Chức năng của gia đình và thực trạng biến đổi của gia đình dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0 | Tiểu luận cuối kỳ môn nghĩa xã hội khoa học
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, nhóm chúng em cũng đã hoàn thành nội dung tiểu luận: “ Chức năng của gia đình và thực trạng biến đổi của gia đình dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0”. Tiểu luận được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân chúng em mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của giảng viên hướng dẫn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Quyết SVTH: 1.
Nguyễn Vũ Hồng Anh 23146003 2. Lê Mỹ Linh 23146016 3. Lê Tấn Phát 23146024 4. Trương Minh Quang 23146032 5. Nguyễn Anh Tuấn 23146041
Mã lớp học: CNXH-05FIE_UTExMC
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2024 LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, nhóm chúng em cũng đã hoàn thành
nội dung tiểu luận: “ Chức năng của gia đình và thực trạng biến đổi của gia đình dưới tác
động của cuộc cách mạng 4.0”. Tiểu luận được hoàn thành không chỉ là công sức của bản
thân chúng em mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của giảng viên hướng dẫn.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Quyết,
người trực tiếp hướng dẫn cho tiểu luận của chúng em. Cô đã dành cho chúng em nhiều
thời gian, tâm sức, cho chúng em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho nhóm em
những chi tiết nhỏ trong tiểu luận, giúp tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức.
Trong quá trình làm tiểu luận, chúng em cảm thấy mình đã học tâp và trải nghiệm được
nhiều điều vô cùng hữu ích. Từ đó để em học hỏi và rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau.
Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của cô để bài tiểu luận của nhóm chúng em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất. Nhóm sinh viên thực hiện
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2023-2024
Nhóm 01 - Lớp CNXH-05FIE_UTExMC Tên đề tài:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Liên hê q thực tiễn. TỶ LỆ % SĐT HỌ VÀ TÊN SINH MÃ SỐ SINH HOÀN STT VIÊN VIÊN THÀNH 1 Nguyễn Vũ Hồng 23146003 100% 0862098459 Anh 2 Lê Mỹ Linh 23146016 100% 0987599870 3 Lê Tấn Phát 23146024 100% 0989322205 4 Trương Minh 23146032 100% 0396452858 Quang 5 Nguyễn Anh Tuấn 23146041 100% 0337360305 Ghi chú:23146041 - Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Nguyễn Vũ Hồng Anh
Nhận xét của giáo viên:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Ngày ............ tháng......... năm.......
Giáo viên chấm điểm MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LENIN VỀ CHỨC NĂNG
CỦA GIA ĐÌNH............................................................................................................... 2
1.1 Khái niệm gia đình..................................................................................................2
1.2 Chức năng cơ bản của gia đình................................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIÊN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.........................................................7
2.1 Khái quát về cách mạng 4.0............................................................................7
2.2 Khái quát về những biến đổi của gia đình Việt Nam ............................................10
2.3 Thực trạng biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của Cách mạng công
nghiệp 4.0........................................................................................................................ 11
2.4 Định hướng cho sự phát triển của gia đình Việt Nam trong cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0.........................................................................................................................16
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 21
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24 MỞ ĐẦU
Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá nhân nào
cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng một gia đình. Mỗi một
gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú nhưng
cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Do đó, gia đình là vấn đề trọng yếu mà
toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến. Đất
nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đặc biệt là Cuộc cách mạng
Công nghiệp 4.0. Sự bùng nổ của Internet và thiết bị thông minh trong Cách mạng Công
nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội, bao gồm cả cấu trúc và
hoạt động của gia đình Việt Nam. Những công cụ kỹ thuật như Smartphone, Laptop,
Ipad,... đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, mang đến
những trải nghiệm mới mẻ và tiện lợi cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, từ thành thị đến nông thôn.
