Chủ đề:Tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ Covid-19 | Tài chính tiền tệ
Chủ đề:Tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ Covid-19 | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ Năm học 2021-2022 CHỦ ĐỀ:
Tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ Covid-19
Giảng viên : Lê Thanh Bình Lớp : FIN82A-08 Nhóm : 07
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2022 1 THÀNH VIÊN NHÓM 07 STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Trần Thị Khánh Minh 23A4020258 2 Trương Thị Như Quỳnh 23A4020336 3 Nguyễn Thị Mơ 23A4030259 4 Nguyễn Thùy Trang 23A4020492 5 Dương Thị Trang 23A4020460 6 Nguyễn Thị Nguyệt Hạnh 22A4050438 7 Đào Thị Thu Hiền 23A4030120 2 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................................... 5
PHẦN 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..................5
1. Doanh nghiệp và phân loại................................................................................5
2. Tài chính doanh nghiệp và mục tiêu.................................................................5
3. Các quyết định của tài chính doanh nghiệp......................................................5
4. Nguồn vốn – Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp......................................6
5. Tài sản của doanh nghiệp..................................................................................7
PHẦN 2: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK VÀ QUYẾT
ĐỊNH PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019 – 2022...............................9
1. Tổng quan về ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2019-2022.................................9
2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk..................................................11
3. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2019..............................13
4. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2020..............................15
5. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2021..............................17
6. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2022..............................19
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ THỂ TỒN
TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID.............................................21
1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam..............................................................21
2. Một số giải pháp cho Đối với Vinamilk.........................................................23
KẾT LUẬN.................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26 3 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, liên
tiếp xuất hiện những ca mắc mới, biến chủng mới nguy hiểm có khả năng vô hiệu hóa
vaccine, làm cho những nước từng được coi là biểu tượng chống dịch nay lại phải lâm
vào khó khăn đối phó với biến chủng mới trong đó có Việt Nam. Covid-19 không chỉ
đe dọa sức khỏe, tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời
sống xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục... Theo báo cáo tình hình kinh tế -
xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 của Tổng cục thống kê đến nay, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ, mức giảm sâu
nhất từ trước đến nay của Việt Nam, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42%. Giãn
cách trong khoảng thời gian dài, doanh nghiệp gặp khó, doanh thu lợi nhuận liên tiếp
giảm, người lao động thất nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
không chống đỡ nổi, sức khỏe tài chính doanh nghiệp kiệt quệ trong đại dịch.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một trong những doanh nghiệp cũng chịu
tác động của đại dịch. Với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường
sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua, Vinamilk trở thành doanh nghiệp sữa
lớn nhất Việt Nam . Đứng trước những thách thức đó, những khó khăn đó, Công ty cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk đã và đang làm gì để vượt qua được cơn bão mang tên
Covid 19? Với những lý do trên, nhóm quyết định làm một báo cáo nghiên cứu về
“Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong thời kỳ Covid-19”, làm đối tượng
nghiên cứu, qua đó đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp Vinamilk và các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Nội dung bài nghiên cứu
Nội dung của bài nghiên cứu gồm 3 phần:
- Phần 1: Cở sở lý thuyết liên quan đến Tài chính doanh nghiệp
- Phần 2: Thực trạng quyết định tài chính: Vinamilk và quyết định phân chia lợi
nhuận liên quan đến cổ tức giai đoạn 2019-2022
- Phần 3: Giải pháp nào cho ngành sữa Việt Nam?
3. Mục tiêu của bài nghiên cứu 4
Thông qua việc nghiên cứu tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể là quyết
định phân chia lợi nhuận của Vinamilk sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về
ngành sữa cũng như doanh nghiệp Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp Việt trong đại dịch. 5 NỘI DUNG
PHẦN 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp và phân loại
- Khái niệm về doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật
để thực hiện các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. - Phân loại:
+ Theo cung cầu về vốn: doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp phi tài chính.
+ Theo địa lý: doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài.
+ Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữn hạn (1 thành viên, nhiều thành viên), công ty cổ phần.
2. Tài chính doanh nghiệp và mục tiêu
- Khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là cách thức huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực gắn liền với các quyết định tài chính của doanh nghiêp nhằm đạt được các
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Mục tiêu: + Tối đa hóa lợi nhuận
+ Tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu
+ Cân đối Thu – Chi, đặc biệt là sẵn sàng tiền để chi, đảm bảo về giá trị và thời điểm.
3. Các quyết định của tài chính doanh nghiệp
- Khái niệm: là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy động,
phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong thời kì nhất định. - Các quyết định:
+ Quyết định đầu tư: đầu tư vào những loại tài sản nào, bao gồm quyết định đầu
tư tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và cơ cấu tài sản ngắn hạn dài hạn. 6
+ Quyết định nguồn vốn: lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động
của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn và cấu trúc nguồn vốn.
+ Quyết định phân phối lợi nhuận: Sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay
giữ lại để tái đầu tư; trích lập quỹ; tái sản xuất...? Đảm bảo hợp lý giữa chi trả cổ tức và lợi nhuận để lại?
+ Quyết định kiểm tra, giám sát – đan lồng vào các quyết định khác của doanh
nghiệp (Ví dụ: khi quyết định đầu tư vào loại tài sản nào, luôn đi kèm việc kiểm tra
xem việc đầu tư tài sản đó có mang lại lợi ích không, giám sát xem quá trình đầu tư có đúng không).
- Các yếu tố tác động quyết định của doanh nghiệp
+ Nhóm nhân tố bên ngoài: Điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh (sự bất
ổn về nền kinh tế: biến động lãi suất thị trường, lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh,...;
môi trường kinh doanh lành mạnh hay không: thủ tục, phí bôi trơn,...); sự phát triển
của tiến bộ khoa học – kĩ thuật (đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với nguồn vốn,
nhằm tăng tính cạnh tranh của doanhnghiệp); chính sách kinh tế tài chính của nhà
nước (chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chế độkhấu hao tài sản cố định,...); sự phát
triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính (ảnh hưởng đến khả năng cung
ứng vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính,...).
