Chứng minh ở nước ta giai đoạn hiện nay, quyền lực thuộc về nhân dân lao động | Bài tập lớn chính trị học
Khái niệm và cấu trúc quyền lực. Quyền lực chính trị. Ở nước ta hiện nay, quyền lực thuộc về nhân dân lao động. Cấu trúc của quyền chính trị. Đặc điểm và chức năng của quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
BÀI TẬP LỚN
CHỨNG MINH Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY, QUYỀN LỰC THUỘC VỀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Đào
Mã sinh viên: 2256150011
Lớp: Quan hệ công chúng K42 1 Mục lục
1. Khái niệm và cấu trúc quyền lực .............................................................. 3
1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3
1.2. Cấu trúc quyền lực .............................................................................. 3
2. Quyền lực chính trị .................................................................................... 3
2.1. Khái niệm quyền lực chính trị ............................................................ 3
2.2. Cấu trúc của quyền lực chính trị ........................................................ 4
2.3. Đặc điểm và chức năng của quyền lực chính trị ................................ 4
2.3.1. Đặc điểm......................................................................................... 4
2.3.2. Chức năng ...................................................................................... 5
2.4. Quyền lực chính trị chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. ............ 6
2.4.1. Quá trình hình thành quyền lực chính trị .................................... 6
2.4.2. Sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước ... 6
3. Ở nước ta hiện nay, quyền lực thuộc về nhân dân lao động .................... 7
3.1. Quyền lực thuộc về nhân dân là gì? .................................................... 7
3.2. Quyền lực thuộc về tay nhân dân được thể h ệ
i n trong đường lối,
chính sách của Đảng ..................................................................................... 8
3.3. Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện ở Hiến pháp .......... 9
3.4. Quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện trong thực tiễn đời sống ..... 11 2
1. Khái niệm và cấu trúc quyền lực
1.1. Khái niệm
Quyền lực là sự kết hợp của hai yếu tố: quyền và lực. Quyền lực là cái mà ai
nắm được thì buộc người khác phải phục tùng.
Quyền lực xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện của con người, bởi con
người là con người xã hội. Hoạt động chung, hoạt động phối hợp mang tính
cộng đồng vốn là thuộc tính. Hoạt động chung, hoạt động phối hợp mang tính
cộng đồng vốn là thuộc tính của hoạt động con người. Bất kỳ hoạt động chung
nào cũng cần có tổ chức, có người chỉ huy và có kẻ phục tùng. Hệ thống quyền
lực bao trùm mọi thành viên xã hội.
1.2. Cấu trúc quyền lực
Quyền lực trong xã hội có cấu trúc phức tạp, được tạo thành từ nhiều nguồn
gốc, có nhiều loại khác nhau: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực
văn hóa, quyền lực xã hội.
Trong số các quyền lực ấy thì quyền lực chính trị chỉ ra đời trong xã hội xuất
hiện giai cấp. Tuy ra đời muộn so với các loại quyền lực khác, nhưng quyền lực
lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử loài người. Nó in dấu lên hầu như
tất cả loại quyền lực khác.
2. Quyền lực chính trị
2.1. Khái niệm quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị là quyền lực được sử dụng sức mạnh chính trị cho mục đích chính trị.
Trong một nhà nước có khả năng tồn tại hai loại quyền lực chính trị thuộc về
hai chủ thể chính trị đối lập nhau: quyền lực chính trị của giai cấp thống trị (giai
cấp cầm quyền) và quyền lực chính trị của các giai cấp hay các nhóm xã hội không thống trị.
Trong lịch sử cũng như hiện tại, đời sống chính trị của xã hội là cuộc đấu
tranh không ngừng giữa các lực lượng chính trị của các giai cấp khác nhau,
nhằm xác lập quyền lực chính trị của mình trong nhà nước hiện tồn. Và cao hơn
nữa là chuyển hóa quyền lực chính trị ấy thành quyền lực nhà nước nhằm xác
lập, duy trì và thực hiện một kiểu tổ chức xã hội sao cho phù hợp nhất với lợi
ích của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phải chấp nhận. 3
2.2. Cấu trúc của quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị bao gồm: chủ thể và đối tượng; mục tiêu và nội dung;
công cụ và phương tiện thực hiện.
