CHỦ ĐỀ 2: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho tới khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử cổ trung đại Ấn Độ chia thành các thời kỳ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Nhật Linh.
Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu môn học thầy đã rất nhiệt tình và tâm huyết
dạy bảo cũng như chỉ dẫn chúng em. Thầy không chỉ giúp đỡ chúng em tích lũy kiến
thức mà còn dạy cho chúng em thêm nhiều bài học về kinh nghiệm sống, giúp chúng
em có cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc sống. Từ những bài giảng của thầy
đã giúp em có được những câu trả lời về cuộc sống nói riêng cũng như trong lĩnh vực
học tập chuyên ngành nói riêng để có thể trở thành một nhà giáo trong tương lai sau này.
Kiến thức là một rừng trời bao la và vô tận, khả năng tiếp thu những kiến thức
ấy của mỗi người đều sẽ có giới hạn nhất định. Vậy nên, trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận này em cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy sẽ
thông cảm và cho em những lời nhận xét để bài làm của em được hoàn thiện và tốt hơn.
Lời cuối, em kính chúc thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và sẽ luôn nhiệt
huyết với công việc trồng người gây dựng tương lai mai sau. Chúc thầy luôn thành
công trên con đường giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC Mở đầu Lý do chọn đề tài
Chương I: Sơ lược về Ấn Độ và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ..........4
1. Sơ lược về Ấn Độ cổ trung đại.....................................................4 2. Sơ
lược về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.................................................8
Chương II: Chế độ đẳng cấp Varna..............................................9
1. Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Varna.......................................9 2.
Nội dung của chế độ đẳng cấp Varna........................................13 a.
Sự phân biệt về kinh tế..........................................................................10 b.
Sự phân biệt về chính trị.......................................................................16 c.
Sự phân biệt về tôn giáo........................................................................16 d.
Sự phân biệt về hôn nhân, gia đình.......................................................17 e.
Sự phân biệt về cách đặt tên, ăn mặc, giao tiếp....................................18
Chương III: Chế độ đẳng cấp Jati...............................................19 1.
Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Jati..........................................19 2.
Nội dung của chế độ đẳng cấp Jati............................................ 20
Chương IV: Vai trò của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ 21 1.
Vai trò về kinh tế.......................................................................21 2.
Vai trò về chính trị- xã hội.........................................................22
Chương V: Kết luận……………………………………………………… 23
Danh mục tài liệu tham khảo Mở Đầu
1. Lý Do Chọn Đề Tài
Như chúng ta đã biết văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của thế
giới. Ấn Độ đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của nhiều nước
và nhiều khu vực trên thế giới. Những ảnh hưởng đó đã góp phần và thúc đầy sự đa
dạng và phong phú trong văn hóa của nhiều nước. Nhưng hiện nay, có thể thấy sự phát
triển của Ấn Độ không thực sự tương xứng với những gì mà Ấn Độ đang có. Một trong
những nguyên nhân khiến Ấn Độ bị kìm hãm sự phát triển đó chính là “chế độ đẳng
cấp” một trong những nét đặc trưng của lịch sử Ấn Độ khi mà chúng ta nhắc đến nó.
Phân biệt đẳng cấp có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với xã hội Ấn Độ, nó đã tồn tại dai
dẳng trong suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ. Và việc lựa chọn phân tích “chế độ đẳng cấp”
ở Ấn Độ là một điều hết sức cần thiết để có thể hiểu rõ về xã hội của quốc gia này
cũng như những hạn chế mà đất nước này còn chưa thể giải quyết.
I. Sơ lược về Ấn Độ và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
1.Sơ lược về Ấn Độ cổ trung đại.
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong
đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc Ấn Độ
có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) tạo thành hai đồng
bằng màu mỡ – cái nôi của văn minh cổ Ấn Độ [1]. Trước khi đổ ra biển, sông Ấn
chia làm năm nhánh, và biến lưu vực của mình thành đồng bằng Pungiáp. Đối với
người Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng có thành phố Varanadi (Beenarét)
bên bờ, nơi đây từ ngàn xưa, người Ấn Độ cử hành lễ tắm truyền thống mang tính chất tôn giáo…
Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác nhau với hàng
nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn giáo [2]. Nền văn hoá Ấn
Độ được thể hiện qua các truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sống
tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi. Cư dân Ấn Độ rất phức tạp với
nhiều bộ tộc khác nhau. Những chủng tộc chính là người Dravidian cư trú chủ yếu ở
miền Nam và Arya chủ yếu ở sông Hồng miền Bắc.
Nhìn chung, đất nước Ấn Độ có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt và phức tạp.
Vừa có nhiều núi non trùng điệp, nhiều sông ngòi và những đồng bằng trù phú; có
vùng mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, có vùng lại bị tuyết phủ quanh năm, lại có những
vùng sa mạc khô khan nóng bức. “Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên
và khí hậu ở Ấn Độ luôn là những thế lực đè nặng lên đời sống và in đậm nét trong
tâm trí của người Ấn Độ cổ”. [3]
Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho tới khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử
cổ trung đại Ấn Độ chia thành các thời kỳ: - Thời kỳ cổ đại
● Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỉ III đến giữa thiên kỉ II
TCN) hay còn gọi là thời kỳ văn hóa Haráppa và Môhenjô Đarô (do việc
phát hiện ra hai thành phố Haráppa và Môhenjô Đarô bị chôn vùi dưới đất
ở vùng lưu vực sông Ấn). Chủ nhân của nền văn minh này là người
Đraviđa, qua nghiên cứu các hiện vật tìm được và tìm hiểu cấu trúc của
hai thành phố này cho thấy: đây là thời kỳ xã hội người Đraviđa đã có sự
phân hoá giai cấp, nhà nước đã hình thành.
● Thời kì Vêđa (từ giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN): Lịch sử Ấn Độ thời
kỳ này được phản ánh trong bộ kinh Vêđa, bộ kinh Thánh của đạo Bàlamôn
nên được gọi là thời kỳ Vêđa. Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Aryan (nghĩa
là “người cao quý”) mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ (vào khoảng năm 1500
TCN). Trước khi vào Ấn Độ, người Aryan còn đang ở trong thời kỳ tan rã của
chế độ thị tộc, bộ lạc, sống cuộc sống du mục, chưa định cư, tức là ở trình độ
văn minh thấp hơn so với người Đraviđa. Khi vào Ấn Độ, người Aryan học tập
kỹ thuật làm nông nghiệp của người Đraviđa, bắt đầu sống định cư, dần dần
xây dựng các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ. Trong quá trình đó, người Aryan đã
xây dựng chế độ đẳng cấp, để bảo vệ chế độ đẳng cấp họ dùng luật pháp (luật
Manu) và tôn giáo (đạo Bàlamôn). Do vậy, trong thời kỳ này ở Ấn Độ xuất
hiện 2 vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội đó là chế độ
đẳng cấp Vácna và đạo Bàlamôn.
● Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV TCN: là thời kỳ hình thành các quốc
gia sơ kỳ. Đây cũng là thời kỳ các vương quốc ở Ấn Độ tranh giành quyền bá
chủ ở lưu vực sông Hằng, trong đó vương quốc Magađa là vương quốc lớn
mạnh nhất ở vùng Bắc Ấn.
● Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ II TCN: Vương triều Môrya (321 – 187 TCN)
do Sanđra Gúpta, biệt hiệu là Môrya (chim công) lập nên sau khi đánh thắng
quân Makêđônia, giải phóng đất nước. Đây là triều đại huy hoàng nhất trong
lịch sử Ấn Độ cổ đại, đặc biệt giai đoạn cường thịnh là thời Asôca (273 – 236
TCN). Đạo Phật trở thành quốc giáo.
● Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV sau công nguyên: Sau khi Asôca chết,
vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần
tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt trầm
trọng. Tộc Cusan từ Trung Á vào chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ, thành lập nước
Cusan. Dưới thời vua Canixca (78 – 123) - vốn là một người tôn sùng đạo Phật,
nên Phật giáo thời kỳ này cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước
Cusan ngày càng suy yếu, đến thế kỷ V thì bị diệt vong. - Thời kỳ trung đại
●Vương triều Gúp ta (từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI): đây là thời kỳ xác lập chế độ
phong kiến ở Ấn Độ. Giai đoạn này được xem là “Thời đại cổ điển” trong lịch
sử Ấn Độ. Các phương diện chính trị - xã hội và nền văn hóa được định hình,
trở thành bản sắc của Ấn Độ.
●Vương triều Hác sa (thế kỷ VII đến thế kỷ XII): là thời kỳ tồn tại chế độ phong
kiến phân tán ở Ấn Độ. Trong thời kỳ này, có một giai đoạn dưới thời trị vì của
Hác sa, Ấn Độ trở thành một vương quốc tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn
Độ, đến năm 648, khi Hác sa chết, quốc gia do ông dựng lên cũng tan rã theo.
Từ đó cho đến thế kỷ XII là thời kỳ Ấn Độ liên tiếp ngoại tộc xâm chiếm. Đến
năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào Ápganixtan.
●Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526): Đây là thời kỳ thống trị của người
Hồi giáo. Năm 1206, viên tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách
miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm vua (xuntan), đóng đô ở
Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (hay vương triều Hồi giáo Đêli).
●Vương triều Môgôn (1526 – 1857): là thời kỳ Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lược và
thống trị. Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến
năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn bị biến thành thuộc địa của Anh, vương triều
Môgôn tồn tại đến năm 1857 thì bị diệt vong.
Khoảng 10.000 năm TCN dân từ Trung Á tràn xuống vùng Ngũ Hà (Punjab) chủ yếu
là người Aryan chinh phục người dân địa phương Dravidian, bắt họ làm nô lệ.
Người Dravidia có màu da sạm đen, thân hình nhỏ thấp, tóc dài và xoăn, mặt hơi
dài, mũi thấp rộng, mắt đen [4]. Người Aryan có thân hình cao lớn, mặt vuông, nhiều
râu, mũi nhỏ và cao, mắt đen, màu da trắng. Đặc biệt là người ta cho giống người
Dravidian là dân địa xưa nhất và nổi bậc nhất trong các dân tộc đất Ấn, là chủ của
nền văn hóa Indus. Người Dravidian sống theo chế độ mẫu hệ, họ quy tụ thôn xóm
thành gia tộc, rồi dần phát triển thành bộ tộc và thờ duy nhất một tôn giáo. Họ thờ
nữ thần sáng tạo đất đai và dân tộc. Người Dravidian tồn tại thời đại đồ đồng, đến
thời đại đồ sắt thì người Aryan xâm nhập Tây Bắc Ấn Độ rồi dần dần làm chủ cả bán
đảo này. Tuy về sau người Dravidian bị người Aryan đồng hóa hay bắt làm nô lệ,
những người Aryan đã ảnh hưởng rất lớn về tín ngưỡng, văn minh, kỹ thuật, trồng
trọt của người Dravidian. Nền văn hóa sớm nhất của Ấn Độ cổ là nền văn minh sông
Indus, là công cuộc khai quật di tích cổ của vùng hạ lưu sông Indus như: Môhenjô-
Darô và Harappa vào những năm hai mươi của thế kỷ, do nhà sử học Anh Sir John
Marshall và hai cộng sự Ấn Độ là R.D Banerji, D.R Sani, đã chứng tỏ điều đó.
Nền văn minh Ấn Độ cũng có rất nhiều thành tựu lớn như:
+ Chữ viết: là một biểu hiện của văn minh. Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ từ
nền văn minh sông Ấn. Tại các di chỉ thuộc nền văn minh sông Ấn, người ta đã phát
hiện được hơn 3000 con dấu khắc chữ đồ hoạ, nhưng đáng tiếc cho đến ngày nay
người ta vẫn chưa tìm ra cách giải mã loại chữ này. Có thể coi dân tộc Ấn là dân tộc
có chữ viết vào loại sớm nhất thế giới.
+ Văn học: rất phong phú, rất đặc sắc, giàu tính sáng tạo, thấm đậm tinh thần nhân
văn, tinh thần Hinđu giáo. Các tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ như:
●Kinh Vêđa: là bộ kinh cầu nguyện nhưng đồng thời nó cũng là một tác phẩm
văn học cổ xưa nhất của Ấn Độ.
●Bramana (Phạn thư), Upanisát (sách nghĩa sâu)…nhưng giá trị văn học không
đáng kể, chủ yếu là những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái…
●Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana có sức ảnh hưởng rộng lớn của Ấn Độ
+ Tôn giáo: Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo, là quê hương của hai trong số
những tôn giáo lớn nhất thế giới như đạo Hinđu, đạo Phật, ngoài ra còn có các đạo
Jain, đạo Xích. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo vẫn giữ một vai trò lớn trong đời
sống tâm linh của con người Ấn Độ.
2. Sơ lược về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong giai đoạn Cổ- Trung đại.
Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các tôn giáo lớn trên
thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ đó là Đạo Phật và Đạo Hindu. Trong lịch sử Ấn Độ,
tôn giáo đã và vẫn có những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong bộ luật Manu những quy định về tôn giáo được đề cập tương
đối nhiều và khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân đều thuộc
một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận thuộc về đẳng cấp
mình. Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quy định về tôn giáo với từng
đẳng cấp rất rõ ràng.
