Chủ đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải | Trường đại học Lao động - Xã hội

Chủ đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Chủ đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Kỹ năng của hòa giải viên trong giải quyết tranh
chấp thương mại bằng hòa giải. Vận dụng kỹ năng đó,
vào vai hòa giải viên để giải quyết 1 tình huống giả định.
Họ và tên sinh viên: Ninh Khắc Nam
Mã sinh viên: 1116080031
Lớp tín chỉ: D16LK02
Lớp niên chế: D16LK01
Họ và tên giảng viên: Đào Xuân Hội
HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………..….1
I. KHÁI QUÁT CHUNG ……..……………………………………...2
1. Khái niệm hòa giải thương mại………….…………………………..2
2. Các phương thức.................................................................................3
3. Phạm vi...............................................................................................4
4. Nguyên tắc..........................................................................................5
5. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại....................................................5
6. Ưu và nhược điểm của hòa giải thương mại.........................................7
II.KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI .......................................8
1. Kỹ năng chuẩn bị hòa giải...............................................................8
2. Kỹ năng trong khi hòa giải..............................................................9
3. Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc..............................................10
III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH…………….………………….…....…..11
1. Tóm tắt vụ việc…………………………………………………….…..11
2. Tiến hành hòa giải…………………………………………...……..….12
KẾT LUẬN………………………………………………………...14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...………15
MỞ ĐẦU
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh
chấp thương mại gồm thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại Toà
án. Tuỳ vào tình hình thực tế các bên muốn giải quyết tranh chấp chọn
hình thức thích hợp để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Toà án phương thức giải quyết tranh chấp tại quan quyền lực Nhà
nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án
hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không sự tự nguyện
tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà
nước. Toà án nhân dân cấp huyện thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
thẩm tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
nhân, tổ chức đăng kinh doanh với nhau đều mục đích lợi
nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa, các
quan hệ kinh doanh ngày càng đa dạng phong phú. Song song với các
quan hệ kinh tế thì tất yếu sẽ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích dẫn đến tranh
chấp trong kinh doanh, thương mại. Các tranh chấp này được giải quyết
thông qua nhiều hình thức khác nhau, như: thương lượng, hòa giải, trọng
tài thương mại hoặc giải quyết tại Tòa án. Hiện nay, phương thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án vẫn chiếm ưu thế
Việt Nam.
Từ những phân tích tên, thể thấy việc được những kỹ năng để
tham gia hòa giải là quan trọng đến mức nào. Vậy những kỹ năng đógì?
Áp dụng ra sao? Những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp thông qua đè tài mà em
chọn: Kỹ năng của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại
bằng hòa giải. Vận dụng kỹ năng đó, vào vai hòa giải viên để giải quyết 1
tình huống giả định”.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.Khái niệm hòa giải thương mại:
Khái niệm hòa giải đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong nhiều
khía cạnh của đời sống cộng đồng, gia đình các đơn vị chính quyền. Thuật
ngữ a giải được s dụng không chỉ để miêu tả việc giải quyết tranh chấp
giữa nhân với nhân còn việc giải quyết tranh chấp giữa các nhóm
lợi ích, giữa các dân tộc hoặc c quốc gia với nhau để tìm kiếm tiếng nói
chung, tạo lập hòa bình. nhiều học giả đã định nghĩa về hòa giải trong
những cuốn từ điển, sách về quản lý xung đột, giải quyết tranh chấp ngoài tố
tụng, các học thuyết về hòa giải, v.v..
Về tổng quát, a giải được hiểu , phương pháp để giải quyết tranh chấp
quá trình mà tại đó hòa giải viên thương mại tạo điều kiện giao tiếp đàm
phán giữa các bên để hỗ trợ họ trong việc đạt được một thỏa thuận tự nguyện
về tranh chấp của họ. Trong quá trình hòa giải, vai trò của hòa giải viên
thương mạibên thứ ba trung lập, không can thiệpu vào nhữngu thuẫn
bất đồng của các bên. Hòa giải viên thương mại chỉ dừng lại việc khuyến
khích trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang nh thực tế mà tất ccác
bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xemt, nghiên cứu những lợi ích
và nhu cầu của họ.
Trên thế giới có hai thuật ngữ: trung gian hòa giải (mediation) hòa giải
(conciliation) để chỉ c biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài t tụng s
tham gia của một n th ba độc lập nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các bên đạt được
sự đồng thuận trong giải quyết mâu thuẫn. Đây đều biện pháp giải quyết
tranh chấp trong đó các bên thương ợng, tìm kiếm giải pháp cho xung đột
của họ với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập. Cả hai biện pháp giải quyết
tranh chấp y đều là quá trình đòi hỏi các yêu cầu nghiêm c v bảo mật,
2
trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp các bên luôn khả năng kiểm soát
sự việc kết quả. Trong phần lớn c trường hợp, thuật ngữ trung gian hòa
giải (mediation) a giải (conciliation) được sử dụng thay thế nhau, không
phân biệt. Tuy nhiên, giữa trung gian hòa giải a giải điểm khác nhau
thể hiện ở: vai trò của bên thứ ba quy trình tiến nh giải quyết tranh chấp.
Cụ thể:
-Vai t của bên thứ ba: Trong hoạt động trung gian a giải, người trung
gian vai trò tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy c bên đ cácn hiểu vấn đề
xung đột giữa họ, c định quyền lợi mỗi n hướng tới tìm kiếm một
giải pháp hài hòa. Các n tranh chấp đóng vai trò trung tâm còn người trung
gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ.