- Chủ thể quyền lực chính trị: quyền lực chính trị chia ra thành quyền lực
chính trị của tổ chức và quyền lực chính trị của cá nhân. Quyền lực chính
trị của tổ chức bao gồm quyền lực của các nhóm xã hội, tập đoàn người
như giai cấp, dân tộc, quốc gia, các tổ chức quốc tế; biểu hiện tập trung
nhất của quyền lực giai cấp (cầm quyền) là quyền lực nhà nước, quyền
lực của đảng chính trị. Quyền lực chính trị của các nhân bao gồm quyền
lực của thủ lĩnh chính trị, của các chính khách (đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chính trị), của công dân.
- Đối tượng của quyền lực chính trị: là nhóm xã hội, giai cấp hay tập đoàn
người mà sự phục tùng của nó đối với chủ thể là “cách” mà quyền lực
chính trị được thể hiện trong việc thực thi.
- Mục tiêu của quyền lực chính trị: là nhằm đat tới sự áp đặt ý chí của chủ
thể đối với đối tượng và thông qua đó là lợi ích của chủ thể được thực hiện.
- Nội dung của việc thực thi quyền lực chính trị là việc sử dụng mọi sức
mạnh mà chủ thể có được để đạt tới mục đích chính trị.
- Công cụ của quyền lực chính trị là những tổ chức chính trị và các tổ chức
khác nhưng có nội dung chính trị, được chủ thể thiết lập và dựa vào hoạt
động để thực thi quyền lực chính trị ở những mức độ nhất định.
- Phương thức thực hiện quyền lực chính trị: là hình thức tổ chức công cụ
và cách thức chủ thể sử dụng cho hoạt động của công cụ theo mục tiêu và
nội dung của quyền lực chính trị.
2.3. Đặc điểm và chức năng của quyền lực chính trị 2.3.1. Đặc điểm
- Quyền lực chính trị có bản chất giai cấp.
Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong
quan hệ với các giai cấp khác. Tùy thuộc vào tương quan, so sánh lực
lượng mà các giai cấp ở các vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử
dụng quyền lực chính trị. Như vậy chừng nào còn giai cấp thì còn chính
trị, còn quyền lực chính trị.
- Quyền lực chính trị có tính xã hội. 4
Quyền lực chính trị nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội. Nó là sản
phẩm của xã hội phân chia giai cấp. Xã hội là cơ sở tồn tại của giai cấp,
vì vậy quyền lực chính trị không thể tách rời hay vượt ra ngoài xã hội mà
nó tồn tại. Trong lịch sử xã hội, không có giai cấp nào tồn tại vĩnh hằng,
cũng không có một hệ thống quyền lực chính trị nào tồn tại vĩnh viễn.
Các giai cấp và hệ thống quyền lực của giai cấp chỉ được xác lập trong
điều kiện tồn tại cụ thể của xã hội. Các điều kiện xã hội đó quy định hình
thức, nội dung, bản chất của các giai cấp cũng như hệ thống quyền lực mà
các giai cấp đã xác lập trên nền tảng của xã hội đó, do đó quyền lực mang đâm tính xã hội.
- Quyền lực chính trị có tính lịch sử.
Sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của quyền lực chính trị mang
tính khách quan trong một giai đoạn lịch sử nhất định – giai đoạn có giai
cấp. Sự tồn tại một cách khách quan của giai cấp quy định tính khách
quan của quyền lực chính trị.
- Quyền lực chính trị có tính tập trung.
Quá trình hình thành quyền lực là quá trình tập trung, tập hợp ý chí ý
chí chung, tạo nên sự đồng lòng nhất trí trong tổ chức, cộng đồng. Nếu
thiếu tập trung thì không thể tạo ra quyền lực, mức độ tập trung càng cao,
tổ chức càng chặt chẽ thì quyền lực của tổ chức càng mạnh. Điều kiện để
các thành viên tập trung quyền lực là họ phải có quyền lực chính trị.
Trong xã hội hiện đại, quyền đó là quyền bầu cử.
- Quyền lực chính trị có tính tha hóa.