Đạo Hindu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát triển lâu dài bao gồm
các giai đoạn đạo Vêda (Vedism), đạo Balamôn (Brahmanism) và cuối cùng là Ấn
Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism). Giáo lý cơ bản của đạo Hindu được thể hiện qua bộ
kinh Vêda gồm bốn quyển và các kinh sách khác. Nền tảng của Manu dựa trên kinh
Vêda - chứa đựng những yếu tố căn bản nhất của Hindu giáo, do vậy quan niệm của
Manu gần như là quan niệm của Hindu giáo về xã hội và con người. Theo Manu xã
hội được phân chia theo đẳng cấp và giới tính, các đẳng cấp có trật tự trên dưới rõ
ràng. Xã hội là một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có những dharma của riêng
của mình và cố gắng thực hiện dharma như là một trách nhiệm bắt buộc nhằm duy
trì trật tự xã hội. Manu chấp nhận một xã hội mà ở đó khái niệm Varna được tồn tại
một cách hoàn chỉnh. Veda nói rằng sự tồn tại của vũ trụ là dựa vào sự tồn tại của
bốn đẳng cấp. Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họ trong xã hội. Đẳng cấp
Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatra được sinh ra từ
cánh tay, đẳng cấp Vaishra được sinh ra từ bắp đùi và Shudra được sinh ra từ bản chân của thần.
Ấn Độ tuy có nhiều tôn giáo nhưng chỉ có tôn giáo của người Aryan là chính thống,
tức là tư tưởng và tín ngưỡng nhất quán từ Veda (Rig-Veda, Sama-Veda, Yayur-
Veda, Atharva-Veda). Do đó, việc phân chia giai cấp cũng xuất hiện khi người Aryan
đến Ấn Độ. Họ dựa vào thế lực và giáo điển Veda để thiết lập mô hình công xã nông
thôn đã hình thành bốn đẳng cấp bốn giai cấp.
Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do mối quan hệ bất công và sự bóc
lột hà khắc của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ, mà còn bóp
nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc, còn gọi là chế độ đẳng cấp
nghiệt ngã gây nên. Ngay trong bộ luật của xã hội Ấn Độ cổ như Dhamashàs (Pháp
điển), Manousmtri (Bộ luật Manu) cũng đã thừa nhận và bảo vệ hệ thống phân chia
đẳng cấp này [5]. Để bảo vệ địa vị và quyền lợi bất di bất dịch cho những đẳng cấp
bên trên, các bộ luật cổ Ấn Độ còn đặt ra những điều luật rất nghiêm ngặt, nhằm quy
định quyền lợi, nghĩa vụ cho đẳng cấp xã hội mà Bàlamôn cho đó là trật tự an bài có
tính tiền định theo ý chí của thần thánh.
II. Chế độ đẳng cấp Varna. 1.Nguồn gốc
Xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ bất công và sự
bóc lột nặng nề của giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ mà còn bị
bóc lột bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc.
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Hindu giáo được coi là tôn giáo lớn nhất, mang đậm bản
sắc văn hóa Ấn Độ. Đạo Hindu ở Ấn Độ được hình thành và hoàn thiện qua một quá
trình phát triển lâu dài bao gồm 3 giai đoạn gồm: Vêđa, Bàlamôn và Hindu. Giáo lý
cơ bản của Hindu giáo tập chung trong bộ kinh Vêđa và các kinh sách quan trọng
khác cùng những quan điểm trong hai bộ sử thi Mahabrahata và Ramayana.
Trong Ấn Độ giáo có sự phân chia đẳng cấp khác nhau. Bao gồm bốn đẳng cấp. Bốn
đẳng cấp truyền thống trong xã hội người Aryan này được ghi chép trong bộ kinh
Rig Veda là những phần thân thể của Thần Ngã (Purusha), được hình thành lâu đời
từ lúc khai thiên lập địa. Khi đó con người đầu tiên là Purusha được hiến tế. Miệng,
cánh tay, bắp đùi và bàn chân của Purusha trở thành 4 đẳng cấp (Varna) khác nhau:
Brahmana (hoặc Brahmin) là giai cấp tu sĩ Bà La Môn, là giai cấp cao nhất trong 4
đẳng cấp. Tương truyền rằng Brahman xuất phát từ miệng của thần Purusha nên họ
hát những lời kinh thiêng liêng. Khả năng hát kinh đóng vai trò rất quan trọng của
Ấn Độ giáo vì kinh kệ chỉ được lưu truyền bằng khẩu ngữ. Tầng lớp này được xem
là cao quý nhất, có trách nhiệm giáo dục giảng kinh cho các dòng dõi quý tộc, được
xem trọng và được hưởng nhiều quyền lợi nhất. Các tầng lớp dưới phải phục vụ đẳng cấp này.
Kshatriya là giai cấp chiến binh, được hình thành từ cánh tay của Thần Purusha nên
tầng lớp này dùng đôi tay của mình để chiến đấu bảo vệ đất nước và nhân dân. Tầng
lớp này cũng được mọi người xem trọng và có nhiều quyền lợi.
Vaishya là giai cấp thương buôn và nông dân bình thường, được sinh ra từ bắp đùi
của Thần Purusha, do đó có trách nhiệm nâng đỡ cuộc sống của mọi người và làm
nhiều công việc đòi hỏi những kỹ năng. Có rất ít quyền lợi, trong đó quyền được bỏ phiếu bầu cử.
Shudra là giai cấp nô lệ và nông dân nghèo không có ruộng đất được sinh ra từ bàn
chân của Thần Purusha do đó được coi là dơ bẩn phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ
những người khác, không có bất kỳ quyền lợi gì.
Đạo Bà La Môn tuyên truyền cho học thuyết vạn vật trong vũ trụ là vĩnh viễn, bất di
bất dịch, cũng có nghĩa là xã hội có giai cấp và chế độ chủng tính là không thể thay
đổi [7]. Đạo đó lại còn tuyên truyền thuyết luân hồi, cho rằng sau khi chết, người sẽ
biến ra kiếp khác. Kẻ có nhiều tội lỗi về sau sẽ đầu thai vào súc vật. Như vậy giáo
lý đó uy hiếp tinh thần của nô lệ và quần chúng bị áp bức, bóc lột, khiến cho họ
không dám chống lại nền thống trị đó là làm điều ác, mà làm điều ác tức là kiếp sau
sẽ hóa thân làm loài cầm thú. Tuân theo lời dạy của tầng lớp Bà La Môn tức là làm
điều thiện, mà làm điều thiện thì có hy vọng kiếp sau sẽ hóa thân thành chủng tính
cao cấp. Sở dĩ ngày nay người Shudra và người nô lệ chịu khổ sở là vì họ phạm tội
lỗi ở kiếp trước, không nên oán trách ai, giáo lý Bà La Môn rõ ràng là phục vụ cho
chế độ chủng tính đầy tội ác của xã hội Ấn Độ cổ đại.
Vào khoảng trên dưới 2000 năm trước Công nguyên, một số bộ lạc thuộc chủng
người Aryan từ miền núi Hindu Kush và cao nguyên Pamir bắt đầu xâm lược miền
Tây Bắc Ấn Độ [6]. Người Aryan lúc này đang sống dưới chế độ công xã thị tộc mạt
kỳ, gồm nhiều bộ lạc du mục. Các bộ lạc đó liên kết với nhau thành liên minh bộ
lạc, đứng đầu có “vua” (Raja) – thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự. Nhưng
quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về đại hội các thành viên nam giới của bộ lạc. Trong
tập kinh Rigveda (hay còn gọi Rig Veda) có gọi các bộ lạc thổ dân sống ở phía Bắc
của Ấn Độ là: “Dasa” – có nghĩa là kẻ thù. Về sau, chữ “Dasa” dùng để chỉ nô lệ.
