-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề : Sự vận dụng những hạt nhân hợp lýcủa nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay môn Lịch sử ĐCSVN | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được hìnhthành và phát triển từ thời cô đại. Bước vào thời kì chuân bị cho cách mạng tư sản, lý luận phân quyền phát triển mạnh mẽ. Học thuyết phân chia quyền lực do các nhà lí luận chính trị- pháp lí tư sản dưa ra khi giai cấp tư sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử ĐCSVN 60 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Chủ đề : Sự vận dụng những hạt nhân hợp lýcủa nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay môn Lịch sử ĐCSVN | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được hìnhthành và phát triển từ thời cô đại. Bước vào thời kì chuân bị cho cách mạng tư sản, lý luận phân quyền phát triển mạnh mẽ. Học thuyết phân chia quyền lực do các nhà lí luận chính trị- pháp lí tư sản dưa ra khi giai cấp tư sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ĐCSVN 60 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857 TIỂU LUẬN
Chủ đề : Sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc
phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước Việt Nam hiện nay.
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thế Quang Huy LỚP : TH 27.25 MÃ SV : 2722245541 lOMoAR cPSD| 45469857 MỤC LỤC LỜI MỞ
ĐẦU....................................................................... .....................1 NỘI
DUNG.....................................................................
...........................2
1. Cơ sở lý luận về nguyên tắc phân chia quyền
lực.................................2
1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nguyên tắc phân chia quyền lực.....3
1.2. Các hình thức và mô hình phân chia quyền
lực.....................................3
2. Thực trạng vận dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong bộ máy Nhà nước Việt
Nam....................................................................... ............4 2.1.Quyền lập
pháp..................................................................................... 4 2.2.Quyền hành
pháp..................................................................................4 2. 3.Quyền tư
pháp..................................................................................... ..5 3.
Những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực trong
bộ máy Nhà nước Việt
Nam...................................................................... 5 4.
Những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng nguyên tắc phân
chia quyền lực tại Việt
Nam...................................................................... 6 5.
Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng nguyên tắc phân chia quyền
lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam..................7 KẾT
LUẬN...................................................................... lOMoAR cPSD| 45469857
........................10 LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được hình thành và phát
triển từ thời cô đại. Bước vào thời kì chuân bị cho cách mạng tư sản, lý
luận phân quyền phát triển mạnh mẽ. Học thuyết phân chia quyền lực do
các nhà lí luận chính trị- pháp lí tư sản dưa ra khi giai cấp tư sản dang dây
mạnh cuộc đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến Nó đã trở thành vũ khí tư
tưởng có hiệu quả cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Nguyên tắc
phân chia quyền lực nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước tư sản.
Vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức tạp và có ý
nghĩa quyết định đến toàn bộ hệ thống chính trị, hình thức chính thể, cầu
trúc tô chức bộ máy nhà nước và đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng khẳng định một trong năm quan điểm
cơ bản tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện bộ máy lOMoAR cPSD| 45469857
nhà nước xã hội chủ nghĩa : “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo quan điểm của Đảng,
nhất thiết phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ
quan nhà nước, đồng thời xác định rõ sự phân công và phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan nhà nước trong việc tô chức thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất.
Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn và đem lại những hiểu biết sâu
sắc hơn về nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tô chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện Tay, em xin lựa chọn đề
tài “Sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chỉa quyền
lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay”.
Đây là lần đầu tiên làm bài tập lớn học kì, do điều kiện thời gian cũng
như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn
không thẻ tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận dược những ý
kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện
hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho em trong những lần viết
sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã
giảng giải trong các tiết học và trong các giờ tư vấn để giúp em hoàn thành tốt bài tập này. NỘI DUNG 1.
Cơ sở lý luận về nguyên tắc phân chia quyền lực 1.1. Khái niệm và
lịch sử phát triển của nguyên tắc phân chia quyền lực
Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp)
thống trị, được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp
đó lập ra. Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều công cụ khác
nhau. Quyền lực nhả nước được tỏ chức thành cả một hệ thống. thiết chế
và có khả năng vận dụng các công cụ của Nhà nước để buộc các giai cấp,
tầng lớp xã hội khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. Quyền lực nhà
nước được sinh ra từ những mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Không có đối
kháng giai cấp thì không có quyền lực nhà nước. Mặt khác, bản thân quyền
lực nhà nước có mâu thuẫn bên trong của nó. Trong quyền lực nhà nước
có sự đan Xen nhất định quyền lực chính trị của giai cấp cằm quyền với lOMoAR cPSD| 45469857
quyền lực chính trị của một số giai cấp khác trong xã hội. Trong lịch sử loài
người, tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức tạp nhất, là
nguyên nhân và mục đích của hầu hết các cuộc chiến tranh, các cuộc cách
mạng xảy ra trong xã hội, là vấn đề cơ bản của mọi nên chính trị thế giới.
