Chức năng văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chức năng văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Chức năng của văn hóa
Văn hóa có tính kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người làm được
điều này, tức là học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ những giá trị đi trước để hướng tới
những điều mới mẻ hơn, tốt đẹp hơn, hình thành một xã hội nhân văn hơn. Văn hóa
có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội vì một số lý do sau đây:
Chức năng giáo dục: Là chức năng bao trùm của văn hoá, các chức năng
khác về một mặt nào đó cũng thực hiện chức năng giáo dục Thứ nhất, văn hóa ảnh
hưởng đến toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân, nó cho mỗi người một lối sống, một
phong cách nhất định. Chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người,
hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều
khôn lẽ thiệt”. Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ sự phát triển của giáo dục, tạo nên
sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc. Một đứa trẻ lớn
lên trong một nền văn hóa riêng biệt, thường có cách ứng xử riêng biệt, thích ăn
một món nào đó, thích ăn theo một lối nào đó, nói theo một ngôn ngữ nào đó,…
Con người không thể tách khỏi tiến trình lịch sử, không thể tách con người
ra khỏi quỹ đạo của văn hoá. Tất nhiên, văn hóa tạo nên nhân cách con người hoàn
toàn không cứng nhắc, nó còn phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người. Mỗi
người tiếp thu văn hóa theo một lối riêng của mình và dựng lại theo phong cách
riêng của mình ở một góc độ nào đó. Có thể nói, ở đây văn hóa mang lại cho cá
nhân một hình thù, một bộ mặt nhất định, cho phép họ hoạt động trong một xã hội nào đó.
Một ví dụ cụ thể cho chức năng giáo dục của văn hóa là thông qua những
truyền thống tốt đẹp, được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác nhằm làm cho
con người ta có cách cư xử đúng đắn với những mối quan hệ khác trong xã hội. Mà
ở đây có thể kể đến những sự việc rất gần ta như truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn” hay “ Tôn sư trọng đạo” được cần được thể hiện mọi lúc mọi nơi và nổi bật
hơn cả là vào ngày 20/11 vừa qua, những lời chúc được tri ân đến thầy cô đã là một
truyền thống văn hóa đẹp của nhân dân ta “ một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.
Chức năng tổ chức xã hội: văn hóa giúp vào việc duy trì các hệ thống xã
hội, thực hiện liên kết và tổ chức cộng đồng. Các hệ thống xã hội được hình thành
là do có liên hệ lẫn nhau các cá nhân hay các nhóm xã hội. Văn hóa phản ánh mối
liên kết, sự đoàn kết giữa họ trong hệ thống xã hội. Chức năng tổ chức xã hội được
thể hiện qua các thiết chế xã hội qua hệ thống cương lĩnh của các Đảng cầm quyền,
trong hiến pháp, pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia, …; hoặc thông qua
các thiết chế văn hoá: gia đình, làng xóm, trường học,… Tạo nên tính cố kết cộng
đồng, sự ổn định xã hội và cung cấp cách ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
Có thể nói trong lĩnh vực này là luật pháp đã gắn kết trách nhiệm của các cư
dân, hoặc những chuẩn mực mềm đã gắn kết những đối tượng, lân cận ở gần lại
với nhau, ví dụ như văn hóa xóm làng, những chuẩn mực mà chúng ta phải làm
theo hoặc những nét chung trong những cộng đồng ở cạnh nhau đã tại nên sự gắn
bó giữa các cá thể hay có câu nói “phép vua thua lệ làng” đã giải thích cho những
quy tắc mềm trong trường hợp này. Ví dụ như từng tập quán, hay quy tắc ứng xử
của từng vùng miền. Môi miền ở nước ta có một tập quán và cách ứng xử khác
nhau đã tạo thành những nét văn hóa rất đặc trưng của từng vùng, người ta vẫn
thường hay nói về chuyện người miền Nam sẽ sống rất thoải mái trong khi người
miền Bắc lại sống tiết kiệm hơn.
Chức năng điều chỉnh xã hội: hướng tới sự chuẩn mực. Điều tiết xã hội,
giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng thích ứng với những
biến đổi của môi trường và xã hội. Thông qua các bảng giá trị để định hướng cho
phương thức hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng
đồng. Căn cứ vào các thang giá trị các cá nhân không ngừng hoàn thiện bản thân,
tiến tới duy trì một xã hội ổn định.
Điển hình cho chức năng này mà ta có thể hình dung rõ nhất là văn hóa xếp
hàng ngay trong học viện Ngoại Giao. Văn hóa ấy đã điều chỉnh hành vi, ý thức
của mỗi người, giúp họ có ý thức với vị trí và thứ tự, tránh được trường hợp chen
lấn, xô đẩy và tạo nên một môi trường văn minh, ổn định.
Chức năng giao tiếp: Giúp kết nối các dân tộc, quốc gia, các nền văn hoá.
Giúp con người hiểu biết và cảm thông với nhau hơn. Mỗi một con người ở một xã
hội nào đó đều mang một dấu vết văn hóa đặc trưng, khi tạo nên sự khác biệt giữa
các cá nhân, giữa các xã hội thì cũng chính văn hóa giúp vào việc thu nhỏ lại
những khác biệt đó trong văn hóa của cộng đồng, văn hóa chung của toàn xã hội.
