Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với
Việt Nam
Chủ nghĩa dân túy - một hiện tượng của nền chính trị thế giới -
Từ năm 2016, nền chính trị thế giới, lại xuất hiện bùng lên một hiện tượng
nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: chủ nghĩa dân túy đang trỗi
dậy.
thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều
đến như vậy trên chính trường báo chí thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc
bầu cử, trưng cầu dân ý nhiều ớc Âu, Mỹ. Ngay châu Á, nơi vốn được
xem “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy” cũng đã những chính trị gia
đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng thông qua những phát ngôn hành động
dân túy. Rất nhiều hãng tin và tờ báo lớn đã giật những tít bài rất kêu trong phân
tích tình hình chính trị thế giới năm 2016, 2017: “Khi chủ nghĩa dân túy lên
ngôi”, “Chủ nghĩa dân túy và những cơn địa chấn”… Giới phân tích chính trị thì
lo lắng sự thắng thế của làn sóng dân túy thể dẫn đến những kết quả khó
đoán, bất ngờ và tác động bất ổn đến nền chính trị các nước, các khu vực thế
giới.
Sự lo lắng đó sở, cách các nhân vật này thực hiện những
cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ thể hạn chế, thậm chí đảo ngược
một số đường lối tích cực các quốc gia đang theo đuổi như: sự ổn định
hội, bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, tự do thương mại, sự bao dung giữa các
dân tộc, tôn giáo, xu hướng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa…
Góp phần nhận diện chủ nghĩa dân túy và nguyên nhân của nó
Hơn một thế kỷ trước vào năm 1890, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được
sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong phong trào thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng
Dân chủ chống lại những người Đảng Cộng hòa thường sống tập trung đô thị.
cũng được sử dụng để nói đến phong trào của các trí thức Nga tự ghét bỏ
tầng lớp của mình đồng cảm với giai cấp nông dân, ấp ủ mộng ước xây dựng
những “công nông thôn” cho giai cấp nông dân dựa trên nền tảng tưởng
của chủ nghĩa hội không tưởng. Từ vai trò tích cực trong tập hợp nông dân
đứng lên chống lại Nga hoàng, theo sự phát triển của lịch sử, lại trở thành
trào lưu tư tưởng cản trở sự phát triển, một trở ngại cho việc truyền chủ
nghĩa Mác vào nước Nga . Những sai lầm, bản chất phản động, đi ngược lại
(1)
luận của chủ nghĩa Mác của phái này đã bị V.I.Lê-nin phê phán mạnh mẽ trong
tác phẩm “Những người bạn dân thế nào, họ đấu tranh chống những người
dân chủ - xã hội ra sao”.
Tuy nhiên, để xác lập một cách hiểu hoàn chỉnh, thống nhất về khái niệm
tính chất phức hợp như chủ nghĩa dân túy một vấn đề khó. Thống nhất
trong nhận định đánh giá các biểu hiện trong thực tiễn hội, chính trị lại
càng khó hơn. Những khái niệm như chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy,
hành động dân túy, phát ngôn dân túy… được đưa ra trong những bối cảnh, hành
động khác nhau có cách hiểu và tác động khác nhau.
Khoa học hội xem như một khuynh hướng tưởng chínhdân túy
trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện
trong những tuyên bố cho là mình đứng về phía “dân thường” . như một
(2)
phong cách chính trị cụ thể, một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để
đạt được quyền lực . Sự ra đời của được đánh dấu với những biểu hiện
(3)
dường như “phi chính trị”, bằng sự từ chối giới tinh hoa, từ chối những tư tưởng
“dòng chính” đang ngự trị để nói lên tiếng nói của người dân vị trí hội
thấp…
quan điểm xem như một , nhưng chỉ một “ý thứcdân túy ý thức hệ
hệ mỏng” , không có hệ thống quan điểm riêng, không có nhân tố cấu thành cốt
(4)
lõi tưởng của chính mình nhằm phân biệt với các hệ tưởng khác. Ý kiến
khác lại xem “một phong trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểmdân túy
văn hóa nh cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với
những người của một tầng lớp đặc quyền” . Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ
(5)
và một phương thức hành động, “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách đểdân túy
giành được lòng tin của quần chúng”.