+ Nhóm nhân tố bên trong: Hình thái tổ chức doanh nghiệp (sự khác nhau giữa
doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần); ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế - kĩ thuật
(tính chất ngành quyết định quy mô vốn kinh doanh, cơ cấu tài sản,... + tính thời vụ và
chu kì sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn, tình hình thu chi,...); chủ thể ra quyết định
(thể hiện quyết sách của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp; gồm: chủ sở hữu doanh
nghiệp – luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, nhà quản lí – chiến lược lâu dài, chủ nợ - đòi
hỏi kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn và cam kết hoàn vốn cũng như lợi tức thanh toán kèm theo,...).
4. Nguồn vốn – Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp - Khái niệm: 7
Nguồn vốn bao gồn tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm
phục vụ cho mục tiêu của mình.
- Phân loại nguồn vốn:
+ Theo thời gian:
Nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm, thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn từ
ngân hàng và các tổ chức tín dụng; nợ ngắn hạn phát sinh => dùng để đầu tư vào tài sản lưu động.
Nguồn vốn dài hạn – nguồn vốn thường xuyên trên 1 năm, gồm: các khoản vay
dài hạn từ ngân hàng; phát hành trái phiếu; nguồn vốn liên doanh, ... => tính
chất ổn định nên được dùng đầu tư vào các dự án, tài sản cố định và 1 vài tài sản lưu động.
+ Theo phương thức huy động vốn:
Nguồn vốn huy động từ phát hành (cổ phiếu và trái phiếu), Nguồn vốn đi vay.
+ Theo quyền sở hữu: Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, vay
trái phiếu, nợ lương người lao động.
+ Theo phạm vi hoạt động:
Nguồn vốn bên trong: Huy động từ chính hoạt động của doanh nghiệp nguồn từ
lợi nhuận để lại để tái đầu tư, nguồn từ khấu hao tài sản cố định chưa được sử
dụng nhằm đổi mới thay thế tài sản lưu động, nguồn từ tiền nhượng bán tài sản.
Nguồn vốn bên ngoài: Huy động từ bên ngoài để phục vụ kinh doanh, gồm các
nguồn đi vay, liên kết, ...
5. Tài sản của doanh nghiệp - Khái niệm:
Tài sản là một nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và dự tính đem
lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. - Phân loại: 8
+ Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển
Tài sản cố định: những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc, nhà xưởng, …
Tài sản lưu động: những tài sản luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn
nhau, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, như nguyên nhiên vật liệu, ...
Tài sản tài chính: những tài sản dễ dàng chuyển hoá thành tiền, có thể đem lại
lợi ích tài chính cho người sở hữu, như trái phiếu, cổ phiếu, ...
+ Căn cứ vào thời hạn đầu tư
Tài sản dài hạn: toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian thu hồi
vốn hoặc thanh toán từ 1 năm trở lên hoặc trên 1 chu kì kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn: toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian thu hồi
vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh. 9
PHẦN 2: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK VÀ QUYẾT
ĐỊNH PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019 – 2022
1. Tổng quan về ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2019-2022
Năm 2019 là một năm biến động khiến cho nền kinh tế, chính trị, xã hội đều
đứng trước những thách thức khó lường. Ngành sữa Việt Nam, với sự hưởng lợi từ
biến động của thế giới, môi trường cạnh tranh gay gắt và chi phí nguyên liệu nhập
khẩu tăng cao, ngành sữa vẫn phát huy được thế mạnh của mình về danh mục sản
phẩm đa dạng và hệ thống phân phối hiệu quả. Tổng quan về ngành bán lẻ nói chung
và ngành sữa nói riêng có mức tăng trưởng tốt trong đó doanh thu bán lẻ đạt mức tăng
trưởng 12,7% còn tổng quy mô thị trường sữa tăng 8,9% so với năm trước. Trong đó
theo cục thống kê của Euromonitor thì lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng
trưởng vượt trội (tăng 9,9% và tăng 11,6% theo sản lượng), trong khi sữa bột và sữa
đặc tăng trưởng lần lượt 2,1% và 2,7%.
Tuy là có tăng trưởng nhưng mức tiêu thụ sữa trung bình của người dân Việt
Nam đang còn thấp với 20kg/người/năm. Giai đoạn 2018-2019 nông dân đã bị thiệt
hại nặng nề do dịch tả lợn Châu Phi và chính nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập của người dân khiến cho sức mua các sản phẩm tiêu dùng nhanh nói chung và
các sản phẩm sữa nói riêng bi giảm. Nguyên nhân tiếp theo để lượng sữa tiêu thụ cũng
giảm là tỷ lệ sinh giảm, xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ đang là xu hướng mà hầu hết
các bà mẹ hướng tới và nhu cầu các sản phẩm tiện lợi ngày càng gia tăng từ đó đặt ra
cả cơ hội và những thách thức để ngành sữa ngày lớn mạnh và phát triển nhiều sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu mọi người.
