Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chập theo phương thức trọng tài - Luật thương mại | Đại học Văn Lang

Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chập theo phương thức trọng tài - Luật thương mại | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO
PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI:
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Thuật ngữ “trọng tài” được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt
động thương mại. Trọng tài thương mại gắn liền với thẩm quyền của trọng tài, đó
trọng tài chỉ thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại. Đó một phương
pháp giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc tranh chấp cho người thứ ba các
trọng tài viên, được các bên tự lựa chọn như một cách hiệu quả để chấm dứt tranh chấp
giữa họ mà không cần nhờ đến Tòa án thương mại.
Trọng tài được coi là “quốc tế” phải đảm bảo được hai tiêu chí cơ bản:
1
Một, tại thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài đó, nếu là cá nhân thì phải có quốc
tịch nước ngoài còn nếu là pháp nhân thì trụ sở kinh doanh của các bên được đặt ở các
nước khác nhau.
Hai, nơi xét xử trọng tài, nơi thực hiện nghĩa vụ nơi đối tượng của tranh
chấp phải ở nước ngoài.
2. Hình thức tổ chức trọng tài (các loại trọng tài thương mại)
2.1. Trọng tài chính phủ và trọng tài phi chính phủ
2.1.1. Trọng tài chính phủ: (Governmental arbitration)
Đây phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà nước, chính phủ với doanh
nghiệp, tổ chức nước ngoài hoặc giữa các chính phủ với nhau. được thực hiện bởi một
2
tổ chức trọng tài do chính phủ thành lập hoặc được tài trợ bằng ngân sách quốc gia.
Theo định nghĩa thì phải được tổ chức tại một địa điểm nhất định tuân thủ theo
pháp luật quốc gia của địa điểm đó.
Các trọng tài viên thường những công chức nhà nước, làm công ăn lương do
ngân sách chi trả hoặc chuyên gia được chính phủ của quốc gia đó bổ nhiệm để giải
3
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế giữa các chính phủ hoặc giữa quốc gia và các
doanh nghiệp nước ngoài.
1
Điều I.3 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (Luật mẫu UNCITRAL).
2
Alan Redfern, Martin Hunter (2004), NXB Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế,
London Sweet & Maxwell, tr.12-13, ngày truy cập 1/4/2024.
3
Trường ĐH Luật Hà Nội (2017), , NXB. Công an Nhân dân, Hà Giáo trình Luật thương mại quốc tế
Nội, tr. 410.
1
2.1.2. Trọng tài phi chính phủ: (Non-Governmental arbitration)
Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bên ngoài hệ
thống tòa án nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải, không được ngân sách
nhà nước tài trợ . Vì vậy nó sẽ không có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết
4
các tranh chấp thương mại, nếu giữa các bên không thỏa thuận.
Các tổ chức Trọng tài quốc tế phi chính phủ hoạt động độc lập với chính phủ,
không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào. Các bên tham gia quyền tự do lựa
chọn tổ chức trọng tài, trọng tài viên, quy trình trọng tài và chọn luật áp dụng cho việc
giải quyết tranh chấp. Các trọng tài viên không phải cán bộ, công chức hay viên chức.
2.2. Trọng tài theo vụ việc và trọng tài quy chế
Các tranh chấp trong giao dịch thương mại quốc tế dù xảy ra ở bất kỳ đâu, đều có
thể được giải quyết các phương thức đa dạng khác nhau, từ tham vấn thân thiện cho
đến tranh tụng trước tòa án. Thông thường, trước khi chuyển sang phương thức tranh
tục trước tòa thì các bên thường tận dụng tối đa các phương thức không mang tính bắt
buộc,bao gồm trung gian hòa giải, nhằm đạt được sự thỏa hiệp. Do vây, ICA
( Trọng tài thương mại quốc tế) đã đang được rất nhiều tổ chức, nhân trên mọi
quốc gia ứng dụng hết sức mạnh mẽ. Với tínhthể dự đoán và trung lập, ICA được
coi là một cơ quan tài phán, là nơi mà chuyên gia của từng chuyên ngành khác nhau có
thể tham gia giải quyết tranh chấp về ngành của họ. Bên cạnh đó, ICA có cho phép các
bên lựa chọn, quy định về quy trình và chi phí giải quyết tranh chấp. ICA mang lại cho
các bên quyền tự định đoạt kiểm soát quá trình giải quyết tranh chấp của mình. Do
vậy, tố tụng trọng tài sẽ được các bên lựa chọn điều hành bởi 1 trong 2 hình thức trọng
tài của Trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài theo vụ việc (Ad – hoc arbitration) hoặc
Trọng tài quy chế (Institutional arbitration).
5
2.2.1. Trọng tài theo vụ việc (Ad – hoc arbitration):
Trọng tài theo vụ việc (Ad hoc arbitration) trọng tài được thành lập để giải
quyết một vụ tranh chấp cthể, gồm các trọng tài viên do các bên lựa chọn tự giải
thể sau khi giải quyết xong vụ việc. Vì tổ chức trọng tài không tồn tại thường xuyên
nên không có điều lệ, quy chế hoạt động riêng hay quy tắc tố tụng cụ thể. Do vậy, mỗi
khi được lựa chọn, các trọng tài viênthể cùng nhau xây dựng thủ tụct xử cho từ
vụ việc.