Từ chỗ là quyền lực của số đông, đem tập trung lại để cho một người
hay một nhóm người nắm giữ và điều khiển nên càng tập trung, càng
thống nhất ý chí thì quyền lực càng mạnh. Nhưng mức độ tập trung càng
cao thì quyền lực lại càng xa với cái gốc rễ ban đầu và trở thành cái đối
lập với nền tảng đó. Đây là một mâu thuẫn trong tính tập trung của quyền
lực: quyền lực càng tập trung càng dễ bị biến dạng và tha hóa. 2.3.2. Chức năng
Một là, lập ra hệ thống chính trị xã hội. Để thực hiện quyền lực chính trị của
mình, giai cấp cầm quyền thiết lập hệ thống chính trị để thống trị xã hội, đảm
bảo sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. 5
Hai là, tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị. Nhiệm vụ
quan trọng nhất của chủ thể quyền lực chính trị (chủ yếu thông qua nhầ nước) là
hoạch định, xây dựng hệ thống các thể chế, chính sách đời sống chính trị phát
triển theo hướng có lợi cho giai cấp mình.
Ba là, quản lý công việc nhà nước và xã hội. Đây là chức năng bao quát của
quyền lực chính trị. Chỉ trên cơ sở quản lý tốt công việc nhà nước và xã hội, giai
cấp cầm quyền mới thực thi được quyền lực chính trị của mình.
Bốn là, lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính
trị. Giai cấp cầm quyền sử dụng sử dụng quyền lực chính trị lãnh đạo, định
hướng hoạt động cho các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,…
Năm là, kiểm soát các quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội. Các chủ thể
quyền lực chính trị, từ nhà nước, các đảng chính trị đến công dân đều tham gia
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan quyền lực, các tổ chức chính trị -
xã hội, nhờ đó kiểm soát quan hệ giữa các chủ thể, hạn chế được những hiện
tượng tiêu cực trong đời sống chính trị - xã hội.
Sáu là, lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chế
độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định. Trên cơ sở sử dụng quyền lực chính
trị để thống trị xã hội, mỗi giai cấp cầm quyền lập ra một hệ thống tổ chức
quyền lực chính trị phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2.4. Quyền lực chính trị chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. 2.4.1.
Quá trình hình thành quyền lực chính trị
Quá trình hình thành quyền lực chính trị là quá trình hình thành (ra đời) của
một lực lượng xã hội mới về mặt giai cấp và sự vươn lên của nó (trước hết là
trong khuôn khổ của pháp luật hiện tồn) nhằm giành quyền chính trị cho nó.
2.4.2. Sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị, là bộ phận cơ bản
nhất của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lập
pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
Trong chế độ xã hội có giai cấp và còn đối kháng giai cấp, về cơ bản, tồn tại
hai loại quyền lực chính trị: một là, quyền lực chính trị của giai cấp (hay nhóm
xã hội) thống trị (quyền lực nhà nước); hai là, quyền lực chính trị của các giai
cấp và các nhóm xã hội không ở địa vị thống trị. 6
3. Ở nước ta hiện nay, quyền lực thuộc về nhân dân lao động
Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ giành độc lập và cuối cùng
bằng Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
đã xóa bỏ quyền thống trị của các thế lực phong kiến và đế quốc thực dân, giành
độc lập cho dân tộc, lập nên nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định
việc thực thi chính trị của nhân dân Việt Nam. Từ cách mạng tháng Tám, qua
các cuộc chiến tranh giữ nước, quyền lực chính trị của nhân dân lao động được
thiết lập. Hơn 70 năm qua, nhân dân vẫn dung quyền lực ấy để bảo vệ và xây dựng đất nước.
3.1. Quyền lực thuộc về nhân dân là gì?
Quyền lực thuộc về nhân dân lao động là nhân dân lao động làm chủ và kiểm
soát quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội và sử dụng quyền lực đó đảm bảo lợi ích
của mình. Nhân dân lao động là chủ thể (quyết định, kiểm soát) hệ thống quyền
lực, trước hết là quyền lực chính trị. Toàn bộ hệ thống quyền lực, trong đó quan
trọng nhất là quyền lực nhà nước phải là công cụ bảo vệ, thực hiện quyền của
nhân dân lao động, vì lợi ích của nhân dân lao động.
Trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân là chủ thể của quyền lực
chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng. Nhà nước là công cụ để thể
hiện và thực thi quyền lực quyền lực chính trị của nhân dân, đồng thời thông
qua nhà nước mà nhân dân được tổ chức lại và lúc đó nhân dân mới có được sức
mạnh thực hiện vai trò người chủ đích thực của xã hội, mới trở thành chủ thể.