Trong lịch sử đã hình thành hai nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền
lực nhà nước là nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc phân quyền.
1.2. Các hình thức và mô hình phân chia quyền lực
Theo quan điểm của các tác giả học thuyết phân quyền thì nội dung
của nguyên tắc này thể hiện:
- Quyền lực nhà nước phải được phân chia thành các quyền
khác nhau và đo các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ.
- Cần có sự chuyên môn hoá trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước, nghĩa là mỗi cơ quan công quyền chỉ chuyên trách và thu
hẹp hoạt động của mình vào việc thực hiện chức năng riêng của
mình, không xâm lấn sang hoạt động của các cơ quan khác. Mục
đích của việc tách biệt các q yên lực trên là nhằm ngăn chặn sự độc
tài chuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
- Cần phải đảm bảo sự cân bằng quyền lực giữa ba cơ quan
nhà nước tối cao nắm giữ ba nhánh quyền lực bằng một hệ thống
kiềm chế và đối trọng, sao cho không một cơ quan nào thâu tóm
toàn bộ quyẻn lực nhà nước, lấn át hoạt động của cơ quan khác và
cũng không một cơ quan nào có thể nằm ngoài sự giám sát, kiểm
tra của cơ quan khác. Các cơ quan tối cao đứng đầu các nhánh
quyền lực đều phải hoạt động trên cơ sở Hiến pháp. 2.
Thực trạng vận dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong bộ máy
Nhà nước Việt Nam
2.1 .Quyền lập pháp
Quyền lập pháp là quyền làm luật và sửa đổi luật, huỷ bỏ, bãi bỏ luật,
theo nghĩa rộng, bao gồm cả quyền lập hiến (làm và sửa đổi hiến pháp)
hay nói chung là quyền quyết định các công việc của cả nước dưới hình
thức văn bản pháp luật. Chủ thẻ của lập pháp là Nghị viện hoặc quốc hội.
Khi xã hội loài người phát triển đến chủ nghĩa tư bản, nghị viện mới xuất
hiện và thực hiện chức năng lập pháp. Việc làm luật là chức năng cơ bản
nhất của cơ quan. quyền lực nhà nước và để đảm bảo thực hiện chức năng
làm luật, trên thực tế, song song với chức năng làm luật còn có chức năng
giám sát việc thực hiện các văn bản luật mà Nghị viện thông qua. lOMoAR cPSD| 45469857
Từ khi Nghị viện ra đời, không có một đạo luật nào có thể được ban
hành nếu không có sự xem xét, phê chuẩn của Nghị viện. nguyên tắc, Nghị
viện tư sản có thể thông qua bất cứ một đạo luật để điều chỉnh bất cứ một
quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho. rằng việc điêu chỉnh quan hệ xã
hội đó bằng luật là cần thiết. Tuy vậy, trong tình hình mới, quan điểm trên
không còn đứng vững nữa. Nghị viện chỉ được thông qua những đạo luật
mà nội dung của nó không can thiệp qua sâu vào lĩnh vực hành pháp. Hơn
thế nữa, cơ quan lập pháp phải chịu sự giám sát của nhân dân và chịu sự
tác động nhất định của cơ quan hành pháp và tư pháp để đảm bảo cho
công tác lập pháp thẻ hiện đúng tỉnh thần pháp luật, phản ánh ý chí chung
và mọi hoạt động của cơ quan lập pháp cũng phải tiến hành đúng chức
năng, thâm quyền trong khuôn khổ pháp luật.
2.2 .Quyền hành pháp
Quyền hành pháp là một trong ba bộ phận của quyên lực nhà nước, là
khái niệm chung dùng đề chỉ một bộ phận (nhánh , loại) quyền lực đặc
thù, quyền lực thi hành pháp luật và phản ánh môi quan hệ quyên lực ở
cấp độ cao nhất giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước nói
chung. Chủ thể của quyền hành pháp là Chính phủ (nói đầy đủ là của cơ
quan hành pháp ở trung ương), tính chất điển hình của cơ quan hành
pháp là chấp hành. Quyền hành pháp dù được quan niệm là quyền thi
hành pháp luật và được trao cho Chính phủ thực hiện, nhưng trong chức
năng của mình, Chính phủ và các cơ quan hành pháp còn có quyền lập
quy. Vai trò của các quan hành pháp còn thê hiện ở việc tham gia vào
quá trình sáng tạo pháp luật.
