinh
thái văn hóa độc đáo của miền Tây sông nước. Điều này đòi hỏi sự chung tay của cả cộng
đồng và chính quyền địa phương trong việc duy trì và phát triển bền vững chợ nổi, đảm
bảo không gây ra những tác động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường.
CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ ĐẶC SẮC Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG
3.1. Cách thức hoạt động buôn bán
Chợ nổi là một hình thức chợ độc đáo, nơi mọi hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp trên
sông nước. Tại đây, ghe thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn đóng vai trò
như các "gian hàng" di động. Mỗi chiếc ghe thường chuyên chở một loại hàng hóa cụ thể,
từ nông sản, thực phẩm đến các nhu yếu phẩm hàng ngày.
3.1.1. Phương tiện đi lại và “cây bẹo”
Phương tiện chính tại chợ là các loại ghe, thuyền, mỗi chiếc chở một loại hàng hóa khác
nhau, từ nông sản như trái cây, rau củ đến hàng tiêu dùng và đặc sản địa phương. Các mặt
hàng này sẽ được treo lên “cây bẹo” như một hình thức giới thiệu mặt hàng. Ví dụ, nếu ghe
bán dưa hấu, người bán sẽ treo vài quả dưa hấu lên cây bẹo để người mua dễ dàng nhận
biết. Cách thức này giúp việc quảng bá hàng hóa trở nên trực quan và hiệu quả trong không
gian sông nước rộng lớn.
Hình 5. “Cây bẹo” trên chợ nổi 13
Đặc biệt, giữa muôn vàn ghe thuyền treo đầy hàng hóa, đôi khi ta sẽ bắt gặp một chiếc ghe
chỉ treo duy nhất một tàu lá dừa trên cây bẹo. Đây không phải là dấu hiệu cho việc buôn
bán lá dừa hay sản phẩm từ dừa, mà ẩn chứa một quy ước thú vị trong văn hóa giao thương
chợ nổi: khi một tiểu thương muốn sang nhượng hoặc bán lại ghe thuyền của mình, họ sẽ
treo trên cây bẹo một tấm lá dừa như một tín hiệu ngầm. Không cần lời rao, không cần biển
báo, chỉ với chiếc lá đơn sơ ấy, những người buôn bán lâu năm đều ngầm hiểu ý nghĩa
đằng sau, thể hiện sự tinh tế và đặc trưng của chợ nổi Cái Răng. Điều này không chỉ cho
thấy nét linh hoạt trong cách thức giao thương mà còn phản ánh sự gắn bó lâu đời của cộng
đồng thương hồ với không gian văn hóa sông nước, nơi từng chi tiết nhỏ đều mang trong
mình chiều sâu văn hóa và lối sống nghĩa tình của cư dân miền Tây Nam Bộ.
3.1.2. Thời gian hoạt động và nhịp sống
Chợ nổi thường bắt đầu hoạt động từ rất sớm, khoảng 2-3 giờ sáng, và nhộn nhịp nhất vào
khoảng 5-6 giờ sáng. Đây là thời điểm lý tưởng để tham quan và trải nghiệm không khí sôi
động của chợ. Các hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp giữa các ghe thuyền; người bán và
người mua có thể chuyển hàng hóa qua lại bằng cách chuyền tay hoặc thậm chí tung hứng
sản phẩm từ ghe này sang ghe khác. Sự linh hoạt và khéo léo trong cách thức giao dịch này
thể hiện rõ nét văn hóa sông nước của cư dân địa phương.
3.2. Các mặt hàng đặc trưng
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là đầu mối giao thương sầm uất bậc nhất miền Tây Nam Bộ,
mà còn là bức tranh sinh động phản ánh nét đặc sắc trong đời sống ẩm thực và văn hóa bản
địa. Nơi đây, giữa những con thuyền chở nặng hàng hóa trôi nhịp nhàng trên mặt nước, du
khách có thể bắt gặp đủ loại món ăn dân dã, đặc sản miền sông nước đậm đà hương vị quê
nhà. Từng mặt hàng bày bán trên chợ không chỉ phục vụ nhu cầu trao đổi, buôn bán mà
còn mang trong mình câu chuyện về phong tục, tập quán và tâm hồn phóng khoáng của cư dân vùng Tây Nam Bộ
3.2.1. Hủ tiếu – Món ăn đặc trưng của miền Tây
Hủ tiếu là một trong những món ăn không thể bỏ qua khi đến chợ nổi Cái Răng. Tô hủ tiếu
nóng hổi với bánh mềm dai, thịt heo thơm ngon, hành lá xanh tươi và nước dùng thanh
ngọt tạo nên hương vị khó quên. Ngồi trên ghe, thưởng thức tô hủ tiếu và ngắm nhìn dòng
sông êm đềm chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ.