Trong hoạt động a giải, hòa giải viên thương mại đóng một vai trò u
hơn trong việc giải thích khía cạnh pháp của vấn đề, nêu những lời khuyên
với các bên, đề xuất giải pháp.
-Về quy trình: Quy trình hòa giải thường cấu trúc ít chặt chẽ, ít bài bản
hơn trung gian hòa giải; dụ trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương
mại thường gặp gỡ các bên một cách tách biệt, còn với trung gian hòa giải, quy
trình thường linh hoạt hơn y thuộc từng vụ việc cụ thể việc t chức hòa
giải thường là tách biệt hoặc gặp mt.
2.Các phương thức:
Để giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, thông thường 4
phương thức để các bên có thể lựa chọn:
- Thương lượng giữa các bên;
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hòa giải;
- Giải quyết tại Trọng tài thương mại;
- Giải quyết tại Tòa án.
3
Mỗi phương thức đều những ưu nhược điểm khác nhau. Trong bài
viết này tác giả xin phép chỉ đề cập đến phương thức hòa giải.
Hòa giải theo Từ điển Tiếng Việt nghĩa “thuyết phục, giúp cho ổn
thỏa tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các bên”.
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức bảo vệ lợi ích
hợp pháp bị xâm hại sự tham gia của hòa giải viên, giúp các bên tranh chấp
đạt được một thỏa thuận, chấm dứt xung đột hay xích mích một cách ổn thỏa.
Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, phương thức hòa giải
trong việc giải quyết tranh chấp có thể chia làm 2 loại:
- Hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ
luật tố tụng Dân sự năm 2015)
- Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài
thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02
năm 2017 quy định về hòa giải thương mại).
Đối với phương thức hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án, đây
hoạt động được thực hiện một cách chủ động bởi các chủ thể tiến hành tố
tụng theo trình tự, thủ tục pháp luật về tố tụng dân sự. Còn bài viết này chỉ tập
trung đi vào phương thức hòa giải được thực hiện một cách chủ động bởi các
bên tranh chấp, đó hòa giải theo thỏa thuận của các bên - một phương pháp
mang lại nhiều ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thương mại.
3.Phạm vi
Hòa giải thương mại được lựa chọn để giải quyết đối với các tranh chấp
sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên hoạt động thương
mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên pháp luật quy định được giải quyết
bằng hòa giải thương mại.
4
4. Nguyên tắc:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ mật, trừ
trường hợp các bên thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật quy định
khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm
quyền của bên thứ ba.
5. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại:
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên thỏa
thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải thể được xác lập dưới hình thức điều
khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng được
xác lập bằng văn bản.
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa
giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa
giải viên thương mại vụ việc5 do Sở pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương công bố. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa
giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải
thương mại.
Các bên quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương
mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường
hợp các bên không thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên
thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại
thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên được các bên
chấp thuận.
Tranh chấp thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành
theo thỏa thuận của các bên. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải,
hòa giải viên thương mại đều quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh
5
chấp. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên
hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận.
Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải
thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành hiệu lực thi hành đối với các bên
theo quy định của pháp luật dân sự.
Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự. Khi muốn được công nhận được thi hành theo
pháp luật về thi hành án dân sự, một hoặc cả hai bên đơn yêu cầu Tòa án
công nhận. Các điều kiện thủ tục công nhận được quy định tại chương
XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải
thành ngoài Tòa án hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
6. Ưu và nhược điểm của hòa giải thương mại:
Hiện nay, lựa chọn hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp đang
phương pháp được sử dụng phổ biến rộng rãi các nước phát triển hiện nay
như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc,… bởi những ưu điểm của phương
pháp này so với phương pháp tố tụng tòa án, có thể kể đến như sau:
- Đây phương pháp được thực hiện với thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết
kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự.
- Với những quy định về cách thức thực hiện phương pháp hòa giải thương
mại theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP được phân tích mục 2.3 cho thấy với
phương pháp này, các doanh nghiệp nhiều hội trong việc lựa chọn một
quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp phức tạp. Ngoài ra, khi tham gia
hòa giải, với tinh thần thiện chí hợp tác, các doanh nghiệp cũng dễ đạt được
thỏa thuận một cách nhanh chóng hơn so với phương pháp giải quyết tranh chấp
theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.
6
- Đối với phương pháp hòa giải trong thương mại, các doanh nghiệp
quyền tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả. Trong
quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ hội được
đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. Đây là ưu điểm
khá nổi trội của phương pháp này so với các phương pháp tố tụng khác vốn khó
dự đoán trước được kết quả.
- Đây còn phương pháp giải quyết tranh chấp mang tính thân thiện rất
cao. Thông qua hòa giải, các doanh nghiệp hội thể hiện thiện chí, hiểu
thông cảm cho nhau hơn, giúp họ tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh
đối tác. Đây cũng chính mục đích cuối cùng của các bên mong muốn đạt
được khi thực hiện các hoạt động thương mại.
- Một ưu điểm nữa của phương pháp hòa giải trong thương mại mang lại
nhiều lợi ích cho các bên tham gia quan hệ pháp luật này chính việc không
công khai quá trình hòa giải. Với lợi thế này, tên của các bên tranh chấp không
bị tiết l ra ngoài, tránh nguy ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các
doanh nghiệp đó.
II. KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1. Kỹ năng chuẩn bị hòa giải
a/ Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ
Trong bước chuẩn bị này, hòa giải viên phải chuẩn bị những hồ cần
thiết bao gồm hồ của các bên trong quan hệ tranh chấp, hồ của hòa giải
viên.
Để thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ được hoàn thiện thì việc cung cấp
các thông tin cũng như bằng chứng, chứng cứ liên quan đến vụ việc hòa giải
thì hòa giải viên cũng cần tiến hành yêu cầu các bên cung cấp.
b/ Kỹ năng tiếp nhận và phân tích hồ sơ
7
– Kỹ năng tiếp nhận thông tin: hòa giải viên cần tiếp nhận thông tin từ mọi
nguồn cung cấp tuy nhiên phải biết tiếp nhận chọn lọc, tiếp nhận những
thông tin có độ pháp lý cao nhất.
Kỹ năng đọc, phân tích, đánh giá hồ sơ. Vì hồ sơ các bên cung cấp cho hòa
giải viên rất tràn lan không đầy đủ nên yêu cầu hòa giải viên phải tiếp nhận
hồ một cách chọn lọc, chỉ đọc những tài liệu liên quan đến vụ việc,
những tài liệu không liên quan đến vụ việc có thể bỏ qua.
Đối với các tài liệu, chứng cứ mang tính chất then chốt, quan trọng đối
với vụ việc giải quyết thì cần đưa vào các tài liệu cần để ý.
Khi đọc hồ sơ, hòa giải viên nên cân nhắc điều tra về tính xác thực của
hồ các bên hòa giải luôn luôn cung cấp những hồ sơ, chứng cứ lợi cho
mình giấu nhẹm đi những hồ không lợi cho mình. vậy yêu cầu hòa
giải viên phải nghiên cứu thật kỹ, xác minh lại tính xác thực của hồ sơ.
– Kỹ năng lựa chọn cơ sở pháp lý
Hòa giải viên phải lựa chọn sở pháp phù hợp nhất, đúng nhất với vụ
việc. Phải cập nhật được những thông tư, nghị định mới nhất để áp dụng vào vụ
việc, tránh sử dụng những tài liệu đã hết hiệu lực
Ngoài ra, hòa giải viên cũng cần nghiên cứu thêm những bộ luật, nghị định
thông tư có liên quan khác để áp dụng vào vụ việc.
2. Kỹ năng trong khi hòa giải
Đây là bước quan trọng ý nghĩa quyết định, Hòa giải viên cần làm
những việc sau:
Thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hòa giải, trực tiếp trao đổi với
từng bên, đề cao lẽ phải, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp
phát sinh.
Phương pháp tiến hành hòa giải thường áp dụng dùng uy tín của Hòa
giải viên để giải thích, giáo dục, cảm hóa, động viên các bên tranh chấp tự hòa
8
giải, đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp, bất đồng với phương châm kiên trì,
bền bỉ.
Nắm rˆ đặc điểm, tâm của từng đối tượng (phụ nữ, thanh niên, trẻ em,
người già, …) cũng như tính chất vụ việc (dân sự, hình sự, hôn nhân gia
đình…) để áp dụng “nghệ thuật” hòa giải phù hợp là một trong những yếu tố để
đạt kết quả trong hòa giải.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Hòa giải viên thể gặp gtừng bên hoặc
các bên. Hòa giải viên phân tích, giải thích, chỉ ra những hành vi phù hợp pháp
luật đạo đức hội, hành vi sai trái của mỗi bên với thái độ chân thành,
khách quan, chỉ ra những hậu quả pháp đương sự thể phải
chịu nếu tiếp tục tranh chấp, trên sở đó cảm hóa, thuyết phục các bên tự
nhận ra sai lầm của mình, tự thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.
Không áp đặt ý chí của Hòa giải viên đối với đương sự.
Trường hợp Hòa giải viên trực tiếp chứng kiến vụ việc tranh chấp, xích
mích thì cần can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên,
không để “việcra to”. Đối với những vụ việc như đánh nhau, gây mất an
ninh trật tự cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, trong trường hợp cần thiết cần
thông báo cho Công an cấp xã hoặc cảnh sát khu vực để can thiệp
Mặt khác, các Hòa giải viên phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các
nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc hòa giải hoặc ảnh hưởng đến các
bên tranh chấp.
3. Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc
Khi phiên hòa giải kết thúc, hòa giải viên phải tiến hành lập biên bản hòa
giải.
Trường hợp hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành chữ của
hòa giải viên chữ của các bên hòa giải. Hòa giải viên cần tiếp tục quan
tâm động viên, giúp đỡ, thăm hỏi, nhắc nhở các bên tự nguyện thực hiện thỏa
thuận của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết đó
9
Trường hợp hòa giải không thành việc tiếp tục hòa giải không thể đạt
kết quả, thì Hòa giải viên vẫn phải lập biên bản ghi rˆ do hòa giải không
thành và yêu cầu 2 bên hòa giải ký vào sau đó hướng dẫn cho các bên thực hiện
quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Trường hợp hòa giải thành không thực hiện thì lập biên bản (có một
hoặc các bên tên) để làm sở cho cấp trên giải giải tranh chấp theo thẩm
quyền, bởi vì kết quả hòa giải không có chế tài thực hiện
III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
1.Tóm tắt vụ việc
Công ty A hợp đồng mua 30 tấn bột với công ty B giá
100.000đ/1KG trong đó thỏa thuận giao hàng thành 3 đợt tại kho của công ty
Hoài Minh từ 15 tháng 3 năm 2022 đến 15 tháng 5 năm 2022. Sau mỗi đợt nhận
hàng, công ty Hoài Minh sẽ tiến hành thanh toán
a. Ngày 15 tháng 3 năm 2022, công ty B đã báo trước công ty A để tiến
hành giao 10 tấn bột mì như thỏa thuận. Sau khi nhận hàng, do nhận thấy bột mì
không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận, công ty A đã ngừng thanh toán và
yêu cầu chỉ thanh toán 90.000đ/ 1 KG (phù hợp với chất lượng bột đã nhận)
nhưng bị công ty B từ chối.
