Chức năng của tôn giáo - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
4 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chức năng của tôn giáo - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

104 52 lượt tải Tải xuống
Nguyễn Phương Thảo – 11225922
Trịnh Trà Vinh – 11226942
CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
a. Chức năng đền bù hư ảo
- Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh
tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải đáp
chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc
phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi
lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý –
chân lý cách mạng – có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi
ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hư ảo. hi vọng
- Tôn giáo giúp con người có thể vượt qua những giây phút đau khổ, tuyệt
vọng nhất hướng đến những giá trị cao đẹp của chân – thiện – mỹ và hạn chế
được những hành vi vô nghĩa, gây tai hại cho xã hội.
- Niềm tin trong trí tưởng tượng của con người về sự tồn tại của các thế lực
siêu nhiên, về sức mạnh của thần thánh,.... phần nào có tác dụng xoa dịu, an
ủi nỗi đau, phần nào có tác dụng đem lại cho con người sự thăng bằng về
trạng thái tâm lí.
- Tính tiêu cực của chức năng này là có khả năng khiến cho con người
chấp nhận sống trong khổ ải, sống chịu đựng, triệt tiêu động lực đấu tranh của
con người. Mặt khác tôn giáo hướng con người đến thế giới không có thật,
những hạnh phúc hư ảo. Điều này có thể dẫn đến sự phản đối, xung đột và
kìm hãm sự tiến bộ của xã hội. Nếu con người chỉ tìm kiếm giải pháp trong
tôn giáo thay vì tìm kiếm sự tiến bộ thông qua khoa học và tri thức, thì xã hội
sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ hơn.
- Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc
phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những
nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con
người trong cuộc sống.
Tôn giáo như liều thuốc an thần đối với con người trong cuộc sống bất
công và khổ hạnh.
- Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn
là chức năng phổ biến của tôn giáo. Ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền
bù hư ảo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó không chỉ thực hiện
một chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù là
chức năng chủ yếu nhưng chức năng đền bù hư ảo cũng không thể
tách rời các chức năng khác của tôn giáo.
b. Chức năng thế giới quan
- Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một
bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức . Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai phi hiện thực
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục. Trên cơ sở đó mà tôn giáo
giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về
thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, do đó nó đã
xem nhẹ đời sống hiện thực.
- Tuy nhiên, chức năng thế giới quan của tôn giáo cũng có thể dẫn đến sự
chủ quan và kiêu ngạo trong tư tưởng của con người. Nếu con người không
có sự tự giác và khả năng phê bình, họ có thể trở thành những người mù
quáng và thiếu văn minh trong suy nghĩ và hành động.
- Đồng thời, chức năng này của tôn giáo cũng có thể dẫn đến sự phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính và sự phân hóa xã hội. Những giá trị và quan
điểm của tôn giáo có thể trở thành công cụ cho sự phân biệt và phân hóa xã
hội.
- Dù phản ánh hư ảo thế giới khách quan, nhưng các tôn giáo luôn có kỳ
vọng đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội
và chính bản thân con người. Tạo ra thế giới quan và truyền bá thế giới quan
đó trở thành chức năng của tôn giáo. Nó sẽ giải đáp những câu hỏi: Thế giới
này là gì? Do đâu mà có? Vận hành theo quy luật nào? Đằng sau thế giới hữu
hình này là gì? Có nhận thức được không?
- Chức năng thế giới quan của tôn giáo đa số là thế giới quan duy tâm thần
bí, phản ánh thế giới một cách hoang đường, hư ảo. Nên mỗi tôn giáo xây
dựng nên một bức tranh riêng tưởng tượng về thế giới. Các tôn giáo lớn như
Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo đã xây dựng một hệ thống thế giới quan tương
đối hoàn chỉnh.
c. Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức con người
- Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều
chỉnh hành vi của những con người có đạo thông qua những điều cấm ki, răn
dạy các tín đồ, những chuẩn mực bắt buộc các tín đồ phải thưc hiện.
- Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi trong
thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như
ngoài xã hội của giáo dân. Những tình huống như bệnh tật, tai nạn, mất mát
trong gia đình, tôn giáo có thể trở thành niềm an ủi, hy vọng và sự khích lệ
cho tín đồ. Tôn giáo cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm
giúp đỡ những người nghèo khó, khó khăn và người già yếu.
Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xã hội
mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của
con người.
- Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị
tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan và phụ thuộc
vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo. Đồng thời, cũng cần nhận thức rằng tôn
giáo có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi cực đoan và kích động tình
dục, đặc biệt trong những tôn giáo cực đoan và tôn giáo bị chi phối bởi những
nhóm người tham lam quyền lực.
Mọi người được phép tự do tôn giáo nhưng phải đảm bảo rằng tôn
giáo không vi phạm đạo đức và nhân quyền của con người.
d. Chức năng liên kết cộng đồng và chuyển tải, bảo lưu văn hóa
- Tôn giáo có khả năng những con người cùng tín ngưỡng. Họ có liên kết
chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện
một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác. Sự liên kết giữa
các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền.
- Ngoài ra, tôn giáo còn có chức năng giáo dục và truyền bá các giá trị văn
hóa. Tôn giáo có thể giúp tăng cường nhận thức về trách nhiệm cá nhân và xã
hội của con người. Những giá trị như lòng nhân ái, trung thực, chân thành và
đoàn kết có thể được truyền bá qua các giáo lý và lễ nghi của tôn giáo.
- Tôn giáo cũng là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính đặc thù
và bản sắc văn hóa của một quốc gia, đóng vai trò như một yếu tố góp phần
giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các nền văn hóa.
- Song, bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rằng tôn giáo cũng có thể góp
phần làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội khi các mối quan hệ đó không còn
phù hợp với lợi ích của xã hội.
- Đôi khi tôn giáo cũng bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chia rẽ phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong một số trường hợp, các tôn giáo có
thể thúc đẩy sự phân biệt giữa các tín đồ và người khác, và có thể dẫn đến
xung đột và căng thẳng giữa các tôn giáo khác nhau.
Vì vậy, việc truyền bá giá trị và tôn giáo phải được thực hiện một
cách có trách nhiệm và cẩn trọng, đảm bảo rằng không gây ra hậu
quả nghiêm trọng.
| 1/4

Preview text:

Nguyễn Phương Thảo – 11225922
Trịnh Trà Vinh – 11226942
CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
a. Chức năng đền bù hư ảo
- Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh
tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải đáp
chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc
phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi
lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý –
chân lý cách mạng – có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi
ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hi vọng hư ảo.
- Tôn giáo giúp con người có thể vượt qua những giây phút đau khổ, tuyệt
vọng nhất hướng đến những giá trị cao đẹp của chân – thiện – mỹ và hạn chế
được những hành vi vô nghĩa, gây tai hại cho xã hội.
- Niềm tin trong trí tưởng tượng của con người về sự tồn tại của các thế lực
siêu nhiên, về sức mạnh của thần thánh,.... phần nào có tác dụng xoa dịu, an
ủi nỗi đau, phần nào có tác dụng đem lại cho con người sự thăng bằng về trạng thái tâm lí.
- Tính tiêu cực của chức năng này là có khả năng khiến cho con người
chấp nhận sống trong khổ ải, sống chịu đựng, triệt tiêu động lực đấu tranh của
con người. Mặt khác tôn giáo hướng con người đến thế giới không có thật,
những hạnh phúc hư ảo. Điều này có thể dẫn đến sự phản đối, xung đột và
kìm hãm sự tiến bộ của xã hội. Nếu con người chỉ tìm kiếm giải pháp trong
tôn giáo thay vì tìm kiếm sự tiến bộ thông qua khoa học và tri thức, thì xã hội
sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ hơn.
- Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc
phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những
nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống.
Tôn giáo như liều thuốc an thần đối với con người trong cuộc sống bất
công và khổ hạnh.
- Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn
là chức năng phổ biến của tôn giáo. Ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó không chỉ thực hiện
một chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù là
chức năng chủ yếu nhưng chức năng đền bù hư ảo cũng không thể
tách rời các chức năng khác của tôn giáo.