Năm 2020 là một năm mà nền kinh tế bị chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-
19. Các ngành như du lịch, hàng không… chịu tổn thất rất lớn tuy nhiên ngành sữa ít
bị tác động và vẫn có sự tăng trưởng nhẹ là 2,91%. Trong gần 3 tháng đóng cửa các
trường học do ảnh hưởng của covid thì người dân có nhu cầu tăng cường sử dụng sữa
tươi và sữa chua để tăng hệ miễn dịch. SSI Research dẫn số liệu của Euromonitor cho
biết, thị trường sữa (gồm sữa uống, sữa bột trẻ em, sữa chua ăn và sữa chua uống, phô
mai, bơ và các sản phẩm từ sữa khác) ước tính đạt 135 nghìn tỷ đồng trong năm 2020
(tăng 8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa
chua và sữa uống tăng. Một trong những chỉ số tích cực của ngành sữa trong năm qua 10
là tỷ suất lợi nhuận gia tăng. Cụ thể, dịch Covid-19 đã tác động đến nhu cầu sữa toàn
cầu, khiến giá sữa nguyên liệu ở mức thấp trong năm 2020, đặc biệt là khi hiệp định
EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu
Âu vừa mang lại cơ hội và thách thức cho ngành sữa ở Việt Nam. Mức tiêu thụ sữa
trung bình quân đầu người của Việt Nam cũng có gia tăng và đạt 21,8kg nhưng vẫn
thấp hơn mức trung bình của một số quốc gia lân cận của Châu Á. Cùng với đó là sự
phân hóa về mức độ tăng trưởng của các sản phẩm, và sự sát nhập mua bán các công
ty nhỏ làm cho ngành sữa có những chiến lược hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Năm 2021 cũng là năm tiếp tục chịu ảnh hưởng rất nặng nền của Covid 19 khi
hàng loạt các doanh nghiệp tuyên bố phá sản nhưng ngành sữa vẫn tăng nhẹ như năm
2020. Do dịch bệnh mà theo đó nhu cầu của nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp
vẫn có thể bị ảnh hưởng, dịch Covid-19 đã gây thiệt hại đến thu nhập của nhóm này,
hoặc đối với những người tiêu dùng nhạy cảm về giá. Các công ty như Vinamilk và
Vinasoys đã chứng kiến hiện tượng cơ cấu sản phẩm bán ra dịch chuyển về phía các
sản phẩm giá rẻ trong 9T2020. Ngược lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu
nhập trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn và họ vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ
các sản phẩm cao cấp. Ngay đầu năm 2021 thì hàng chục container sữa hạt và sữa đặc
đã được xuất khẩu đi các nước khác. Tuy trải qua 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi
dịch bệnh nhưng ngành sữa vẫn giữ vững vị trí tăng trưởng của mình, đây là một điều
rất đáng học hỏi. Từ đó có thể thấy nước ta, từ một nước nhập khẩu sữa nay đã có
những bứt phá trong việc xuất khẩu sữa sang các nước khó tính dù cả trong đại dịch
Covid 19 khi mà cả thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam đạt giá trị 135000 tỷ đồng năm 2020,
tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của phân khúc sữ
chua và sữa uống. Các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng coa bao gồm sữa nước
(+10%), sữa chua(+12%), pho mát(+11%), bơ (+!0%) và các sản phẩm từ sữa khác.
Sữa nước là phân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành sữa Việt Nam bao gồm
các thương hiệu phổ biến như Vinamilk, Mộc Châu Milk, THTrue Milk, Dutch Lady,
Nutifood. Trong đó CTCP Sữa Việt Nam (VNM)hiện đang chiếm thị phần lớn nhất với
thương hiệu quen thuộc “Vinamilk”. 11
2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk 2.1. Giới thiệu
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK
- Trụ sở: 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
- VP giao dịch: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 9300 358 - Website: www.vinamilk.com
- Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam.
Vinamilk hiện cung cấp hơn 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa thuộc 4 nhóm
chính: sữa bột, sữa nước, sữa tươi, và sữa đặc. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được
tiêu thụ tại thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài
khác như Úc, Campuchia, Philipines và Mỹ.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy
Foremost), nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina), và nhà máy sữa Bột Dielac.
- Năm 1986, năm 1991 Vinamilk được Nhà nước trao tặng 2 Huy chương Độc lập hạng Ba và hạng Nhì.
- Vào tháng 3 năm 1994, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội. 12
- Năm 1996, năm 2000 Vinamilk tiếp tục được Nhà nước trao tặng Huy chương Độc
lập hạng Nhất và Danh hiệu Anh hùng lao động.
- Tháng 5 năm 2001, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.
- Năm 2003 Vinamilk khánh thành thêm 2 nhà máy sữa ở miền Trung và miền Nam là
Nhà máy sữa Bình Định, Nhà máy sữa Sài Gòn.
- Năm 2005, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Tiên Sơn, Nhà máy sữa Nghệ An.
- Năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là
50.01% vốn điều lệ của Công ty.
- Năm 2007, Vinamilk bắt đầu hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng cách xây
dựng Trang trại bò sữa Tuyên Quang. Và Vinamilk tiếp tục xây dựng thêm trang trại
bò sữa thứ 2 tại Nghệ An.
- Đến năm 2010 Vinamilk đã có 4 Trang trại bò sữa, Trang trại thứ 3 và 4 là ở Thanh
Hóa và Bình Định. Trong năm 2010 Vinamilk đầu tư vào NewZealand với công ty
chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra, Vinamilk
còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu
chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
- Năm 2011, Vinamilk xây dựng Trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng nâng tổng số
lượng đàn bò lên 5900 con.
- Năm 2012, khánh thành Nhà máy sữa Đà Nẵng, Xí nghiệp nhà máy sữa Lam Sơn,
Nhà máy nước giải khát Việt Nam với dây chuyền sản xuất hiện đại xuất sứ từ Mỹ,
Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan.