2. 3 .Quyền tư pháp
Quyền tư pháp là quyền nắm giữ pháp luật, bảo vệ công lý. Sự độc lập
của Toà án trước lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm
quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con
người, nhất là trong việc chống lại tình trạng chuyên chế, tham nhũng, lợi
dụng quyền lực của nhà cầm quyền. Đối tượng của hoạt động xét xử đần
đần được mở rộng. Đến chủ nghĩa tư bản, hoạt động xét xử cũng được áp
dụng cho các quan chức cao cấp, kể cả nguyên thủ quốc gia. Phạm vi xét
xử của Toà án không chỉ gồm các hoạt động thi hành luật, mà với sự phát
triển ngày càng cao của đân chủ, Toà án còn xem xét cả những hoạt động
ban hành các văn bản pháp luật. Trong hoạt động xét xử của mình, các
Thâm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc xét xử gọi là thủ tục tố lOMoAR cPSD| 45469857
tụng và tuân theo triệt để nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Ngoải ra, với mục đích đảm bảo tính công bằng, còn có nguyên tắc hai cấp
xét xử đề tránh sự oan sai, hay nguyên tắc khi xét xử có sự tham gia của
Hội thẩm nhân dân, nghĩa là bảo đảm cho những người dân không phải là
Thắm phán cũng thừa nhận hành vi phạm tội của bị cáo.
Như vậy, cần phải khẳng định rằng ba bộ phận của quyền lực nhà nước
có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng
3. Những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực trong bộ
máy Nhà nước Việt Nam
Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước được coi là hòn đá tảng của
nền đân chủ tư sản. Mặt tích cực của học thuyết này thể hiện ở chỗ nó
ngăn được sự chuyên quyền rất đễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị
thuộc vẻ thiểu số ít người trong xã hội. Về mặt lịch sử, học thuyết này đã
giúp giai cấp tư sản đấu tranh có hiệu quả để chống chế độ quân chủ
chuyên chế trong điều kiện tương quan lực lượng chưa ngả hắn về phía
giai cấp tư sản. Trong điều kiện hiện nay, thuyết quyền lực. Xét về bản
chất, việc phối hợp các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước
thống nhất cũng là sự phân công quyền lực. Sự phân công ba nhánh quyên
lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trong nhà nước Việt Nam thể hiện ở
chỗ: quyền lực nhà nước là thống nhát, là sự thê hiện Mã chí của nhân
dân và dựa trên chủ quyền của nhân dân, nhưng mỗi nhánh quyền lực
được phân công thực hiện các dạng hoạt động độc lập là:
- Nhánh quyền lập pháp — hoạt động làm luật.
- Nhánh quyền hành pháp — hoạt động thực thi pháp luật.
- Nhánh quyền tư pháp — hoạt động xét xử nhằm bảo vệ pháp
luật, bảo vệ các quyền tự do của công dân, các lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Sự phối hợp các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền được
điều chỉnh một cách nhịp nhàng và đông bộ trên cơ sở các quy định của
pháp luật, chẳng hạn, các quyền của công dân được nhánh quyền lực lập
pháp ghi nhận trong Hiến pháp, trong đạo luật bằng hoạt động lập pháp
thì sẽ được thực thi trong đời sông hàng ngày thông qua hoạt động của
nhánh quyên lực hành pháp và được bảo vệ bằng hoạt động của nhánh quyền lực tư pháp.
Sự phân công quyên lực không thê thực hiện một cách cứng nhắc mà
luôn song hành với sự phối hợp tạo thành sự thống nhá quyền lực nhà
nước. Sự phân công và phối hợp phải được xác định một cách uyển lOMoAR cPSD| 45469857
chuyền, linh hoạt, sinh động nhằm đạt được sự thông nhất trong quá trình
tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
Nội dung của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam thể hiện trước hết ở chỗ quyền
lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể duy nhất thực
hiện quyền lực nhà nước. Đây là cơ sở vững chắc nhát để chúng ta xác
định tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Đây cũng là nền tảng để
hình thành bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân và do đó, các
cơ quan nhà nước được nhân dân trao quyền bằng cách cử những người
đại diện cho mình đảm nhiệm các công việc của nhà nước.