b. Ngày 15 tháng 4 năm 2022, công ty B không thông báo trước giao
10 tấn bột tiếp theo đến kho của công ty A. Do không được báo trước nên
công ty A không chuẩn bị trước được kho bãi và không thể nhận hàng được. Do
hàng hóa để bên ngoài, ngấm nước mưa nên đã bị hỏng.
c. Sau 2 đợt giao hàng không thành, công ty B đã không giao tiếp đơn hàng
đợt 3 vào ngày 15/05/2022 cho công ty A như đã thỏa thuận.
Sau sự việc vừa trên, cả 2 bên công ty đã tiến hành gặp mặt đồng
ýđồng ý giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn của mình thông qua hình thức hòa
giải.
2.Tiến hành hòa giải
Mô tả vấn đề:
Vấn đ đầu tiên: công ty A yêu cầu giảm giá đợt giao hàng đầu tiên xuống
còn 90.000đ/1kg do chất lượng bột mì được giao không đạt yêu cầu
10
Vấn đề thứ 2: tranh chấp giữa 2 bên về vấn đề trách nhiệm chịu bồi thường
thiệt hại của đợt giao hàng thứ 2
Vấn đề thứ 3: công ty B không thực hiện nốt đợt giao hàng thứ 3 như đã thỏa
thuận
a) Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp
Tại cuộc họp chung, cả hai bên sẽ cùng bàn bạc, thảo luận, đưa ra những
luận chứng chứng minh quan điểm của mình đề tìm ra giải pháp chung để giải
quyết xung đột. Nếu cả 2 không tìm được tiếng nói chung, hòa giải viên sẽ đưa
ra 1 vài phương pháp đề xuất để 2 bên cân nhắc như sau:
- Với đợt giao hàng đầu tiên, khi Công ty B giao hàng đợt đầu, công ty A
không chấp nhận thanh toán theo giá đã thỏa thuận với lý do hàng không đạt
chất lượng, công ty B có thể giao hàng khác để thay thế hàng kém chất lượng
hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, công ty B yêu cầu công
ty A thanh toán hàng đợt một theo đúng giá thỏa thuận ban đầu là không hợp lý
theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật thương mại 2005. Bên A có
quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy
định tại khoản 1 Điều 39 Bên B phải Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù
hợp với hợp đồng điều 40
=> Đề xuất: Nếu bên B không đồng ý với mức giá bên A yêu cầu, các bên
có thể đề xuất lại mức giá dao động từ 92.000đ-95.000đ/ 1kg
- Ngày 1 tháng 2 năm 2017, công ty B không báo trước mà giao hàng tới
kho của công ty A. Do không được báo trước nên công ty A không chuẩn bị kho
bãi và không thể nhận hàng được. Do hàng hóa để bên ngoài, trời lại mưa nên
đã bị hỏng. Công ty B yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại 30 tấn cà phê hạt
bị hư hỏng là không đúng với quy định pháp luật thương mại. Theo khoản 2
Điều 37 Luật thương mại 2005 thì bên A không có lỗi dẫn đến thiệt hại đó, lỗi
là của bên B. Trong trường hợp những vì việc giao hàng không đúng chủng loại
và chất lượng của bên bán mà bên mua xảy ra thiệt hại thì bên bán phải có trách
nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng quy định tại Điều 40 Luật
thương mại 2005 bên A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các quy định
tại Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005: " Bồi thường thiệt hại là việc bên
vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên
bị vi phạm"
=> Đề xuất: Công ty A sẽ chịu khoảng ¼ giá trị của 10 tấn hàng bị hỏng và
bên B sẽ giảm giá các đợt giao hàng xuống còn 90.000đ/ 1kg để đôi bên cùng có
lợi, không bên nào phải chịu hoàn toàn thiệt hại của đợt giao hàng thứ 2
- Với đợt giao hàng thứ 3, bên B đã không giao hàng như đúng thỏa thuận.
=> Đề xuất: Bên B thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng: giao
nốt 10 tấn bột mì còn lại cho công ty A
11
Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng
dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của pháp luật.
12
KẾT LUẬN
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng mang tính tất yếu khi có
sự tồn tại của hoạt động kinh doanh thương mại. Việc giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo tính lành
mạnh, bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại.
Lĩnh vực kinh doanh thương mại Việt Nam đã hoạt động khá lâu, có nhiều
tranh chấp phát sinh và đã được đưa ra giải quyết. Việc nghiên cứu các cơ chế
pháp luật về kinh doanh thương mại bằng con đường thương lượng và hòa
giải trên mọi phương diện để có phương hướng đúng trong việc hệ thống lại
toàn bộ khung pháp lý điều rất cần thiết.