- Năm 2013, khánh thành Siêu nhà máy sữa Bình Dương: Là một trong những nhà
máy hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước
- Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk
Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại hữu bò sữa cơ
đầu tiên tại Việt Nam. Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi. 13 - Năm :
2018 Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ
cao Vinamilk Thanh Hóa. Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại
. Là công ty đầu tiên sả Lào
n xuất sữa A2 tại Việt Nam. - Năm
: Khánh thành trang trại Bò Sữ 2019 a . Tây Ninh
Theo Điều 36 Điều lệ công ty cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk): “Hàng năm, Công Ty
sẽ phải trích từ lợi nhuận sau thuế của mình: (i) mười phần trăm (10%) vào Quỹ khen
thưởng, phúc lợi và (ii) mười phần trăm (10%) vào Quỹ đầu tư phát triển. Tỷ lệ (%)
trích lập các quỹ có thể thay đổi theo kiến nghị của Hội đồng quản trị và được Đại hội
đồng cổ đông phê chuẩn.”
Theo báo caó tài chính riêng giữa niên độ cho giai đoạn 3 tháng kết thúc của năm
2020, 2021 đều chỉ rõ chia 10% lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng và phúc lợi
và 10% cho quỹ đầu tư phát triển. Nên các phần quyết định phân chia lợi nhuận được
phân tích sau là các quyết định về phân chia cổ tức.
3. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2019
3.1. Tình hình kinh doanh năm 2019 của Vinamilk
Trong năm 2019, Vinamilk đã chi 1.969 tỷ đồng để mua lại 75% cổ phần của GTNFoods.
CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp
nhất quý 4/2019 với doanh thu đạt 14.239 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tuy
nhiên, LNST của cổ đông công ty mẹ lại giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước từ 2.300
tỷ xuống 2.202 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đến từ các khoản chi phí tăng cao trong
quý 4. Chi phí tài chính của Công ty ty gấp 2.8 lần cùng kỳ năm trước, ở mức hơn 71
tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay chiếm phân nửa. Chi phí bán hàng và quản lý doanh 14
nghiệp của Công ty tổng cộng tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước, ở mức gần
4.183 tỷ đồng. Mặt khác, công ty ghi lỗ từ hoạt động khác hơn 24,6 tỷ đồng.
(Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2019 của VNM)
Thông qua nhiều giao dịch, đến cuối tháng 12/2019, Vinamilk đã chi tổng cộng
1.969 tỷ đồng nắm giữ 75% cổ phần của GTNFoods, qua đó gián tiếp nắm quyền kiểm soát với Sữa Mộc Châu.
Tổng kết lũy kế cả năm 2019, Vinamilk đạt 56.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng
7,1% so với mức 52.600 tỷ của cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 6,2% lên 12.800 tỷ
và lợi nhuận ròng tăng 3,5% lên 10.581 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 5.478 đồng.
3.2. Quyết định phân chia lợi nhuận năm tài chính 2019 của Vinamilk
Đợt 1/2019: Vinamilk sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 cho cổ đông với tỷ
lệ cổ tức 2,000 đồng/cp (tương ứng 20%). Với số phiếu đang lưu hành là hơn 1.74 tỷ
cp (tính tới 03/09/2019), ước tính cty sẽ chi hơn 3,483 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Đợt 2/2019: VNM thông qua Nghị quyết về việc chi cổ tức đợt 2/2019 với tỷ lệ
cổ tức 1,000 đồng/cp (tương ứng 10%), ước tính Vinamilk sẽ chi thêm hơn 1,741 tỷ
đồng để tạm ứng cổ tức đợt 2/2019.
Đợt 3/2019: Vinamilk quyết định chi trả cổ tức còn lại của năm 2019 với tỷ lệ
1,500 đồng/cp (tương ứng 15%). Với 1,74 tỷ cổ phiếu đang niêm yết lưu hành của
công ty thì ước tính Vinamilk sẽ chi 2.600 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông..2.
Quyết định phân chia lợi nhuận năm tài chính 2019 của Vinamilk. Mức cổ tức Tổng cổ tức Ngày chốt Diễn giải Ngày trả (đ/cp) (tỷ đồng) danh sách Đợt 1 2.000 3.483 17/09/2019 26/09/2019 Đợt 2 1.000 1.741 27/12/2019 28/02/2020 Đợt 3 1.500 2.600 30/06/2020 15/07/2020 Tổng cộng
Số tiền trả cổ tức tương đương 4.500 7.824 2019
74% LNST cổ đông công ty mẹ
4. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2020
4.1. Tình hình kinh doanh năm 2020 của Vinamilk 15
Theo báo cáo tài chính, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Vinamilk
ước tính vẫn tăng trưởng khoảng 7%, lợi nhuận trước thuế cũng ước tính tăng khoảng
3%, bất chấp dịch bệnh, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, do tình hình dịch Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp mà chương
trình sữa học đường của Vinamilk cũng bị ảnh hưởng nhiều trong quý I/2020. Hiện
chương trình này đã bắt đầu tăng lại từ tháng 5/2020 và có những ảnh hưởng tích cực
hơn nhưng thực tế vẫn chưa như Vinamilk mong muốn. Hy vọng trong quý III-IV, số liệu sẽ khả quan hơn.
Lũy kế cả năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 59.723 tỷ đồng,
tăng 5,9% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu thuần
hợp nhất đạt 59.636 tỷ đồng. Riêng doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Sữa Mộc
Châu (MCM) đạt 2.823 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ 2019.
Cùng với đó, doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9%
với thị phần được giữ vững so với 2019 nhờ chiến lược tiếp thị phù hợp.