3.2.2. Bún riêu – Hương vị đậm đà sông nước
Bún riêu tại chợ nổi Cái Răng mang hương vị đặc trưng với mắm tôm, cà chua đỏ au, hành
lá xanh mướt và rau sống tươi ngon. Vị cay nhẹ của ớt cùng hương thơm của mắm tạo nên
tô bún riêu đậm đà, phản ánh sự tinh tế của ẩm thực miền Tây. 14
Hình 6. Du khách thưởng thức ẩm thực trên chợ nổi
3.2.3. Trái cây – Đặc sản miền sông nước
Chợ nổi Cái Răng là nơi tập trung nhiều loại trái cây tươi ngon đặc trưng của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long như xoài, dưa hấu, chôm chôm, dừa và nhiều loại khác. Mỗi mùa,
chợ lại tràn ngập sắc màu và hương thơm của các loại trái cây chín mọng, thu hút du khách
thưởng thức và mua về làm quà.
3.2.4. Đồ uống – Hương vị quen thuộc miền Tây
Không thể bỏ qua các loại đồ uống như cà phê kho, trà đường, trà lá dứa tại chợ nổi. Đặc
biệt, cà phê kho với hương vị mộc mạc, đậm đà, được pha chế theo cách truyền thống,
mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách.
Hình 7. Ghe nước trên Chợ nổi Cái Răng
3.3. Hoạt động Đờn ca tài tử trên chợ nổi 15
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là trung tâm giao thương sôi động mà còn là nơi bảo tồn và
phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại do UNESCO công nhận.
Hình 8. Biểu diễn Đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng
Hàng tuần, vào sáng thứ Bảy và Chủ Nhật, từ 6h00 đến 7h30, các nghệ sĩ từ Nhà hát Tây
Đô và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh quận Cái Răng biểu diễn trên những
chiếc ghe len lỏi qua chợ, mang đến những giai điệu tài tử, vọng cổ ngọt ngào. Du khách
không chỉ thưởng thức âm nhạc truyền thống trong không gian sông nước độc đáo mà còn
có cơ hội giao lưu, hát cùng các nghệ sĩ, tạo nên trải nghiệm văn hóa đặc sắc và khó quên.
3.4. Đời sống và văn hoá
3.4.1. Nguồn gốc tên gọi “Cái Răng”
Tên gọi "Cái Răng" gắn liền với những truyền thuyết và cách giải thích thú vị. Một truyền
thuyết kể rằng, thuở khẩn hoang, một con cá sấu lớn trôi dạt vào vùng đất này, răng của nó
cắm vào bờ, từ đó hình thành tên gọi "Cái Răng". Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Vương
Hồng Sển trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam", "Cái Răng" bắt nguồn từ chữ Khmer
"karan", nghĩa là "cà ràng" (ông táo), dụng cụ nấu nướng quen thuộc của người dân Nam
Bộ. Dù nguồn gốc tên gọi "Cái Răng" xuất phát từ truyền thuyết hay ngôn ngữ, điều quan
trọng là nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của Cần Thơ. Chợ
nổi Cái Răng không chỉ là trung tâm giao thương mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện
giữa lịch sử, văn hóa và đời sống người dân miền sông nước. 16
3.4.2. Đời sống sinh hoạt trên chợ nổi
Đến với Chợ nổi Cái Răng, ta sẽ có cảm nhận như nhìn thấy một bức tranh sinh động mang
đậm hơi thở văn hoá của miền phù sa sông nước. Dù có nhiều mặt hạn chế về địa hình
nhưng đời sống sinh hoạt của những người dân nơi đây vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi.