Dựa vào những lập luận và tình huống được đưa ra, có thể thấy việc
chuẩn bị tốt những kỹ năng thiết yếu trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại qua con đường hòa giải là vô cùng thiết yếu. Bởi khi tranh chấp thương
mại được giải quyết bằng hòa giải một cách hiệu quả, sẽ mang lại môi trường
minh bạch, xây dựng một thể chế kinh doanh thương mại năng động và hiệu
quả. Để hoạt động kinh doanh thương mại Việt Nam phát huy hết khả năng
và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay là điều khó có thể
thực hiện được trong thời gian trước mắt.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thương mại 2005
2. Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam
3. Website Luật Minh Khuê
4. Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội
5. Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12
6. Nghị định 22/2017/NĐ-CP
14
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Chủ đề: Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Kỹ năng của hòa giải viên trong giải quyết tranh
chấp thương mại bằng hòa giải. Vận dụng kỹ năng đó,
vào vai hòa giải viên để giải quyết 1 tình huống giả định.
Họ và tên sinh viên: Ninh Khắc Nam
Mã sinh viên: 1116080031
Lớp tín chỉ: D16LK02
Lớp niên chế: D16LK01
Họ và tên giảng viên: Đào Xuân Hội HÀ NỘI - 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………..….1
I. KHÁI QUÁT CHUNG ……..……………………………………...2
1. Khái niệm hòa giải thương mại………….…………………………..2
2. Các phương thức.................................................................................3
3. Phạm vi...............................................................................................4
4. Nguyên tắc..........................................................................................5
5. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại....................................................5
6. Ưu và nhược điểm của hòa giải thương mại.........................................7
II.KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI .......................................8 1.
Kỹ năng chuẩn bị hòa giải...............................................................8 2.
Kỹ năng trong khi hòa giải..............................................................9 3.
Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc..............................................10
III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH…………….………………….…....…..11
1. Tóm tắt vụ việc…………………………………………………….…..11
2. Tiến hành hòa giải…………………………………………...……..….12
KẾT LUẬN………………………………………………………...14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...………15 MỞ ĐẦU
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh
chấp thương mại gồm thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại và Toà
án. Tuỳ vào tình hình thực tế mà các bên muốn giải quyết tranh chấp chọn
hình thức thích hợp để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan quyền lực Nhà
nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án
hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện
tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà
nước. Ở Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các
quan hệ kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú. Song song với các
quan hệ kinh tế thì tất yếu sẽ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích dẫn đến tranh
chấp trong kinh doanh, thương mại. Các tranh chấp này được giải quyết
thông qua nhiều hình thức khác nhau, như: thương lượng, hòa giải, trọng
tài thương mại hoặc giải quyết tại Tòa án. Hiện nay, phương thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam.
Từ những phân tích tên, có thể thấy việc có được những kỹ năng để
tham gia hòa giải là quan trọng đến mức nào. Vậy những kỹ năng đó là gì?
Áp dụng ra sao? Những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp thông qua đè tài mà em
chọn: “Kỹ năng của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại
bằng hòa giải. Vận dụng kỹ năng đó, vào vai hòa giải viên để giải quyết 1
tình huống giả định”. 1 NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.Khái niệm hòa giải thương mại:
Khái niệm hòa giải đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong nhiều
khía cạnh của đời sống cộng đồng, gia đình và các đơn vị chính quyền. Thuật
ngữ hòa giải được sử dụng không chỉ để miêu tả việc giải quyết tranh chấp
giữa cá nhân với cá nhân mà còn là việc giải quyết tranh chấp giữa các nhóm
lợi ích, giữa các dân tộc hoặc các quốc gia với nhau để tìm kiếm tiếng nói
chung, tạo lập hòa bình. Có nhiều học giả đã định nghĩa về hòa giải trong
những cuốn từ điển, sách về quản lý xung đột, giải quyết tranh chấp ngoài tố
tụng, các học thuyết về hòa giải, v.v..
Về tổng quát, hòa giải được hiểu là phương pháp để giải quyết tranh chấp,
là quá trình mà tại đó hòa giải viên thương mại tạo điều kiện giao tiếp và đàm
phán giữa các bên để hỗ trợ họ trong việc đạt được một thỏa thuận tự nguyện
về tranh chấp của họ. Trong quá trình hòa giải, vai trò của hòa giải viên
thương mại là bên thứ ba trung lập, không can thiệp sâu vào những mâu thuẫn
bất đồng của các bên. Hòa giải viên thương mại chỉ dừng lại ở việc khuyến
khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các
bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ.
Trên thế giới có hai thuật ngữ: trung gian hòa giải (mediation) và hòa giải
(conciliation) để chỉ các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng có sự
tham gia của một bên thứ ba độc lập nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các bên đạt được
sự đồng thuận trong giải quyết mâu thuẫn. Đây đều là biện pháp giải quyết
tranh chấp trong đó các bên thương lượng, tìm kiếm giải pháp cho xung đột
của họ với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập. Cả hai biện pháp giải quyết
tranh chấp này đều là quá trình đòi hỏi các yêu cầu nghiêm túc về bảo mật, 2
trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp các bên luôn có khả năng kiểm soát
sự việc và kết quả. Trong phần lớn các trường hợp, thuật ngữ trung gian hòa
giải (mediation) và hòa giải (conciliation) được sử dụng thay thế nhau, không
phân biệt. Tuy nhiên, giữa trung gian hòa giải và hòa giải có điểm khác nhau
thể hiện ở: vai trò của bên thứ ba và quy trình tiến hành giải quyết tranh chấp. Cụ thể:
-Vai trò của bên thứ ba: Trong hoạt động trung gian hòa giải, người trung
gian có vai trò tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy các bên để các bên hiểu vấn đề
xung đột giữa họ, xác định quyền lợi mà mỗi bên hướng tới và tìm kiếm một
giải pháp hài hòa. Các bên tranh chấp đóng vai trò trung tâm còn người trung
gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ.