Lũy kế cả năm 2020, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 11.236 tỷ đồng, tăng 6,5%
và so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 105% kế hoạch năm. Đối với Công ty Cổ phần
GTNFoods (GTN) và Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu (MCM) lợi nhuận sau thuế lần
lượt đạt 251 tỷ đồng và 281 tỷ đồng, hoàn thành 254% và 179% kế hoạch năm. Với
mức lợi nhuận này, GTN đã ghi nhận mức tăng trưởng 37 lần so với năm 2019 trong
khi MCM cũng tăng trưởng ấn tượng 68,2%. Năm 2020, Vinamilk và các công ty
thành viên nộp ngân sách Nhà nước hơn 5.200 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31-12-2020, cổ phiếu của Vinamilk ở mức 108.800
đồng, ghi nhận mức tăng 12.9% tính từ đầu năm. 16
4.2. Quyết định phân chia lợi nhuận năm tài chính 2020 của Vinamilk
Đợt 1/2020: Vinamilk thông báo về việc chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng
tiền với tỷ lệ 20%. Với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại của VNM đạt hơn
1,7 tỷ cp, ước tính VNM sẽ chi ra gần 3483 tỷ đồng để thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2020.
Đợt 2/2020: Vinamilk thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2020 tỷ lệ 10%,
1 cổ phiếu nhận về 1000 đồng. Ngày đăng kí cuối cùng 5/1/2021 và ngày thanh toán
26/2/2021. Với 2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi 2000 tỷ để thanh toán cổ tức đợt này.
Đợt 3/2020: Ngày 8/6/2021, Vinamilk chốt danh sách cổ đông thanh toán cổ tức
còn lại năm 2020 bằng tiền. Tỷ lệ chi trả 11% tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu
được nhận 1100 đồng. Thời gian thanh toán vào 30/6/2021. Với gần 2,09 tỷ cổ phiếu
đang lưu hành, Vinamilk sẽ chi khoảng 2300 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.
Như vậy, năm 2020 tổng cổ tức của CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk là 41%, ít
hơn năm trước là 4%. Tổng số tiền công ty dành để trả cổ tức là 7.871 tỷ đồng, tương
đương 71% lợi nhuận sau thuế phân phối cho cổ đông cty mẹ. Mức cổ tức Tổng cổ tức (tỷ Ngày chốt Diễn giải Ngày trả (đ/cp) đồng) danh sách Đã tạm ứng 2.000 3.483 30/09/2020 15/10/2020 đợt 1 Đã tạm ứng 1.000 2.090 05/01/2021 26/02/2021 đợt 2 Sẽ chi trả đợt 1.100 2.299 08/06/2021 30/06/2021 3 Tổng cộng
kế hoạch trả cổ tức 71% 4.100 7.871 2020 LNST cổ đông công ty mẹ Tổng cộng
kế hoạch trả cổ tức 74% 4.500 7.836 2019 LNST cổ đông công ty mẹ
5. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2021
5.1. Tình hình kinh doanh năm 2021 của Vinamilk 17
Năm 2021 là năm cuối trong giai đoạn 5 năm 2017 - 2021, đánh dấu cột mốc 45
năm thành lập Công ty. Trong giai đoạn này, Vinamilk vươn lên hạng 36 trong danh
sách các công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, đại diện duy nhất của khu vực
Đông Nam Á lọt vào Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 5 thương
hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu với giá trị thương hiệu 2,4 tỷ USD.
Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu đạt 61.012 tỷ đồng,
tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. Quý 4 năm 2021 (“Q4/2021”), doanh thu thuần
hợp nhất của Vinamilk tăng tốc với mức tăng trưởng gần 10% so với cùng kỳ 2020, cụ
thể đạt 15.819 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm
qua dù nhu cầu tiêu dùng và hoạt động vận chuyển tại Việt Nam cũng như toàn cầu
vẫn còn bị ảnh hưởng do biến chủng Covid mới. Mức tăng trưởng được ghi nhận ở tất
cả các thị trường . Kỷ lục doanh thu này được đóng góp bởi sự tăng trưởng từ cả 3
mảng là nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.
Đơn cử, về xuất khẩu, doanh thu thuần đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với
cùng kỳ. Động lực tăng trưởng đến từ thị trường Trung Đông và Châu Phi nhờ nhu cầu
đối với sản phẩm sữa phục hồi và hoạt động phát triển thị trường đạt hiệu quả cao. Bên
cạnh đó, Vinamilk đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm cho liên doanh tại Philippines từ
cuối Quý III/2021 với kết quả ban đầu khả quan. Trong năm 2021, công ty đã phát
triển thêm 2 thị trường xuất khẩu mới và nâng tổng số thị trường xuất khẩu lũy kế lên
57, tung mới 21 sản phẩm. Số dư tiền thuần tại thời điểm 31/12/2021 là 13.916 tỷ
đồng, chiếm 26,1% tổng tài sản. Tổng mức đầu tư vốn trong năm 2021 đạt hơn 1,5
nghìn tỷ đồng tập trung vào vùng nguyên liệu và sản xuất. Tính toàn tập đoàn, 18
Vinamilk hiện đang quản lý và vận hành hệ thống 17 nhà máy trong và ngoài nước,
bên cạnh đó là 15 trang trại bò sữa, quy mô đàn bò khai thác sữa đạt gần 160.000 con
với tổng sản lượng sữa tươi cung cấp trong năm 2021 cao nhất từ trước đến nay, đạt xấp xỉ 380 ngàn tấn.
Bên cạnh việc các đối tác phân phối đẩy mạnh mở rộng điểm bán, chuỗi Giấc Mơ
Sữa Việt của Vinamilk cũng đã mở mới 120 cửa hàng trong năm 2021 và nâng tổng số
cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600.
Theo báo cáo cuối năm 2021 của Vinamilk, tổng sản lượng sữa tươi cung cấp
trong năm 2021 cao nhất từ trước đến nay, đạt xấp xỉ 380.000 tấn. Ngoài ra, với việc
có thêm trang trại mới như trang trại Quảng Ngãi và dự án tổ hợp tại Lào (quy mô giai
đoạn 1 là 8.000 con) dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022, khả năng tự chủ nguyên
liệu sữa đầu vào của Vinamilk sẽ còn được tăng lên.
