Chủ đề 1: sách hướng dẫn học tâm lí | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học sư phạm Hà nội
Chủ đề 1: sách hướng dẫn học tâm lí | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như c
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC Tâm lí là gì?
- Tâm lí là những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, gắn liền và
điều hành mọi hành động, hoạt động của con người
- Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não: Tâm lí không phải là cái vốn có
trong đầu óc, cũng không phải do thượng đế ban tặng hay do não điều tiết 1 cách trực tiếp
+ Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não con người
+ Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt : PÁ tâm lí là sự tác động của hiện thực
khách quan, vào hệ thần kinh và bộ não của con người- sản phẩm phát triển cao nhất của TG vật chất
+ PÁ tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí- hình ảnh tinh thần về thế giới
- Tâm lí người mang tính chủ thể : Thế giới khách quan là duy nhất, nhưng tâm lí lại không duy nhất.
- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ:
+ Cùng 1 sự vật nhưng ở chủ thể khác nhau, h.ảnh tâm lí được tạo ra với những mức độ và sắc thái khác nhau
+ Cùng 1 sự vật tác động đến cùng 1 chủ thể nhưng vào thời điểm, trạng thái, tinh thần khác
nhau thì h.ảnh tâm lí được tạo ra với những mức độ và sắc thái khác nhau
+ Tuỳ theo mức độ và sắc thái của h.ảnh tâm lí, mỗi chủ thể có thái độ, hành vi khác nhau đối với sv, ht
- Tâm lí người này khác với người khác vì:
+ Những khác biệt về mặt sinh học ( giác quan, hệ thần kinh ) tạo nên sự # biệt về “ khí
quan phản ánh” của mỗi người
+ Khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh sống tạo nên sự # biệt về cơ hội phản ánh của mỗi người
+ Khác biệt mức độ tích cực hoạt động của mỗi người trong quá trình phản ánh thế giới
Trong quan hệ xã hội và giao tiếp ứng xử, cần tôn trọng cái riêng của mỗi con người, không
nên áp đặt sở thích, cách nghĩ của mình cho người khác, cần quán triệt nguyên tắc đối
tượng và đối xử cá biệt
- Tâm lí người mang bản chất xã hội: Tính chất các mối quan hệ xã hội của tồn tại người
quy định nội dung và bản chất tâm lí người
+ Con người là một thực thể tự nhiên, được xã hội hoá một cách cao nhất
+ Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết
định.Thoát li khỏi xã hội, tâm lí sẽ mất đi tính người + Tâm lí người là sản phẩm của
hoạt động và giao tiếp
Để tìm hiểu tâm lí ai đó, cần tìm hiểu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội mà họ tồn tại.
- Tâm lí người mang tính lịch sử: Con người bao giờ cũng là con người lịch sử. Tâm lí của
con người hình thành, biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của lịch sử cá nhân, lịch
sử dân tộc và cộng đồng.
+ Tâm lí người mang tính thời đại. Tâm lí của mỗi cá nhân luôn thay đổi cùng với những
thay đổi về lứa tuổi, vị thế xã hội và điều kiện sống, làm việc của bản thân cá nhân. lOMoAR cPSD| 15962736
Khi đánh giá con người, cần có quan điểm phát triển, không nên thành kiến với con người,
cũng không nên chủ quan với mọi người và chính mình. Chức năng của tâm lí
+ Chức năng định hướng: trước khi hoạt động, con người cũng xác định mục đích, biết mình sẽ
làm gì. Đó là sự chuẩn bị tâm lí. Tâm lí là động lực lôi cuốn con người, giúp con người vượt qua
mọi khó khăn vươn tới mục đích
+ Chức năng điều khiển: điều khiển, kiểm soát quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch,
làm cho hoạt động có ý thức và đem lại hiệu quả
+ Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục đích đã xác định, phù hợp
điều kiện, hoàn cảnh thực tế
Các mặt cơ bản của đời sống tâm lí
+ Nhận thức: là quá trình con người chuyển hoá những đặc điểm, thuộc tính và những mối
liên hệ của hiện thực khách quan vào đầu óc để tạo ra sự nhận diện( hình ảnh) về thế giới trong đầu óc mình
+ Xúc cảm: là thái độ rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan. Thái độ của con người đối với các sự vật, hiện tượng hết sức đa dạng
+ Hành vi: là sự thể nghiệm của nhận thức và xúc cảm của con người thông qua hành
động- tác động của con người đối với sự vật, hiện tượng khách quan
Mối liên hệ: nhận thức là cơ sở nảy sinh xúc cảm và định hướng hành vi+ xúc cảm là
động lực của nhận thức và hành vi+ hành vi là sự thể nghiệm của nhận thức và xúc cảm
Các loại hiện tượng tâm lí
+ Các quá trình tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian ngắn, có mở
đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng
+ Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài,
việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng
+ Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, bền vững,khó hình
thành và cũng khó mất đi
Phương pháp nghiên cứu tâm lí
+ Quan sát : là quá trình tri giác có chủ định nhằm thu nhập các thông tin về đối tượng nghiên cứu
+ Điều tra bằng hỏi: là sử dụng một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu nhập
các thông tin về vấn đề nghiên cứu
+ Thực nghiệm : là chủ động tác động vào đối tượng trong những điều kiện đã được kiểm soát lOMoAR cPSD| 15962736
+ Trắc nghiệm: là sử dụng các công cụ đã được chuẩn hoá để thu thập các thông tin trực
tiếp về vấn đề nghiên cứu
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động + Phỏng vấn *Tâm lí học giáo dục
+ Đối tượng của Tâm lí học giáo dục: là những quy luật nảy sinh, diễn biến và phát triển
của các hiện tượng tâm lí trong quá trình dạy học và giáo dục cũng với mối quan hệ giữa
sự phát triển tâm lí học sinh trong các điều kiện khác nhau của dạy học và giáo dục
Tâm lí học giáo dục nghiên cứu
+ Bản chất tâm lí của hoạt động học và mối quan hệ giữa học tập với sự phát triển tâm lí học sinh
+ Đặc điểm tâm lí học sinh và các yếu tố tác động đến thái độ, động cơ và hành vi ứng xử của học sinh
+ Các khía cạnh tâm lí của hoạt động dạy học và giáo dục
+ Đặc điểm hoạt động và nhân cách của người giáo viên, những phẩm chất và năng lực
mà người giáo viên cần rèn luyện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu dạy học và giáo dục
+ Nhiệm vụ của Tâm lí học giáo dục: 1
là: làm rõ bản chất của hoạt động học và mối quan hệ của hoạt động học tập với
đời sống tâm lí của học sinh 2
là: chỉ ra các quy luật trong lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm khoa học, hoạt
động trí tuệ trong dạy học và giáo dục 3
là : xác định cơ sở tâm lí học của việc điều khiển tối ưu quá trình dạy học và giáo
dục trong nhà trường, ngoài xã hội và ở gia đình, làm rõ các khía cạnh tâm lí trong quan hệ thầy trò 4
là: phân tích rõ các thành tố trong hoạt động sư phạm của người giáo viên, chỉ ra
cơ sở tâm lí học của sự hình thành và phát triển các phẩm chất của người giáo viên cũng như uy tín của họ 5
là: chỉ ra những khía cạnh tâm lí học của hoạt động dạy học và giáo dục, các tác
động của môi trường văn hoá, xã hội đến hoạt động giáo dục học sinh 6
là: cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt động giáo dục gia đình, giáo dục cộng
đồng đểmọi người đều được tham gia vào hoạt động giáo dục