Trong hoạt động hòa giải, hòa giải viên thương mại đóng một vai trò sâu
hơn trong việc giải thích khía cạnh pháp lý của vấn đề, nêu những lời khuyên
với các bên, đề xuất giải pháp.
-Về quy trình: Quy trình hòa giải thường có cấu trúc ít chặt chẽ, ít bài bản
hơn trung gian hòa giải; ví dụ trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương
mại thường gặp gỡ các bên một cách tách biệt, còn với trung gian hòa giải, quy
trình thường linh hoạt hơn tùy thuộc từng vụ việc cụ thể mà việc tổ chức hòa
giải thường là tách biệt hoặc gặp mặt. 2.Các phương thức:
Để giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, thông thường có 4
phương thức để các bên có thể lựa chọn:
- Thương lượng giữa các bên;
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hòa giải;
- Giải quyết tại Trọng tài thương mại;
- Giải quyết tại Tòa án. 3
Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong bài
viết này tác giả xin phép chỉ đề cập đến phương thức hòa giải.
Hòa giải theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “thuyết phục, giúp cho ổn
thỏa tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các bên”.
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức bảo vệ lợi ích
hợp pháp bị xâm hại có sự tham gia của hòa giải viên, giúp các bên tranh chấp
đạt được một thỏa thuận, chấm dứt xung đột hay xích mích một cách ổn thỏa.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, phương thức hòa giải
trong việc giải quyết tranh chấp có thể chia làm 2 loại:
- Hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ
luật tố tụng Dân sự năm 2015)
- Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài
thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02
năm 2017 quy định về hòa giải thương mại).
Đối với phương thức hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án, đây
là hoạt động được thực hiện một cách chủ động bởi các chủ thể tiến hành tố
tụng theo trình tự, thủ tục pháp luật về tố tụng dân sự. Còn bài viết này chỉ tập
trung đi vào phương thức hòa giải được thực hiện một cách chủ động bởi các
bên tranh chấp, đó là hòa giải theo thỏa thuận của các bên - một phương pháp
mang lại nhiều ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thương mại. 3.Phạm vi
Hòa giải thương mại được lựa chọn để giải quyết đối với các tranh chấp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng hòa giải thương mại. 4 4. Nguyên tắc:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
5. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại:
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa
thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều
khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng và được xác lập bằng văn bản.
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa
giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa
giải viên thương mại vụ việc5 do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương công bố. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa
giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương
mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường
hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên
thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại
thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành
theo thỏa thuận của các bên. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải,
hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh 5
chấp. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên
hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải
thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên
theo quy định của pháp luật dân sự.
Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự. Khi muốn được công nhận và được thi hành theo
pháp luật về thi hành án dân sự, một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án
công nhận. Các điều kiện và thủ tục công nhận được quy định tại chương
XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải
thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
6. Ưu và nhược điểm của hòa giải thương mại:
Hiện nay, lựa chọn hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp đang là
phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các nước phát triển hiện nay
như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc,… bởi vì những ưu điểm của phương
pháp này so với phương pháp tố tụng tòa án, có thể kể đến như sau:
- Đây là phương pháp được thực hiện với thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết
kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự.
- Với những quy định về cách thức thực hiện phương pháp hòa giải thương
mại theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP được phân tích ở mục 2.3 cho thấy với
phương pháp này, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn một
quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp lý phức tạp. Ngoài ra, khi tham gia
hòa giải, với tinh thần thiện chí và hợp tác, các doanh nghiệp cũng dễ đạt được
thỏa thuận một cách nhanh chóng hơn so với phương pháp giải quyết tranh chấp
theo thủ tục tố tụng tại Tòa án. 6
- Đối với phương pháp hòa giải trong thương mại, các doanh nghiệp có
quyền tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả. Trong
quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ có cơ hội được
đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. Đây là ưu điểm
khá nổi trội của phương pháp này so với các phương pháp tố tụng khác vốn khó
dự đoán trước được kết quả.
- Đây còn là phương pháp giải quyết tranh chấp mang tính thân thiện rất
cao. Thông qua hòa giải, các doanh nghiệp có cơ hội thể hiện thiện chí, hiểu và
thông cảm cho nhau hơn, giúp họ tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh
đối tác. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của các bên mong muốn đạt
được khi thực hiện các hoạt động thương mại.
- Một ưu điểm nữa của phương pháp hòa giải trong thương mại mang lại
nhiều lợi ích cho các bên tham gia quan hệ pháp luật này chính là việc không
công khai quá trình hòa giải. Với lợi thế này, tên của các bên tranh chấp không
bị tiết lộ ra ngoài, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
II. KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1. Kỹ năng chuẩn bị hòa giải
a/ Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ
– Trong bước chuẩn bị này, hòa giải viên phải chuẩn bị những hồ sơ cần
thiết bao gồm hồ sơ của các bên trong quan hệ tranh chấp, hồ sơ của hòa giải viên.
– Để thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ được hoàn thiện thì việc cung cấp
các thông tin cũng như bằng chứng, chứng cứ có liên quan đến vụ việc hòa giải
thì hòa giải viên cũng cần tiến hành yêu cầu các bên cung cấp.
b/ Kỹ năng tiếp nhận và phân tích hồ sơ 7
– Kỹ năng tiếp nhận thông tin: hòa giải viên cần tiếp nhận thông tin từ mọi
nguồn cung cấp tuy nhiên phải biết tiếp nhận có chọn lọc, tiếp nhận những
thông tin có độ pháp lý cao nhất.
