Chủ đề: Ý định đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Chủ đề: Ý định đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT HÌNH SỰ
CHỦ ĐỀ: Ý ĐỊNH ĐỒNG PHẠM THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIÊT NAM. 1.
Khái niệm và các dấu hiệu của đồng phạm : 1.1 Đồng phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017), đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm.
Với cách quy định này, người có hành vi tổ chức, hành vi xúi giục
hoặc hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm chỉ có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã xác định vụ án thỏa mãn các dấu hiệu của đồng phạm.
1.2 Các dấu hiệu của đồng phạm
- Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu, đó là dấu
hiệu về số lượng, có từ hai người trở lên và dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm.
+ Về dấu hiệu số lượng: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai
người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội
phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực
nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự).
+ Về dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm: Điều này có nghĩa là
người đồng phạm phải có hành vi tham gia thực hiện một tội phạm
là: hành vi trực tiếp thực hiện, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục,
hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Nếu không có một trong bốn
loại hành vi này thì không được coi là cùng thực hiện tội phạm, và vì
thế cũng không phải là đồng phạm.
Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia
nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một
loại hành vi tham gia. Người đồng phạm có thể tham gia với một
loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác
nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội
phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
- Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện
tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu
mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những
người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. a. Dấu hiệu lỗi
Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, mỗi người
đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và
mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi
cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau:
- Về lí trí: Mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại
cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình.
Nếu chỉ biết mình có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà
không biết người khác cũng có hành vi như vậy với mình thì chưa
thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và dọ vậy không có đồng phạm.
Ví dụ: Khi mượn xe của B để dùng làm phương tiện cho việc trộm
cắp tài sản (phân đạm) trong kho của một công ty, A đã nói dối là
cần xe vào việc hợp pháp. B biết ý định thật của A nhưng do thù tức
thủ kho nên đã vờ vô tình cho mượn. Trong vụ án này, A chỉ biết
mình có hành vi trộm cắp mà không biết B có hành vi giúp sức cho
mình. Do vậy, A và B không đồng phạm với nhau.
Về lí trí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả thiệt hại của
tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
- Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động
chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả
thiệt hại xảy ra. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết
hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt hại như trường hợp nhiều người
cùng múc trộm dầu trong bể chứa của cơ quan nhưng giữa họ không
có sự rủ rê nhau là trường hợp phạm tội riêng lẻ.
b. Dấu hiệu mục đích phạm tội
Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và cùng cố ý, đồng phạm còn
đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng
phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Đồng phạm những tội thuộc Chương các tội xâm phạm an
ninh quốc gia. Được coi là cùng mục đích khi những người tham gia
đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm
hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. Trường họp người chở thuê
cho những người khác trốn đi nước ngoài, mặc dù đã biết rõ những
người này có mục đích chống lại chính quyền nhân dân là ví dụ về
trường hợp biết rõ và tiếp nhận mục đích của nhau. Trong trường
hợp này, người chở thuê bị coi là người đồng phạm (người giúp sức)
về tội phạm được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017 mặc dù họ không có mục đích chống lại chính quyền nhân dân.
Nếu không thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng
phạm. Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu trách
nhiệm hình sự độc lập với nhau.
Ví dụ: A thuê B giết người với mục đích chống lại chính quyền nhân
dân nhưng B không biết mục đích đó,. Trong trường hợp này không
có đồng phạm về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
(Điều 113 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). 2.
Các loại người đồng phạm
* Khoản 3, Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định có
bốn loại người đồng phạm: 2.1. Người thực hành
* Khoản 3, Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:“ Người
thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.”
- Người thực hành có 2 dạng :
+ Dạng 1: Tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả
trong cấu thành tội phạm như trực tiếp thực hiện hành vi đâm, bắn.
+ Dạng 2: Không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách
quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp
thực hiện hành vi khách quan. Nhưng người bị tác động là người
trực tiếp thực hiện hành vi khách quan họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thuộc các trường hợp phổ biến sau:
Họ không có năng lực trách nhiệm hình sự
Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý
Họ bị cưỡng bức về tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Ví dụ: A,B,C tổ chức đi ăn trộm, A và B được phân canh gác cho C
lẻn vào nhà lấy trộm đồ . Trong trường hợp này C là người thực hành. 2.2. Người tổ chức
* Khoản 3, Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “ Người tổ
chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”
- Chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần, đề xuất âm mưu,
vạch phương hướng, trực tiếp điều khiển hoạt động phạm tội
- Cầm đầu: là người đứng ra thành lập nhóm, phân công, giao trách
nhiệm, điều khiển hoạt động
- Chỉ huy: là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm tội
* Tính chất nguy hiểm nhất trong đồng phạm
Điều 3 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “ Nghiêm trị người chủ
mưu,cầm đầu,chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. * Lưu ý
: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm quy
định hành vi “tổ chức” thì người có hành vi này được coi là người thực hành.