4
Trường ĐH Luật Hà Nội (2017), , NXB. Công an Nhân dân, Hà Giáo trình Luật thương mại quốc tế
Nội, tr. 410.
5
Giáo trình Luật thương mại Quốc tế ( Trường Đại học Luật Hà Nội -2012) Chương VII, Mục 2.
2
Ưu điểm:
- Tổ chức đơn giản.
- Các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên.
- Các bên tranh chấp có quyền tham gia xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp.
=> thế, phương thức trọng tài này được áp dụng khá nhiều trong thực tiễn thương
mại quốc tế.
6
Bởi sự thiện trí tính linh hoạt của các bên khi chọn phương thức Trọng tài
theo vụ việc, thế nên, phương thức này có thể giúp giải quyết tranh chấp nhanh hơn
giảm phần chi phí trọng tài hơn so với Trọng tài quy chế
Nhược điểm của phương thức trọng tài này là khôngtrước quy tắc tố tụng
cụ thể riêng, nên việc thỏa thuận giữa các trọng tài viên để xây dụng quy tắc tố tụng sẽ
xảy ra những phiền hà nhất định. Nhận thấy được điểm bất cập trên, Uỷ ban pháp luật
thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) đã thông qua bản quy tắc trọng tài
(UNCITRAL arbitration Rules 1976), coi đó quy tắc tố tụng mẫu để các tổ chức
trọng tài Ad hoc thể giải quyết khi những tranh chấp phát sinh trong thương
mại quốc tế.
2.2.2. Trọng tài quy chế:
Trọng tài quy chế (Institutional arbitration) tổ chức trọng tài hoạt động
thường xuyên,điều lệ riêng quy chế hoạt động cụ thể. Mỗi tổ chức trọng tài quy
chế đều đưa ra một bản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành trọng tài. cấu
của tổ chức này gồm một bộ phận thường trực hoặc ban thư kí làm nhiệm vụ cung cấp
các dịch vụ hành chính và giám sát việc áp dụng quy tắc trọng tài.
Về vấn đề lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài, địa điểm thể nước của bị đơn,
nguyên đơn, một nước thứ ba hoặc có thể phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các
bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nếu các bên không thỏa thuận được địa điểm
tiến hành trọng tài thì có thể áp dụng quy tắc tập quán, là xét xử sẽ được tiến hành bởi
tổ chức trọng tài nước của bị đơn. Hoặc cơ quan, trung tâm trọng tài có thể chỉ định địa
điểm nếu các bên không thỏa thuận được địa điểm.
3. Vai trò của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế.
6
Giáo trình Luật thương mại Quốc tế ( Trường Đại học Luật Hà Nội -2021) Chương XI, Mục IV.
3
Các vấn đề tranh chấp về thương mại tồn tại như một điều hiển nhiên trên thị
trường thương mại. Đối với các bên càng nhiều mối quan hệ, thì khả năng xảy ra
các tranh chấp càng lớn. Các tranh chấp thương mại tỷ lệ thuận với sự phát triển của thị
trường hoạt động thương mại trong quốc gia và cả khu vực quốc tế. Bởi sự phức tạp về
pháp của các quốc gia, nhất những bên mang tính quốc tế sẽ thể phải chấp
thuận các bất lợi về điều luật, thẩm quyền do một hệ thống tòa án không phải từ quốc
gia của mình. Bên cạnh vấn đề trên giá trị tranh chấp lớn, từ đó, chi phí để giải
quyết các vấn đề tranh chấp sẽ lớn giải quyết bằng Tòa án đôi lúc sẽ gây ra nhiều
bất lợi về mặt chi phí cũng như về mối quan hệ sau này cho các bên. Do vậy, trọng tài
thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng
đối với thị trường thương mại cũng như các lĩnh vực khác như kinh tế, dân sự,..
Cùng với các phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng; khả năng giữ mật;
linh động về các quy tắc, thủ tục tố tụng; áp dụng các điều ước, Luật Công ước
Quốc tế; sự công bằng khách quan khiến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
hiện quốc tế đang sự lựa chọn ưu tiên cho các bên xảy ra các tranh chấp về thương
mại quốc tế hiện nay.
Kết luận chương I:
Nhìn chung, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại hình
thức được các bên trah chấp trong thương mại ưu tiên chọn lựa .Phương pháp trọng tài
được tiến hành theo một thủ tục nhất định được kết thúc bởi phán quyết trọng tài.
Trọng tài thương mại gồm 4 loại: Trọng tài chính phủ, Trọng tài phi chính phủ,
Trọng tài theo vụ việc Trọng tài quy chế. Mỗi hình thức trọng tài ưu nhược
điểm riêng, đa dạng cho các n khi tranh chấp xảy ra thể lựa chọn phương pháp
trọng tài phù hợp nhất đối với vấn đề của mình .Cùng với đó sự nhanh chóng trong
quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại thể ít tốn kém hơn so với Tòa án
truyền thống. Khách hàng thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc lựa chọn Trọng
tài viên so với Tòa án. Quan trọng hơn cả sự linh hoạt trong việc lựa chọn thủ tục,
quy tắc tố tụng phù hợp nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại của các bên liên
quan.
CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐIỀU
KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Thẩm quyền của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế
4
1.1 Thỏa thuận trọng tài:
“Thỏa thuận trọng tài” thoả thuận các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh
chấp nhất định phát sinh hoặc thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp xác
định, quan hệ hợp đồng hay không phải quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng
tài có thể dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả
thuận riêng .
7
Do bản thân trọng tài tổ chức phi chính phủ nên không thẩm quyền đương nhiện
giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định của của pháp luật việc giải
quyết tranh chấp theo con đường trọng tài phải dựa trên sự chấp thuận của các bên
tranh chấp.
Về nguyên tắc, trọng tài không thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc tranh
chấp cụ thể, mà trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các bên đương sự thỏa thuận
đưa tranh chấp ra giải quyết trọng i, đồng thời các tranh chấp này phải nằm trong
phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài do pháp luật quy định, mặt khác thỏa
thuận trọng tài được coi là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của trọng tài .
8
Về mặt pháp lý, thỏa thuận trọng tài mặc nằm trong hợp đồng thương mại nhưng
hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại. Do hợp đồng thương mại hợp đồng
trọng tài là hai lọai hợp đồng có đối tượng pháp lý khác nhau và có nội dung điều chỉnh
cũng khác nhau Mặc thỏa thuận trọng tài cũng một hợp đồng nhưng đó hợp
đồng về việc các bên tham gia chọn quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp,
trong đó các bên thỏa thuận sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài. Vì thế thỏa
thuận trọng tài tính độc lập về mặt pháp đối với hợp đồng, cho thỏa thuận
trọng tài có thể là một phần trong hợp đồng thương mại đó
1.2Thành lập ủy ban trọng tài (Formation of an Tribunal Arbitration)
Theo quy định tại luật mẫu UNCITRAL thì ““Ủy ban trọng tài” nghĩa là trọng tài viên
9
duy nhất hoặc hội đồng các trọng tài viên”.
Việc thành lập ủy ban trọng tài căn cứo thỏa thuận trong tài của các bên do đó các
bên cũng được quyền tự do quyết định số lượng trọng tài tài viên. Tuy nhiên nếu các
7
Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL
8
ThS. Nguyễn Ngọc Lâm (2017), “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế”, Giáo
trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, NXB. Hồng Đức
9
Điều 2.b Luật mẫu UNCITRAL
5
bên không quyết định thì số lượng trọng tài viên sẽ 3 người . Trong thực tiễn
10
thương mại quốc tế có ba cách thỏa thuận thành lập ủy ban trọng tài:
- Hai bên tranh chấp nhất trị chọn một trọng tài
- Hai bên chọn hai trọng tài viên trực tiếp xét xử và một trọng tài
viên quyết định cho việc phân xử cuối cùng khi hai trọng tài viên
không thống nhất được với nhau
- Hai bên thỏa thuận chọn ba trọng tài viên, trong đó mỗi bên
tranh chấp chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên được chọn
sẽ chọn trọng tài thứ ban làm chủ tịch ủy ban trọng tài
11
Việc chỉ định trọng tài viên thì cũng được đặt trong trường hợp các bên khôngthỏa
thuận khác thì không ai bị cản trở để trở thành trọng tài viên vì lý do quốc tịch , tức là
12
bất kỳ ai cũng có thể trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp mà không phụ thuộc
vào quốc tịch của họ.
Bên cạnh đó Luật mẫu còn quy định cácn được tự do thỏa thuận về tố tụng ủy
ban trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng. Tuy nhiên luật mẫu cũng dự liệu
trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận thì ủy ban trọng tài có thể tiến hành
trọng tài theo cách thức thức ủy ban trọng tài cho thích hợp nhưng cũng phải
theo quy định củ Luật mẫu. Quyền trao cho ủy ban trọng tài bảo quyền xác định việc
thừa nhận, tính hợp lý, sự xác đáng và trọng tâm của chứng cứ .
13
Như vậy, thể thấy Luật mẫu UNCITRAL đã trao rất nhiều quyền cho các bên tranh
chấp có thể tự do lựa chọn trọng tài viên theo yêu của mình và thẩm chí là cả về tố tụng
trọng tài. Do đó khi lựa chọn các bên điều kiện cân nhắc các yếu tố như trình độ
truyên môn, xét xử và đạo đức của trọng tài viên để lựa chọn trọng tài viên mà mình tin
cậy nhất để trao cho họ quyền quyết định cuối cùng và vấn đề tranh chấp.
1.3 Hòa giải trước ủy ban trọng tài
Sau khi các bên đã lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập ủy bản trọng tài
thì các trọng tài viên được lựa chọn sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập xác
minh chứng cư trên cơ sở các chứng từ, tài liệu các bên tự nguyện cung cấp.
10
Điều 10 Luật mẫu UNCITRAL
11
PGS.TS. Bùi Ngọc Sơn (2021), “Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các
thương nhân”, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB. Công an nhân dân Hà Nội, tái
bản lần thứ mười bảy
12
Điều 11.1 Luật mẫu UNCITRAL
13
Điều 19 Luật mẫu UNCITRAL
6
Trước khi mở phiên họp xét xử thì luật pháp các nước quy định rằng các trọng tài
viên được lựa chọn trước hết phải đề xuất vận động các bên giải quyết tranh chấp bằng
con đường hòa giải. Mặt khác một số quốc gia khác thì Ủy ban trọng tài chỉ thể
tiến hành hòa giải theo yêu cầu của các bên.