Kỹ năng đọc, phân tích, đánh giá hồ sơ. Vì hồ sơ các bên cung cấp cho hòa
giải viên rất tràn lan và không đầy đủ nên yêu cầu hòa giải viên phải tiếp nhận
hồ sơ một cách có chọn lọc, chỉ đọc những tài liệu có liên quan đến vụ việc,
những tài liệu không liên quan đến vụ việc có thể bỏ qua.
– Đối với các tài liệu, chứng cứ mang tính chất then chốt, quan trọng đối
với vụ việc giải quyết thì cần đưa vào các tài liệu cần để ý.
Khi đọc hồ sơ, hòa giải viên nên cân nhắc và điều tra về tính xác thực của
hồ sơ vì các bên hòa giải luôn luôn cung cấp những hồ sơ, chứng cứ có lợi cho
mình và giấu nhẹm đi những hồ sơ không có lợi cho mình. Vì vậy yêu cầu hòa
giải viên phải nghiên cứu thật kỹ, xác minh lại tính xác thực của hồ sơ.
– Kỹ năng lựa chọn cơ sở pháp lý
Hòa giải viên phải lựa chọn cơ sở pháp lý phù hợp nhất, đúng nhất với vụ
việc. Phải cập nhật được những thông tư, nghị định mới nhất để áp dụng vào vụ
việc, tránh sử dụng những tài liệu đã hết hiệu lực
Ngoài ra, hòa giải viên cũng cần nghiên cứu thêm những bộ luật, nghị định
thông tư có liên quan khác để áp dụng vào vụ việc.
2. Kỹ năng trong khi hòa giải
Đây là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định, Hòa giải viên cần làm những việc sau:
– Thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hòa giải, trực tiếp trao đổi với
từng bên, đề cao lẽ phải, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.
Phương pháp tiến hành hòa giải thường áp dụng là dùng uy tín của Hòa
giải viên để giải thích, giáo dục, cảm hóa, động viên các bên tranh chấp tự hòa 8
giải, đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp, bất đồng với phương châm kiên trì, bền bỉ.
Nắm rˆ đặc điểm, tâm lý của từng đối tượng (phụ nữ, thanh niên, trẻ em,
người già, …) cũng như tính chất vụ việc (dân sự, hình sự, hôn nhân và gia
đình…) để áp dụng “nghệ thuật” hòa giải phù hợp là một trong những yếu tố để
đạt kết quả trong hòa giải.
– Tùy từng trường hợp cụ thể, Hòa giải viên có thể gặp gỡ từng bên hoặc
các bên. Hòa giải viên phân tích, giải thích, chỉ ra những hành vi phù hợp pháp
luật và đạo đức xã hội, hành vi sai trái của mỗi bên với thái độ chân thành,
khách quan, vô tư và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà đương sự có thể phải
chịu nếu tiếp tục tranh chấp, trên cơ sở đó mà cảm hóa, thuyết phục các bên tự
nhận ra sai lầm của mình, tự thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.
Không áp đặt ý chí của Hòa giải viên đối với đương sự.
– Trường hợp Hòa giải viên trực tiếp chứng kiến vụ việc tranh chấp, xích
mích thì cần can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên,
không để “việc bé xé ra to”. Đối với những vụ việc như đánh nhau, gây mất an
ninh trật tự cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, trong trường hợp cần thiết cần
thông báo cho Công an cấp xã hoặc cảnh sát khu vực để can thiệp
– Mặt khác, các Hòa giải viên phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các
cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hòa giải hoặc có ảnh hưởng đến các bên tranh chấp.
3. Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc
Khi phiên hòa giải kết thúc, hòa giải viên phải tiến hành lập biên bản hòa giải.
– Trường hợp hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của
hòa giải viên và chữ ký của các bên hòa giải. Hòa giải viên cần tiếp tục quan
tâm động viên, giúp đỡ, thăm hỏi, nhắc nhở các bên tự nguyện thực hiện thỏa
thuận của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết đó 9
– Trường hợp hòa giải không thành và việc tiếp tục hòa giải không thể đạt
kết quả, thì Hòa giải viên vẫn phải lập biên bản ghi rˆ lý do hòa giải không
thành và yêu cầu 2 bên hòa giải ký vào sau đó hướng dẫn cho các bên thực hiện
quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
– Trường hợp hòa giải thành mà không thực hiện thì lập biên bản (có một
hoặc các bên ký tên) để làm cơ sở cho cấp trên giải giải tranh chấp theo thẩm
quyền, bởi vì kết quả hòa giải không có chế tài thực hiện
III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
1.Tóm tắt vụ việc
Công ty A ký hợp đồng mua 30 tấn bột mì với công ty B giá
100.000đ/1KG trong đó thỏa thuận giao hàng thành 3 đợt tại kho của công ty
Hoài Minh từ 15 tháng 3 năm 2022 đến 15 tháng 5 năm 2022. Sau mỗi đợt nhận
hàng, công ty Hoài Minh sẽ tiến hành thanh toán
a. Ngày 15 tháng 3 năm 2022, công ty B đã báo trước công ty A để tiến
hành giao 10 tấn bột mì như thỏa thuận. Sau khi nhận hàng, do nhận thấy bột mì
không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận, công ty A đã ngừng thanh toán và
yêu cầu chỉ thanh toán 90.000đ/ 1 KG (phù hợp với chất lượng bột mì đã nhận)
nhưng bị công ty B từ chối.
b. Ngày 15 tháng 4 năm 2022, công ty B không thông báo trước mà giao
10 tấn bột mì tiếp theo đến kho của công ty A. Do không được báo trước nên
công ty A không chuẩn bị trước được kho bãi và không thể nhận hàng được. Do
hàng hóa để bên ngoài, ngấm nước mưa nên đã bị hỏng.
c. Sau 2 đợt giao hàng không thành, công ty B đã không giao tiếp đơn hàng
đợt 3 vào ngày 15/05/2022 cho công ty A như đã thỏa thuận.