Nắm bắt tiềm năng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam và xuất khẩu
trong những năm tới, Vinamilk đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hưng Yên
với tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng và tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 400 triệu
lít/năm. Đây sẽ là nhà máy sữa lớn nhất miền Bắc của Vinamilk và giúp công ty này
củng cố thị phần ở khu vực phía Bắc và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu đang ngày càng tăng.
Dự án bò thịt phát triển cùng với công ty thành viên Vilico đã đạt được thỏa
thuận hợp tác, triển khai tại Vĩnh Phúc, Tam Đảo… Tận dụng tốt kênh phân phối và sự
bắt tay cùng đối tác Nhật Bản đang tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định trong thị trường tiềm năng này. 19
5.2. Quyết định phân chia lợi nhuận năm tài chính 2021 của Vinamilk
ĐHĐCĐ thường niên phê chuẩn chính sách cổ tức bằng tiền của năm tài chính
2021 tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (loại trừ lợi nhuận sau thuế phân bổ
cho cổ đông thiểu số). Trong đó:
Tạm ứng đợt 1/2021: 1.500 đồng/cổ phần và đã thanh toán vào ngày 30/09/2021.
Tạm ứng đợt 2/2021: 1.400 đồng/cổ phần và đã thanh toán vào ngày 25/02/2022.
Như vậy, Công ty đã tạm ứng 2 đợt cổ tức trên với tổng giá trị là 6.061 tỷ đồng. Và
cổ tức còn lại của năm 2021 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 quyết định. Mức
chi trả cổ tức năm 2021 trình ĐHĐCĐ là 3.850 đồng/cp, tương ứng với tổng số tiền dự chi là 8.046 tỷ đồng.
Vinamilk đã tạm ứng hai đợt cổ tức trong năm 2021 với tổng tỷ lệ 29%. 9,5% cổ
tức bằng tiền còn lại (950 đồng/cp) dự kiến sẽ chốt danh sách cùng ngày với cổ tức đợt
1/2022 và ngày chi trả cổ tức đợt ba dự kiến cũng là 19/8. Diễn Mức cổ Tổng cổ Ngày chốt danh Ngày trả giải tức (đ/cp)
tức (tỷ đồng) sách Đợt 1 1.500 3.135 07/07/2021 30/09/2021 Đợt 2 1.400 2.926 11/1/2022 25/02/2022 Đợt 3 950 1.985 07/07/2022 19/08/2022 Tổng 3.850 8.020
Số tiền trả cổ tức tương đương 76% cộng 2021 LNST cổ đông công ty mẹ
6. Quyết định phân chia lợi nhuận của Vinamilk năm 2022
6.1. Tình hình kinh doanh năm 2022 của Vinamilk
Theo báo cáo tình hình kết quả sản xuất-kinh doanh quý I/2022 của Vinamilk,
doanh thu đạt gần 13.880 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với cùng kỳ. Tại thị trường nội địa
vẫn chiếm tỉ trọng lớn với kênh mua bán hiện đại tăng trên 30%.
Đặc biệt, ở chuỗi cửa hàng Giấc mơ sữa Việt, doanh thu tăng gần 25% so với
cùng kỳ. Vinamilk đã mở mới gần 30 cửa hàng trong quý với mục tiêu xây dựng một
kênh độc lập, củng cố độ bao phủ về kênh phân phối. Đến nay, số cửa hàng chuỗi này
đạt gần 620, phân bố tại các thành phố lớn và vừa. 20
Với thị trường nước ngoài, Vinamilk ghi nhận doanh thu tăng hơn 10%. Riêng
chi nhánh Driftwood (Mỹ) tăng trưởng hơn 40% nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng ở nhóm
trường học và khách sạn.
Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022 - 2026,
Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% và doanh thu lên 5% đạt
64.070 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng 2,2% của năm 2021 mặc dù bức tranh kinh
doanh còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn, đáng kể đến là việc sức mua của người
tiêu dùng đang bị ảnh hưởng lớn do tình hình lạm phát liên quan đến các cuộc khủng
hoảng chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu chưa thể sớm hạ nhiệt trong nửa đầu
năm 2022. Lợi nhuận trước thuế cả năm thu về dự kiến đạt mức 12.000 tỷ đồng.
Xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ
đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026
tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận. Mục tiêu này xây
dựng trên kỳ vọng ngành hàng tiêu dùng phục hồi nhanh từ sau năm 2022, khi mà tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2022 - 2026 có thể tăng tốc lên mức 7,7% và 7,5%/năm.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của Vinamilk đạt hơn 2.280 tỷ đồng,
giảm hơn 12% so với quý I/2021. Như vậy, dự kiến lợi nhuận giảm hơn 7% trước áp
lực từ giá nguyên liệu đầu vào, thức ăn chăn nuôi và cước vận tải. Công ty phải đối
mặt nhiều khó khăn và thách thức liên quan tới tình trạng khan hiếm nguồn cung 21
nguyên, vật liệu đầu vào, giá cả hàng hóa thức ăn chăn nuôi leo thang, giá cước vận tải tăng cao…
6.2. Quyết định phân chia lợi nhuận năm tài chính 2022 của Vinamilk
Năm 2022, Vinamilk đặt mục tiêu trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 38,5%, tương
ứng 3.850 đồng/cp. Tổng giá trị cổ tức chi trả bằng tiền dự kiến là 8.046 tỷ đồng,
tương đương 83% lợi nhuận sau thuế.
Trong đó, Vinamilk muốn tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 là tỷ lệ 15% (1.500
đồng/cp). Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 7/7, tương ứng ngày giao dịch không
hưởng quyền là 6/7, và ngày thanh toán dự kiến là 19/8.