b. Chức năng thế giới quan
- Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một
bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục. Trên cơ sở đó mà tôn giáo
giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về
thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, do đó nó đã
xem nhẹ đời sống hiện thực.
- Tuy nhiên, chức năng thế giới quan của tôn giáo cũng có thể dẫn đến sự
chủ quan và kiêu ngạo trong tư tưởng của con người. Nếu con người không
có sự tự giác và khả năng phê bình, họ có thể trở thành những người mù
quáng và thiếu văn minh trong suy nghĩ và hành động.
- Đồng thời, chức năng này của tôn giáo cũng có thể dẫn đến sự phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính và sự phân hóa xã hội. Những giá trị và quan
điểm của tôn giáo có thể trở thành công cụ cho sự phân biệt và phân hóa xã hội.
- Dù phản ánh hư ảo thế giới khách quan, nhưng các tôn giáo luôn có kỳ
vọng đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội
và chính bản thân con người. Tạo ra thế giới quan và truyền bá thế giới quan
đó trở thành chức năng của tôn giáo. Nó sẽ giải đáp những câu hỏi: Thế giới
này là gì? Do đâu mà có? Vận hành theo quy luật nào? Đằng sau thế giới hữu
hình này là gì? Có nhận thức được không?
- Chức năng thế giới quan của tôn giáo đa số là thế giới quan duy tâm thần
bí, phản ánh thế giới một cách hoang đường, hư ảo. Nên mỗi tôn giáo xây
dựng nên một bức tranh riêng tưởng tượng về thế giới. Các tôn giáo lớn như
Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo đã xây dựng một hệ thống thế giới quan tương đối hoàn chỉnh.
c. Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức con người
- Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều
chỉnh hành vi của những con người có đạo thông qua những điều cấm ki, răn
dạy các tín đồ, những chuẩn mực bắt buộc các tín đồ phải thưc hiện.
- Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi trong
thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như
ngoài xã hội của giáo dân. Những tình huống như bệnh tật, tai nạn, mất mát
trong gia đình, tôn giáo có thể trở thành niềm an ủi, hy vọng và sự khích lệ
cho tín đồ. Tôn giáo cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm
giúp đỡ những người nghèo khó, khó khăn và người già yếu.
Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xã hội
mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người.
- Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị
tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan và phụ thuộc
vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo. Đồng thời, cũng cần nhận thức rằng tôn
giáo có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi cực đoan và kích động tình
dục, đặc biệt trong những tôn giáo cực đoan và tôn giáo bị chi phối bởi những
nhóm người tham lam quyền lực.
Mọi người được phép tự do tôn giáo nhưng phải đảm bảo rằng tôn
giáo không vi phạm đạo đức và nhân quyền của con người.
d. Chức năng liên kết cộng đồng và chuyển tải, bảo lưu văn hóa
- Tôn giáo có khả năng liên kết những con người cùng tín ngưỡng. Họ có
chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện
một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác. Sự liên kết giữa
các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền.
- Ngoài ra, tôn giáo còn có chức năng giáo dục và truyền bá các giá trị văn
hóa. Tôn giáo có thể giúp tăng cường nhận thức về trách nhiệm cá nhân và xã
hội của con người. Những giá trị như lòng nhân ái, trung thực, chân thành và
đoàn kết có thể được truyền bá qua các giáo lý và lễ nghi của tôn giáo.
- Tôn giáo cũng là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính đặc thù
và bản sắc văn hóa của một quốc gia, đóng vai trò như một yếu tố góp phần
giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các nền văn hóa.
- Song, bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rằng tôn giáo cũng có thể góp
phần làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội khi các mối quan hệ đó không còn
phù hợp với lợi ích của xã hội.
- Đôi khi tôn giáo cũng bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chia rẽ phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong một số trường hợp, các tôn giáo có
thể thúc đẩy sự phân biệt giữa các tín đồ và người khác, và có thể dẫn đến
xung đột và căng thẳng giữa các tôn giáo khác nhau.
Vì vậy, việc truyền bá giá trị và tôn giáo phải được thực hiện một
cách có trách nhiệm và cẩn trọng, đảm bảo rằng không gây ra hậu quả nghiêm trọng.