Nhóm chúng em, dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Quyết đã chọn đề tài
"Chức năng của gia đình và thực trạng của gia đình Việt Nam dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0" để nghiên cứu và thảo luận. Việc lựa chọn đề tài này xuất
phát từ tầm quan trọng của gia đình trong xã hội Việt Nam. Gia đình là tế bào của xã hội,
nơi nuôi dưỡng và giáo dục những thế hệ tương lai. Do đó, việc hiểu rõ những tác động
của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với gia đình là vô cùng cần thiết để có thể định
hướng giải quyết những vấn đề mới nảy sinh và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Đề tài nghiên cứu " Chức năng của gia đình và thực trạng của gia đình Việt Nam
dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0" đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền
tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về tác động của Cách mạng Công nghiệp
4.0. Việc giải quyết những vấn đề của gia đình không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển
của xã hội mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế và chính trị nước nhà.
Cuốn tiểu luận này tập trung vào sử dụng phân tích lý luận và nghiên cứu thực tế để đánh
giá sự biến đổi của gia đình và đề xuất giải pháp phù hợp cho quá trình xây dựng gia đình hiện nay. 1 CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LENIN VỀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
1.1 Định nghĩa gia đình
Cho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về gia đình. Mỗi ngành khoa
học khác nhau lại có cách định nghĩa khác nhau về gia đình.
Dưới góc độ Triết học, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vai trò
của gia đình là sự kế thừa có bổ sung những tư tưởng trước đó, vì vậy cái nhìn về vai trò
của gia đình ở đây trở nên khách quan, toàn diện hơn, phản ánh chân thực về sự vận động,
biến đổi cũng như vai trò của gia đình trong xã hội. Khi phân tích tiến trình phát triển của
lịch sử nhân loại, C.Mác khẳng định gia đình là một trong ba mối quan hệ của con người
đã được hình thành trong lịch sử nhân loại: quan hệ thứ nhất là giữa con người với tự
nhiên; quan hệ thứ hai là giữa con người với con người trong quá trình sản xuất; và quan
hệ thứ ba là gia đình. Ba quan hệ này tồn tại đan xen với nhau, hòa quyện vào nhau, cùng tồn tại bên nhau.
Hay ta còn có thể định nghĩa gia đình, gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản của
loài người, được hình thành và phát triển trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng, giáo dục. Các thành viên trong gia đình có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau
bởi trách nhiệm và quyền lợi về kinh tế, văn hoá và xã hội trong điều kiện lịch sử xã hội
nhất định được pháp luật thừa nhận và dư luận xã hội đồng thuận.
Dựa vào các khái niệm trên ta có thể thấy gia đình phải cần sự kết hợp ít nhất của
hai cá nhân trở lên, chủ yếu trên cơ sở các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau
trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Giữa các thành viên trong
gia đình có những điều chung là các giá trị về vật chất, tinh thần; quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm về tài sản, về người than và cùng hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển
kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt. 2
1.2 Chức năng cơ bản của gia đình
Gia đình đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình hình thành của xã hội
loài người, làm tăng sức mạnh và phát triển của nó. Gia đình không chỉ là một phần quan
trọng của cấu trúc xã hội tổng thể, mà còn phản ánh sự đa dạng và phức tạp của mối quan
hệ xã hội. Như Karl Marx và Friedrich Engels đã nhấn mạnh, gia đình không chỉ là "quan
hệ xã hội duy nhất", mà còn là một cộng đồng lao động và sinh hoạt, là nơi con người tìm
thấy sự tồn tại và ý nghĩa. Chức năng của gia đình không thể phủ nhận, bất kể là từ góc độ
nhỏ hay to lớn, từ việc duy trì một cách tồn tại của xã hội đến việc tác động tích cực đến
các thành viên trong nó. Gia đình không chỉ đóng vai trò trong việc bảo vệ và phát triển
của con người, mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội. Mỗi chức năng
của gia đình đều có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, và quan hệ giữa gia đình và xã hội,
cũng như giữa các thành viên trong gia đình, đều được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng này.