Giao tiếp qua hệ thống kí hiệu, biểu tượng của văn hoá. Văn hóa trở thành sợi dây
nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng
liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội
dung của nó. Giao tiếp thông qua hệ giá trị, các chuẩn mực xã hội sẽ tạo ra các dân
tộc, xã hội khác nhau, từ đó cũng phát triển ra các cách giao tiếp khác nhau.
Tổng Bí Thu Nguyễn Phú Trọng đã nói: “ Văn hóa còn là dân tộc còn”. Bởi
nó giúp kết nối không chỉ những người dân trong cùng dân tộc với nhau mà còn là
kết nối những dân tộc khác nhau. Văn hóa góp phần định hình một dân tộc, một đất
nước với những bản sắc riêng biệt. Ví dụ như đất nước ta con người có những điểm
chung trong văn hóa đã tụ họp lại và tạo thành một cộng đồng rộng lớn và sau đó là nhà nước.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững, trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang xã hội khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa
được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của xã hội và con người được biểu hiện trong
các kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. II.
Liên Hệ Thực Tiễn
1. Văn hoá mạng - bình luận :
Thực trạng : ngày nay mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến , người người sử
dụng mạng xã hội với các lứa tuổi đa dạng . Văn hoá bình luận chia sẻ ý kiến đã
trở thành vấn đề nổi trội và mang đặc trưng riêng so với văn hoá giá trị đời thường
1. Văn hóa mạng đã thực hiện gần như đầy đủ chức năng của văn hóa
Đầu tiên là chức năng giáo dục: Thông qua văn hóa mạng, ta có thể rút ra
những bài học cho bản thân, nên làm và tránh những điều gì. Hoặc những
bài học đó đến ngay từ những bình phẩm của người khác.
Chức năng giao tiếp: Đây là một chức năng được thể hiện khá rõ ràng trong
văn hóa mạng ngày nay. Nó đã giúp con người kết nối dễ dàng hơn thoong
qua những hội, nhóm trên mạng xã hội hay chỉ đơn giản là thông qua một
bài đăng nhỏ lẻ trên hệ thống này.
Chức năng điều chỉnh xã hội: Thông qua mạng xã hội và những lời góp ý,
chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về nhiều vấn đề và có những hành vi
ngày càng chuẩn mực, văn minh hơn. 2. Cụ thể:
- Thông qua Mạng Xã Hội, người dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn
kết, chức năng giáo dục, sự kết nối tinh thần của dân tộc và sự điều chỉnh
xã hội trước những vấn đề mang tính thời sự:
Trước những thông tin sai lệch, sự sai trái của đường lưỡi bò của
Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội, dân cư mạng Việt Nam đã
phản ứng gay gắt, có những bình luật, lượt chia sẻ phản pháo lại
những luận điểm sai lệch, tuyên truyền, giáo dục những luận điểm
đúng đắn. Và không chỉ một người làm như vậy mà trên thực tế là
hàng chụ, thậm chí hàng trăm nghìn người đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Như vậy, trong trường hợp này, các chức năng giao tiếp và giáo dục
đã được thể hiện vô cùng rõ rệt.
Ngay trong đợt dịch Covid-19, tình hình cách ly xã hội làm cho nhu
cầu sử dụng Mạng Xã Hội tăng cao. Trong thời điểm đó, ta đã chứng
kiến sự tuyên truyền những hình ảnh đẹp của các y, bác sĩ trong tuyến
đầu chống dịch, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của con người.
Không chỉ vậy, những hành động làm trái quy chuẩn xã hội lúc bấy
giờ: không tuân thủ phòng chống dịch, những vấn đề liên quan tới
chống đối người thi hành công vụ,... cũng được chia sẻ và nhận những
phê phán, chỉ trích nhằm điều chỉnh hành vi lệch lạc, đưa xã hội về
quy chuẩn và trở nên văn minh hơn. Chức năng điều chỉnh xã hội, kết
nối, và giáo dục đều được thông qua trong ví dụ này.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận văn hóa mạng xã hội đã giúp con
người kết nối với nhau dễ hơn, thông qua những hội nhóm, những văn
hóa nhỏ hơn lại tồn tại trong một văn hóa mạng xã hội lớn hơn.
- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng là mặt trái của văn hóa Mạng. Lợi dụng sự
ẩn danh và hiệu ứng đám đông, không ít những thành viên trên mạng xã
hội đã buồn ra những lời tục tĩu, xúc phạm, thậm chí đe dọa tới những cá
nhân khác. Điều đó làm ảnh hưởng không tốt tới cái nhìn của người
ngoài vào đất nước ta. Và trong năm 2020, Việt Nam được ghi nhận nằm
trong top 5 những nước có văn hóa mạng kém nhất. Điều này là vấn đề
nóng hổi và cần được giải quyết gấp bằng việc đưa ra những điều khoản
cụ thể trong Bộ Luật Mạng nhằm đưa tới một chuẩn mực, những giá trị
tốt đẹp cho văn hóa mạng.