Quyền lực thuộc về nhân dân, về nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức” gắn liền với việc khẳng định: “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” xác định rõ chủ thể thật
sự, chủ thể đích thực và chủ thể tối cao của nhà nước, của tất cả quyền lực nhà
nước là Nhân dân. Điều này được thể hiện thống nhất từ đường lối của Đảng
cầm quyền, Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước đến nhận thức và
hành động của Nhân dân. Trong thực tế quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Dù do bất cứ cơ quan, cá nhân
nào được phân định nắm giữ (dù là quyền hành pháp, quyền tư pháp hay bất cứ
cơ quan nhà nước nào khác) cũng là thực thi nhiệm vụ do sự trao quyền, ủy
quyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nhân dân. Tính chất đó đòi hỏi hệ 7
thống chính trị, bất luận là thành tố nào đều phải tuân thủ nguyên tắc: Quyền lực
thuộc về Nhân dân, mang lại lợi ích cho Nhân dân.
3.2. Quyền lực thuộc về tay nhân dân được thể hiện trong
đường lối, chính sách của Đảng
Đường lối cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định
ngay từ khi thành lập và xuyên suốt hành trình 92 năm qua. Với những hình
thức và tên gọi khác nhau, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã năm lần ban hành
cương lĩnh hoặc những văn bản có tính cương lĩnh đều giữ vững quan điểm:
Quyền lực thuộc về nhân dân.
- Chánh cương vắn tắt ở Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) khẳng định: “Làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng”, “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra
chính phủ công - nông binh, tổ chức ra quân đội công nông”, “để đi tới xã hội cộng sản”.
- Luận cương chính trị (10-1930) tiếp tục khẳng định “làm tư sản dân quyền,
trong đó hai mặt tranh đấu đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa
cách mạng cho triệt để và tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập liên lạc mật thiết với nhau”.
- Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) do Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Ðại hội II của Ðảng (tháng
2 năm 1951) thảo luận, thông qua. Chính cương khẳng định: “Cách mạng Việt
Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội”, “xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân dựa vào
Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân, trí thức
do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được
Đại hội VII thông qua (6-1991). Trong bối cảnh mô hình xây dựng chủ nghĩa xã
hội kiểu cũ mà chính quyền thuộc về nhân dân bị sụp đổ tại trung tâm của hệ
thống xã hội chủ nghĩa, là một quốc gia chưa phát triển, lại vừa trải qua 30 năm
chiến tranh, bị bao vây cấm vận, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ
nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước
trong điều kiện hòa bình. Cương lĩnh vẫn kiên định xây dựng đất nước: “Do nhân
dân lao động làm chủ”, “Về chế độ chính trị, đó là chế độ do nhân dân lao động làm chủ”.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua. Cương lĩnh
được xây dựng trên cơ sở tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng qua
20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và 25 năm công cuộc đổi mới, cần dự 8
báo xu thế phát triển của thế giới, của đất nước, đề ra mục tiêu, phương hướng
và những định hướng lớn phát triển đất nước trong thập niên thứ hai, với tầm
nhìn đến giữa thế kỷ XXI. Một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Xây dựng một nhà
nước của Dân, do Dân, vì Dân, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.
Cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đại hội XIII của Đảng (1- 2021) khẳng
định: “Chúng ta cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn:… giữa Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…”, “dân la gôc”, “Đề cao vai
trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước”.
Cần nói rõ ràng, Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”, cho nên Đảng “… tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào
nhân dân để xây dựng Đảng”.
Như vậy, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, đổi mới,
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng ta khẳng định một
cách dứt khoát, kiên định, xuyên suốt trong đường lối của mình: Quyền lực thực
sự của hệ thống chính trị nước ta thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích Nhân dân.
3.3. Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện ở Hiến pháp
Kể từ khi lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản
Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều
năm 2001), Hiến pháp năm 2013). Ra đời trong bối cảnh và ở những thời điểm
lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, cả 05 bản Hiến pháp đều xác định
rõ chủ thể của đất nước.
Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946 đặt nền móng cho việc xây dựng
Nhà nước dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc. Trong điều kiện trứng nước, thù trong giặc ngoài, khó khăn
chồng chất nhưng ngay trong Lời nói đầu Hiến pháp đã ghi: “Thực hiện chính
quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”, Chương I - Chính thể, Điều 1 khẳng
định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Hiến pháp năm 1959 - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất 9
nước. Lời nói đầu Hiến pháp đã ghi: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân
dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh
đạo”. Chương I - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Điều 4 quy định: “Tất cả
quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân
dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Điều 6 ghi rõ: “Tất
cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”.