Thứ nhất, chức năng sinh sản, tái sản xuất con người. Đây là chức năng đặc thù và
quan trọng nhất của gia đình chính là chức năng tái sản xuất ra con người. Chức năng này
xuất phát từ nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người, đồng thời đáp ứng mong muốn
duy trì nòi giống của gia đình và cung cấp nguồn nhân lực mới cho xã hội, đảm bảo sự
trường tồn của loài người.Việc thực hiện chức năng tái sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển dân số của quốc gia, bao gồm mật độ dân cư, số lượng và chất lượng dân
số. Xu hướng hạn chế hay khuyến khích chức năng này phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội
tại từng thời điểm. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà gia đình cung cấp cho xã hội. Khi các
yếu tố này được cải thiện, các gia đình sẽ có điều kiện tốt hơn để nuôi dưỡng và giáo dục
con cái, giúp các em phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách. Chức năng
giáo dục của gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục
con người trưởng thành về mọi mặt, cả thể chất lẫn tinh thần. Gia đình chính là môi 3
trường giáo dục đầu tiên và lâu dài nhất trong cuộc đời mỗi người, mang tính quyết định
đến sự phát triển của con em. Gia đình là một môi trường văn hóa và giáo dục đặc biệt,
nơi mỗi thành viên đều là chủ thể sáng tạo và thụ hưởng giá trị văn hóa, đồng thời cũng là
khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác. Việc thực hiện tốt chức năng giáo
dục sẽ giúp tạo ra thế hệ con người có ích cho gia đình và cho xã hội, đồng thời góp phần
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của gia đình
đối với sự phát triển của xã hội. Nội dung giáo dục gia đình toàn diện bao gồm nhiều khía
cạnh như: giáo dục tri thức, giáo dục lao động, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống,
nhân cách, ý thức cộng đồng,... Phương pháp giáo dục trong gia đình thường chủ yếu dựa
trên nêu gương và thuyết phục. Cha mẹ cần tạo dựng hình ảnh đẹp, sống gương mẫu để
con cái noi theo. Đồng thời, sử dụng phương pháp thuyết phục nhẹ nhàng, kết hợp với
giải thích, phân tích để giúp con cái hiểu rõ và tự giác rèn luyện bản thân. Có thể khẳng
định rằng, chức năng giáo dục của gia đình đóng vai trò then chốt trong việc hình thành
nhân cách, đạo đức và định hướng tương lai cho con em. Việc thực hiện tốt chức năng
này cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình để
tạo môi trường giáo dục toàn diện, giúp con cái phát triển tốt nhất về cả thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Trong một gia đình, cha mẹ dành thời gian để giáo dục và hướng dẫn con
cái về các giá trị, đạo đức và kỹ năng sống như việc cha mẹ có thể dạy con về tôn trọng,
long nhân ái và trách nhiệm thông qua thực hành và mẫu gương cá nhân. Họ có thể tạo
điều kiện cho con phát triển kỹ năng xã hội và tự tin thông qua việc khuyến khích tham
gia vào các hoạt động xã hội và giáo dục ngoại khóa. Bằng cách này, cha mẹ không chỉ
giúp con cái phát triển về mặt vật lý mà còn giúp các con hình thành và phát triển nhân
cách của trẻ con. Việc nuôi dưỡng và giáo dục đúng cách giúp con cái trở thành những
người tự tin, có ý thức có khả năng giải quyết vấn đề một cách tích cực trong cuộc sống.
Thứ ba, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình. Dựa
trên nền tảng của quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình
vun đắp tình yêu thương, ý thức và trách nhiệm dành cho nhau. Chính vì vậy, gia đình trở 4
thành nơi mỗi người được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, cân bằng tâm lý và giải tỏa áp lực từ các mối quan hệ xã hội. Không phải ngẫu
nhiên mà người ta gọi gia đình bằng những cách gọi yêu thương, trìu mến và ấm áp.
Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con
cháu kiến thức và cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ
chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau. Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gắn kết,
thân thương từ khoảnh sân, mái nhà, chiếc giường đến những mối quan hệ họ hàng thân
thiết. Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ
để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó tạo nên sợi dây vô
hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình của những người trong gia đình, dòng họ, thân tác
lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã
hội, trở thành nền tảng cho tình yêu quê hương, đất nước và con người.
Ví dụ: Một cặp vợ chồng có thể cảm thấy hạnh phúc và gắn kết hơn khi họ dành
thời gian hang ngày để trò chuyện, chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm cuộc sống với nhau.