Điều đó chứng tỏ rằng người Aryan đi chinh phục đã biến đại bộ phận người thổ dân
bị chinh phục ở miền Bắc Ấn Độ thành nô lệ.
Chế độ đẳng cấp Varna trong tiếng Ấn Độ còn có nghĩa là “màu sắc”. Lúc đầu đó là
sự phân biệt về màu da, chủng tính, chủ yếu giữa người Aryan- kẻ đi trinh phục có
trình độ văn minh thấp hơn người Dravidian- kẻ bị chinh phục nên người Aryan đặt
ra chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc để thống trị người bản địa. Sau đó
người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ đã dịch chữ varna thành “casta” nghĩa là thuần túy,
không pha trộn để chỉ những tầng lớp đặc biệt trong xã hội bản xứ. Đầu tiên sự phân
chia đẳng cấp dựa theo màu da: một bên là giống người mũi cao với một bên là giống
người mũi tẹt; một bên là dân tộc Aryan với một bên là dân tộc Naga và Dravidian
phải theo quy tắc kết hôn với người cùng dòng giống.
Như vậy, chế độ Varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia về màu da, chủng tộc, dòng
giống nhưng sau đó cùng với sự biến đổi của xã hội, chế độ Varna được mở rộng ra
bằng sự phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kỵ hôn nhân, ... Theo thánh điển
của đạo Bàlamôn và bộ luật Manu, người ta đã phân chia trong xã hội Ấn Độ thành
rất nhiều chủng tính. Nhưng có thể quy thành 4 chủng tính lớn và cùng với đó là 4
đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ cổ đại:
● Đẳng cấp Brahma (là những tăng lữ, quý tộc, tu sĩ Bàlamôn).
● Đẳng cấp Ksatrya (là những vương công, võ sĩ).
● Đẳng cấp Saishya (là những thương nhân, điền chủ, người tự do).
● Đẳng cấp Sudra (là những người thấp kém trong xã hội, đa số là tiện dân và nô lệ).
Ngoài bốn đẳng cấp trên trong xã hội còn có những người ngoài đẳng cấp, gồm tầng
lớp dân cùng đinh, hạ đẳng, ti tiện gọi là Paria. Để lý giải cho chế độ đẳng cấp, trong
quyển đầu tiên của Rig-Vêđa đã chia loài người ra làm 2 hạng: Aryan (nghĩa là cao
quý, thiện) và Dasya (nghĩa là thấp hèn, ác). Sau đó trong kinh Atharva- Vêđa ghi
rằng: “Người ta sinh ra hoặc thuộc thành phần Aryan hoặc thuộc thành phần Sudra”.
Trong cuốn Rig- Vêđa cuối cùng đã có đoạn như sau: “ Thần sáng tạo Brahma đã tự
phân thân thành 4 đẳng cấp: Miệng thần là đẳng cấp Brahma, hai vai thần là đẳng
cấp Ksatrya, hai bắp đùi thường là đẳng cấp Saishya, hai bàn chân thầy là đẳng cấp Sudra”.
Bộ luật Manu có viết: “Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là là loài động vật, ưu tú nhất
trong loài động vật là giống vật có lý tính, ưu tú nhất trong giống vật có lý tính là
loài người, ưu tú nhất trong loài người là người Bàlamôn. Người Bàlamôn sinh ra
sớm nhất và có hiểu biết về kinh Vêđa nên cần phải thống trị thế giới”. Luật Manu
cũng cho rằng, miệng là nơi nói ra những điều hay lẽ phải, cánh tay là để bảo vệ, để
điều khiển, bắp đùi dùng để trồng cấy, sản xuất, còn bàn chân không có gì hơn ngoài
việc khúm núm và phục dịch. Vì vậy, bộ luật này cũng khẳng định rằng “Người ở
cao hơn rốn được coi là trong sạch hơn, chính bởi thế nên đấng bản thể tuyên bố
miệng ngài là trong sạch nhất”. Vì nguồn gốc trong sạch nhất của mình nên vị trí
đầu tiên là chúa tất cả mọi người thuộc về Brahman: “Do được tạo thành từ bộ phận
tinh túy nhất của cơ thể thần, do được ra đời đầu tiên và do hiểu biết kinh Vêđa,
Brahman đã được quyền là chúa của toàn bộ tạo vật”.
2. Nội dung của chế độ đẳng cấp Varna
Để bảo vệ địa vị và quyền lợi bất di bất dịch cho đẳng cấp trên các bộ luật cổ Ấn Độ
còn đặt ra những điều luật rất nghiêm khắc nhằm quy định quyền lợi và nghĩa vụ
cho mỗi đẳng cấp trong xã hội mà đạo Bàlamôn cho rằng đó là trật tự an bài có tính
tiền định theo ý chí của thần thánh. Theo phân tích ở mục trên, chúng ta có thể nhận
thấy từ nguồn gốc ra đời của các Varna đã quyết định địa vị của họ trong xã hội. Từ
đó, sự phân tầng đẳng cấp trong trật tự Varna thể hiện rõ thứ bậc cao thấp tương
đương với các thuộc tính, phẩm chất của từng đẳng cấp. phân tích sự phân biệt giữa
các đẳng cấp trong chế độ Varna trên các lĩnh vực cụ thể như chính trị, pháp luật,
kinh tế, hôn nhân gia đình, tôn giáo, các phương diện khác (ăn, mặc, ở, ...):
a. Sự khác biệt về mặt kinh tế:
Nghề nghiệp của các Varna: Đẳng cấp Công việc Nghề nghiệp Brahma
Dạy (Vêđa); nghiên cứu; hiến Thầy dạy học, thầy tu, nhà
tế cho mình; hiến tế cho chiêm tinh, thầy thuốc,
những người khác; dạy học và chủ lễ hiến tế, ...
nhận (quà biếu) của những người trong sạch. Ksatrya
Cúng lễ, nghiên cứu kinh Vương công, võ sĩ, người
Vêđa, phân phát của bố thí, cúng lễ, ...
chiếm đóng quân sự và bảo vệ
sự sống, bảo vệ nhân dân trong vùng mình cai trị. Saishya
Buôn bán, cho vay lãi, canh
Thợ luyện kim, thợ rèn,
tác nông nghiệp, chăn nuôi thợ gốm, thợ làm cung gia súc,
tên, thợ làm mũi tên, thợ
mộc, thợ khắc đá, thợ kim hoàn, cho vay lãi (Vanija), buôn bán (Vanijya) và thủ công nghiệp (Kusidin), ... Sudra
Lao động chân tay và phục Làm lính, nông phu,
vụ các đẳng cấp khác. người khuân vác, trông
coi công việc gia đình, nô lệ, ...