Trong ngôn ngữ hằng ngày châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á, dân
túy thường dùng để chỉ trích một đảng phái, một vài chính trị gia nào đó đang
tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai
nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trcủa đất
nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững cho những mục tiêu
chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện tại.
vậy, từ các cách tiếp cận trên, thể nhìn nhận, khái niệm dân
túy thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân,
đánh vào tâm của đám đông để kêu gọi, t chức phong trào nhằm lôi kéo,
tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, các
nhân theo đường lối dân túy thời gian gần đây lại xu hướng phục hồi, phát
triển? thể tìm thấy lý do cho sự trỗi dậy ấy từ những nguyên nhân chủ yếu:
(1) Sự trì trệ về kinh tế, sự già hóa dân số mức thu nhập không tăng đã làm
cho đời sống người dân, nhất của những người yếu thế không được cải thiện
làm gia tăng sự bất mãn của người dân. (2) Toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý:
công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc
gia chậm hay đang phát triển, hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại.
Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi
đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng
không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động. (3) Cách
mạng khoa học công nghệ, nhất công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của
đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin
tăng cao, tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ vấn đề, dễ hoangtin giả
mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt. (4) Chính sách hội phải đối mặt với
nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất
nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó,
nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân
của hội. (5) Sự quan liêu xa rời thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan
chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích tiếng nói của
người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những
người quyền lực trong hội. (6) Di dân di tản toàn cầu, với nhiều do,
thật sự thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý
giữa người đến người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận
hội, việc làm và phát triển.
Tóm lại, tình hình biến đổi sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng,
nhiều vấn đề kinh tế - hội chưa được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp
pháp của số đông người lao động chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả…
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy các
nước Âu, Mỹ hiện nay. Khi nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài,
vượt quá giới hạn chịu đựng của họ, không những giải pháp chính trị,
kinh tế, xã hội thích hợp, thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện các
khuynh hướng của chủ nghĩa dân túy, “dư địa” để gây ra những cơn địa
chấn mới.
Png ngừa, đấu tranh ngăn chn c biểu hiện ny ớc ta hiện
nay
Các nhà phân tích chính trị cảnh báo: “Có một cơ hội rất thực rằng sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong
thập kỷ tới, không chỉ Mỹ hay châu Âu khắp các nền dân chủ phát
triển” .
(6)
Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy
cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là
không thể.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với chủ nghĩa dân túy, khi đất nước đang
chủ động hội nhập sâu, rộng toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình
toàn cầu hóa, đòi hỏi “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống hội” trong điều kiện “nhận thức về dân chủ
(7)
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên nhân dân còn hạn chế”… “có lúc,
nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng
lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ” . Mặt khác, phải thẳng
(8)
thắn nhìn nhận những yếu tố tính nguyên nhân như phân tích trên đều tồn
tại ở những mức độ phức tạp khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, “việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả… giảm nghèo
chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo bất bình đẳng xu hướng gia
tăng”
(9)
là những điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát.
Sự mong muốn thực hành dân chủ trong một bộ phận nhân dân, khi điều kiện
thông tin chưa thật sự đầy đủ để có thể phân biệt giữa dân chủ dân túy,
thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dân chủ dân túy. Mặt khác, khi những phần tử
hội chính trị lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ nhân, phe nhóm, dẫn
đến nguymột bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các
phát ngôn, hành động dân túy.