Họ có thể cùng tham gia vào các hoạt động gia đình như việc nấu ăn, đi dạo, hoặc chơi trò
chơi cùng con cái. Bằng cách này, họ tạo ra các kích thích tâm sinh lý tích cực và tạo ra
một môi trường gia đình ấm áp và hạnh phúc.
Thứ tư, chức năng kinh tế. Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các
thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành
viên đó. Trong điều kiện phúc lợi xã hội của quốc gia còn hạn chế thì việc thực hiện chức
năng kinh tế của gia đình rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của mỗi cá nhân. Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày
càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc
tế. Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua: Khả năng kinh tế
của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực
hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.
Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các 5
thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh
tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.
Qua việc thực hiện các vai trò và chức năng trên, gia đình không chỉ tồn tại và phát
triển mà còn ảnh hưởng đến tiến độ chung của cộng đồng và xã hội. Các chức năng này
được thực hiện thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, việc phân chia
chức năng trong gia đình chỉ là tương đối. Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung
của mỗi chức năng sẽ thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể và quá trình phát triển xã
hội. Vì vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh Chính sách Cải cách, Hội nhập, và Hiện đại hóa,
việc xây dựng gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. 6 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
2.1 Khái quát về cách mạng 4.0
a. Lịch sử hình thành Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất lượng của tư
liệu lao động dựa trên những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ. Nó dẫn đến sự
thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội, tạo ra bước phát triển vượt bậc về năng
suất lao động nhờ áp dụng những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất;
là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, nó bắt nguồn từ
những phát minh máy móc chạy bằng hơi nước trong ngành dệt ở Anh vào giữa thế kỷ 18,
đến giữa thế kỷ 19. Sau đó lan tỏa ra toàn thế giới, trước hết là Tây Âu và Mỹ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2: Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX. Các phát minh sáng chế ra đời tiêu biểu như: việc sử dụng năng lượng điện và động
cơ điện, các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, điện, xăng dầu động cơ đốt
trong, kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép. Trong giai đoạn này, các loại động
cơ đốt trong cũng được phát minh làm cho ngành sản xuất ô tô phát triển vượt bậc.
Cách mạng công nghiệp lần 3: Là cuộc cách mạng kĩ thuật số, phát triển từ khoảng
những năm đầu thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX. Những thành tựu nổi bật: ứng dụng
công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất. Các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số
hóa xuất hiện nhiều vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính
(những năm 1960), máy tính cá nhân ( những năm 1970 và 1980) và Internet (những năm
1990). Cách mạng công nghiệp lần 4: Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm
“Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 nhằm nói tới chiến lược 7
công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.
Dựa trên cơ sở phát triển của cả ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trước đó, đặc biệt
là những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Công nghệ mạng
Internet đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo của đời sống xã hội cũng như nền kinh
tế toàn cầu, không chỉ kết nối với máy tính điện tử mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt
động của con người cùng các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế,
dịch vụ, giải trí…đều được liên kết thành “mạng thông minh” mở ra kỷ nguyên mạng
Internet kết nối vạn vật. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ
như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo
(AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để
chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
b. Đặc điểm cơ bản
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mang đến một đặc trưng nổi bật:
sự hợp nhất và xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh
học. Điều này dẫn đến những thay đổi to lớn trong cách thức sản xuất và chế tạo. Nhà
máy thông minh là ví dụ điển hình cho sự kết hợp này. Các máy móc được kết nối
internet, liên kết với nhau qua hệ thống thông minh, tự động hình dung quy trình sản xuất
và đưa ra quyết định tối ưu. Dây chuyền sản xuất truyền thống dần được thay thế bởi mô
hình tiên tiến này.Khả năng kết nối đóng vai trò then chốt trong CMCN 4.0. Hàng tỷ
người trên thế giới sử dụng thiết bị di động, truy cập vào cơ sở dữ liệu khổng lồ, tạo nên
nguồn thông tin vô tận. Các đột phá công nghệ như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn
vật, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano, sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và
tính toán lượng tử góp phần xử lý lượng thông tin khổng lồ này, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0.