Đối với Brahman: Không chỉ quy định những công việc dành riêng cho Brahman,
các thư tịch cũng quy định rất chặt chẽ việc người Brahman không được phép làm,
đặc biệt là các công việc của đẳng cấp dưới. Nếu Brahman bình thường theo nghề
nghiệp của đẳng cấp dưới, đặc biệt là đẳng cấp thấp hèn nhất hoặc một người đàn
ông thấp hèn theo nghề nghiệp của một Brahman. Trong cả hai trường hợp đó, họ
đều bị trục xuất khỏi đẳng cấp ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt người Brahman vẫn có thể làm những công việc không dành cho đẳng cấp của
mình. Ví dụ: người Brahman trong thời kỳ khốn khó của mình có thể làm các công
việc của Kshatriya, nhưng ông ta không bao giờ được kiếm sống bằng nghề nghiệp
của đẳng cấp thấp nhất (Sudra), ngay cả việc nghĩ tới nó cũng bị nghiêm cấm. Thậm
chí, để vượt qua thời kỳ khó khăn, người Brahman còn được khuyên nên kiếm sống
bằng các công việc của Vaisya. Nhưng khi làm công việc của Vaisya, người Brahman
phải tuân thủ những quy định rất ngặt nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian làm những
công việc của người Vaisya, người Brahman vẫn phải tuyệt đối tuân thủ những nghĩa
vụ của mình. Họ cũng chỉ được làm những công việc đó tạm thời, khi hết thời gian
khó khăn, với sự giàu có có được bằng cách theo nghề nghiệp của Kshatriya hay
Vaisya, người Brahman lập tức phải sám hối và từ bỏ những công việc đã làm trong
thời gian đó, quay lại nghề nghiệp của mình. Trong trường hợp người Brahman đó
không tuân thủ quy định về việc quay lại công việc thì sẽ bị trục xuất khỏi xã hội.
Trong tất cả những nghề nghiệp sinh sống kể trên thì việc dạy kinh Vêđa, làm chủ tế
lễ và nhận lễ vật là 3 công việc chỉ dành riêng cho Brahman, ngay cả Kshatriya cũng không được với tới.
Đối với Ksatrya: Ngoài các công việc nêu phía trên thì trong thời kì khốn khó,
Kshatriya cũng có thể làm công việc của đẳng cấp dưới (Vaisya) như công việc canh
tác và buôn bán các thứ hàng vốn quy định cho Vaisya nhưng tuyệt đối không được
nghĩ tới nghề nghiệp cao hơn mình (Brahman).
Đối với Saishya: Tương tự như hai đẳng cấp trên, nếu Vaisya không thể sống bằng
việc thực hiện nghề nghiệp của mình thì có thể sống lối sống của Sudra, nhưng không
được làm những việc bị cấm đối với mình.
Đối với Sudra: Sudra còn có một nghề nghiệp đặc biệt là làm nô lệ. Nô lệ ở Ấn Độ
cổ đại thường được gọi là Dasa. Nô lệ tù binh, nô lệ phạm tội, nô lệ vì nợ, nô lệ xuất
thân là dân tự do Aryan bị bần cùng hóa, tự bán mình hay cha mẹ bán, nô lệ do cha
mẹ là nô lệ đẻ ra, ...
Về chế độ sở hữu tài sản: Đẳng cấp
Chế độ sở hữu tài sản Brahman
Là người sở hữu nhiều đất đai và tài sản nhất (nhiều hơn
cả vua). Có quyền vô thượng trong việc sở hữu tài sản và
họ coi tất cả của cải trong xã hội là của họ, họ có quyền
nhận tài sản biếu tặng từ các đẳng cấp khác. Những tài sản
đã ban cho Brahman là vĩnh viễn và không bị thu hồi. Ksatrya
Họ nắm được quyền cai quản xã hội nhưng không có quyền
động đến tài sản của Brahman. Trên danh nghĩa, vua là
người có quyền sở hữu và quản lý tối cao đối với ruộng đất
tuy nhiên vua không thể sở hữu tài sản của Brahman. Saishya
Họ được chia một phần ruộng đất và phải có trách nhiệm
đối với ruộng đất mình được chia. Sudra
Đây là đẳng cấp không được sở hữu tài sản và còn có thể
bị chiếm đoạt tài sản mà họ có. Sudra không được tích lũy
tài sản nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ họ vẫn có
thể sở hữu tài sản riêng nếu thành viên của 3 đẳng cấp trên
bố thì cho họ tài sản thì tài sản đó sẽ là tài sản sở hữu riêng của Sudra.
b. Sự phân biệt về chính trị:
Đối với Brahma: được khẳng định là đẳng cấp có địa vị cao quý nhất, trong sạch
nhất. Đây là đẳng cấp cao quý nhất, tinh túy nhất trong loài người. Do đó Brahma
có quyền lực nhất về chính trị vì vậy các varna bên dưới phải cung kính họ.
Đối với Ksatrya: Các thư tịch cổ Ấn Độ đều khẳng định vua là người có quyền hành
cao nhất trong việc cai trị nhà nước. Theo luật Manu, vua là người xuất thân từ đẳng
cấp Ksatrya, vua còn là người đứng đầu quân đội và được đấng tối cao ủy thác để
tiến hành các nghi lễ hiến tế, duy trì, bảo vệ sự ổn định về kinh tế- xã hội cho đất
nước [8]. Tuy vậy, địa vị và quyền lực của các Ksatrya vẫn thấp hơn Brahma, bị
Brahma chi phối trong việc quản lý đất nước.
Đối với Saishya: họ có địa vị xã hội của người dân lao động, là đẳng cấp bị trị [9].
Đôi khi họ bị xếp đồng loại với Sudra.
Đối với Sudra: có địa vị thấp nhất trong hệ thống Varna. Họ là những kẻ tôi tớ, chỉ
có một bổn phận là phục dịch cho đẳng cấp bên trên một cách vô điều kiện, không
được kêu ca, oán thán. Tuy nhiên, Sudra không phải là nô lệ, họ chỉ là tầng lớp thấp
nhất trong cư dân tự do và là đẳng cấp bị trị như Vaisya.
c. Sự phân biệt về mặt tôn giáo
Đối với Brahman: Trước hết, họ có quyền lợi, nghĩa vụ và bổn phận giảng dạy,
nghiên cứu kinh Vêđa và thực hiện các nghi lễ tôn giáo [10]. Thứ hai, Brahman phải
là những người thông hiểu kinh Vêđa và được coi là đẳng cấp trung gian giữa thần và người
Đối với Kshatriya: Họ cũng là những người thông hiểu kinh Vêđa và có nghĩa vụ,
bổn phận cũng như quyền lợi trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo (Manu, điều
100, chương XII). Tuy Kshatriya không phải là chủ các buổi lễ, nhưng họ là người
quyết định tổ chức lễ tế, lựa chọn và mời các chủ lễ và cũng là người quyết định
những thành phần sẽ tham gia vào lễ tế chứ không phải là Brahman (Ramayana).