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ THỂ
TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID
1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Covid 19- một dịch bệnh khủng khiếp đối với chúng ta. Nó ảnh hưởng đến tất cả
mọi người, tất cả lĩnh vực trong cuộc sống. Các doanh nghiệp trong đó có Vinamilk
cũng không phải là ngoại lệ.
Các giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển hậu Covid 19:
Một là, tái cấu trúc chiến lược và tăng cường sự hợp tác của chính phủ
Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tái cấu trúc các chiến lược, từ chiến lược tài
chính, nhân sự, hệ thống quản lý…để giảm bớt gánh nặng kinh tế và chủ động ứng phó
với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
Các doanh nghiệp cần tái lập ngân sách, điều chỉnh sử dụng ngân sách cho phù hợp
với điều kiện hiện tại.
Các doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của chính phủ sau đại dịch Covid 19. Điều này
đòi hỏi chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ tài chính như: giảm thuế, miễn thuế,
cho vay vốn với lãi suất thấp,...
Hai là, củng cố xây dựng lại các chuỗi cung ứng, tạo sự bền vững, linh hoạt hơn,
phát triển các chuỗi cung ứng mới và tăng tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu. 22
Nhiệm vụ cấp bách đối với các doanh nghiệp là củng cố, xây dựng và tăng cường
chuỗi cung ứng nội địa. Nội địa hóa chuỗi cung ứng thông qua cộng sinh công nghiệp,
trao đổi và sử dụng các sản phẩm phụ của địa phương là các yếu tố hỗ trợ khả năng
phục hồi của chuỗi cung ứng có thể giúp hạn chế tác động của sự gián đoạn chuỗi
cung ứng quốc tế và giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên
liệu nhập khẩu và phục hồi nhanh hơn.
Ba là, khai thác tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường trong nước
Với gần 100 triệu dân và ⅙ dân số Việt Nam đã gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu
với chi tiêu bình quân đầu người hơn 15 USD mỗi ngày thì thị trường nội địa trở nên
tiềm năng trong bối cảnh thị trường quốc tế cần thời gian để phục hồi.
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thị trường ngách để tìm ra những hướng đi
cần thiết trong việc quyết định đầu tư, sản xuất các sản phẩm dịch vụ phù hợp. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ tại thị trường nội địa, tập trung phân phối quảng bá sản phẩm tại các kênh mua sắm
như: siêu thị, các sàn thương mại điện tử,...
Bốn là, chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua kinh doanh kỹ thuật số
Đại dịch đã làm thay đổi mô hình, hành vi của con người trong việc mua sắm và
thanh toán. Do đó, các doanh nghiệp cần cấp bách đẩy mạnh việc áp dụng, phổ biến
công nghệ và giải pháp kỹ thuật số để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp
cần xác định các phân khúc thị trường khác nhau từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh
và lựa chọn các kênh thương mại điện tử phù hợp để có thể nhanh chóng tiếp cận được
nguồn khách hàng tiềm năng, gia tăng hiệu quả bán hàng.
Năm là, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chiến lược ứng biến theo tuần,
cũng có thể theo ngày, xây dựng kịch bản để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất để
chúng ra luôn trong tư thế chủ động trước những sự thay đổi và biến động; tận dụng
tối đã cơ hội để tồn tại và trụ vững qua thời gian dịch bệnh.
2. Một số giải pháp cho Đối với Vinamilk
Một là, nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu thị trường và marketing của công ty 23
Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vinamilk cần phát huy và khơi gợi hơn nữa sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao động.
-Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách
hợp lí tương thích với trình độ khả năng của họ.
-Công ty cần thường xuyên mở các lớp học miễn phí để nâng cao tay nghề cho nhân viên.
-Vinamilk cần khắt khe hơn nữa trong khâu tuyển dụng để chọn được nhân tài phù hợp.
Hai là, Chạy quảng cáo và đẩy mạnh các chính sách PR cho công ty
-Công ty cần mở rộng quảng cáo, tiếp thị ở các đô thị nhỏ và vùng nông thôn
-Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách
hàng sau những đợt điều chỉnh giá để có chiến lược giá phù hợp.
-Theo dõi sát tình hình bán hàng và dự báo sản lượng của nhãn hiệu nhằm đề xuất ra
được những hỗ trợ kịp thời trong việc quản lý các nguồn lực, nguyên vật liệu,...
Ba là, cần rà soát, áp dụng một mức giá phù hợp đối với các sản phẩm
Khi dịch Covid bùng nổ, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách hỗ trợ giá cho người
tiêu dùng. Điều này chỉ mang lại lợi ích tạm thời vì áp dụng về lâu về dài thì sẽ ảnh
hưởng đến tài chính, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế Vinamilk cần rà soát lại để có
thể đưa ra một mức giá phù hợp sao cho người tiêu dùng cảm thấy thỏa đáng với số
tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm.
Bốn là, đưa sản phẩm ra thị trường "đúng với quảng cáo"
Hiện nay, báo đài dư luận cũng bàn tán khá nhiều về độ " thật thà" của độ dinh
dưỡng được ghi trên bao bì sản phẩm. Ví dụ nhiều người cũng đặt nghi vấn về sản
phẩm sữa tươi Vinamilk 100% có phải thật là 100% hay không. Vinamilk cần có
những thông điệp rõ ràng nhằm giải đáp những nghi ngờ từ người tiêu dùng, tăng niềm
tin vào các sản phẩm của Vinamilk.
Năm là, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bảo đảm về cả chất lượng sản phẩm, tăng quan hệ công chúng. 24
Hiện nay sản phẩm Dutch Lady( cô gái Hà Lan) được người tiêu dùng đánh giá là
thương hiệu "dễ tìm mua" trong khi đó, Vinamilk lại chiếm thị phần trong nước đến
48,7% nên yếu tố "dễ tìm mua" của các sản phẩm của Vinamilk dễ dàng được đáp ứng.
