Chương 1: Dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật | Lý thuyết môn Lý thuyết dịch | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Giáo trình môn Lý thuyết dịch | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1
CHƯƠNG 1. DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU DỊCH THUẬT
1.1. Khái niệm dịch thuật
Khi nói đến “Dịch thuật”, ta thường nghĩ đến các văn bản dịch từ ngôn ngữ này sang
một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, khái niệm “dịch thuật” trong nghiên cứu dịch thuật
không hẳn như vậy. dụ, khi được ai đó nói “đa tạ”, ta tự lý giải nghĩa “cảm
ơn”, như vậy ta đã thực hiện hoạt động dịch thuật. Một ví dụ khác, khi bạn đọc một bài
thơ, đem những rung cảm được tbài thơ đó để vẽ nên một bức tranh, lúc đó bạn
cũng đã thực hiện một hoạt động dịch thuật. Mỗi một người trong chúng ta đều đã
đang thực hiện các hoạt động dịch thuật nhiều hình thức khác nhau, do đó thể nói
rằng dịch thuật là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Dịch thuật không chỉ các văn bản được dịch thuật còn hành vi dịch thuật.
Nói cách khác, nghiên cứu dịch thuật một lĩnh vực học thuật nghiên cứu về các văn
bản dịch thuật, hành vi dịch thuật người dịch. Trong giáo trình này, tác giả xin giới
thiệu sơ lược về dịch thuật trong nghiên cứu dịch thuật.
Trước hết, cần xác định khái niệm là gì. Dịch thuật (Translation)
Có ba thể loại dịch theo Jakobson 2000(1959:114), như sau:
1. Dịch nội ngữ
1
(intralingual Translation) : giải nghĩa cáchiệu ngôn ngữ bằng
các ký hiệu khác cũng của chính ngôn ngữ đó.
2. Dịch liên ngữ
2
(interlingual Translation): dịch với nghĩa thông thường nhất, giải
nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ bằng một ngôn ngữ nào đó.
3. Dịch liên hiệu
3
(Intersemiotic Translation): diễn giải các hiệu ngôn ngữ
bằng ký hiệu của các hệ thống ký hiệu phi ngôn ngữ.
Xét ví dụ ở trên, khi giải nghĩa, chuyển đổi “đa tạ” thành “cảm ơn”, nói cách khác giải
nghĩa, chuyển đổi hoặc tóm lược một cách thể hiện ngôn ngữ này thành một cách thể
hiện khác của chính ngôn ngữ đó được gọi . Dịch nội nghĩa Dịch liên ngôn ngữ
khái niệm dùng để chỉ việc chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dụ như
dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt hoặc ngược lại. là chuyển đổi các Dịch liên ký hiệu
hiệu bằng ngôn ngữ sang một hình thức biểu hiện khác ngoài nguôn ngữ như phim ảnh
hay hội họa, âm nhạc….Trong ví dụ trên, việc chuyển đổi từ thơ để vẽ nên một bức tranh
chính là Dịch liên ký hiệu.
1
言語内翻訳
2
言語間翻訳
3
記号法間翻訳
2
Trong ba hình thức trên, dịch liên ngôn ngữ được coi trọng tâm truyền thống của
các nghiên cứu dịch thuật, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu duy nhất.
Do đó khi nói đến dịch hay dịch thuật, ta thường hiểu đó quá trình dịch một ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác, người dịch chuyển đổi một văn bản gọi Văn bản nguồn
bằng một ngôn ngữ gọi là thành một văn bản Ngôn ngữ nguồn (source language - SL)
4
gọi viết bằng một ngôn ngữ khác gọi Văn bản đích Ngôn ngữ đích (target
language - TL)
5
. Đây chính thể loại dịch liên ngữ, một trong ba thể loại dịch được
Jakobson tả trên. Mục đích của dịch thuật chuyển nghĩa của ngôn ngữ nguồn
(SL) sang ngôn ngữ đích (TL). Điều này được thực hiện bằng cách chuyển từ dạng của
ngôn ngữ thnhất sang dạng của ngôn ngữ thứ hai theo cấu trúc ngữ nghĩa. Dịch thuật
là chuyển giao và không thay đổi ý nghĩa và chỉ thay đổi hình thức.