Chợ nổi Cái Răng là một nét văn hoá đặc trưng, gắn liền với đời sống của người dân. Do
đó, chợ nổi thường hoạt động cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất là từ 5 - 6 giờ sáng sau đó đến sau 10 giờ thì vãn dần
3.4.3. “Thương hồ” – Những phận người lênh đênh gắn bó với chợ nổi
Tại chợ nổi Cái Răng, người dân nơi đây thường gọi những tiểu thương buôn bán lênh đênh
trên sông nước bằng một tên gọi đầy đặc trưng: “thương hồ”. Họ lấy ghe làm nhà, bám trụ
các chợ nổi để mưu sinh qua ngày. Những chiếc ghe bầu cũ kỹ không chỉ là phương tiện
vận chuyển hàng hóa mà còn là mái ấm che chở cho cả gia đình, qua từng mùa con nước.
Hình 9. Những gia đình sinh sống trên chợ nổi
Cuộc sống của người thương hồ gắn liền với sự bấp bênh và nhiều thử thách. Họ phải đối
mặt với những khó khăn như thời tiết khắc nghiệt, nguy cơ tai nạn trên sông và sự không
ổn định trong thu nhập. Dù vậy, nhiều gia đình vẫn tiếp tục theo nghề, truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, chấp nhận cuộc sống lênh đênh để mưu sinh. 17
Đằng sau sự tấp nập của những buổi chợ nổi là những câu chuyện về sự nhọc nhằn và hy
sinh của người thương hồ. Họ phải đánh đổi mồ hôi, công sức và đôi khi cả sự an toàn của
bản thân để kiếm sống. Cuộc sống lênh đênh trên sông nước không chỉ là nghề nghiệp mà
còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử của vùng đất Nam Bộ.
CHƯƠNG 4: KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ, HÌNH ẢNH CHỢ NỔI CÁI RĂNG Ở PHƯƠNG DIỆN BÁO CHÍ
4.1. Chợ nổi Cái Răng - địa điểm du lịch đặc sắc
Chợ nổi Cái Răng, nằm tại thành phố Cần Thơ, không chỉ là một trung tâm giao thương
nông sản mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hình
ảnh hàng trăm chiếc ghe, thuyền chở đầy nông sản, tấp nập trên sông nước mỗi sớm mai,
đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước.
4.2. Chợ nổi Cái Răng - Động lực kinh tế trong phát triển du lịch Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là trung tâm giao thương nông sản mà còn là điểm đến du lịch
hấp dẫn, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế du lịch của thành phố Cần Thơ. Vị thế đặc
biệt này đã biến chợ nổi Cái Răng thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đóng góp quan trọng
vào nền kinh tế du lịch của thành phố Cần Thơ.
Hình 10. Những du khách trong nước và ngoài nước tham quan Chợ nổi Cái Răng 18
Theo thống kê, lượng khách đến tham quan chợ nổi Cái Răng tăng 12 - 15% mỗi năm.
Riêng 8 tháng đầu của năm 2024, du lịch Cái Răng đã đón trên 2 triệu lượt khách, trong đó
gần 684.000 lượt khách tham quan chợ nổi Cái Răng. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt
137,5 tỉ đồng. Trong những cập nhật mới nhất từ báo Dân Trí, bước sang năm 2025, chợ
nổi Cái Răng tiếp tục khẳng định sức hút đặc biệt của mình đối với du khách thập phương,
đặc biệt là du khách quốc tế. Nhiều thương hồ cho biết, chợ đang đón một lượng lớn khách
du lịch nước ngoài, góp phần gia tăng đáng kể thu nhập và tạo sinh khí sôi động cho hoạt
động mua bán trên sông nước.