Hiến pháp năm 1980 - Hiến pháp của kỷ nguyên thống nhất đất nước, cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Ngay Lời
nói đầu đã xác định: “Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà
nước quản lý trong xã hội Việt Nam”. Điều 3, Chương I ghi: “Ở nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và
những người lao động khác, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công
nhân lãnh đạo. Nhà nước bảo đảm không ngừng hoàn chỉnh và củng cố chế độ
làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội; làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở;
làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân”.
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 - Hiến pháp của thời kỳ đổi
mới đất nước, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Điều 2
Hiến pháp khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Điều 6 chỉ rõ: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Hiến pháp năm 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp
đổi mới, đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
Điều 2 Hiến pháp quy định: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 10
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Như vậy, dù là giai đoạn nào, khó khăn, phức tạp đến đâu, Hiến pháp vẫn quy
định Nhân dân là chủ thể của nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân. Đồng thời, với những cách biểu đạt khác nhau Hiến pháp đều quy định
phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình: “Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” (Điều 6 Hiến pháp 2013).
3.4. Quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện trong thực tiễn đời sống
Trong thực tế từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Nhân dân Việt Nam thực
hiện quyền lực của mình đối với hệ thống chính trị của đất nước bằng hai hình
thức: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
Dân chủ trực tiếp là Nhân dân tự mình thực hiện quyền lực nhà nước, Nhân
dân tự mình thể hiện ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước)
về một vấn đề/sự việc nào đó liên quan đến quốc gia, dân tộc, đất nước mà không
cần ủy quyền cho cá nhân hay tổ chức thay mặt mình, và ý chí đó có tính bắt buộc
phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu
cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý...
Thực tế từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
đến nay Nhân dân ta đã 15 lần tự do thực hiện quyền dân chủ trực tiếp với hình
thức bầu cử Quốc hội: Lần thứ nhất - bầu Quốc hội khóa I (1946 - 1960),
ngày 6/01/1946, với tỷ lệ 89% cử tri bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu. Lần thứ hai -
bầu Quốc hội khóa II (1960 - 1964), ngày 8/5/1960, với tỷ lệ 97,52% cử tri bỏ
phiếu, bầu 453 đại biểu. Lần thứ ba - bầu Quốc hội khóa III (1964 - 1971), ngày
26/4/1964, với tỷ lệ 97,77% cử tri bỏ phiếu, bầu455 đại biểu. Lần thứ tư - bầu
Quốc hội khóa IV (1971 - 1975), ngày 11/4/1971, với tỷ lệ 98,88% cử tri bỏ phiếu,
bầu 420 đại biểu. Lần thứ năm - bầu Quốc hội khóa V (1975 - 1976), ngày
6/4/1975, với tỷ lệ 98,26% cử tri bỏ phiếu, bầu 424 đại biểu. Lần thứ sáu - bầu
Quốc hội khóa VI (1976 - 1981) là quốc hội đầu tiên của cả nước thống nhất,
ngày 25/4/1976, với tỷ lệ 98,77% cử tri bỏ phiếu, bầu 492 đại biểu. Lần thứ bảy
- bầu Quốc hội khóa VII (1981 - 1987), ngày 26/4/1981, với tỷ lệ 97,96% cử tri
bỏ phiếu, bầu 496 đại biểu. Lần thứ tám - bầu Quốc hội khóa VIII (1987 - 1992),
ngày 19/4/1987, với tỷ lệ 98,75% cử tri bỏ phiếu, bầu 496 đại biểu. Lần thứ chín
- bầu Quốc hội khóa IX (1992 - 1997), ngày 19/7/1992, với tỷ lệ 99,12% cử tri 11
bỏ phiếu, bầu 395 đại biểu. Lần thứ mười - bầu Quốc hội khóa X (1997 - 2002),
ngày 20/7/1997, tỷ lệ 99,59% cử tri bỏ phiếu, bầu 450 đại biểu. Lần thứ mười
một - bầu Quốc hội khóa XI (2002 - 2007), ngày 19/5/2002, tỷ lệ 99,73% cử tri
bỏ phiếu, bầu 498 đại biểu. Lần thứ mười hai - bầu Quốc hội khóa XII (2007 -
2011), ngày 20/5/2007, tỷ lệ 99,64% cử tri bỏ phiếu, bầu 493 đại biểu. Lần thứ
mười ba - bầu Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016), ngày 22/5/2011, tỷ lệ 99,51%
cử tri bỏ phiếu, bầu 500 đại biểu. Lần thứ mười bốn - bầu Quốc hội khóa XIV
(2016 - 2021), ngày 22/5/2016, tỷ lệ 98,77% cử tri bỏ phiếu, bầu 496 đại biểu.