Để thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy Việt Nam, điều quan trọng nhất
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ
nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy và cần lưu ý
một số vấn đề sau:
Một, phải nhận diện cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy
trong đời sống chính trị Việt Nam. thể đánh giá, Việt Nam đã những
biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân túy. Ta dễ
dàng nhận thấy những biểu hiện này qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng
miệng”, không đúng chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những
quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của
một vàinhân được sự tung hô của những tờ báo non nớt về chính trị, của một
vài “thủ lĩnh” trên mạng hội, thu hút được quan tâm của quần chúng “lạ
khẩu vị”. Thực tế ấy đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất
hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối,
Điều lệ Đảng một số cán bộ, đảng viên” . rất gần với những đã
(10)
đang xảy ra trên thế giới, chỗ những phát ngôn, lời nói hành động mang
tính dân túy đã nhất thời lấy được lòng dân những nhân này đã biết khai
thác tâm chán ngán của người dân về hình ảnh phạm, nhàm chán của các
chính trị gia chính thống, “sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ
hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm
về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số thiểu số…”
(11)
. một khía cạnh
khác, những cá nhân, những con người hành xử theo hướng dân túy như đã nói ở
trên cũng đã thu được những kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”,
thậm chí đã từng đạt đến vị trí cao trong nấc thang quyền lực. Công bằng mà nói
họ cũng những người sức thu hút nhân, “hoạt ngôn”, tranh thủ được
không ít người bằng kiểu hành xử “của người phúc ta” và biết cách “đầu tư” xây
dựng các tờ báo, phóng viên “thân hữu”, các cây bút mạng ảnh hưởng. Họ
biết “chọn thời điểm để tỏa sáng, thường những lúc người dân trong hội
phải đối mặt với những khó khăn trở ngại trong cuộc sống do suy thoái kinh tế,
bất ổn an ninh” .
(12)
Hai , thực tế trên thế giới cũng cho thấy, sở người dân tin đi theo phong
trào dân túy hay ủng hộ các nhân vật dân túy cũng phần lớn do sự điều
hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình bức xúc
của người dân, từ đó họ mong muốn những người đại diện cho công quyền
kiểu khác, thậm chí một chính quyền khác mạnh mẽhiệu quả hơn, hiểu họ
hơn. như vậy, may ra những nguyện vọng mong ước của người dân mới
được đáp ứng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Hoàn thiện
thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm chế giải
trình của các quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính
gây phiền cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ… siết chặt
kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo thực thi công vụ” . Chính vậy, các
(13)
quan công quyền từ trung ương đến địa phương phải hết sức trách nhiệm tìm
hiểu hành động để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, những nguyện
vọng, lợi ích chính đáng hợp pháp của nhân dân. Hành động của bộ máy
quan công quyền các cấp của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải
thực sự lợi ích chung, lợi ích chính đáng của nhân dân dân tộc, để hành
động theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc lợi cho dân, ta phải hết sức
làm”; không chỉ không thể chỉ lợi ích trước mắt, chỉ danh lợi nhân,
chỉ tương hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của Nhân
dân, của dân tộc.
Ba , tiếp tục kiên định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt sáng tạo
chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối
cao của quốc gia - dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác
vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử linh hoạt mọi tình huống, không để rơi
vào thế bị động, đối đầu, bất lợi” . Điều cần nhấn mạnh là, không chỉ quá
(14)
cảnh giác với chủ nghĩa dân túy chúng ta lại tự lập, đứng ngoài “cuộc
chơi”của thế giới. Song, cũng không phải chỉ muốn quan hệ “làm ăn”
phải luôn “làm theo đám đông”, phải chấp nhận, đánh đổi tất cả, qua đó
để cho chủ nghĩa dân túy điều kiện xâm nhập nảy sinh Việt Nam. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản của Nhà nước, các kênh đối ngoại và các hoạt
động đối ngoại phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động mềm dẻo để Việt
Nam không bị cô lập với thế giới, không bị lệ thuộc vào thế giới cũng không
bị tác động tiêu cực bởi “chủ nghĩa dân túy”.