Ví dụ: A là người đề ra kế hoạch đi cướp ngân hàng cho các đàn em của mình thực hiện. 2.3. Người xúi giục
* Khoản 3, Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “ Người
xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”.
- Hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục phải có mối quan hệ nhân quả
+ Hành vi xúi giục phải trực tiếp
+ Hành vi xúi giục phải cụ thể
+ Người xúi giục phải có ý định rõ ràng thức đẩy người khác phạm tội
Ví dụ: A xúi giục B giết người. về mặt chủ quan, người xúi giục
hoạt động một cách cố ý, biết rõ mình trực tiếp thúc đẩy người thực
hành hay những người đồng phạm khác thực hiện một tội phạm nào đó.
* Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm
cụ thể quy định hành vi “xúi giục” thì người có hành vi này được coi
là người thực hành của tội phạm đó. 2.4. Người giúp sức
* Khoản 3, Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “ Người
giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm”
- Giúp sức về vật chất: cung cấp phương tiện, công cụ, kỹ thuật, khắc phục trở ngại
- Giúp sức về tinh thần: tạo điều kiện tinh thần (hứa hẹn trước che
giấu người phạm tội, tang vật) * Lưu ý
: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm cụ
thể quy định hành vi “ giúp sức” thì người có hành vi này được coi
là người thực hành của tội phạm đó.
Ví dụ: A mua dao giúp B và biết B có ý định dùng con dao làm hung khí giết người. 3.
Các hình thức đồng phạm
* Căn cứ vào các dấu hiệu thì hình thức đồng phạm bao gồm: 3.1
. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan.
Có thể chia thành: Đồng phạm không có thông mưu trước và đồng
phạm có thông mưu trước.
- Đồng phạm không có thông mưu trước là: hình thức đồng phạm
mà trong đó giữa những người cùng thực hiện tội phạm không có sự
bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau hoặc thỏa thuận, bàn bạc nhưng không đáng kể.
Hình thức đồng phạm này thường có trong những trường hợp
những người đồng phạm gặp nhau, nảy sinh ý định phạm tội và bắt
tay luôn vào thực hiện tội phạm. Một số trường hợp khi tội phạm
đang do một người thực hiện lại có thêm người khác cùng tham gia
tiếp tục thực hiện tội phạm.
+ Ví dụ: Cô A đi dự tiệc cưới của cháu gái là chị B và được chị B
nhờ trông coi giùm thùng tiền mừng cưới. Do thấy thùng tiền mừng
cưới của cháu gái nhiều nên Cô A nảy sinh ý muốn lấy đi bớt vài
phong bì mừng cưới. Khi hành vi trộm cắp của cô A đang xảy ra thì
vô tình bị anh C (cháu trai của cô A) phát hiện nhưng anh C đã ngay
tiếp tay cho cô A trộm cắp.
- Đồng phạm có thông mưu trước là: hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước về việc
cùng thực hiện tội phạm. Do có sự bàn bạc, thỏa thuận trước nên có
khả năng gây nguy hại cho đồng phạm không có thông mưu trước.
Cho nên, với những điều kiện khác giống nhau, hình thức đồng
phạm có thông mưu trước thường được đánh giá có mức độ nguy
hiểm cao hơn so với hình thức đồng phạm không có thông mưu trước.
+ Ví dụ: Anh A và anh B có bàn bạc, thông đồng, chuẩn bị công
cụ, phương tiện để đi ăn trộm trộm vàng tại cửa hàng của anh C.
Anh A và anh B thỏa thuận sẽ chia đều cho nhau khi thực hiện hành vi trộm cắp thành công. 3.2
. Căn cứ vào dấu hiệu khách quan
Có thể chia thành: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
- Đồng phạm giản đơn là: hình thức đồng phạm mà trong đó những
đồng phạm đều có vai trò là người thực hành.