1.2. Nghiên cứu dịch thuật
Khái niệm dịch thuật đã xuất hiện từ trước công nguyên (Munday 2009:28-31).
Năm 46 trước công nguyên, các triết gia Roma cổ đại đã ghi chép lại các chiến lược dịch
thuật của họ. Đến năm 395 sau công nguyên, Thánh Giêrônimô đã để lại văn cảo bình
6
luậ bản dịch Kinh thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin của chính mình điều chỉnh
các chiến lược dịch thuật. Cách tiếp cận của ông trong việc dịch Kinh thánh đã ảnh
hướng đến nhiều lối dịch kinh thánh sau này.
Tuy nhiên, mặc dịch thuật đã lịch sử từ lâu đời vô cùng gần gũi với cuộc
sống của con người nhưng nghiên cứu dịch thuật chỉ phát triển thành một bộ môn học
thuật trong nửa sau của thế kỷ 20. Một trong những do được đưa ra dịch thuật chỉ
được coi phương tiện để học ngữ pháp hoặc đọc hiểu trong dạy học ngoại ngữ
(Munday 2009: 11-12). Từ cuối thế kỷ 16 đến những năm 1960, việc dạy học ngoại
ngữ tại các trường Trung học phổ thông ở nhiều nước chủ yếu vẫn dựa vào việc học ngữ
pháp luyện tập dịch. Phương pháp này ban đầu được áp dụng cho việc học các ngôn
ngữ cổ điển Lantin Hy Lạp, sau y được áp dụng cho cả việc học các ngôn ngữ hiện
đại, chủ yếu tập trung học các quy luật ngữ pháp cấu trúc ngôn ngữ. Những quy luật
này được thực hành kiểm tra thông qua việc dịch những câu rời rác được viết ra để
làm dụ cho những hiện tượng ngữ pháp hoặc cấu trúc đang học. Tình trạng dịch chỉ
được dùng như một phần của dạy và học ngôn ngữ phần nào có thể cho thấy vai trò thứ
4
起点言語
5
目的言語
6
Thánh Giêrônimô (347-420) có tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος
Ἱερώνυμος) một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái được phong Tiến Hội thánh. Ông người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước
(bản Bảy Mươi hay Septuaginta) từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, nằm trong bản Vulgata.
3
yếu của trong quan điển của giới học thuật. Những bài tập dịch được coi phương
tiện để học một ngôn ngữ mới hoặc chỉ để đọc một văn bản ngoại ngữ cho đến khi người
học đủ trình độ đọc được nguyên bản.
Mỹ, dịch thuật, đặc biệt dịch văn học, đã được đẩy mạnh trong các trường đại
học từ thập kỷ 1960 thông qua các hội thảo dịch thuật. Song song với các hội thảo, dịch
thuật còn được thúc đẩy qua bộ môn bằng việc nghiên cứu và so sánh Văn học so sánh
văn học của các dân tộc và các nên văn hóa khác nhau trong đó bắt buộc phải có việc đọc
nghiên cưu bản dịch. Một nh vực nữa lấy dịch thuật làm đề i nghiên cứu phân
tích đối chiếu (contrastive analysis). Đây là lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ
với nhau nhằm xác định những điểm tương đồng dị biệt của chúng. Phân tích đối
chiếu (contrastive analysis) ra đời từ những năm 1930 nở rộ trong những năm
1960-1970.
Như vậy, quan điểm nghiên cứu dịch thuật bắt đầu hệ thống hơn và bắt đầu xuất
hiện trong những năm 1950-1970 với một số công trình khoa học nay đã trở thành kinh
điển như:
- Jean-Paul Vinay và Jean Darbelnet (1958)
- Alfrad Malblance (1963)
- Georges Mounin (1963)
- Eugene Nida (1964a)
Các vấn đề về dịch thuật mang tính khoa học hệ thống y đã bắt đầu vạch lãnh
thổ riêng cho việc tìm hiểu dịch thuật theo hướng hàn lâm. Thời gian ấy, bộ môn mới
này ra đời còn chưa tên gọi, các học giả lúc đó muốn gọi “dịch thuật học”
(Translatology).