Bốn , tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi chúng ta phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà trung tâm đẩy lùi sự
suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm
của cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Như chúng ta biết, tình trạng suy thoái tưởng chính trị, sự xuống cấp về đạo
đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng,
quan liêu, lợi ích nhóm, đã đang làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự
cũng đòi hỏi, thôi thúc hành động của những đảng viên chân chính, tâm huyết
với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
của Đảng đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các biểu hiện ấy,
biểu hiện manh nha của , biểu hiện “cơ hội” cho dân túychủ nghĩa dân túy
bộc phát, lên ngôi. vậy, cần nhận thức rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ “cuộc chiến đầy cam go, nhưng không
thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta” .
(15)
Nắm vững làm theo tưởng Hồ Chí Minh, những kinh nghiệm xương máu
từ truyền thống lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong toàn hệ thống chính trị, tạo chuyển
biến về chất trong học tập làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình, tự sửa đổi lối làm việc, khép
mình vào kỷ luật của Đảng, nói làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của
Đảng pháp luật của Nhà nước, góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về
một Đảng là hiện thân của giá trị “đạo đức, văn minh”.
Năm , phải tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân thấy những biểu hiện, nguy
tác hại của chủ nghĩa dân túy. Trong nhiều trường hợp, người dân không
thể phân biệt được đâu là người theo hay không theo chủ nghĩa dân túy, dễ nhầm
lẫn giữa người nguyên tắc, chính phủ với người mạnh mẽ đổi mới. Trong
khi đó, sự cổ súy từ những cây bút chủ ý hoặc do non nớt về chính trị của
một số tờ báo một số trang mạng hội sẽ đem đến sự nhầm lẫn trong đánh
giá. Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị mỗi công dân cần nhận thức rõ,
biết cảnh giác phải từng ớc đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa
dân túy dưới mọi màu sắc.
Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền
bỉ, dài lâu, gắn mật thiết với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, một
phần rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tưởng, đề
cao sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu cấp bách phải tăng cường
lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông sự
tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
--------------------
(1) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(2) Michael Kazin: Trump và chủ nghĩa dân túy Hoa Kỳ, 1-2/2017.
(3) Frank Decker (2004): Der neue Rechtspopulismus, Opladen, Leske+Budrich,
2.Auflage, S33 (dẫn lại theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
(4) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(5) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(6) Khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi. Http://baotintuc.vn/ Thứ Sáu, 27-1-2017.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.169.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.168.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.133.
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.195.
(11) 2016 - Năm dân túy. Ngaynay.vn ngày 5-1-2017.
(12) 2016 - Năm dân túy. Ngaynay.vn ngày 5-1-2017.
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.178.
(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,2016,tr.155.
(15) Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ
toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, tháng 12
năm 2016.
| 1/9

Preview text:

Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam
Chủ nghĩa dân túy - một hiện tượng của nền chính trị thế giới -
Từ năm 2016, nền chính trị thế giới, lại xuất hiện và bùng lên một hiện tượng
nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy.

Có thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều
đến như vậy trên chính trường và báo chí thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc
bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu, Mỹ. Ngay ở châu Á, nơi vốn được
xem là “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy” cũng đã có những chính trị gia
đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng và thông qua những phát ngôn và hành động
dân túy. Rất nhiều hãng tin và tờ báo lớn đã giật những tít bài rất kêu trong phân
tích tình hình chính trị thế giới năm 2016, 2017: “Khi chủ nghĩa dân túy lên
ngôi”, “Chủ nghĩa dân túy và những cơn địa chấn”… Giới phân tích chính trị thì
lo lắng sự thắng thế của làn sóng dân túy có thể dẫn đến những kết quả khó
đoán, bất ngờ và tác động bất ổn đến nền chính trị các nước, các khu vực và thế giới.
Sự lo lắng đó là có cơ sở, vì cách mà các nhân vật này thực hiện những
cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ có thể hạn chế, thậm chí đảo ngược
một số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi như: sự ổn định xã
hội, bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, tự do thương mại, sự bao dung giữa các
dân tộc, tôn giáo, xu hướng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa…
Góp phần nhận diện chủ nghĩa dân túy và nguyên nhân của nó
Hơn một thế kỷ trước vào năm 1890, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được
sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong phong trào thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng
Dân chủ chống lại những người Đảng Cộng hòa thường sống tập trung ở đô thị.