Nếu kết hợp được cùng với sự bắt mắt về bao bì, gây tò mò hấp dẫn cho người mua thì
mức tiêu thị của Vinamilk sẽ tăng.
Doanh nghiệp nên đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì chỉ có sản phẩm tốt thì
mới giữ chân được khách hàng. Vinamilk cũng cần chi mạnh hơn trong khoản quan hệ
công chúng bằng các hành động thiết thực, nhân đạo như: xây trường học, cầu
đường,...gây được thiện cảm, ấn tượng tốt về doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.
Sáu là, đổi mới vận chuyển hàng hóa
Thiết lập những chính sách vận chuyển hàng hóa tối ưu, giảm thiểu tối đa chi phí
vận chuyển do sự đứt mạch cung ứng bị ảnh hưởng bởi covid-19. 25 KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu về tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh,
cụ thể là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk với quyết định phân chia lợi nhuận,
có thế thấy rằng không chỉ riêng gì Vinamilk mà còn cả ngành sữa Việt Nam, cả doanh
nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng khách quan mà nói thì ngành
sữa ít chịu ảnh hưởng hơn những khác vì sữa là mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm
quan trọng cho dinh dưỡng và sức khỏe của mọi người. Có đâu chăng chỉ bị ảnh
hưởng chút ít khi chuỗi cung ứng đứt gãy, khó lưu thông hàng hóa, nguyên liệu đầu
vào bị hạn chế nhập khẩu, số lượng lao động giảm. Dù là thế, những doanh nghiệp
Việt vẫn vượt qua khó khăn nhờ vào sự linh hoạt thích ứng hoàn cảnh của mình và sự
hỗ trợ từ chính phủ những quyết sách quyết định mạng tính chiến lược quan trọng.
Trong gian đoạn 2019-2022, năm 2019 khi dịch bệnh chưa xuất hiện Vinamilk đã
có bước tăng trưởng đột phá vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sang năm 2020, những
tưởng dịch bệnh sẽ gây không ít khó khăn nhưng không, Vinamilk tăng trưởng vượt
bậc đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Và năm 2021, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021
Vinamilk đã hoàn thành gần 50% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Có thể thấy rằng, Vinamilk –
ông lớn ngành sữa hàng đầu Việt Nam đã vượt qua cơn bão mang tên Covid-19, thành
công nắm giữ thị trường sữa Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu do còn hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên
môn nên bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong
muốn được đón nhận những đánh giá, nhận xét và góp ý của thầy để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài chính học - PGS.TS Mai Thanh Quế & PGS.TS Lê Thị Diệu Huyền
(chủ biên) – Học Viện Ngân Hàng – NXB Lao Động, 2018, Chương 5.
2. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, Báo Cáo Thường Niên 2019,
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/bc_thuong_nien/1585291596-
7f525505f3621558355a60c10f6862cbb3b9c9863921a9b06587f7b42a0f9733.pdf
3. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, “Báo cáo tài chính riêng cho năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2019”, https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1580373596-
f6faf7c34a83e98a49c6c57c88823874755b2d7064e7961d7692a60abf909461.pdf
4. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, thông cáo báo chí về kết quả kinh doanh năm 2021,
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1643366962_2.1_._2201
28_-_VNM_-_4Q2021_TCBC_KQKD_-_VN_.pdf
5. Đông Tư, 31/01/2020, “Vinamilk báo lãi quý 4 sụt giảm nhẹ”,
https://vietstock.vn/2020/01/vinamilk-bao-lai-quy-4-sut-giam-nhe-737-728590.htm
6. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, Báo Cáo Thường Niên 2020,
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2020/BCTN/VN/VNM_Baocaothuongnien_202 0.pdf
7. Khổng Chiêm, Thứ ba_6/4/2021_09:17, “Vinamilk trình kế hoạch lợi nhuận đi
ngang, cổ tức 2020 tỷ lệ 41% bằng tiền”, https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/vinamilk-
trinh-ke-hoach-loi-nhuan-di-ngang-co-tuc-2020-ty-le-41-bang-tien-1288616.html
8. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con, “Báo cáo tài chính hợp nhất
giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2021”,
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTC/VN/QUY
%202/VNM_Baocaotaichinh_6T_2021_Soatxet_Hopnhat.pdf
9. Thượng Ngọc, 10:26 11/08/2021, “VNM sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 vào ngày 30/09”,
https://vietstock.vn/2021/08/vnm-se-tam-ung-co-tuc-2021-dot-1-vao-ngay-3009-738- 884838.htm
10. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con, “Báo cáo tài chính hợp nhất
giữa niên độ cho giai đoạn 3 tháng kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2021”, 27
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1619682284_FS3103202 1_Consol_VN.pdf
11. VNM, 31/07/2021, “Vinamilk đạt doanh thu cao nhất lịch sử trong quý 2/2021”,
https://vietstock.vn/2021/07/vinamilk-dat-doanh-thu-cao-nhat-lich-su-trong-quy- 22021-830-881519.htm
12. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, Thuyết trình lợi nhuận Q1/2022,
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1651635676_20220429_-
_VNM_-_Thuyet_Trinh_Loi_Nhuan_1Q2022.pdf
13. Trương Lương ( Theo Trí Thức Trẻ), 31/01/2020, “ Vinamilk: Lãi ròng 2019 tăng
3,5% lên 10.581 tỷ đồng, nắm giữ hơn 15.000 tỷ đồng tiền gửi”,
https://s.cafef.vn/vnm-336775/vinamilk-lai-rong-2019-tang-35-len-10581-ty-dong-
nam-giu-hon-15000-ty-dong-tien-gui.chn