Trong hình thức đồng phạm này, những người đồng phạm được
gọi là những người đồng thực hành. Tất cả những người đồng phạm
đều trực tiếp thực hiện tội phạm, nghĩa là thực hiện hành vi thỏa mãn
dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm được quy định
tại điều luật của BLHS. Họ có thể thực hiện toàn bộ những hành vi
khách quan của tội phạm hoặc họ chỉ thực hiện một phần trong hành
vi khách quan của tội phạm.
+ Ví dụ: A và B cùng nhau cầm hung khí đánh nhiều nhát vào đầu và mặt của C.
- Đồng phạm phức tạp là: hình thức đồng phạm trong đó giữa
những người đồng phạm có sự phân công vai trò. Một hoặc một số
người giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò
tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
+ Ví dụ: Nhà anh A và anh B có xích mích, tranh chấp đất đai với
nhau. Sau lần ra tòa anh B cảm thấy không phục với phán quyết của
tòa, để thỏa mãn lòng hận thù thì anh B đã thuê một nhóm giang hồ
chặn đường hành hung anh A. Anh B thuê C và D chặn đường đánh
anh A để cảnh cáo. Nhưng do trong quá trình hành hung anh A phản
kháng nên C đã cầm gạch ở bên đường đập mạnh vào đầu anh A.
c. Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ
giữa những người đồng phạm,
Có thể được phân thành đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức)
và đồng phạm không có tổ chức
- Phạm tội có tổ chức: Đây là hình thức đồng phạm đặc biệt mà
định nghĩa pháp lý của nó được quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ
luật Hình sự: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu
kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Thường là
sự kết hợp của đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm phức tạp.
Đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa
những người trong đồng phạm. Tức là chỉ mức độ liên kết cao hơn,
chặt chẽ hơn về khách quan và sự phân hoá vai trò nhiệm vụ về chủ
quan của mỗi người trong đồng phạm.
Ranh giới xác định như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang
tính tương đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức:
1- Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội
như Đảng phái chống chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cướp.
2- Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo
một kế hoạch đã thống nhất trước.
3- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần
nhưng đã thực hiện theo kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo.
- Phạm tội không có tổ chức: Đây là hình thức đồng phạm không có
sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
4. Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
4.1. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự 4.1.1.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện
- Những người đồng phạm bị truy tố, xét xử về cùng 1 tội danh, cùng điều luật
- Áp dụng nguyên tắc chung về xác định tội phạm, quyết định hình
phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 4.1.2.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện trong đồng phạm
- Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi vượt quá của người đồng phạm khác
- Vượt quá về tính chất của hành vi: thực hiện hành vi khác ngoài dự kiến ban đầu
- Vượt quá về mức độ thực hiện hành vi: vẫn thực hiện hành vi đã
thoả thuận nhưng mức độ nguy hiểm hơn
- Tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến
người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng đối với người đó.
- Việc miễn trách hình sự hay miễn hình phạt, án treo, quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS…đối với người đồng phạm
nào thì chỉ người đó được hưởng, không được áp dụng chung cho
những người đồng phạm khác. 4.1.3.
Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hình sự của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc
vào mức độ tham gia thực tế của họ vào việc thực hiện tội phạm
- Trách nhiệm hình sự của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc
vào tính chất của hành vi của họ khi tham gia vào việc thực hiện tội
phạm (hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi thực hành, hành vi giúp sức)
4.2. Một số vấn đề khác liên quan đến việc xác định trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm
* Vấn đề chủ thể đặc biệt
- Ngay ở cái tên của nó thì trong một số tội phạm thì đòi hỏi chủ
thể đặc biệt thực hiện hành vi phạm tội, nếu không có đặc điểm này
thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở
thành chủ thể của tội phạm đó được. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn
thì chủ thể đặc biệt thì cần người thực hành có những đặc điểm đặc
biệt đó còn những người đồng phạm khác thì không cần đòi hỏi có
những đặc điểm của chủ thể đặc biệt.
Ví dụ: Liên quan đến tội giả mạo trong công tác thì người thực hành
là người có chức vụ quyền hạn. Còn những người đồng phạm khác
có thể là bất cứ người nào. Hay là trong một vụ án tham ô tài sản thì
người thực hành là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến tài
sản, còn những người đồng phạm khác ( người tổ chức, người xúi
giục, giúp sức) có thể là bất kì một người nào.