Nếu các bên tranh chấp đồng ý tiến hành hòa giải hòa giải thành công trước
khi công bố phán quyết hoặc ngay tại phiên họp xét xủ đầu tiên thì ủy bản trọng tài sẽ
kết thúc vụ việc. Khi đó kết bên sẽ tiết kiệm được thời gian của các bên, quá trình đi
kiện tụng giảm thiểu được chi phí trọng tài. Nếu các bên không chấp nhận hòa giải
hoặc hòa không thành tại phiên họp thì ủy ban trọng tài sẽ tiến hành tổ chức xét xử.
1.2 Tổ chức xét xử
Khi tiến vào hoạt động tố tụng trọng tài, các bên có các quyền sau đây:
- Được đối xử công bằng và có cơ hội đầy đủ trình bày về vụ kiện
- Tự do thỏa thuận về tố tụng mà ủy ban Trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố
tụng, trao các quyền xác định việc thừa nhận, tính hợp lý, sự xác đáng trọng lượng
chứng cứ
- Tự do thỏa thuận nơi tiến hành trọng tài, về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được
sử dụng
- Thỏa thuận về khởi đầu tố tụng trọng tài
- Bổ sung việc dẫn chiếu đến những chứng từ hoặc chứng cứ liên quan; sửa
đổi, bổ sung đơn kiện hoặc bản tự bào chữa.
- Thỏa thuận không một phiên xét xử nào được tổ chức
- Nhận được thông báo trước về thời gian; địa điểm; tất cả các bản giải trình,
chứng từ hoặc các thông tin khác được bên còn lại cung cấp cho ủy ban Trọng tài; các
báo cáo của các chuyên gia hoặc chứng từ liên quan
- Thỏa thuận về sự vắng mặt của 1 bên
- Thỏa thuận về lựa chọn chuyên gia, yêu cầu chuyên gia.
Yêu cầu Tòa án thẩm quyền trợ giúp thu thập chứng cứ khi được sự đồng ý
của ủy ban Trọngi . Nếu không thỏa thuận nào khác, ủy ban Trọng tài sẽ quyết
định thông báo cho các bên về thời gian nơi tiến hành xét xử ủy ban Trọng tài
nhận thấy là thích hợp; quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được sử dụng áp dụng
với văn bản của các bên, trong phiên xét xử trong phán quyết, quyết định hoặc các
hình thức giao dịch của ủy ban Trọng tài; khuyến khích các bên bổ sung chứng cứ, sửa
đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện hoặc bản tự khai cũng như trình bày về các vấn đề liên
quan đến tranh chấp. Sự vắng mặt của một hoặc các bên; không đưa ra chứng cứ liên
quan; bị đơn không gửi bản biện hộ; nguyên đơn không trao đổi về đơn kiện thì ủy ban
7
Trọng tài vẫn tiếp tục tiến hành xét xử trên sở các tài liệu chứng cđã có. Khi
xét thấy cần thiết ủy ban Trọng tài chỉ định một hoặc một số chuyên gia; yêu cầu một
trong các bên cũng cấp thông tin liên quan cho chuyên gia hoặc cho phép chuyên gia
tham gia vào phiên họp xét xử; thu thập chứng cứ liên quan để trợ giúp các bên.
14
2. Điều kiện để sử dụng trọng tài thương mại trong giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế
Thỏa thuận trọng tài thực chất cũng là một hợp đồng vì vậy thỏa thuận chỉ có hiệu
lực khi đáp ứng điều kiện về hình thức; năng lực hành vi thỏa thuận của trọng tài;
phạm vi, đối tượng tranh chấp và được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
2.1 Thỏa thuận trọng tài được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện
Thỏa thuận trọng tài dựa trên nguyên tắc tự nguyện nguyên tắc căn bản của
việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Theo nguyên tắc này, các bên tham gia
15
vào một thỏa thuận trọng tài đều đồng ý với quy trình giải quyết tranh chấp một cách tự
nguyện đều đồng ý tuân theo kết quả của quy trình đó. Điều này tạo ra một sự linh
hoạt tiện lợi trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, giúp giảm thiểu
thời gian, chi phí mất mát cho các bên liên quan. Điều này được thể hiện trong
Công ước New York 1958 , các bên tham gia thỏa thuận bằng văn bản theo đó cam kết
16
giải quyết mọi tranh chấp bằng trọng tài. các tranh chấp này đã hoặcthể sẽ phát
sinh, điều này cho thấy việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp thể
được các bên tiến hành sau khi tranh chấp đã xảy ra. Bên cạnh đó Luật mẫu về
UNCITRAL giúp phát triển các quy tắc giải quyết tranh chấp thương mại, hướng dẫn
cụ thể về việc bắt đầu và quá tình tiến hành; dưới sự thúc đẩy linh hoạt trong việc thỏa
thuận các điều khoản hợp đồng, việc xác định quyền lợi nghĩa vụ các n cũng
như các quy định về nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong tranh chấp thương mại
quốc tế trong Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế (CISG)
2.2 Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Theo điều II Công ước New York 1958 thì sở để xác định thẩm quyền của
trọng tài sự nhất trí của các bên tranh chấp , baophải được thể hiện bằng văn bản
gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài, được các
bên hoặc ghi trong thư tín trao đổi. Hình thức thỏa thuận trọng tài cũng được quy
định trong Điều VII.2 Luật mẫu UNCITRAL rằng:
17
14
Điều 18-27 Luật mẫu UNCITRAL
15
Giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội
16
Điều II.1 Công ước New York 1958
17
Điều VII.2 Luật mẫu UNCITRAL
8
- Thỏa thuận trọng tài bao gồm tất cả các thỏa thuậndưới bất kỳ hình thức thông
tin liên lạc nào miễn rằng các bên có thể cung cấp bằng chứng về thỏa thuận đó trước
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
- Giữa các bên được xem là đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
khi không phản đối (im lặng) trước lời đề nghị của bên còn lại.