Quy mô và tốc độ phát triển của CMCN 4.0 là không thể phủ nhận. Tốc độ phát
triển của các đột phá công nghệ trong giai đoạn này vượt xa bất kỳ thời kỳ nào trong lịch
sử. Từ ý tưởng đến ứng dụng thực tế diễn ra nhanh chóng, tạo ra những thay đổi to lớn
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh 8
vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới
được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn. Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) không chỉ đơn thuần là những đột phá công nghệ, mà
còn là cuộc chuyển đổi mang tính hệ thống, tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. 9
2.2 Khái quát về những biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của
Cách mạng công nghiệp 4.0
a. Biến đổi quy mô, kết cấu trúc của gia đình Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy mô hộ gia đình đang nhỏ
dần, nhưng số lượng các gia đình thì không ngừng gia tăng.
Thứ hai, về số lượng các thành viên cùng chung sống trong gia đình ở Việt Nam.
Thứ ba, về quan hệ hôn nhân trong gia đình hiện nay.
Thứ tư, về quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.
b. Biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam
Thứ nhất, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng sinh sản, tái
sản xuất ra con người của gia đình
Thứ hai, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng kinh tế của gia đình
Thứ ba, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục của gia đình
Thứ tư, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng thoả mãn nhu
cầu tâm lý, sinh lý của vợ chồng trong gia đình 10
2.3 Thực trạng biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
Không thể phủ nhận những giá trị mà cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu làm
thay đổi diện mạo cuộc sống xã hội, mang đến những trải nghiệm mới cho người dân từ
trẻ đến già, từ thành thị đến nông thôn. Sự phát triển của truyền thông và công nghệ đã trở
thành phương tiện đáp ứng nhu cầu tinh thần của các thành viên trong gia đình mọi lúc,
mọi nơi. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, Internet và các thiết bị thông minh đã trở nên
phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Những tiến bộ này
không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và xã hội, mà còn đặc biệt đối với gia đình Việt
Nam. Dưới đây là những biên đổi tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với gia đình nước ta:
Tác động tích cực:
Thứ nhất, tác động từ thành tựu của y học hiện đại đến việc sinh sản, kế hoạch hóa
gia đình. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang đến những ảnh hưởng to lớn đến
lĩnh vực sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất
lượng cuộc sống cho các gia đình. Với những thành tựu của y học hiện đại, việc sinh đẻ
được các gia đình tiến hành chủ động , các cặp vợ chồng có thể tự do lựa chọn thời điểm
sinh con và số lượng con cái phù hợp với mong muốn và điều kiện của gia đình. Việc sử
dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc
kiểm soát sức khỏe sinh sản và giải phóng bản thân khỏi những áp đặt lỗi thời của xã hội.
Khoa học công nghệ còn giúp cho việc khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh
giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh, tạo điều kiện cho việc can thiệp y tế kịp thời, góp
phần sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Kỹ thuật cấy ghép phôi và phẫu thuật
chỉnh hình bào thai mở ra hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và thai nhi có dị tật bẩm sinh nặng. 11
Thứ hai, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Công nghệ đã giúp
gia đình tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc thực hiện các công việc hàng ngày. Từ việc
mua sắm trực tuyến đến quản lý thời gian hiệu quả hơn, cách mạng công nghiệp 4.0 mang
lại những tiện ích mà trước đây có thể chỉ được mơ ước. Nhờ hỗ trợ của các công cụ kỹ
thuật, mỗi gia đình cũng như mỗi thành viên gia đình trong giao tiếp với các cơ quan công
quyền và với mạng lưới các dịch vụ xã hội… đã thực hiện được không ít công việc và
thỏa mãn được rất nhiều nhu cầu, mà trước kia phải mất rất nhiều thời gian cho những
hoạt động không cần thiết thì mới có thể thực hiện được. Phương thức sinh hoạt gia đình,
nhờ vậy cũng đã thay đổi theo hướng thuận tiện hơn.