4. Những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng nguyên tắc phân
chia quyền lực tại Việt Nam
Mặt khác, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng lại thống
nhất vào Quốc hội — cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhân dân thông qua phô thông dầu phiếu
trao quyền lực của mình cho Quốc hội. Quyền lực nhà nước thống nhất
tập trung vào Quốc hội nhưng được phân công cụ thể, rành mạch, trong đó:
- Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, “là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiền và lập pháp”, “thực hiện quyên giám sát tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của nhà nước” ( Điều 1 Luật tổ chức Quốc
hội ngày 25/12/2001). Quốc hội do nhân đân trực tiếp bầu ra, là cơ
quan quyên lực nhà nước cao nhất, được phân công thực hiện quyền lập pháp.
Trong sự phân công quyên lực, cần quan niệm đúng Quốc hội là cơ
quan hiến định thống nhất các quyền nhưng không thực thi cả ba quyền.
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đổi hỏi Quốc hội phải tập trung
thực hiện quyền lập pháp.
Để phối hợp tốt trong hoạt động lập pháp, bảo đảm cho các đạo luật
có chất lượng và khả năng thực thi trong cuộc sống, việc soạn thảo phần
lớn các dự luật đều do Chính phủ đâm nhiệm, trình ra Quê hộ
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Chính phủ là cơ quan
hiến định nắm quyền hành pháp. Sự phân công như lOMoAR cPSD| 45469857
vậy là phù hợp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào Quốc hội.
Sự phân công đồ là rất cần thiết để xây dựng một nền hành chính quốc
gia luôn luôn ổn định, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cơ sở và
có hiệu lực. Nền hành chính quốc gia phải thoả măn được những yêu cầu
của công dân trên mọi lĩnh vực, phục vụ công dân một cách không vụ lợi,
bảo đảm cuộc sống của toàn xã hội trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm
việc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống cơ quan hành chính phải
được tô chức và điều hành theo một kỷ luật chung thống nhất từ trung
ương xuống địa phương, cơ sở mới có thể giả quyết tốt những công việc
cụ thể phục vụ nhân dân như việc cho phép (kinh doanh, cấp đất, xây nhà,
chứng thực...), việc kiểm tra (khám xét, kiểm kê, kiểm soát...), việc xử lý
(phạt, đình chỉ, thu hôi, cám,tịch thu...). Đây là những việc liên quan trực
tiếp đến đời sống của từng công dân cụ thể.
5. Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng nguyên tắc phân chia quyền lực
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam
Sự phân công chặt chẽ rõ ràng đó chỉ có thể đạt được trên thực tế nếu
có sự giám sát lẫn nhau. Giám sát là rất cần thiết nhưng giám sát không
phải là đối trọng, đối lập lấn nhau. Sự giám sát thê hiện: Chính phủ chịu
trách nhiệm và báo. cáo trước QI hội những hoạt động của mình, Quốc
hội chất vấn và ra những nghị quyết về công tác của Chính phủ, Quốc hội
có thể tín nhiệm hay không tín nhiệm Chính phủ hoặc cá nhân Bộ trưởng.
- Toà án nhân dân cùng với Viện Kiêm sát nhân dân được phân
công thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử
của quyên lực nhà nước. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật; không phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước và các
tổ chức xã hội, cũng không phụ thuộc vào toà án cấp trên của mình.
Việc Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tó và kiểm soát các
hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp
phần cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Đồng thời, trước khi quyết định những vấn đề quan trọng, cần có
chế độ bàn bạc tập thê.
Có thể mô hình hoá yêu cầu tô chức quyền lực nhà nước chặt chẽ và
phân công phối hợp giữa các nhánh quyền lực trong sự thống nhất quyền
lực vào Quốc hội như sau: quyền lực nhà nước thống nhất vào Quốc. hội
và phân công Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện
Downloaded by Hà Anh (vjt987@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45469 857
quyền hành pháp, Toà án và Viện kiêm sát thực hiện quyên tư pháp; Quốc
hội giám sát hoạt động tối cao đối với những người lãnh đạo do mình bầu
ra, Toà án và Viện Kiểm sát; Quốc hội chất vấn và tỏ thái độ tín nhiệm,
không tín nhiệm đối với Chính phủ; Quốc bầu nhân sự cấp cao của Chính
phủ, Toà án và Viện Kiểm sát; Chính phủ, Toà án và Viện Kiểm sát báo cáo
hoạt độn, thường kỳ trước Quốc hội.