- Hợp đồng bằng văn bản sự dẫn chiếu tới một điều khoản trọng tài sự dẫn
chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này
Tuy nhiên thỏa thuận trọng tài thể bị xem hiệu, không hiệu lực hoặc
không thể thực hiện được bởi tòa án quốc gia nơi thi hành, các bên kết cần lưu ý
điều kiện để một thỏa thuận trọng tài được công nhận hiệu lực bởi tòa án quốc
gia.
18
Việc xác định hình thức của thỏa thuận tọng tài ý nghĩa cùng quan trọng
khi các bên đều chấp nhận và cam kết tuân thủ quy trình, tạo ra một cơ sở pháp lý vững
chắc để giải quyết tranh chấp khi cần thiết; bảo đảm một trong các bên hợp đồng nhận
thức được tầm quan trọng của thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp; bằng
việc thảo thuận các bên có thể xác định rõ điều kiện và quy định cụ thể về việc sử dụng
trọng tài; điều quan trọng đảm bảo tính minh bạch, ràng giúp các bên giải quyết
tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng.
2.3. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài
Để một năng lực kết thỏa thuận trọng tài hiệu lực thì phải năng lực chủ
thể kết thỏa thuận trọng tài. Trước hết về năng lực kết thỏa thuận trọng tài đối
với thể nhân sẽ được áp dụng theo luật nhân thân ( luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú)
của thể nhân đó dựa vào đó để xác định. Đối với pháp nhân năng lực chủ thể tham gia
ký kết thỏa thuận trọng tài là luật của quốc gia nơi mà pháp nhân đó được thành lập và
điều chỉnh. Tuy nhiên, về năng lực kết thỏa thuận trọng tài đối với một pháp nhân
thì các bên khi kết cần lưu ý đến thẩm quyền của người đại diện cho pháp nhân đó
ký thỏa thuận trọng tài, lưu ý đối với những người đại diện theo ủy quyền.
2.4. Phạm vi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài
Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế cả hai đều quy định và thống nhất phạm vi
tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nhưng lại các tranh chấp trong hoạt động
thương mại. Một thỏa thuận trọng tài được cho hợp pháp đồng nghĩa với việc các
bên trong hợp đồng phải trao quyền cho trọng tài giải quyết tất cả các tranh chấp trong
phạm vi thỏa thuận đó. Vì vậy hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp không được
vượt quá thẩm quyền được các bên trao, khi vi phạm thì quyết định của hội đồng
trọng tài sẽ không được công nhận thi hành, Điều V.1(c) của Công ước New York
18
Điều II.3 Công ước New York 1958
9
1958 chỉ quyết định của hội đồng trọng tài phán quyết giải quyết một tranh chấp
19
không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết
hay nằm ngoài các điều khoản đó hoặc phán quyết của trọng tài gồm các quyết định về
các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài thể tách rời khỏi các quyết
định về vấn đề không được yêu cầu thì phần phán quyết của trọng tài bao gồm các
quyết định vấn đề được yêu cầu có thể sẽ được phân công và thi hành.
Kết luận chương II
Thỏa thuận trọng tài đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Thỏa thuận trọng tài thực chất cũng là một hợp đồng vì vậy
một thỏa thuận trọng tài chỉhiệu lực khi thỏa mãn đủ các điều kiện do pháp luật
quy định gồm hình thức của thỏa thuận trọng tài, năng lực hành vithỏa thuận trọng
tài , phạm vi , đối thượng tranh chấp trong hoạt động thương mại được kết dựa
trên nguyên tắc tự nguyện.
CHƯƠNG III: CÔNG NHẬN THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRONG TÀI
THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỌNG TẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP VIỆT NAM
1. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài:
Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài một thủ tục do
Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán quyết trọng tài
nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
1.1 Điều kiện công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài thương mại
quốc tế
Điều kiện công nhận thi hành quyết định trọng tài nước ngoài được quy định trong
các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong đó đáng chú ý nhất là Công ước New
York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Theo Công ước New York 1958 một thỏa thuân trọng tài được công nhận đảm bảo
thi hành nếu thỏa thuận trọng tài đó thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: (i) thỏa thuận bằng
văn bản; (ii) thỏa thuận tính đến sự khác biệt hiện có hoặc có thể nảy sinh giữa các bên;
(iii) sự khác biệt phát sinh quan hệ đến một quan hệ pháp luật đã được xác định
19
Điều V.1(c) của Công ước New York 1958
10
trước đó, cho điều đó được thỏa thuận trước hay không; (iv) các khác biệt đó
phải thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài ( Điều II.1).