Sau sự việc vừa trên, cả 2 bên công ty đã tiến hành gặp mặt và đồng
ý đồng ý giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn của mình thông qua hình thức hòa giải.
2.Tiến hành hòa giải Mô tả vấn đề:
Vấn đề đầu tiên: công ty A yêu cầu giảm giá đợt giao hàng đầu tiên xuống
còn 90.000đ/1kg do chất lượng bột mì được giao không đạt yêu cầu 10
Vấn đề thứ 2: tranh chấp giữa 2 bên về vấn đề trách nhiệm chịu bồi thường
thiệt hại của đợt giao hàng thứ 2
Vấn đề thứ 3: công ty B không thực hiện nốt đợt giao hàng thứ 3 như đã thỏa thuận
a) Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp
Tại cuộc họp chung, cả hai bên sẽ cùng bàn bạc, thảo luận, đưa ra những
luận chứng chứng minh quan điểm của mình đề tìm ra giải pháp chung để giải
quyết xung đột. Nếu cả 2 không tìm được tiếng nói chung, hòa giải viên sẽ đưa
ra 1 vài phương pháp đề xuất để 2 bên cân nhắc như sau:
- Với đợt giao hàng đầu tiên, khi Công ty B giao hàng đợt đầu, công ty A
không chấp nhận thanh toán theo giá đã thỏa thuận với lý do hàng không đạt
chất lượng, công ty B có thể giao hàng khác để thay thế hàng kém chất lượng
hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, công ty B yêu cầu công
ty A thanh toán hàng đợt một theo đúng giá thỏa thuận ban đầu là không hợp lý
theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật thương mại 2005. Bên A có
quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy
định tại khoản 1 Điều 39 Bên B phải Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù
hợp với hợp đồng điều 40
=> Đề xuất: Nếu bên B không đồng ý với mức giá bên A yêu cầu, các bên
có thể đề xuất lại mức giá dao động từ 92.000đ-95.000đ/ 1kg
- Ngày 1 tháng 2 năm 2017, công ty B không báo trước mà giao hàng tới
kho của công ty A. Do không được báo trước nên công ty A không chuẩn bị kho
bãi và không thể nhận hàng được. Do hàng hóa để bên ngoài, trời lại mưa nên
đã bị hỏng. Công ty B yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại 30 tấn cà phê hạt
bị hư hỏng là không đúng với quy định pháp luật thương mại. Theo khoản 2
Điều 37 Luật thương mại 2005 thì bên A không có lỗi dẫn đến thiệt hại đó, lỗi
là của bên B. Trong trường hợp những vì việc giao hàng không đúng chủng loại
và chất lượng của bên bán mà bên mua xảy ra thiệt hại thì bên bán phải có trách
nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng quy định tại Điều 40 Luật
thương mại 2005 bên A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các quy định
tại Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005: " Bồi thường thiệt hại là việc bên
vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm"
=> Đề xuất: Công ty A sẽ chịu khoảng ¼ giá trị của 10 tấn hàng bị hỏng và
bên B sẽ giảm giá các đợt giao hàng xuống còn 90.000đ/ 1kg để đôi bên cùng có
lợi, không bên nào phải chịu hoàn toàn thiệt hại của đợt giao hàng thứ 2
- Với đợt giao hàng thứ 3, bên B đã không giao hàng như đúng thỏa thuận.
=> Đề xuất: Bên B thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng: giao
nốt 10 tấn bột mì còn lại cho công ty A 11
Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng
dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 12 KẾT LUẬN
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng mang tính tất yếu khi có
sự tồn tại của hoạt động kinh doanh thương mại. Việc giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo tính lành
mạnh, bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại.
Lĩnh vực kinh doanh thương mại Việt Nam đã hoạt động khá lâu, có nhiều
tranh chấp phát sinh và đã được đưa ra giải quyết. Việc nghiên cứu các cơ chế
pháp luật về kinh doanh thương mại bằng con đường thương lượng và hòa
giải trên mọi phương diện để có phương hướng đúng trong việc hệ thống lại
toàn bộ khung pháp lý điều rất cần thiết.
Dựa vào những lập luận và tình huống được đưa ra, có thể thấy việc
chuẩn bị tốt những kỹ năng thiết yếu trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại qua con đường hòa giải là vô cùng thiết yếu. Bởi khi tranh chấp thương
mại được giải quyết bằng hòa giải một cách hiệu quả, sẽ mang lại môi trường
minh bạch, xây dựng một thể chế kinh doanh thương mại năng động và hiệu
quả. Để hoạt động kinh doanh thương mại Việt Nam phát huy hết khả năng
và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay là điều khó có thể
thực hiện được trong thời gian trước mắt. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thương mại 2005 2.
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam 3. Website Luật Minh Khuê 4.
Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội 5.
Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12
6. Nghị định 22/2017/NĐ-CP 14