Đến năm 19, khái niệm Nghiên cứu dịch thuật
7
(Translation Studies) được sử
dụng lần đầu liên o năm 1972, Holmes (2006[1972]) đã định nghĩa Nghiên cứu dịch
thuật một lĩnh vực học thuật khai sinh cho nh vực Nghiên cứu dịch thuật hiện
nay
8
. Holmes đã đưa ra một bộ khung tổng thể mô tả mọi công việc của nghiên cứu dịch
thuật. Bộ khung ấy sau này được Gideon Toury trình bày lại như hình sau:
9
7
翻訳学
8
Bài báo khoa học đặt nền móng đầu tiên để nghiên cứu dịch thuật trở thành một ngành mới của Holmes có tên là “The name and
Nature of Translation Studies” – Tên gọi và Bản chất của Nghiên cứu dịch thuật (Holmes 1988b[2000]. Đây là bài viết mở rộng của
tham luận được Holmes trình bày năm 1972 tại Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về Ngôn ngữ học Ứng dụng ở Copenhagen.
9
Gideon Toury là nhà nghiên cứu dịch thuật hàng đầu của Israel
4
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury 1995)
10
10
Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury 1995) bằng tiếng Nhật
5
Trong phần giải thích của Holmes về đnghiên cứu dịch thuật này, các nghiên
cứu thuần túy (Pure) có hai nhánh theo hai mục đích khác nhau:
1. Nghiên cứu thuyết: Tìm ra các nguyên chung để giả thiachs tiên đoán
những hiện tượng ấy
2. Nghiên cứu mô tả: Mô tả hiện tượng dịch thuật.
Nghiên cứu tả ba trọng tâm: (1) nghiên cứu tả sản phẩm dịch thuật; (2)
nghiên cứu tả chức năng dịch thuật; (3) nghiên cứu tả quá trình dịch thuật. Kết
quả của các nghiên cứu mô tả có thể là đầu vào của của các nghiên cứu lý thuyết hoặc có
thể là những lý thuyết cục bộ về dịch thuật có giới hạn.
Nghiên cứu lý thuyết được chia thành hai cụm:
1. thuyết tổng quát: chỉ những nghiên cứu mục đích tả hoặc giả thích
mọi loại hình dịch thuật và đi đến những khái quát hóa về dịch thuật nói chung.
2. Lý thuyết cục bộ: bao gồm các nghiên cứu có nghĩa giới hạn cụ thể như lý thuyết
hạn chế về phương tiện dịch thuật, thuyết hạn chế về khu vực, thuyết hạn
chế về cấp độ, thuyết hạn chế về thể loại văn bản, thuyết hạn chế về thời
gian, lý thuyết hạn chế về từng vấn đề dịch thuật.
Nhánh nghiên cứu ứng dụng trong đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury
1995) gồm có:
1. Đào tạo dịch giả: nghiên cứu về phương pháp đào tạo, kỹ thuật kiểm tra, thi đánh
giá, thiết kế giáo trình.
2. Hỗ trợ dịch thuật: nghiên cứu từ điển, ngữ pháp và kỹ thuật thông tin
3. Phê bình dịch thuật: đánh giá dịch phẩm bao gồm đánh giá dịch phẩm đã được
xuất bản thậm chí cả việc chấm đánh giá các bài dịch của người học ngoại ngữ.
Một lĩnh vực nữa được Holmes nhắc đến là Chính sách dịch thuật. Theo ông, các học
giả dịch thuật tham gia ý kiến cố vấn về địa vị của Dịch thuật trong hội bao gồm c
việc xác định địa vị của dịch thuật trong các giáo trình dạy và học ngôn ngữ.
Nếu triển khai các phương diện này của nhánh nghiên cứu ứng dụng thì nhánh bên
phải của Hình 1 có thể mô tả dưới dạng Hình 2 dưới đây.