Đối với Vaisya: họ là những người “sinh ra hai lần”, có nghĩa vụ học và hiểu biết
kinh Vêđa và thực hành các nghi lễ tôn giáo. Vaisya là người chuẩn bị các đồ hiến
tế, dâng lễ vật và phục vụ trong những nghi lễ này. Họ cũng chính là thành phần
đông đảo nhất tham gia vào các lễ hiến tế hay những nghi lễ tôn giáo.
Đối với Sudra: họ bị nghiêm cấm thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Sudra không được
làm các nghi thức tôn giáo. Sudra không được nhìn người ra đời hai lần thực hành
nghi lễ tôn giáo. Họ cũng không được nhìn người ra đời hai lần nấu thức ăn cúng tế.
d. Sự phân biệt về mặt hôn nhân, gia đình:
Theo Manu, hôn nhân cũng là cách thức để con người thể hiện dharma của mình.
Hôn nhân đưa hai con người khác nhau về chung một con đường tiến tới cùng một
mục đích là duy trì sự phát triển của gia đình, xã hội. Hôn nhân Hindu giáo hưởng
tới những mục đích chính như: Thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo, tiến hành các nghi
lễ thờ cúng (dhamma sampatti), sinh con cái nối dõi để người cha sau khi chết không
bị đày ải ở địa ngục và hưởng sung sướng và sự giải thoát (praja sampatti), thực hiện
khát khao, thỏa mãn khoái cảm tình dục (rats palam). Trong đó, việc thực hiện hôn
nhân theo đúng các nghi lễ tôn giáo truyền thống giữ một vai trò quan trọng đối với mọi đẳng cấp.
Trong Luật Manu những quy định cụ thể về hôn nhân và những loại hình hôn nhân
được đề cập khá chi tiết.
Những quy định cụ thể về hôn nhân: Về cơ bản, tôn giáo và luật pháp Ấn Độ cổ đại
không khuyến khích và đề cao chế độ đa thê (poligam), thông thường người đàn ông
chỉ lấy duy nhất một vợ. Dù trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp cưới hai ba vợ
nhưng chủ yếu chỉ xảy ra đối với những người giàu có và là đẳng cấp trên trong xã
hội như: tăng lữ, vua, quý tộc. Theo truyền thống một người shudra chỉ có thể lấy
một người vợ là Shudra nhưng một người Vaishya có thể lấy một vợ thuộc Vaishya
và một người vợ Shudra, một người thuộc Ksatrya có thể lấy một vợ thuộc đẳng cấp
mình và hai vợ thuộc hai đẳng cấp dưới, một người thuộc đẳng cấp Brahman có thể
lấy một vợ thuộc đẳng cấp Brahman và ba người vợ thuộc ba đẳng cấp dưới [Manu,
điều 13 chương III]. Như vậy, dù không khuyến khích đa thê nhưng trong những
trường hợp đặc biệt thì những người đàn ông thuộc ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy
thêm vợ nếu muốn nhưng với điều kiện người vợ đầu tiên (tức vợ cả) phải thuộc
cùng đẳng cấp với mình, những người vợ tiếp theo phải là người thuộc đẳng cấp
dưới “trong lần kết hôn đầu tiên, người ra đời hai lần được khuyên là nên lấy (vợ)
cùng vama nhưng những hành động theo tình yêu có thể lấy vợ theo thứ tự trực tiếp (của các vara).
Hôn nhân trong Manu được quy định rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ. Những chàng
trai thuộc ba đẳng cấp trên sau khi hoàn thành việc học tập (kinh sách) sẽ trở về nhà
và bắt đầu một giai đoạn mới cao hơn về thể chất, đạo đức, tinh thần. Đó là việc
chọn cưới vợ và trở thành một người chủ gia đình. Việc kết hôn rất quan trọng và
được tiến hành khá phức tạp tùy thuộc vào từng đẳng cấp từ việc chọn vợ phải có
tên dễ nghe, thân hình dễ ưa và quan trọng hơn cả là phải cùng đẳng cấp.
Thường thì người đàn ông thuộc đẳng cấp nào thì lấy một vợ thuộc đẳng cấp đó.
Manu phê phán những người đàn ông được tái sinh nếu cưới những người vợ của
đẳng cấp dưới (shudra), cho đó là ý nghĩ điên rồ vì họ sẽ sớm làm mất danh dự gia
đình đồng thời những đứa trẻ sinh ra sẽ thuộc đẳng cấp shudra.
Trong đó, hôn nhân tốt đẹp và cao quý nhất là Brahma thường được tiến hành trong
các gia đình đẳng cấp Balamôn, hôn nhân Daiva là cuộc hôn nhân mang đậm âm
hưởng và màu sắc của các nghi lễ tôn giáo...Trong số các loại hình hôn nhân thì loại
hôn nhân Gandhara là cuộc hôn nhân duy nhất được thực hiện dựa trên cơ sở tình
yêu và sự tự nguyện đến với nhau. Hôn nhân này không cần sự đồng ý của bố mẹ,
không cần đến các lễ nghi tôn giáo và thường không công khai.
Bên cạnh những quy định về việc kết hôn cùng đẳng cấp, các thư tịch cũng chỉ ra hệ
quả của sự vi phạm những quy định đó sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc (ví dụ: bị
trục xuất ra khỏi đẳng cấp, giáng đẳng cấp, bị phạt tiền, con cái của họ không được
xếp vào đẳng cấp nào, là tầng lớp tận cùng trong xã hội...).
e. Sự phân biệt về việc đặt tên, ăn mặc giao tiếp
Đối với người Ấn Độ cổ đại việc đặt tên cho đứa bé khi ra đời là một nghi lễ thiêng
liêng và quan trọng. Việc đặt tên phải được tiến hành theo đúng quy định về mặt thời
gian, thời điểm. Quan trọng hơn cả là việc lựa chọn tên cũng phải tuân thủ theo đúng
quy định và phải phù hợp với đẳng cấp của đứa trẻ. Đứa trẻ thuộc đẳng cấp nào thì
phù hợp với tên gọi, từ ngữ của đẳng cấp đó. Ngoài những tên do cha mẹ lựa chọn
phù hợp với trật tự đẳng cấp thì con cái của các cuộc hôn nhân không theo đúng trật
tự Varna cũng có những tên gọi riêng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Qua sự phản ánh của các thư tịch cho thấy mỗi đẳng cấp ở Ấn Độ đều có sự khác
biệt về cách ăn, mặc và phải phù hợp với đẳng cấp mình. Người Ấn Độ cổ đại rất
coi trọng việc ăn uống, điều đó được thể hiện rất rõ bằng một hệ thống những quy
định về thức ăn, cách ăn cho các đẳng cấp trong các thư tịch. Đối với những người
ra đời hai lần, các thư tịch không chỉ quy định về lượng thức ăn được sử dụng mà
còn đưa ra một hệ thống các quy định chung rất nghiêm ngặt những thực phẩm nào
được dùng hoặc không được dùng làm thức ăn. Đặc biệt là những quy tắc dùng thịt
và kiêng thịt. Người ra đời hai lần chỉ được dùng thịt làm thức ăn khi cúng tế, cho
nên dùng thịt trong các trường hợp khác bị coi là vi phạm quy tắc. Họ nên kiêng tất
cả các loại thịt vì đây là một phần trong việc thực hiện các kỳ công khổ hạnh, kiêng
thịt được coi là thành quả lớn.
