-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề ôn tập năm 2022 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội
Chủ đề ôn tập năm 2022 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (KTCT2021) 26 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Chủ đề ôn tập năm 2022 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội
Chủ đề ôn tập năm 2022 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (KTCT2021) 26 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
CHỦ ĐỀ ÔN TẬP MÔN KTCT - 2022
1. Sản xuất hàng hóa là gì, kể tên các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?
(3đ). Lựa chọn một điều kiện để phân tích. Ở Việt Nam hiện nay có các
điều kiện đó không? (4đ) Cho ví dụ chứng minh. (3đ)
2. Hàng hóa là gì, kể tên hai thuộc tính của hàng hóa?(3đ) Phân tích thuộc tính
giá trị của hàng hóa? (4đ) Lấy ví dụ về một hàng hóa cụ thể và chỉ rõ từng
thuộc tính của hàng hóa đó? (3đ)
3. Tiền tệ là gì? Kể tên các chức năng của tiền? (3đ) Phân tích chức năng thước
đo giá trị? (4đ) Cho ví dụ khi tiền làm chức năng thước đo giá trị của 1 hàng
hóa cụ thể, khi nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả của hàng hóa đó thay đổi
như thế nào (biết rằng các nhân tố khác không đổi)? (3đ)
4. Lượng giá trị hàng hóa đo bằng gì? Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa? (3đ) Phân tích nhân tố năng suất lao động? (4đ) Nếu
giá trị của 1m vải là 300.000đ, nếu năng suất lao động sản xuất vải tăng lên
2 lần giá trị của 1 m vải là bao nhiêu? (3đ)
5. Nêu định nghĩa cơ chế thị trường, nền kinh tế thị trường? (3đ) Kể tên các ưu
thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường? Làm thế nào để hạn chế khuyết
tật của nền kinh tế thị trường?(4đ) Lấy 1 ví dụ về khuyết tật của nền kinh tế
thị trường Việt Nam và biện pháp? (3đ)
6. Liệt kê các quy luật của kinh tế thị trường? Trong các quy luật đó, quy luật
kinh tế nào là cơ bản nhất? (3đ) Phân tích nội dung quy luật giá trị? (4đ) Kể
tên các tác động của quy luật giá trị. Nếu 1 ngành giá cả > giá trị, ngành
khác có giá cả < giá trị thì quy luật giá trị sẽ điều tiết như thế nào? (3đ)
7. Liệt kê các chủ thể chính tham gia thị trường?(3đ) Phân tích chủ thể người
sản xuất và người tiêu dùng? Trên thị trường có bắt buộc phải có chủ thể
trung gian không? (4đ) Lấy vị dụ về một thị trường cụ thể, và chỉ rõ hành vi
của các chủ thể chính trên thị trường đó. (3đ)
8. Nêu đinh nghĩa Sức lao động? (3đ) Phân tích thuộc tính giá trị giá trị và giá
trị dụng của hàng hóa sức lao động? (4đ) Nếu một người lao động được trả
lương 20 tr/ tháng, nếu mỗi tháng người lao động này mang lại cho doanh
nghiệp nhỏ hơn 20 tr thì chủ doanh nghiệp có tiếp tục thuê người lao đông
này với mức lương 20tr nữa không? Vì sao? (3đ)
9. Tư bản bất biến, tư bản khả biến là gì? (3đ) Phân tích căn cứ và ý nghĩa của
việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến? (4đ) Trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều ý kiến cho rằng tương lai máy móc
sẽ thay thế vai trò của con người, theo Anh/ Chị ý kiến đó đúng hay sai. Vì sao? (3đ)
10. Nêu định nghĩa, công thức, ý nghĩa của tỷ suất giá trị thặng dư? (3đ) Một
doanh nghiệp trả tiền lương một người lao động là 20 triệu/ tháng, mỗi tháng
người lao động này tạo ra cho doanh nghiệp 10 triệu giá trị thặng dư?(4đ)
Tính tỷ suất giá trị thặng dư của doanh nghiệp (3đ)
11. Nêu khái niệm phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương
đối? (3đ) Phân tích phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch? (4đ)
Nếu một doanh nghiệp giao cho người lao động rất nhiều công việc khiến họ
phải đem công việc về nhà làm, nhưng tiền lương không thay đổi thì đây là
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư gì? Vì sao? (3đ)
12. Bản chất của tích lũy tư bản là gi? Nêu tên các quy luật chung của tích lũy?
(3đ) Vì sao tích lũy lại dẫn tình trạng thất nghiệp? (4đ) Nếu 1 doanh nghiệp
có số vốn ban đầu là 1 tỷ, mỗi năm thu được giá trị thặng dư là 500 triệu, và
mỗi năm tích lũy một nửa số tiền đó. Vậy sau 2 năm số vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu? (3đ)
13. Nêu khái niệm, căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định, tư
bản lưu động? Một doanh nghiệp vận tải đầu tư mua xe ô tô để chở khách,
số ô tô đó đó là tư bản bất biến hay tư bản khả biến, vì sao?