6
Hình 2. Nhánh Ứng dụng trong Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes
11
Nhiều thuyết ra đời sau này (Snell-Hornby 1971, Pym 1998) khi nghiên cứu dịch
thuật đã phát triển hơn từng có ý định sửa đổi Sơ đồ này. Theo ý kiến của Pym (1998:4)
11
7
đồ của Holmes còn bỏ sót vấn đề tính trong phong cách dịch, quá trình lựa chọn
các quyết định và thực tế làm việc của người dịch trong quá trình dịch thuật. Tuy nhiên,
Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes đóng vai trò quan trọng trong việc định ra tiềm
năng của các nghiên cứu dịch thuật, được xem xuất phát điểm của ngành nghiên cứu
dịch thuật.
1.3. Tiểu kết
Nghiên cứu dịch thuật một lĩnh vực học thuật liên ngành phát triển từ việc áp
dụng nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau như văn học, ngôn ngữ học, triết học, văn hóa,
xã hội học, lịch sử…(Munday 2009:21). Tuy là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật tương
đối mới nhưng đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Trước đây, dịch thuật
chỉ được coi là một phương pháp dạy và học ngoại ngữ, là một phần của văn học so sánh,
của các chương trình ngôn ngữ học đối chiếu. Nhờ lý thuyết của Holmes, lĩnh vực nghiên
cứu dịch thuật (Translation Studies) đã ra đời với một tên gọi cấu trúc tổng thể. Các
nhánh nghien cứu thuyết, tả, ứng dụng của dịch thuật liên quan mật thiết với
nhau, đã và đang cấu trúc nên nhiều công trình gần đây.
Tóm tắt ý chính
Dịch thuật có lịch sử lâu đơi nhưng nghiên cứu dịch thuật là một lĩnh vực nghiên
cứu tương đối mới.
Có ba thể loại dịch theo Jakobson gồm Dịch nội ngữ, Dịch liên ngữ và Dịch liên ký
hiệu.
Dịch thuật thường được hiểu là quá trình dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, người dịch chuyển đổi một văn bản gọi Văn bản nguồn bằng một ngôn
ngữ gọi là Ngôn ngữ nguồn thành một văn bản gọi Văn bản đích viết bằng một
ngôn ngữ khác gọi là Ngôn ngữ đích.
Trước đây, dịch thuật chỉ được coi một phương pháp dạy và học ngoại ngữ, là
một phần của văn học so sánh, của các chương trình ngôn ngữ học đối chiếu.
Nghiên cứu dịch thuật đã bắt đầu từ văn học so sánh và phân tích đối chiếu
Khái niệm Nghiên cứu dịch thuật ra đời vào năm 1972
Tuy một lĩnh vực nghiên cứu học thuật tương đối mới nhưng đang phát triển
mạnh trong những năm gần đây.
8
CHƯƠNG 2. THÔNG DỊCH VÀ NGHIÊN CỨU THÔNG DỊCH
2.1.
Nghiên cứu thông dịch
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu thông dịch
Biên dịch và thông dịch tuy đều mang đặc trưng chung là hành vi trung gian giao tiếp
giữa các ngôn ngữ khác nhau nhưng nghiên cứu thông dịch được xem một lĩnh vực
nghiên cứu thuộc nghiên cứu dịch thuật đã được đề cập đến ở Chương 1.
Phiên dịch mang nhiều đặc trưng riêng khác với phiên dịch: quá trình phiên dịch
chuyển ngữ xảy trong đầu người phiên dịch (xét trên khía cạnh tri nhận của quá trình
phiên dịch) hoặc phiên dịch phải đảm bảo mối quan hệ giữa người phiên dịch, người nói
và người nghe trong giao tiếp mặt đối mặt.
Do đó, nghiên cứu phiên dịch (Interpreting Studies) lấy đối tượng nghiên cứu các
hiện tượng liên quan đến phiên dịch như đặc trưng của phiên dịch, vai trò hội của
người phiên dịch hay nghiên cứu về phương pháp đào tạo phiên dịch...