Sự phân biệt giữa các chủng tính là rất khắc nghiệt, khó vượt qua được bức tường
ngăn cách chủng tính này với chủng tính khác. Đôi khi cũng có những trường hợp
thay đổi thành phần chủng tính, nhất là giữa hai chủng tính trên, nhưng đó là những
trường hợp cá biệt, hãn hữu. Chủng tính của mỗi người cũng như thân phận của họ
nói chung đã định sẵn từ khi lọt lòng mẹ và suốt đời không thể cải biến thành phần.
Những người ở chủng tính khác nhau lại không được cùng ngồi, cùng đi với nhau
nữa. Đó là một chế độ xã hội hết sức bất công và đầy tội ác, kìm hãm sự phát triển
của xã hội Ấn Độ cổ đại. Tàn dư của nó kéo dài mãi về sau này trong suốt cả thời
đại phong kiến Ấn Độ dưới hình thức chế độ đẳng cấp Caste và cho đến tận ngày nay vẫn còn.
Cơ sở của chế độ đẳng cấp Varna là sự bất bình đẳng và áp bức, bóc lột đã xuất hiện
và phát triển trong xã hội chiếm hữu nô lệ tảo kỳ ở Ấn Độ. Nhưng một khi chế độ
đó đã hình thành rồi, thì nó được coi như là một trật tự xã hội vĩnh cữu, là kết quả
của ý muốn của thần thánh và như vậy là nó được người ta tìm cho nó một cơ sở lý
luận tôn giáo. Theo những tín ngưỡng tôn giáo phổ biến nhất thời bấy giờ thì vị thần
sáng tạo ra vạn vật là Brahma. Chính đấng tối cao đó đã sinh chủng tính Bà La Môn
từ miệng của thần ra, chủng tính Kshatriya từ tay ra chủng tính Vaicya từ bụng ra và
chủng tính Shudra từ chân ra.
Như vậy, tại Ấn Độ xuất hiện một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ đẳng cấp
Varna, cũng gọi là chế độ “chủng tính”. Ở một số nước khác như Ai Cập, Lưỡng Hà
cổ đại, tuy cũng có chế độ đó, nhưng không đâu điển hình bằng Ấn Độ.
III. Chế độ đẳng cấp Jati. 1. Nguồn gốc.
Có rất nhiều quan điểm về nguồn gốc của hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại và trung
cổ, tập trung vào các yếu tố ý thức hệ hoặc các yếu tố kinh tế xã hội. Có quan điểm
cho rằng đẳng cấp Jati bắt nguồn từ bốn varna. Quan điểm này đặc biệt phổ biến
trong giới học giả thời thuộc địa Anh và được trình bày rõ ràng bởi Dumont, người
đã kết luận rằng hệ thống này đã được hoàn thiện về mặt ý thức hệ từ vài nghìn năm
trước và vẫn là thực tế xã hội cơ bản kể từ đó. Có quan điểm cho rằng đẳng cấp Jati
bắt nguồn từ lịch sử kinh tế, chính trị và vật chất của Ấn Độ.
Jeaneane Fowler (một giáo sư triết học và nghiên cứu tôn giáo) nói rằng không thể
xác định được lý do và cách thức ra đời của Jati [11] . Mặt khác, Susan Bayly tuyên
bố rằng hệ thống Jati xuất hiện vì nó mang lại nguồn lợi thế trong thời kỳ nghèo đói
trước độc lập, môi trường chính trị đầy biến động và sự bất ổn kinh tế [12].
Theo nhà nhân chủng học xã hội Dipankar Gupta, các bạng hội đã phát triển trong
thời kì Mauryan và kết tinh thành Jati vào thời hậu Mauryan với sự xuất hiện của
chế độ phong kết ở Ấn Độ. Tuy nhiên nhiều học giả khác tranh cãi về thời điểm và
cách thức Jati phát triển trong lịch sử Ấn Độ.
Theo Basham, văn học Ấn Độ cổ đại thường đề cập đến Varna nhưng hầu như không
bao giờ đề cập đến Jati như một hệ thống các nhóm trong Varna [13] . Ông kết luận
rằng “Nếu đẳng cấp được định nghĩa là một hệ thống nhóm trong giai cấp, thường
là nội sinh, cộng sinh và ngoại trừ nghề thủ công thì chúng ta không có bằng chứng
xác thực nào về sự tồn tại của nó cho đến những thời điểm tương đối muộn.”
Văn bản Adipurana cũng thảo luận về mối quan hệ giữa Varna và Jati. Theo
Padmanabh Jaini (một giáo sư nghiên cứu nói về Ấn Độ Giáo, trong Kỳ Na giáo và
Phật giáo) văn bản Adi Purana nói rằng: “Chỉ có một Jati được gọi là manusyajati
hoặc đẳng cấp con người, nhưng sự phân chia nảy sinh do các nghề nghiệp khác nhau của họ”.
Xét một cách cặn kẽ, đẳng cấp (Varna) và đẳng cấp (jati) là hai thể chế xã hội khác
nhau, mặc dù người ta thường cho rằng đẳng cấp Jati tương ứng với varna. Jati nghĩa
là “sinh ra” là một hệ thống thứ bậc xã hội được sắp xếp dựa theo sự trong sạch, cao
nhất là Bà La Môn còn thấp nhất trong các đẳng cấp là “tiện dân”, bị cho là không
trong sạch. Mặc dù hệ thống đẳng cấp không phụ thuộc vào tài sản, những người
thuộc đẳng cấp cao nhất thường là những người giàu có nhất. Rõ ràng là những người
thuộc đẳng cấp thấp sẽ không có đặc quyền đặc lợi kiểm soát những nguồn tài nguyên.
Như vậy, thuật ngữ Jati xuất hiện trong hầu hết các ngôn ngữ Ấn Độ và có liên quan
đến ý tưởng về dòng dõi hoặc nhóm thân tộc.
2. Nội dung của chế độ đẳng cấp Jati.
Trong thời cổ đại, mỗi jati được quản lý bởi hội đồng đẳng cấp của riêng mình và đó
là phong tục chung để có một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Các thành viên của jati
kế thừa hoạt động nghề nghiệp của những người đi trước. Điều này đặc biệt đúng
đối với các lâu đài chuyên về hàng thủ công và dịch vụ, cũng như những người làm
nghề chăn gia súc và du mục. Nhiều tầng lớp được liên kết với nhau bằng các mối
quan hệ hàng đổi hàng theo truyền thống được xác định bởi các sản phẩm và dịch vụ.
Ở mỗi jati có những phong tục khác nhau liên quan đến thực phẩm và quần áo, đôi
khi họ thậm chí có ngôn ngữ riêng và trong một số trường hợp thậm chí là thần thánh
của riêng họ, khi điều này xảy ra, những người chịu trách nhiệm về các tôn giáo là
thành viên của chính jati và không phải là Bà La Môn. Trong Ấn Độ giáo, người ta
coi việc thuộc về một jati là một trở ngại để giải phóng bản thân khỏi những kiếp
luân hồi, tức là tiếp cận với moksha, giải thoát tâm linh.