Nó cũng được sử dụng để nói đến phong trào của các trí thức ở Nga tự ghét bỏ
tầng lớp của mình và đồng cảm với giai cấp nông dân, ấp ủ mộng ước xây dựng
những “công xã nông thôn” cho giai cấp nông dân dựa trên nền tảng tư tưởng
của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Từ vai trò tích cực trong tập hợp nông dân
đứng lên chống lại Nga hoàng, theo sự phát triển của lịch sử, nó lại trở thành
trào lưu tư tưởng cản trở sự phát triển, là một trở ngại cho việc truyền bá chủ
nghĩa Mác vào nước Nga(1). Những sai lầm, bản chất phản động, đi ngược lại lý
luận của chủ nghĩa Mác của phái này đã bị V.I.Lê-nin phê phán mạnh mẽ trong
tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào, họ đấu tranh chống những người
dân chủ - xã hội ra sao”.
Tuy nhiên, để xác lập một cách hiểu hoàn chỉnh, thống nhất về khái niệm
có tính chất phức hợp như chủ nghĩa dân túy là một vấn đề khó. Thống nhất
trong nhận định và đánh giá các biểu hiện trong thực tiễn xã hội, chính trị lại
càng khó hơn. Những khái niệm như chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy,
hành động dân túy, phát ngôn dân túy… được đưa ra trong những bối cảnh, hành
động khác nhau có cách hiểu và tác động khác nhau.
Khoa học xã hội xem dân túy như một khuynh hướng tư tưởng và chính
trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện
trong những tuyên bố cho là mình đứng về phía “dân thường”(2). Nó như một
phong cách chính trị cụ thể, một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để
đạt được quyền lực(3). Sự ra đời của nó được đánh dấu với những biểu hiện
dường như “phi chính trị”, bằng sự từ chối giới tinh hoa, từ chối những tư tưởng
“dòng chính” đang ngự trị để nói lên tiếng nói của người dân có vị trí xã hội thấp…
Có quan điểm xem dân túy như một ý thức hệ, nhưng chỉ là một “ý thức
hệ mỏng”(4), không có hệ thống quan điểm riêng, không có nhân tố cấu thành cốt
lõi tư tưởng của chính mình nhằm phân biệt với các hệ tư tưởng khác. Ý kiến
khác lại xem dân túy là “một phong trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm
văn hóa và tình cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với
những người của một tầng lớp đặc quyền”(5). Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ
và một phương thức hành động, dân túy “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để
giành được lòng tin của quần chúng”.
Trong ngôn ngữ hằng ngày ở châu Âu, châu Mỹ lẫn ở châu Á, dân
túy thường dùng để chỉ trích một đảng phái, một vài chính trị gia nào đó đang
tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai
nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất
nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững cho những mục tiêu
chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện tại.
Vì vậy, từ các cách tiếp cận trên, có thể nhìn nhận, khái niệm dân
túy thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân,
đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo,
tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, các cá
nhân theo đường lối dân túy thời gian gần đây lại có xu hướng phục hồi, phát
triển? Có thể tìm thấy lý do cho sự trỗi dậy ấy từ những nguyên nhân chủ yếu:
(1) Sự trì trệ về kinh tế, sự già hóa dân số và mức thu nhập không tăng đã làm
cho đời sống người dân, nhất là của những người yếu thế không được cải thiện
làm gia tăng sự bất mãn của người dân. (2) Toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý:
công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc
gia chậm hay đang phát triển, và hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại.
Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi
đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng
không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động. (3) Cách
mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của
đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin
tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ rõ vấn đề, dễ hoang
mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt. (4) Chính sách xã hội phải đối mặt với
nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất
nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó,
nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và
của xã hội. (5) Sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan
chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của
người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những
người có quyền lực trong xã hội. (6) Di dân và di tản toàn cầu, với nhiều lý do,
thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý
giữa người đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ
hội, việc làm và phát triển.