2.1.2. Nghiên cứu phiên dịch tại Nhật Bản
2.2. Lý thuyết về nghĩa
2.3. Mô hình nỗ lực
2.4. Vai trò của người phiên dịch và nhận thức về nghề nghiệp
| 1/8

Preview text:

CHƯƠNG 1. DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU DỊCH THUẬT
1.1. Khái niệm dịch thuật
Khi nói đến “Dịch thuật”, ta thường nghĩ đến các văn bản dịch từ ngôn ngữ này sang
một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, khái niệm “dịch thuật” trong nghiên cứu dịch thuật
không hẳn là như vậy. Ví dụ, khi được ai đó nói “đa tạ”, ta tự lý giải nó có nghĩa là “cảm
ơn”, như vậy ta đã thực hiện hoạt động dịch thuật. Một ví dụ khác, khi bạn đọc một bài
thơ, đem những rung cảm có được từ bài thơ đó để vẽ nên một bức tranh, lúc đó bạn
cũng đã thực hiện một hoạt động dịch thuật. Mỗi một người trong chúng ta đều đã và
đang thực hiện các hoạt động dịch thuật ở nhiều hình thức khác nhau, do đó có thể nói
rằng dịch thuật là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Dịch thuật không chỉ là các văn bản được dịch thuật mà còn là hành vi dịch thuật.
Nói cách khác, nghiên cứu dịch thuật là một lĩnh vực học thuật nghiên cứu về các văn
bản dịch thuật, hành vi dịch thuật và người dịch. Trong giáo trình này, tác giả xin giới
thiệu sơ lược về dịch thuật trong nghiên cứu dịch thuật.
Trước hết, cần xác định khái niệm Dịch thuật (Translation) là gì.
Có ba thể loại dịch theo Jakobson 2000(1959:114), như sau:
1. Dịch nội ngữ1 (intralingual Translation) : giải nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ bằng
các ký hiệu khác cũng của chính ngôn ngữ đó.
2. Dịch liên ngữ2 (interlingual Translation): dịch với nghĩa thông thường nhất, giải
nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ bằng một ngôn ngữ nào đó.
3. Dịch liên ký hiệu3 (Intersemiotic Translation): diễn giải các ký hiệu ngôn ngữ
bằng ký hiệu của các hệ thống ký hiệu phi ngôn ngữ.
Xét ví dụ ở trên, khi giải nghĩa, chuyển đổi “đa tạ” thành “cảm ơn”, nói cách khác giải
nghĩa, chuyển đổi hoặc tóm lược một cách thể hiện ngôn ngữ này thành một cách thể
hiện khác của chính ngôn ngữ đó được gọi là Dịch nội nghĩa. Dịch liên ngôn ngữ là
khái niệm dùng để chỉ việc chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ví dụ như
dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Dịch liên ký hiệu là chuyển đổi các ký
hiệu bằng ngôn ngữ sang một hình thức biểu hiện khác ngoài nguôn ngữ như phim ảnh
hay hội họa, âm nhạc….Trong ví dụ trên, việc chuyển đổi từ thơ để vẽ nên một bức tranh
chính là Dịch liên ký hiệu. 1言語内翻訳 2言語間翻訳 3記号法間翻訳 1
Trong ba hình thức trên, dịch liên ngôn ngữ được coi là trọng tâm truyền thống của
các nghiên cứu dịch thuật, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu duy nhất.
Do đó khi nói đến dịch hay dịch thuật, ta thường hiểu đó là quá trình dịch một ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác, người dịch chuyển đổi một văn bản gọi là Văn bản nguồn
bằng một ngôn ngữ gọi là Ngôn ngữ nguồn (source language - SL)4 thành một văn bản
gọi là Văn bản đích viết bằng một ngôn ngữ khác gọi là Ngôn ngữ đích (target
language - TL)5. Đây chính là thể loại dịch liên ngữ, một trong ba thể loại dịch được
Jakobson mô tả ở trên. Mục đích của dịch thuật là chuyển nghĩa của ngôn ngữ nguồn
(SL) sang ngôn ngữ đích (TL). Điều này được thực hiện bằng cách chuyển từ dạng của
ngôn ngữ thứ nhất sang dạng của ngôn ngữ thứ hai theo cấu trúc ngữ nghĩa. Dịch thuật
là chuyển giao và không thay đổi ý nghĩa và chỉ thay đổi hình thức.