Theo hệ thống Jati, một người được sinh ra trong một Jati với các vai trò xã hội được
chỉ định và chế độ nội hôn, tức là hôn nhân chỉ diễn ra trong Jati đó. Jati cung cấp
bản sắc, an ninh và địa vị và trong lịch sử đã sẵn sàng để thay đổi dựa trên các ảnh
hưởng kinh tế, xã hội và chính trị. Trong tiến trình lịch sử Ấn Độ, các yếu tố kinh tế,
chính trị và xã hội khác nhau đã dẫn đến sự đóng cửa và xáo trộn liên tục trong các
cấp bậc xã hội phổ biến có xu hướng trở thành hệ thống cấu trúc xã hội truyền thống, cha truyền con nối.
Một Jati có thể cải thiện vị trí của mình trong hệ thống giai cấp bằng cách thăng tiến
về kinh tế và cạnh tranh với các nhóm xã hội bằng tiền bạc và quyền lực. Đồng thời,
một Jati cũng có thể thăng tiến trong hệ thống phân cấp đẳng cấp. Tính di động trong
hệ thống đẳng cấp đã được học giả MN Srinivas gọi là "Phạn ngữ hóa". Để giành
được vị trí trong quá trình này, Jati thấp hơn sao chép thói quen và kiểu hành vi của
jati thống trị trong khu vực. Điều này có thể có nghĩa là jati thấp hơn sẽ đổi tên thành
jati cao hơn, áp dụng chế độ ăn chay, tuân theo các thực hành tôn giáo chính thống
hơn, xây dựng một ngôi đền, và đối xử với phụ nữ của mình theo cách bảo thủ hơn.
Loại mô phỏng sẽ phụ thuộc vào thói quen của jati thống trị được sao chép. Nếu jati
có thể được chấp nhận với tên mới, lịch sử mới và địa vị mới, thì sẽ gả con gái của
mình cho các thành viên của jati mà nó đang tìm cách trở thành thành viên.
IV. Vai trò của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ cổ- trung đại.
1. Vai trò đối với kinh tế
Jawaharlal Nehru cho rằng “không phải chỉ có kinh tế quốc gia mà bản thân tư tưởng
cũng trở nên ngưng đọng, cứng nhắc, không phát triển, không tiến bộ… Những chỗ
yếu kém và thất bại cơ bản của hệ thống đẳng cấp và cơ cấu xã hội nó đã làm thoái
hóa đông đảo quần chúng và không tạo ra cho họ cơ may đạt được cái gì ngoài thân
phận đó, về giáo dục, văn hóa hoặc kinh tế- sự thoái hóa đó đưa đến sự đe dọa cho
tất cả bao gồm trong phạm vi của nó, cả những giai cấp trên.
Nó đưa đến tình trạng tê liệt đã trở thành nét chủ đạo của kinh tế và đời sống Ấn Độ.”
Đối với nền kinh tế Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cấp đã hợp pháp hóa sự phân công
lao động xã hội, tạo ra những nhóm người làm các công việc khác nhau với tính
chuyên môn hóa cao nhưng trình độ sản xuất thấp, trong đó có những người ăn bám
và những người lao động chân tay, những người phục vụ. Bên cạnh đó, chế độ đẳng
cấp ở Ấn Độ cũng góp phần bảo tồn nền kinh tế tự nhiên, trì trệ kéo dài.
2. Vai trò đối với chính trị- xã hội.
Việc tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng cho chúng ta thấy
vai trò tích cực và những hạn chế của nú đối với xã hội Ấn Độ cổ đại.
Trước hết, chế độ đẳng cấp góp phần duy trì được một trật tự xã hội, luân lý, đạo
đức văn hoá của Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử mà các dân tộc khác không có
được ngoại trừ văn minh Trung Hoa. Sở dĩ tính liên tục của văn hoá truyền thống Ấn
Độ được bảo đảm là nhờ chế độ đẳng cấp, luân lý đạo đức được duy trì có gốc rễ từ
Dharma. Dharma là kỉ luật, việc chấp nhận và tuân theo Dharma cũng là bổn phận
của mỗi thành viên trong xã hội. Người Ấn Độ dường như không bao giờ có ý định
thay đổi đẳng cấp được quy định cho mình, coi đó là một sự sắp đặt có tính chất tiền định.
Chế độ đẳng cấp còn góp phần tạo nên phong cách ăn mặc, cư xử độc đáo của người
Ấn Độ. Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới, luật pháp lại có những quy định
chặt chẽ và cụ thể về cách ăn mặc, giao tiếp như Ấn Độ. Người Ấn Độ nổi tiếng là
sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh cơ thể, mỗi thành viên trong xã hội phải chú trọng đến ăn
mặc và vệ sinh như là một biểu hiện của sự thành kính tôn giáo và thực hiện quy tắc
đẳng cấp. Về quan hệ xã hội, người Ấn Độ cũng được biết đến là một dân tộc lễ độ
hoà nhã, hiểu khách trong giao tiếp.
Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại cùng với công xã nông thôn có tác động
tiêu cực không chỉ đối với đời sống vật chất và còn ghi dấu ấn sâu đậm trong đời
sống tinh thần tư tưởng tôn giáo của người dân Ấn Độ. Chính những đặc điểm của
chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại như tính xơ cứng tính khắc nghiệt cũng đã nói nên
phần nào những tác động tiêu cực của nú. Chế độ đẳng cấp đã hạn chế lý trí con
người, biến con người trở thành công cụ ngoan ngoãn của những giáo lí tôn giáo,
những quan niệm trật tự xã hội. Pháp luật, tôn giáo luôn luôn bảo vệ những quyền
lợi của các đẳng cấp trên, những đẳng cấp dưới phải phục tùng hầu hạ và bị phân
biệt đối xử nghiệt ngã trên nhiều phương diện của cuộc sống từ kinh tế, chính trị, tôn
giáo, luật pháp cho đến các quan hệ xã hội. V. Kết luận
Tóm lại, sau những gì chúng ta tìm hiểu có thể thấy được lịch sử của Ấn Độ đầy phong
phú và đa dạng. Đặc biệt, là chế độ phân biệt đẳng cấp của Ấn Độ có sức ảnh hưởng
đầy to lớn đến Ấn Độ không chỉ ở trong lịch sử mà còn kéo dài đến tận ngày nay. Chế
độ phân biệt chủng tộc ảnh hưởng đến chính trị, văn hóa, xã hội. Và cũng do ra đời
trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp đã góp phần quan trọng trong việc
trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên giúp xã hội Ấn Độ
cổ đại duy trì được sự ổn định. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt
đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ khiến cho sự phát triển của
Ấn Độ bị kìm hãm đặc biệt là ảnh hưởng sâu lặng trong vùng nông thôn Ấn Độ