Về các cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp đặt đưới sự chỉ đạo của các cơ quan chính quyền cấp
trên, phải phục tùng mọi quyết định của chính quyền trung ương. Trong
phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước ở địa
phương có quyền chủ động phát huy sáng kiến, đề ra các biện pháp đề thi
hành pháp luật, quyết định, chỉ thị cấp trên nhưng tuyệt đối không được
đặt ra những quy định trái với văn bản pháp luật và các văn bản khác của
chính quyền cấp trên. Điều 123, 124 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định:
“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội Đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp. luật, các văn bản của các cơ quan nhả
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Uỷ ban nhân
dân gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân
đân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng
Chính phủ có thể điều động, bô nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phó trực thuộc trung ương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có
thể điều động, bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
trong trường hợp bổ nhiệ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không nhất thiết là
đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hiện nay, để hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà
nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp,cần tiếp tục
đổi mới bộ máy nhà nước theo các phương hướng cơ bản: bảo đảm các
điều kiện để Quốc hội luôn được hình thành trên tảng dân chủ rộng rãi,
có như thế Quốc hội mới thê hiện được đây đủ tính chất đại biều cao nhất
của nhân dân và tính chất quyền lực nhà nước cao nhất, dồng thời mới
thực hiện tốt nhất hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của đất nước và thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát; xác
định rõ vị trí của Chính phủ, bảo đảm cơ cấu Chính phủ phải tỉnh, gọn, đủ
khả năng thực hiện hoạt động hành pháp có hiệu lực và hiệu quả cao, xây
dựng một nền hành chính hiện đại, mạnh mề, rộng khắp; quy định thâm
quyên của Toà án phù hợp hơn và đảm bảo các điều kiện đi án nhân dân Downloaded by Hà Anh (vjt987@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45469857
tối cao tập trung thực hiện nhiệm vụ tổng kết, hướng dẫn Toà án nhân
dân các cấp áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước.
Downloaded by Hà Anh (vjt987@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45469857 Kết luận
Việc tổ chức hệ thống quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực
thống. nhất, có sự phân công và phói hợp giữa ba quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp là một đặc trưng cơ bản của Nhà nước Việt Nam. Đó là sự
phân công và phối hợp dựa trên cơ sở tô chức lao động (quyền lực) khoa
học đề tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba
quyền với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, bảo đảm
sự vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước trong quá trình
thực thi quyền lực mà nhân dân trao cho nhà nước. Như vậy, những hạt
nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước đã được vận
dụng hiệu quả đề đem lại hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước Việt Nam hiện nay. Nguyên tắc phân chia quyền lực là một trong
những cơ sở quan trọng đảm bảo sự vận hành hiệu quả, minh bạch và
trách nhiệm của bộ máy nhà nước. Tại Việt Nam, việc áp dụng những hạt
nhân hợp lý của nguyên tắc này đã góp phần xây dựng một hệ thống quản
lý nhà nước cân đối giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thành tựu đạt được Quốc hội với vai trò là cơ quan lập pháp cao nhất,
Quốc hội đã thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính phủ đã nâng cao hiệu quả
quản lý, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giúp tăng
cường tính hiệu quả và minh bạch trong hoạt động điều hành. Hệ thống
tòa án đã từng bước cải cách, nâng cao tính độc lập và minh bạch trong
xét xử, bảo vệ công lý và quyền lợi hợp pháp của công dân.
Những thách thức còn tồn tại Sự chồng chéo trong chức năng và nhiệm
vụ vẫn còn tồn tại một số vấn đề về sự chồng chéo và không rõ ràng trong
phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan. Cơ chế giám sát chưa hoàn thiện:
Cơ chế giám sát và kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực còn hạn chế,
chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Giải pháp đề xuất Hoàn thiện hệ thống pháp luật cần tiếp tục cập nhật
và hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với
thực tiễn. Nâng cao năng lực cán bộ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước để
nâng cao tính hiệu quả và minh bạch. Tăng cường sự tham gia của người
dân tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình giám sát và phản
biện xã hội, đảm bảo tính dân chủ và trách nhiệm giải trình. Downloaded by Hà Anh (vjt987@gmail.com)