1.2. Nghiên cứu dịch thuật
Khái niệm dịch thuật đã xuất hiện từ trước công nguyên (Munday 2009:28-31).
Năm 46 trước công nguyên, các triết gia Roma cổ đại đã ghi chép lại các chiến lược dịch
thuật của họ. Đến năm 395 sau công nguyên, Thánh Giêrônimô6 đã để lại văn cảo bình
luậ bản dịch Kinh thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin của chính mình và điều chỉnh
các chiến lược dịch thuật. Cách tiếp cận của ông trong việc dịch Kinh thánh đã ảnh
hướng đến nhiều lối dịch kinh thánh sau này.
Tuy nhiên, mặc dù dịch thuật đã có lịch sử từ lâu đời và vô cùng gần gũi với cuộc
sống của con người nhưng nghiên cứu dịch thuật chỉ phát triển thành một bộ môn học
thuật trong nửa sau của thế kỷ 20. Một trong những lý do được đưa ra là dịch thuật chỉ
được coi là phương tiện để học ngữ pháp hoặc đọc hiểu trong dạy và học ngoại ngữ
(Munday 2009: 11-12). Từ cuối thế kỷ 16 đến những năm 1960, việc dạy và học ngoại
ngữ tại các trường Trung học phổ thông ở nhiều nước chủ yếu vẫn dựa vào việc học ngữ
pháp và luyện tập dịch. Phương pháp này ban đầu được áp dụng cho việc học các ngôn
ngữ cổ điển Lantin và Hy Lạp, sau này được áp dụng cho cả việc học các ngôn ngữ hiện
đại, chủ yếu tập trung học các quy luật ngữ pháp và cấu trúc ngôn ngữ. Những quy luật
này được thực hành và kiểm tra thông qua việc dịch những câu rời rác được viết ra để
làm ví dụ cho những hiện tượng ngữ pháp hoặc cấu trúc đang học. Tình trạng dịch chỉ
được dùng như một phần của dạy và học ngôn ngữ phần nào có thể cho thấy vai trò thứ 4 起点言語 5 目的言語
6 Thánh Giêrônimô (347-420) có tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος
Ἱερώνυμος) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh. Ông là người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước
(bản Bảy Mươi hay Septuaginta) từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, nằm trong bản Vulgata. 2
yếu của nó trong quan điển của giới học thuật. Những bài tập dịch được coi là phương
tiện để học một ngôn ngữ mới hoặc chỉ để đọc một văn bản ngoại ngữ cho đến khi người
học đủ trình độ đọc được nguyên bản.
Ở Mỹ, dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, đã được đẩy mạnh trong các trường đại
học từ thập kỷ 1960 thông qua các hội thảo dịch thuật. Song song với các hội thảo, dịch
thuật còn được thúc đẩy qua bộ môn Văn học so sánh bằng việc nghiên cứu và so sánh
văn học của các dân tộc và các nên văn hóa khác nhau trong đó bắt buộc phải có việc đọc
và nghiên cưu bản dịch. Một lĩnh vực nữa lấy dịch thuật làm đề tài nghiên cứu là phân
tích đối chiếu (contrastive analysis). Đây là lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ
với nhau nhằm xác định những điểm tương đồng và dị biệt của chúng. Phân tích đối
chiếu (contrastive analysis) ra đời từ những năm 1930 và nở rộ trong những năm 1960-1970.
Như vậy, quan điểm nghiên cứu dịch thuật bắt đầu có hệ thống hơn và bắt đầu xuất
hiện trong những năm 1950-1970 với một số công trình khoa học nay đã trở thành kinh điển như:
- Jean-Paul Vinay và Jean Darbelnet (1958) - Alfrad Malblance (1963) - Georges Mounin (1963) - Eugene Nida (1964a)
Các vấn đề về dịch thuật mang tính khoa học và hệ thống này đã bắt đầu vạch lãnh
thổ riêng cho việc tìm hiểu dịch thuật theo hướng hàn lâm. Thời gian ấy, bộ môn mới
này ra đời và còn chưa có tên gọi, các học giả lúc đó muốn gọi nó là “dịch thuật học” (Translatology).