*Vấn đề xác định trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
- Liên quan đến việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong
đồng phạm cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm và nắm
vững để có thể xác định được trách nhiệm hình sự một cách đúng
đắn nhất có thể. Nếu như mà bản thân người đồng phạm không thực
hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì
người thực hiện hành vi phạm tội đến giai đoạn nào thì họ phải chịu
trách nhiệm hình sự đến đó. Người đồng phạm chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự trong phạm vi họ thực hiện. Nếu người bị xúi giục
không nghe theo sự xúi giục thì chỉ riêng người có hành vi xúi giục
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
- Nếu như người giúp sức giúp người thực hành thực hiện tội phạm
nhưng người này không thực hiện tội phạm hoặc họ không sử dụng
sự giúp sức thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ
định giúp sức và ở giai đoạn chuẩn bị.
*Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là sự tự nguyện từ bỏ
việc thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người thực hiện hành
vi đã bắt đầu. Và họ biết là có khả năng làm việc đó và không có gì
ngăn cản họ thực hiện tội phạm. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được hiểu là người phạm tội tự nguyện chấm dứt hành vi
phạm tội theo ý chí riêng của bản thân họ và không chịu tác động bởi người khác.
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hành vi dứt khoát, tự
nguyện. Và việc chấm dứt việc phạm tội này phải được thực hiện
một cách triệt để, không phải là việc chỉ là tạm ngừng việc thực hiện
tội phạm. Mà là chấm dứt hẳn việc thực hiện tội phạm.
- Theo điều 16 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện
tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định
phạm; nếu có hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
- Đối với người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục chỉ được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi người thực hành
chưa thực hiện tội phạm. Đồng thời những người đó phải có hành vi
tích cực cản trở có hiệu quả người thực hành thực hiện tội phạm như
là báo cho người bị hại để họ biết để phòng ngừa, giao nộp chứng cứ cho cơ quan chức năng....
5. Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập
5.1. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có quy định tại hai hành vi sau:
+ Hành vi chứa chấp thể hiện qua việc: cất giữ, bảo quản, cất
giấu hay cất, giữ, giấu tài sản mà biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có.
+ Hành vi tiêu thụ tài sản thể hiện qua việc: nhận, mua để dùng,
để bán lại hoặc giới thiệu cho người khác mua, chuyển tài sản đó cho
người khác theo yêu cầu của người phạm tội mà biết rõ đó là tài sản
do người khác phạm tội mà có.
Để cấu thành tội phạm này, chủ thể thực hiện hành vi phải thoả
mãn điều kiện về mặt chủ quan:
1. Chủ thể thực hiện hành vi không hứa hẹn việc sẽ thực hiện
hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ trước khi người phạm tội thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản.
2. Chủ thể biết rõ tài sản mà mình đang chứa chấp hoặc tiêu thụ là
tài sản do người khác phạm tội mà có.
5.2. Tội che giấu tội phạm
- Hành vi che giấu tội phạm là việc thực hiện các hành vi che
giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi
khác cản trở việc điều tra, phát hiện, xử lý người phạm tội sau khi
biết tội phạm được thực hiện
Ví dụ: H.và K. là hai người bạn thân của nhau, một lần H. chạy sang
nhà K. nói rằng vừa đi cướp tài sản của người khác nhưng đã bị nhìn
rõ mặt nên nhờ K. cất giấu tài sản chiếm đoạt được (việc này K.
hoàn toàn không biết do H. đã thực hiện tội phạm và không nói cho
ai biết trước khi thực hiện). Sau đó, K. đã cất giấu tài sản và đưa H.
ra bến xe bắt xe khách đi miền Nam, ba ngày sau Công an có đến
nhà tìm K. để điều tra nhưng K. nói rằng đã lâu không gặp H. và không biết H. ở đâu.
5.3. Tội không tố giác tội phạm
- Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ
quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm quy định tại khoản 2
hoặc khoản 3 Điều 14 hoặc một trong các tội phạm được bộ luật
hình sự quy định mà mình biết rõ là người phạm tội đang được
chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.
Ví dụ: Trong một lần nói chuyện A. đã được B. nói rằng, B. sẽ vào
nhà C. để ăn trộm vào đêm mai (A. biết chắc chắn B. sẽ thực hiện
hành vi phạm tội vì trước đó B. cũng đã có tiền án về tội 'Trộm cắp
tài sản", đã chấp hành xong án phạt tù, nhưng do dịch bệnh không đi
làm đâu được, gia đình và bạn bè xa lánh cho nên B. không có thu
nhập và muốn trở lại con đường cũ). Tuy nhiên, A. đã không thông
báo cho cơ quan chức năng về hành động sắp diễn ra của B. và hậu
quả là B. vào nhà của C. để trộm cắp tài sản).