4.3. Trải nghiệm du lịch đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng không chỉ thu hút du khách bởi không gian giao thương đặc trưng trên
sông nước, mà còn mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo, đậm chất miền Tây Nam
Bộ. Một trong những hoạt động hấp dẫn nhất là việc du khách có thể thuê thuyền để len lỏi
qua những dãy ghe thuyền san sát, tận mắt chứng kiến cảnh mua bán nhộn nhịp và ghi lại
những khoảnh khắc sống động của chợ nổi. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội giao lưu,
trò chuyện với người dân địa phương - những con người chân chất, hiếu khách, luôn sẵn
sàng chia sẻ về đời sống mưu sinh gắn liền với dòng sông. Hơn thế nữa, hành trình khám
phá chợ nổi sẽ càng trọn vẹn khi ghé thăm các làng nghề truyền thống lân cận như cơ sở
sản xuất hủ tiếu, làm kẹo dừa hay tham quan các vườn trái cây trĩu quả, qua đó hiểu thêm
về nét đẹp lao động cần mẫn và văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Hình 11. Du khách tham quan cơ sở sản xuất hủ tiếu ở chợ nổi
4.4. Thách thức và nguy cơ mai một 19
Truyền thông báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh và quảng bá hình ảnh
chợ nổi Cái Răng. Báo chí cũng phản ánh những thách thức mà chợ nổi Cái Răng đang đối
mặt. Sự phát triển của giao thông đường bộ đã ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trên
sông, dẫn đến nguy cơ mai một của chợ nổi.
4.4.1. Những thách thức đặt ra
¥ Sự phát triển của mạng lưới chợ trên bờ: Chợ truyền thống và siêu thị, đã tạo ra
những thách thức đáng kể đối với sự tồn tại và phát triển của chợ nổi Cái Răng. Chợ
truyền thống trên bờ vừa đóng vai trò là kênh tiêu thụ hàng hóa từ chợ nổi, vừa tạo
ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Phần lớn hàng hóa tại các chợ truyền thống được cung
ứng thông qua hệ thống vận chuyển đường bộ, đảm bảo chất lượng và thời gian giao
hàng nhanh chóng. Điều này khiến chợ nổi Cái Răng gặp khó khăn trong việc duy
trì lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và phát triển của các siêu thị với
hàng hóa phong phú và tiện lợi trong việc tiếp cận đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối
với chợ nổi. Siêu thị không tiêu thụ hàng hóa từ chợ nổi, nhưng với sự tiện ích và đa
dạng sản phẩm, chúng thu hút một lượng lớn người tiêu dùng, làm giảm nhu cầu mua sắm tại chợ nổi.
¥ Hạn chế về đối tượng khách hàng: Trước đây, chợ nổi chủ yếu phục vụ nhu cầu mua
bán nông sản và hàng hóa thiết yếu cho cư dân địa phương và các vùng lân cận.
Nhưng những năm trở lại đây, chợ nổi Cái Răng chủ yếu thu hút du khách trong
nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm văn hóa sông nước. Mặc dù đây là cơ
hội để quảng bá và bảo tồn nét văn hóa truyền thống, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều
vào du lịch có thể dẫn đến mất cân bằng trong hoạt động kinh tế của chợ. Nếu không
có chiến lược phát triển bền vững, chợ nổi có nguy cơ trở thành một "bảo tàng sống",
mất đi chức năng thương mại thực sự và phụ thuộc hoàn toàn vào ngành du lịch.
4.4.2. Nguy cơ mai một
¥ Số người hoạt động mua bán trên sông giảm: Những người tham gia hoạt động mua
bán trên sông chủ yếu là xuất thân từ nông dân. Họ đến với nghề thương hồ bởi yêu
thích hoạt động mua bán trên sông, tận dụng thời gian nhàn rỗi, để có thêm thu nhập...
Do đó, với sự chuyển đổi mô hình và kỹ thuật canh tác, việc sử dụng các giống cây
trồng và vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao, đời sống kinh tế của người dân
không ngừng được cải thiện, đã ảnh hưởng xấu đến sự yêu thích và theo nghề mua
bán trên sông của không ít cư dân. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán trên sông cũng
gặp những khó khăn về nước sạch, phương tiện giải trí, không gian sống và sinh hoạt
trên ghe chật hẹp, hàng hóa tiêu thụ chậm... đã tạo tâm lý e ngại trong việc theo đuổi
nghề thương hồ của một số thương nhân. Theo báo Công Thương, chợ nổi Cái Răng
từng là trung tâm giao thương sôi động với khoảng 500-600 ghe, tàu hoạt động mua
bán nông sản. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng này đã giảm xuống còn khoảng 250-
300 ghe, tàu, tức giảm từ 50% đến 60% so với trước đây. Sự suy giảm số lượng 20