Đến năm 19, khái niệm Nghiên cứu dịch thuật7 (Translation Studies) được sử
dụng lần đầu liên vào năm 1972, Holmes (2006[1972]) đã định nghĩa Nghiên cứu dịch
thuật là một lĩnh vực học thuật và khai sinh cho lĩnh vực Nghiên cứu dịch thuật hiện
nay8. Holmes đã đưa ra một bộ khung tổng thể mô tả mọi công việc của nghiên cứu dịch
thuật. Bộ khung ấy sau này được Gideon Toury9 trình bày lại như hình sau: 7 翻訳学
8 Bài báo khoa học đặt nền móng đầu tiên để nghiên cứu dịch thuật trở thành một ngành mới của Holmes có tên là “The name and
Nature of Translation Studies” – Tên gọi và Bản chất của Nghiên cứu dịch thuật (Holmes 1988b[2000]. Đây là bài viết mở rộng của
tham luận được Holmes trình bày năm 1972 tại Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về Ngôn ngữ học Ứng dụng ở Copenhagen.
9 Gideon Toury là nhà nghiên cứu dịch thuật hàng đầu của Israel 3
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury 1995)10
10 Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury 1995) bằng tiếng Nhật 4
Trong phần giải thích của Holmes về Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật này, các nghiên
cứu thuần túy (Pure) có hai nhánh theo hai mục đích khác nhau:
1. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm ra các nguyên lý chung để giả thiachs và tiên đoán những hiện tượng ấy
2. Nghiên cứu mô tả: Mô tả hiện tượng dịch thuật.
Nghiên cứu mô tả có ba trọng tâm: (1) nghiên cứu mô tả sản phẩm dịch thuật; (2)
nghiên cứu mô tả chức năng dịch thuật; (3) nghiên cứu mô tả quá trình dịch thuật. Kết
quả của các nghiên cứu mô tả có thể là đầu vào của của các nghiên cứu lý thuyết hoặc có
thể là những lý thuyết cục bộ về dịch thuật có giới hạn.
Nghiên cứu lý thuyết được chia thành hai cụm:
1. Lý thuyết tổng quát: chỉ những nghiên cứu có mục đích mô tả hoặc giả thích
mọi loại hình dịch thuật và đi đến những khái quát hóa về dịch thuật nói chung.
2. Lý thuyết cục bộ: bao gồm các nghiên cứu có nghĩa giới hạn cụ thể như lý thuyết
hạn chế về phương tiện dịch thuật, lý thuyết hạn chế về khu vực, lý thuyết hạn
chế về cấp độ, lý thuyết hạn chế về thể loại văn bản, lý thuyết hạn chế về thời
gian, lý thuyết hạn chế về từng vấn đề dịch thuật.
Nhánh nghiên cứu ứng dụng trong Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes (Toury 1995) gồm có:
1. Đào tạo dịch giả: nghiên cứu về phương pháp đào tạo, kỹ thuật kiểm tra, thi đánh
giá, thiết kế giáo trình.
2. Hỗ trợ dịch thuật: nghiên cứu từ điển, ngữ pháp và kỹ thuật thông tin
3. Phê bình dịch thuật: đánh giá dịch phẩm bao gồm đánh giá dịch phẩm đã được
xuất bản thậm chí cả việc chấm đánh giá các bài dịch của người học ngoại ngữ.
Một lĩnh vực nữa được Holmes nhắc đến là Chính sách dịch thuật. Theo ông, các học
giả dịch thuật tham gia ý kiến cố vấn về địa vị của Dịch thuật trong xã hội bao gồm cả
việc xác định địa vị của dịch thuật trong các giáo trình dạy và học ngôn ngữ.