Cùng với các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, mạng lưới dịch vụ Y tế đã ít
nhiều bảm bảo chắc chắn hơn và hiệu quả hơn đối với sức khỏe của người dân. Tư vấn y
tế có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Các họat động khám chữa bệnh xuyên không gian,
các kêu gọi trợ giúp trực tuyến, các phương án chia sẻ rủi ro… đang tác động làm thay
đổi quan niệm về y tế trong từng gia đình.
Thứ ba, mở ra cánh cửa cho việc học tập và nâng cao chất lượng giáo dục dễ dàng
hơn. Trẻ em là lớp người được quan tâm sớm nhất và có nhiều dịch vụ xã hội nhất trong
điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, khiến cho cách thức nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của
mỗi gia đình thay đổi gần như khác hẳn so với trước kia. Rất nhiều gia đình quản lý và
giám sát hoạt động của trẻ em và tham gia vào giáo dục nhà trường bằng các công cụ
thông minh; và điều đó đã nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục và cả trong chất lượng giáo dục.
Gia đình Việt Nam có thể tiếp cận các khóa học trực tuyến từ các trường đại học
và tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới mà không cần phải ra nước ngoài. Điều này mở ra
cơ hội mới cho việc nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp trong một gia đình. Hiện
nay có các trường đại học hàng đầu cung cấp khóa học trực tuyến như: Đại học Harvard
cung cấp cho các sinh viên trên khắp thế giới hơn 600 khóa học miễn phí thuộc các lĩnh
vực khác nhau, nổi bật với: Data Science – Machine Learning, The Health Effects of
Climate Change…; Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông chuyên nghiên cứu về 12
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý kinh doanh với các khóa học: Making
Sense ò News, Law and the Economy…
Thứ tư, thuận tiện hơn trong việc giao tiếp và kết nối gia đình. Hiện nay, trong hầu
hết các gia đình Việt Nam, truyền đạt thông tin không nhất thiết phải thông qua giao tiếp
trực tiếp, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Dù có thể gia đình có
thành viên đang ở xa, nhưng nhờ vào các ứng dụng giao tiếp như Zalo, Facebook,
Zoom… hay các phần mềm mạng xã hội khác, việc kết nối với nhau đã dễ dàng hơn bao
giờ hết. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ gia đình và giảm bớt sự cô đơn, đặc biệt là
trong thời đại của dịch bệnh hay những lúc giãn cách xã hội.
Tác động tiêu cực:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến giá trị gia đình truyền thống và mối quan hệ trong gia
đình. Chính những tác động tích cực này lại làm con người với con người dường như xa
cách nhau hơn. Đất nước đang ở thời kỳ cách mạng 4.0, internet và mạng xã hội đang phổ
biến ở mỗi gia đình. Chính vì thế tình trạng ở nhiều gia đình, các thành viên dành thời
gian cho smartphone, mạng xã hội…hơn là việc trò chuyện với gia đình. Nó khiến cho
mối quan hệ gia đình lỏng lẻo hơn.
Cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, các thành viên trong gia đình hạn chế
giao tiếp, trao đổi tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, mọi người đều dành thời
gian cho điện thoại và mạng xã hội… Trong nhiều gia đình, sau giờ làm việc ở công sở
hoặc doanh nghiệp, mọi người chỉ kịp chào hỏi, ăn uống rồi say sưa với thế giới online
của mình. Sự xa cách vô hình giữa các thế hệ, thậm chí giữa vợ và chồng ngày càng có vẻ
tăng thêm. Tất nhiên, sự xa cách vô hình ít nhiều giải phóng cá nhân, mở rộng biên giới
của sự tự do, nhưng nó tác động khá tiêu cực tới giá trị gia đình.
Theo truyền thống gia đình Việt Nam, các thế hệ trong gia đình có trách nhiệm và
niềm vui kính trọng, thương yêu, chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên, hiện nay dưới tác động
của cách mạng công nghiệp 4.0, đạo đức vợ chồng, tình thương yêu anh chị em, thái độ
kính trên nhường dưới, tức là khá nhiều chuẩn mực đạo đức của gia đình đã bị suy giảm. 13
Không gian rộng mở hơn đối với cá nhân nhưng thu hẹp đối với gia đình: buồng riêng của
trẻ nhỏ thường tách biệt, các kênh giao tiếp riêng qua điện thoại và mạng xã hội thường
xuyên kết nối, những người lớn tuổi trở nên cô đơn hơn. Con trẻ dường như nhanh khôn
hơn nhưng không thích nghe lời, không quan trọng sự khuyên bảo của thế hệ lớn tuổi.