Lần thứ mười lăm - bầu Quốc hội khóa XV (2021 - 2026), ngày 23/5/2021, tỷ lệ
99,60% cử tri bỏ phiếu, bầu 499 đại biểu.
Có thể thấy, xuyên suốt 15 kỳ bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
ở Việt Nam đều là ngày hội của cử tri cả nước tự do thực hiện quyền dân chủ trực
tiếp của mình với một tỷ lệ cử tri tham gia rất cao mà không bị lệ thuộc vào bất cứ áp lực nào!
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các
cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Ở nước ta,
dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực Nhân dân. Nhân
dân quản lý mọi mặt đời sống xã hội qua trung gian là người đại diện.Theo trình
tự, Nhân dân bầu ra các cơ quan đại biểu cho mình theo hình thức phổ thông đầu
phiếu và ủy thác quyền lực cho các cơ quan đại biểu đó như Quốc hội, hội đồng
Nhân dân các cấp. Trên cơ sở đó, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục
lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Trong thực tế ở Việt Nam, 77 năm qua, với 15 kỳ bầu cử trực tiếp đều đảm
bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp.Nhân dân lập ra và trao quyền cho các cơ quan nhà
nước để thay mặt mình thực hiện quyền lực của mình. Các cơ quan này chịu sự
giám sát của Nhân dân và chỉ thực hiện quyền lực trong giới hạn cho phép. Như
vậy, cơ quan được Nhân dân ủy quyền không chỉ là cơ quan dân cử mà bao gồm
cả cơ quan hành pháp và tư pháp. Khi hoạt động các cơ quan này với tư cách là
Nhân dân, đại diện Nhân dân để thực thi nhiệm vụ. Trong đời sống xã hội,các cơ
quan nhà nước kể cả lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn nhận thức rằng, quyền
mà mình có là do Nhân dân trao, ủy thác. Không có thứ quyền lực nhà nước nào
có nguồn gốc tự thân, nằm ngoài sự trao quyền, ủy quyền của Nhân dân. Vì thế,
không chỉ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp lắng nghe ý kiến nhân dân khi
ban hành luật, nghị quyết, mà các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng phải thu thập,
lắng nghe ý kiến nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, để thực hiện đúng nguyên tắc “mọi nguồn lực trong xã hội và
của Nhà nước đều thuộc về nhân dân” trong khi thực hiện cơ chế “Đảng lãnh
đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, cần đảm bảo những điều kiện vật
chất - văn hóa - xã hội ở một trình độ phát triển nhất định và phải nâng tầm dân 12
trí. Đó chính là việc bảo đảm sao cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân không ngừng được cải thiện, an sinh xã hội bền vững, nhân dân mọi vùng,
mọi miền đều được quan tâm, các dân tộc đều được bình đẳng. Trình độ dân trí
thể hiện ở sự hiểu biết, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, hiểu biết về quy luật phát
triển của tự nhiên, xã hội, hiểu biết về thời cuộc và nhiệm vụ, trách nhiệm của mình với xã hội.
Tài liệu tham khảo:
- Khoa Chính trị học Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (2013). Giáo trình
Chính trị học đại cương.
- PGS.TS Đoàn Thế Hanh Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(2022). Quyền lực thực sự của hệ thống chính trị nước ta phải thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
https://tranvanthoi.camau.dcs.vn/quyen-luc-thuc-su-cua-he-thong-chinh-
tri-nuoc-ta-phai-thuoc-ve-nhan-dan-do-nhan-dan-va-phuc-vu-loi-ich-cua- nhan-dan.2776
- GS.TS Vũ Văn Hiền. (2015). Quyền lực của nhân dân.
https://stp.hanam.gov.vn/Pages/Quyen-luc-cua-nhan- dan1981661928.aspx 13