Nếu triển khai các phương diện này của nhánh nghiên cứu ứng dụng thì nhánh bên
phải của Hình 1 có thể mô tả dưới dạng Hình 2 dưới đây. 5
Hình 2. Nhánh Ứng dụng trong Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes 11
Nhiều lý thuyết ra đời sau này (Snell-Hornby 1971, Pym 1998) khi nghiên cứu dịch
thuật đã phát triển hơn từng có ý định sửa đổi Sơ đồ này. Theo ý kiến của Pym (1998:4) 11 6
sơ đồ của Holmes còn bỏ sót vấn đề cá tính trong phong cách dịch, quá trình lựa chọn
các quyết định và thực tế làm việc của người dịch trong quá trình dịch thuật. Tuy nhiên,
Sơ đồ nghiên cứu dịch thuật của Holmes đóng vai trò quan trọng trong việc định ra tiềm
năng của các nghiên cứu dịch thuật, được xem là xuất phát điểm của ngành nghiên cứu dịch thuật. 1.3. Tiểu kết
Nghiên cứu dịch thuật là một lĩnh vực học thuật liên ngành phát triển từ việc áp
dụng nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau như văn học, ngôn ngữ học, triết học, văn hóa,
xã hội học, lịch sử…(Munday 2009:21). Tuy là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật tương
đối mới nhưng đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Trước đây, dịch thuật
chỉ được coi là một phương pháp dạy và học ngoại ngữ, là một phần của văn học so sánh,
của các chương trình ngôn ngữ học đối chiếu. Nhờ lý thuyết của Holmes, lĩnh vực nghiên
cứu dịch thuật (Translation Studies) đã ra đời với một tên gọi và cấu trúc tổng thể. Các
nhánh nghien cứu lý thuyết, mô tả, ứng dụng của dịch thuật có liên quan mật thiết với
nhau, đã và đang cấu trúc nên nhiều công trình gần đây. Tóm tắt ý chính
Dịch thuật có lịch sử lâu đơi nhưng nghiên cứu dịch thuật là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới.
Có ba thể loại dịch theo Jakobson gồm Dịch nội ngữ, Dịch liên ngữ và Dịch liên ký hiệu.
Dịch thuật thường được hiểu là quá trình dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, người dịch chuyển đổi một văn bản gọi là Văn bản nguồn bằng một ngôn
ngữ gọi là Ngôn ngữ nguồn thành một văn bản gọi là Văn bản đích viết bằng một
ngôn ngữ khác gọi là Ngôn ngữ đích.
Trước đây, dịch thuật chỉ được coi là một phương pháp dạy và học ngoại ngữ, là
một phần của văn học so sánh, của các chương trình ngôn ngữ học đối chiếu.
Nghiên cứu dịch thuật đã bắt đầu từ văn học so sánh và phân tích đối chiếu
Khái niệm Nghiên cứu dịch thuật ra đời vào năm 1972
Tuy là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật tương đối mới nhưng đang phát triển
mạnh trong những năm gần đây. 7
CHƯƠNG 2. THÔNG DỊCH VÀ NGHIÊN CỨU THÔNG DỊCH
2.1. Nghiên cứu thông dịch
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu thông dịch
Biên dịch và thông dịch tuy đều mang đặc trưng chung là hành vi trung gian giao tiếp
giữa các ngôn ngữ khác nhau nhưng nghiên cứu thông dịch được xem là một lĩnh vực
nghiên cứu thuộc nghiên cứu dịch thuật đã được đề cập đến ở Chương 1.
Phiên dịch mang nhiều đặc trưng riêng khác với phiên dịch: quá trình phiên dịch
chuyển ngữ xảy trong đầu người phiên dịch (xét trên khía cạnh tri nhận của quá trình
phiên dịch) hoặc phiên dịch phải đảm bảo mối quan hệ giữa người phiên dịch, người nói
và người nghe trong giao tiếp mặt đối mặt.
Do đó, nghiên cứu phiên dịch (Interpreting Studies) lấy đối tượng nghiên cứu là các
hiện tượng liên quan đến phiên dịch như đặc trưng của phiên dịch, vai trò xã hội của
người phiên dịch hay nghiên cứu về phương pháp đào tạo phiên dịch. .
2.1.2. Nghiên cứu phiên dịch tại Nhật Bản 2.2. Lý thuyết về nghĩa 2.3. Mô hình nỗ lực
2.4. Vai trò của người phiên dịch và nhận thức về nghề nghiệp 8