20
Ngoài ra, các điều kiện khác để một thỏa thuận trọng tài hiệu lực cũng được
Công ước quy định tại Điều V.1 (a) đó : các bên thỏa thuận trọng tài phải
21
năng lực chủ thể theo luật áp dụng cho chính các bên; thỏa thuận trọng tài phải
hiệu lực pháp luật theo luật các bên lựa chọn áp dụng cho thỏa thuận trọng tài hoặc
theo luật của quốc gia nơi ra quyết định trọng tài.
Một điều khoản trọng tài cũng thể hiệu khi tòa án quốc gia nơi công nhận
thi hành cho rằng “thỏa thuận trọng tài không hiệu lực, không hiệu quả hoặc
không thể thi hành được” . (Điều II.3).
22
23
Hiện nay, trên thực tế, việc công nhận thi hành quyết định trọng tài thương
mại quốc tế được quy định trong nhiều công ước. Tuy nhiên, Công ước New York
1958 được xem Công ước hiệu quả nhất. Ngoài Công ước New York một số
công ước khác đó là:
1) Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và nhà đầu tư nước
ngoài 1965 (Công ước Washington 18/3/1965);
2) Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế 1975 (Công ước Panama
30/1/1975);
3) Công ước châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế 1961 (Công ước Geneva
21/4/1961);
4) Công ước Ả Rập về trọng tài thương mại 1987 (Công ước Amman 14/4/1987)
24
Điều V của Công ước New Yord 1958 quy định:
Việc công nhận thi hành quyết định thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên
phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới quan thẩm quyền nơi việc công
nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng:
+ Cácn tham gia tố tụng trọng tài không năng lực chủ thể hoặc thỏa thuận
trọng tài được các bên thỏa thuận vi phạm các điều kiện hiệu lực của một thỏa thuận
20
Điều II.1 Công ước New York 1958
21
Điều V.1 Công ước New York 1958
22
Điều II.3 của Công ước New York
23
Đại học luật TP.HCM, Giáo trình luật thương mại quốc tế phần II, NXB.Hồng Đức, trang 436.
24
Điều V Công ước New Yord 1958
11
trọng tài theo quy định của pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài đó hoặc theo luật
pháp của nước nơi quyết định trọng tài được yêu cầu công nhận và thi hành;
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình
giải quyết tranh chấp, có thể đó là:
+ Không tạo điều kiện thuận lợi cho bên phải thi hành quyết định hội
trình bày vụ việc của mình hoặc không được thông báo thích đáng về việc chỉ định
trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài;
+ Quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu
xét xử bằng trọng tài. Trong trường hợp này, nếu các quyết định về các vấn đề được
yêu cầu xét xử bằng trọng tài thể tách rời khỏi các quyết định về các vấn đề không
được yêu cầu, thì phần quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn đề được yêu cầu
cờ thể được công nhận và thi hành;
+ Thành phần của hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp không phù hợp
với thoả thuận trọng tài của các bên hoặc không phù hợp với luật của nước nơi tiến
hành trọng tài; hoặc
+ Quyết định chưahiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị hủy hay đình
hoãn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được
lập.
Ngoài việc bên thi hành quyết định trọng tài chứng minh thỏa thuận trọng tài
hiệu, quyết định của trọng tài vi phạm quy định của pháp luật nơi tuyên quyết định.
Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan
có thẩm quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành có được yêu cầu cho rằng:
+ Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài hoặc;
việc công nhận thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của quốc gia nơi
công nhận và thi hành.
Đối với các quốc gia là thành viên của Công ước New York 1958 thì mỗi quốc gia
25
sẽ công nhận các quyết định trọng tài nước ngoài giá trị pháp ràng buộc thi
hành các quyết định đó theo trình tự, thủ tục do pháp luật quốc gia quy định. Toà án
quốc gia không xét lại nội dung vụ việc được tuyên trong quyết định trọng tài, toà án
chỉ mở phiên toà xem xét các điều kiện để một quyết định trọng tài được công nhận và
thi hành trên lãnh thổ của nước mình.
25
Đại học luật TP.HCM, Giáo trình luật thương mại quốc tế phần II, NXB.Hồng Đức, trang 438.
12
| 1/19

Preview text:

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO
PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI:

1. Khái niệm trọng tài thương mại
Thuật ngữ “trọng tài” được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt
động thương mại. Trọng tài thương mại gắn liền với thẩm quyền của trọng tài, đó là
trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại. Đó là một phương
pháp giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc tranh chấp cho người thứ ba là các
trọng tài viên, được các bên tự lựa chọn như một cách hiệu quả để chấm dứt tranh chấp
giữa họ mà không cần nhờ đến Tòa án thương mại.
Trọng tài được coi là “quốc tế” phải đảm bảo được hai tiêu chí cơ bản:1
Một, tại thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài đó, nếu là cá nhân thì phải có quốc
tịch nước ngoài còn nếu là pháp nhân thì trụ sở kinh doanh của các bên được đặt ở các nước khác nhau.