Một số người già bị ngược đãi bởi chính con cháu và người thân.
Thứ hai, rủi ro về quyền riêng tư của gia đình. Sự phát triển của Internet và các
công nghệ liên quan đến dữ liệu có thể đặt ra mối đe dọa đối với quyền riêng tư của gia
đình. Việc dữ liệu cá nhân bị rò rỉ hoặc lạm dụng có thể gây ra các vấn đề an ninh và riêng tư không mong muốn.
Ví dụ: trên Facebook, Twitter, các mối đe dọa bao gồm các liên kết rút ngắn có thể
dẫn đến các trang web hoặc nội dung có khả năng gây hại. Các mối đe dọa từ gmail bao
gồm lừa đảo qua gmail và tệp đính kèm thuyết phục người dùng cài đặt phần mềm độc hại
và tiết lộ thông tin cá nhân. Các mối đe dọa khác còn có thể đến từ phần mềm độc hại ẩn
trong video, bài nhạc và phần mềm tải xuống. Khi sử dụng điện thoại thông minh, các
mối đe dọa còn là định vị địa lý, nghĩa là điện thoại có thể phát hiện vị trí của người dùng
và công khai trực tuyến cho mọi người xem.
Thứ ba, bị phân biệt về trình độ và tiếp cận công nghệ. rong khi một số gia đình có
thể tận dụng tốt các tiện ích của cách mạng công nghiệp 4.0, thì một số khác lại gặp khó
khăn với việc tiếp cận công nghệ do hạn chế về trình độ hoặc tài chính. Điều này có thể
tạo ra sự phân biệt trong xã hội và gia tăng khoảng cách giữa các gia đình. Công nghệ tự
động hóa có thể dẫn đến việc mất việc làm trong một số ngành nghề truyền thống, ảnh
hưởng đến thu nhập và ổn định kinh tế của gia đình. Việc áp dụng công nghệ số và quá
trình robot hóa sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm nghiêm trọng đối với người lao động.
Những việc làm có nguy cơ bị loại bỏ hoặc cắt giảm mạnh bao gồm: Công việc lặp đi, lặp
lại; các giao dịch mà nhân viên không cần bằng cấp, chỉ dựa trên quy trình chuẩn như các
giao dịch tài chính... Nguy cơ lao động ngành Nông, Lâm và Thủy sản; Công nghiệp chế
biến, chế tạo... bị thay thế là rất lớn. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (2019), 14
trong 10 năm tới Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thay thế lao động khi ứng dụng công
nghệ số, dẫn đến sự thay đổi về mô hình sản xuất, văn hóa kinh doanh, mô hình tổ chức…
Thứ tư, ảnh hưởng tới hôn nhân và giá trị gia đình. Trong hiện thực, hôn nhân và
gia đình ở Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức và biến đổi đáng kể. Áp lực
từ cơ chế thị trường, tiến bộ của khoa học công nghệ, và sự lan rộng của toàn cầu hóa đã
tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Quan hệ vợ chồng và gia đình trở nên mong manh, tỷ lệ ly
hôn tăng cao, và nhiều hiện tượng như ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước và ngoài
hôn nhân cũng trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, xã hội chứng kiến nhiều bi kịch gia đình,
sự cô đơn của người già, và bạo lực gia đình. Sự gia tăng của các hộ gia đình đơn thân,
kết hôn đồng tính, và việc sinh con ngoài giá thú cũng là những diễn biến đáng chú ý.
Ngoài ra, áp lực từ cuộc sống hiện đại cũng làm cho việc kết hôn trở nên khó khăn hơn
đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Họ có xu hướng từ chối việc kết hôn và sinh con,
thể hiện sự độc lập và sự tự chủ trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, những xu
hướng này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dân số và lực lượng lao động. 15