14. Nêu khái niệm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình? Cho ví dụ cụ thể? Việc tư bản cố định giảm hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình thì có lợi gì cho doanh nghiệp?
15. Lợi nhuận là gì, so sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư về chất và lượng? Ở
phạm vi xã hôi và trong dài hạn, vì sao tổng lợi nhuận = tổng giá trị thặng
dư? Để tiêu thụ hết sản phẩm tồn kho, một doanh nghiệp hạ giá hàng hóa
thấp hơn giá trị của nó, khi đó lợi nhuận doanh nghiệp thu được thế nào với
giá trị thặng dư, vì sao?
16. Nêu khái niệm, công thức và ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận? Nêu tên các
nhân tố ảnh hưởng và chỉ ra mối quan hệ của chúng đến tỷ suất lợi nhuận?
Ngành A có vốn đầu tư là 2 tỷ thu được lợi nhuận là 300 triệu, ngành B có
vốn đầu tư là 1 tỷ thu được lợi nhuận là 200 triệu. Tính tỷ suất lợi nhuận của
2 ngành, nếu mọi yếu tố khác của hai ngành là như nhau, nên đầu tư vào ngành nào?
17. Tư bản thương nghiệp là gì? Nêu nguồn gốc, khái niệm và biện pháp để nhà
tư bản thương nghiệp thu được lợi nhuận thương nghiệp? Cho ví dụ cụ thể?
18. Nêu khái niệm và đặc điểm của tư bản cho vay? Lợi tức là gì? Công thức
tính tỷ suất lợi tức? Một doanh nghiệp đi vay 20 tỷ để đầu tư sản xuất kinh
doanh, lợi tức hàng tháng doanh nghiệp phải trả là 100 triệu, hỏi tỷ suất lợi
tức một năm là bao nhiêu?
19. Tổ chức độc quyền là gì? Kể tên các hình thức tổ chức độc quyền? Trong
các hình thức đó, hình thức nào là lỏng lẽo nhất? Hiện nay những hình thức
tổ chức độc quyền nào ngày càng phổ biến? Cho ví dụ về một công ty độc quyền mà anh/ chị biết?
20. Xuất khẩu tư bản là gì? Xuất khẩu tư bản có gì khác với xuất khẩu hàng
hóa? Phân biệt xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân, xuất
khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp? Cho ví dụ về xuất khẩu tư bản ở Việt Nam.
21. Khái niệm và nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
là gì? Kể tên đặc trưng của CNTB độc quyền nhà nước. Cho ví dụ cụ thể về
đặc trưng kết hợp nhân sự giữa tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước.
22. Thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Phân tích nội
dung cơ bản tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Lấy ví dụ về thành tựu Việt nam
đạt được khi phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
23. Khái niệm lợi ích, lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích kinh tế? Phân tích nội dung
cơ bản sự thống nhất và mâu thuẫn các các quan hệ lợi ích kinh tế chủ yếu
trong nền kinh tế thị trường? Lấy ví dụ về sự thống nhất và mâu thuẫn trong
quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội.
24. Kể tên các mối quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường?Phân tích
nội dung cơ bản vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích
kinh tế? Lấy ví dụ về vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo hài
hòa lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động hiện nay.
25. Cách mạng công nghiệp là gì? Trình bày nội dung cơ bản của các lần các
cách mạng công nghiệp của loài người? Lấy ví dụ cụ thể về sản phẩm của
cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 Việt Nam đang áp dụng và chỉ ra tác
động tích cực và tiêu cực mà những sản phẩm này mang lại.
26. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Trình bày nội dung cơ bản tính tất yếu
khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? Liên hệ với vai
trò của sinh viên đối với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
27. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Trình bày tính tất yếu khách quan Việt Nam
phải hội nhập kinh tế quốc tế? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam. Kể tên một số tổ chức, liên kết, hiệp định kinh tế quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia thời gian qua?
28. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế? Lấy ví
dụ về tác động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam?
29. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam? Phân tích tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế? Lấy ví
dụ về tác động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam?
30. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam? Trình bày những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Liên hệ với trách nhiệm của sinh viên.