Hai, nơi xét xử trọng tài, nơi thực hiện nghĩa vụ và nơi có đối tượng của tranh
chấp phải ở nước ngoài.
2. Hình thức tổ chức trọng tài (các loại trọng tài thương mại)
2.1. Trọng tài chính phủ và trọng tài phi chính phủ
2.1.1. Trọng tài chính phủ: (Governmental arbitration)
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà nước, chính phủ với doanh
nghiệp, tổ chức nước ngoài hoặc giữa các chính phủ với nhau.2 được thực hiện bởi một
tổ chức trọng tài do chính phủ thành lập hoặc được tài trợ bằng ngân sách quốc gia.
Theo định nghĩa thì nó phải được tổ chức tại một địa điểm nhất định và tuân thủ theo
pháp luật quốc gia của địa điểm đó.
Các trọng tài viên thường là những công chức nhà nước, làm công ăn lương do
ngân sách chi trả 3hoặc chuyên gia được chính phủ của quốc gia đó bổ nhiệm để giải
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế giữa các chính phủ hoặc giữa quốc gia và các doanh nghiệp nước ngoài.
1 Điều I.3 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (Luật mẫu UNCITRAL).
2 Alan Redfern, Martin Hunter (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, NXB
London Sweet & Maxwell, tr.12-13, ngày truy cập 1/4/2024.
3 Trường ĐH Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 410. 1
2.1.2. Trọng tài phi chính phủ: (Non-Governmental arbitration)
Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bên ngoài hệ
thống tòa án nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải, không được ngân sách
nhà nước tài trợ4. Vì vậy nó sẽ không có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết
các tranh chấp thương mại, nếu giữa các bên không thỏa thuận.
Các tổ chức Trọng tài quốc tế phi chính phủ hoạt động độc lập với chính phủ,
không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào. Các bên tham gia có quyền tự do lựa
chọn tổ chức trọng tài, trọng tài viên, quy trình trọng tài và chọn luật áp dụng cho việc
giải quyết tranh chấp. Các trọng tài viên không phải cán bộ, công chức hay viên chức.
2.2. Trọng tài theo vụ việc và trọng tài quy chế
Các tranh chấp trong giao dịch thương mại quốc tế dù xảy ra ở bất kỳ đâu, đều có
thể được giải quyết các phương thức đa dạng khác nhau, từ tham vấn thân thiện cho
đến tranh tụng trước tòa án. Thông thường, trước khi chuyển sang phương thức tranh
tục trước tòa thì các bên thường tận dụng tối đa các phương thức không mang tính bắt
buộc,bao gồm trung gian và hòa giải, nhằm đạt được sự thỏa hiệp. Do vây, ICA
( Trọng tài thương mại quốc tế) đã và đang được rất nhiều tổ chức, cá nhân trên mọi
quốc gia ứng dụng hết sức mạnh mẽ. Với tính có thể dự đoán và trung lập, ICA được
coi là một cơ quan tài phán, là nơi mà chuyên gia của từng chuyên ngành khác nhau có
thể tham gia giải quyết tranh chấp về ngành của họ. Bên cạnh đó, ICA có cho phép các
bên lựa chọn, quy định về quy trình và chi phí giải quyết tranh chấp. ICA mang lại cho
các bên quyền tự định đoạt và kiểm soát quá trình giải quyết tranh chấp của mình. Do
vậy, tố tụng trọng tài sẽ được các bên lựa chọn điều hành bởi 1 trong 2 hình thức trọng
tài của Trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài theo vụ việc (Ad – hoc arbitration) hoặc
Trọng tài quy chế (Institutional arbitration).5
2.2.1. Trọng tài theo vụ việc (Ad – hoc arbitration):
Trọng tài theo vụ việc (Ad – hoc arbitration) là trọng tài được thành lập để giải
quyết một vụ tranh chấp cụ thể, gồm các trọng tài viên do các bên lựa chọn và tự giải
thể sau khi giải quyết xong vụ việc. Vì là tổ chức trọng tài không tồn tại thường xuyên
nên không có điều lệ, quy chế hoạt động riêng hay quy tắc tố tụng cụ thể. Do vậy, mỗi
khi được lựa chọn, các trọng tài viên có thể cùng nhau xây dựng thủ tục xét xử cho từ vụ việc.
4 Trường ĐH Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 410.
5 Giáo trình Luật thương mại Quốc tế ( Trường Đại học Luật Hà Nội -2012) Chương VII, Mục 2. 2 Ưu điểm: - Tổ chức đơn giản.
- Các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên.
- Các bên tranh chấp có quyền tham gia xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp.
=> Vì thế, phương thức trọng tài này được áp dụng khá nhiều trong thực tiễn thương mại quốc tế.6
Bởi sự thiện trí và tính linh hoạt của các bên khi chọn phương thức Trọng tài
theo vụ việc, thế nên, phương thức này có thể giúp giải quyết tranh chấp nhanh hơn và
giảm phần chi phí trọng tài hơn so với Trọng tài quy chế
Nhược điểm của phương thức trọng tài này là vì không có trước quy tắc tố tụng
cụ thể riêng, nên việc thỏa thuận giữa các trọng tài viên để xây dụng quy tắc tố tụng sẽ
xảy ra những phiền hà nhất định. Nhận thấy được điểm bất cập trên, Uỷ ban pháp luật
thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) đã thông qua bản quy tắc trọng tài
(UNCITRAL arbitration Rules – 1976), coi đó là quy tắc tố tụng mẫu để các tổ chức
trọng tài Ad – hoc có thể giải quyết khi có những tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế.