Tóm lại, tình hình biến đổi sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng,
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp
pháp của số đông người lao động chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả… là
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở các
nước Âu, Mỹ hiện nay. Khi nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài,
vượt quá giới hạn chịu đựng của họ, mà không có những giải pháp chính trị,
kinh tế, xã hội thích hợp, thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện các
khuynh hướng của chủ nghĩa dân túy, là “dư địa” để nó gây ra những cơn địa chấn mới.
Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay
Các nhà phân tích chính trị cảnh báo: “Có một cơ hội rất thực rằng sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong
thập kỷ tới, không chỉ ở Mỹ hay châu Âu mà ở khắp các nền dân chủ phát triển”(6).
Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy
cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là không thể.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với chủ nghĩa dân túy, khi đất nước đang
chủ động hội nhập sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình
toàn cầu hóa, đòi hỏi “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”(7) trong điều kiện “nhận thức về dân chủ
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế”… “có lúc, có
nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng
lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”(8). Mặt khác, phải thẳng
thắn nhìn nhận những yếu tố có tính nguyên nhân như phân tích ở trên đều tồn
tại ở những mức độ phức tạp khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, “việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả… giảm nghèo
chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia
tăng”(9) là những điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát.
Sự mong muốn thực hành dân chủ trong một bộ phận nhân dân, khi điều kiện
thông tin chưa thật sự đầy đủ để có thể phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy, có
thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dân chủ và dân túy. Mặt khác, khi những phần tử
cơ hội chính trị lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ cá nhân, phe nhóm, dẫn
đến nguy cơ một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các
phát ngôn, hành động dân túy.
Để có thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ
nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy và cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, phải nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy
trong đời sống chính trị Việt Nam. Có thể đánh giá, ở Việt Nam đã có những
biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân túy. Ta dễ
dàng nhận thấy những biểu hiện này qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng
miệng”, không đúng chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những
quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của
một vài cá nhân được sự tung hô của những tờ báo non nớt về chính trị, của một
vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, thu hút được quan tâm của quần chúng vì “lạ
khẩu vị”. Thực tế ấy đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất
hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối,
Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”(10). Nó rất gần với những gì đã và
đang xảy ra trên thế giới, ở chỗ những phát ngôn, lời nói và hành động mang
tính dân túy đã nhất thời lấy được lòng dân vì những cá nhân này đã biết khai
thác tâm lý chán ngán của người dân về hình ảnh mô phạm, nhàm chán của các
chính trị gia chính thống, “sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ
hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm
về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và thiểu số…”(11). Ở một khía cạnh
khác, những cá nhân, những con người hành xử theo hướng dân túy như đã nói ở
trên cũng đã thu được những kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”,
thậm chí đã từng đạt đến vị trí cao trong nấc thang quyền lực. Công bằng mà nói
họ cũng là những người có sức thu hút cá nhân, “hoạt ngôn”, tranh thủ được
không ít người bằng kiểu hành xử “của người phúc ta” và biết cách “đầu tư” xây
dựng các tờ báo, phóng viên “thân hữu”, các cây bút mạng có ảnh hưởng. Họ
biết “chọn thời điểm để tỏa sáng, thường là những lúc người dân trong xã hội
phải đối mặt với những khó khăn trở ngại trong cuộc sống do suy thoái kinh tế, bất ổn an ninh”(12).
Hai là, thực tế trên thế giới cũng cho thấy, sở dĩ người dân tin và đi theo phong
trào dân túy hay ủng hộ các nhân vật dân túy cũng vì phần lớn là do sự điều
hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình và bức xúc
của người dân, từ đó họ mong muốn có những người đại diện cho công quyền
kiểu khác, thậm chí là một chính quyền khác mạnh mẽ và hiệu quả hơn, hiểu họ
hơn. Có như vậy, may ra những nguyện vọng và mong ước của người dân mới
được đáp ứng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Hoàn thiện
thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải
trình của các cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ… siết chặt
kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ”(13). Chính vì vậy, các cơ
quan công quyền từ trung ương đến địa phương phải hết sức có trách nhiệm tìm
hiểu và hành động để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, những nguyện
vọng, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Hành động của bộ máy cơ
quan công quyền các cấp và của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải
thực sự vì lợi ích chung, vì lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc, để hành
động theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức
làm”; không chỉ và không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, chỉ vì danh lợi cá nhân,
chỉ vì tương hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, của dân tộc.
Ba là, tiếp tục kiên định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo
chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối
cao của quốc gia - dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác
vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi
vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”(14). Điều cần nhấn mạnh là, không chỉ vì quá
cảnh giác với chủ nghĩa dân túy mà chúng ta lại tự cô lập, đứng ngoài “cuộc
chơi”của thế giới. Song, cũng không phải chỉ vì muốn quan hệ và “làm ăn” mà
phải luôn “làm theo đám đông”, mà phải chấp nhận, đánh đổi tất cả, và qua đó
để cho chủ nghĩa dân túy có điều kiện xâm nhập và nảy sinh ở Việt Nam. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, các kênh đối ngoại và các hoạt
động đối ngoại phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động và mềm dẻo để Việt
Nam không bị cô lập với thế giới, không bị lệ thuộc vào thế giới và cũng không
bị tác động tiêu cực bởi “chủ nghĩa dân túy”.
Bốn là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi chúng ta phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà trung tâm là đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm
của cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Như chúng ta biết, tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, sự xuống cấp về đạo
đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng,
quan liêu, lợi ích nhóm, đã và đang làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự và
cũng đòi hỏi, thôi thúc hành động của những đảng viên chân chính, tâm huyết
với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
của Đảng đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các biểu hiện ấy, có
biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân túy, có biểu hiện là “cơ hội” cho dân túy
bộc phát, lên ngôi. Vì vậy, cần nhận thức rõ rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là “cuộc chiến đầy cam go, nhưng không
thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta”(15).
Nắm vững và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những kinh nghiệm xương máu
từ truyền thống lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong toàn hệ thống chính trị, tạo chuyển
biến về chất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình, tự sửa đổi lối làm việc, khép
mình vào kỷ luật của Đảng, nói và làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về
một Đảng là hiện thân của giá trị “đạo đức, văn minh”.
Năm là, phải tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy
cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Trong nhiều trường hợp, người dân không
thể phân biệt được đâu là người theo hay không theo chủ nghĩa dân túy, dễ nhầm
lẫn giữa người vô nguyên tắc, vô chính phủ với người mạnh mẽ đổi mới. Trong
khi đó, sự cổ súy từ những cây bút có chủ ý hoặc do non nớt về chính trị của
một số tờ báo và một số trang mạng xã hội sẽ đem đến sự nhầm lẫn trong đánh
giá. Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân cần nhận thức rõ,
biết cảnh giác và phải từng bước đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa
dân túy dưới mọi màu sắc.
Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền
bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một
phần rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề
cao sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường
lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự
tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. --------------------
(1) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(2) Michael Kazin: Trump và chủ nghĩa dân túy Hoa Kỳ, 1-2/2017.
(3) Frank Decker (2004): Der neue Rechtspopulismus, Opladen, Leske+Budrich,
2.Auflage, S33 (dẫn lại theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
(4) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(5) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
(6) Khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi. Http://baotintuc.vn/ Thứ Sáu, 27-1-2017.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.169.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.168.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.133.
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.195.
(11) 2016 - Năm dân túy. Ngaynay.vn ngày 5-1-2017.
(12) 2016 - Năm dân túy. Ngaynay.vn ngày 5-1-2017.
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.178.
(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,2016,tr.155.
(15) Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ
toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, tháng 12 năm 2016.