2.2.2. Trọng tài quy chế:
Trọng tài quy chế (Institutional arbitration) là tổ chức trọng tài hoạt động
thường xuyên, có điều lệ riêng và quy chế hoạt động cụ thể. Mỗi tổ chức trọng tài quy
chế đều đưa ra một bản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành trọng tài. Cơ cấu
của tổ chức này gồm một bộ phận thường trực hoặc ban thư kí làm nhiệm vụ cung cấp
các dịch vụ hành chính và giám sát việc áp dụng quy tắc trọng tài.
Về vấn đề lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài, địa điểm có thể là nước của bị đơn,
nguyên đơn, một nước thứ ba hoặc có thể phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các
bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nếu các bên không thỏa thuận được địa điểm
tiến hành trọng tài thì có thể áp dụng quy tắc tập quán, là xét xử sẽ được tiến hành bởi
tổ chức trọng tài nước của bị đơn. Hoặc cơ quan, trung tâm trọng tài có thể chỉ định địa
điểm nếu các bên không thỏa thuận được địa điểm.
3. Vai trò của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
6 Giáo trình Luật thương mại Quốc tế ( Trường Đại học Luật Hà Nội -2021) Chương XI, Mục IV. 3
Các vấn đề tranh chấp về thương mại tồn tại như một điều hiển nhiên trên thị
trường thương mại. Đối với các bên có càng nhiều mối quan hệ, thì khả năng xảy ra
các tranh chấp càng lớn. Các tranh chấp thương mại tỷ lệ thuận với sự phát triển của thị
trường hoạt động thương mại trong quốc gia và cả khu vực quốc tế. Bởi sự phức tạp về
pháp lý của các quốc gia, nhất là những bên mang tính quốc tế sẽ có thể phải chấp
thuận các bất lợi về điều luật, thẩm quyền do một hệ thống tòa án không phải từ quốc
gia của mình. Bên cạnh vấn đề trên là giá trị tranh chấp lớn, mà từ đó, chi phí để giải
quyết các vấn đề tranh chấp sẽ lớn và giải quyết bằng Tòa án đôi lúc sẽ gây ra nhiều
bất lợi về mặt chi phí cũng như về mối quan hệ sau này cho các bên. Do vậy, trọng tài
thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng
đối với thị trường thương mại cũng như là các lĩnh vực khác như kinh tế, dân sự,..
Cùng với các phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng; khả năng giữ bí mật;
linh động về các quy tắc, thủ tục tố tụng; áp dụng các điều ước, Luật và Công ước
Quốc tế; sự công bằng và khách quan khiến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
hiện quốc tế đang là sự lựa chọn ưu tiên cho các bên xảy ra các tranh chấp về thương mại quốc tế hiện nay.
Kết luận chương I:
Nhìn chung, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là hình
thức được các bên trah chấp trong thương mại ưu tiên chọn lựa .Phương pháp trọng tài
được tiến hành theo một thủ tục nhất định và được kết thúc bởi phán quyết trọng tài.
Trọng tài thương mại gồm có 4 loại: Trọng tài chính phủ, Trọng tài phi chính phủ,
Trọng tài theo vụ việc và Trọng tài quy chế. Mỗi hình thức trọng tài có ưu và nhược
điểm riêng, đa dạng cho các bên khi tranh chấp xảy ra có thể lựa chọn phương pháp
trọng tài phù hợp nhất đối với vấn đề của mình .Cùng với đó là sự nhanh chóng trong
quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại và có thể ít tốn kém hơn so với Tòa án
truyền thống. Khách hàng có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc lựa chọn Trọng
tài viên so với Tòa án. Quan trọng hơn cả là sự linh hoạt trong việc lựa chọn thủ tục,
quy tắc tố tụng phù hợp nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại của các bên liên quan.
CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU
KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Thẩm quyền của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 4 1.1
Thỏa thuận trọng tài:
“Thỏa thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh
chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác
định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng
tài có thể dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng7.
Do bản thân trọng tài là tổ chức phi chính phủ nên không có thẩm quyền đương nhiện
giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định của của pháp luật mà việc giải
quyết tranh chấp theo con đường trọng tài phải dựa trên sự chấp thuận của các bên tranh chấp.
Về nguyên tắc, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc tranh
chấp cụ thể, mà trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các bên đương sự thỏa thuận
đưa tranh chấp ra giải quyết trọng tài, đồng thời các tranh chấp này phải nằm trong
phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài do pháp luật quy định, mặt khác thỏa
thuận trọng tài được coi là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của trọng tài8.
Về mặt pháp lý, thỏa thuận trọng tài mặc dù nằm trong hợp đồng thương mại nhưng
hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại. Do hợp đồng thương mại và hợp đồng
trọng tài là hai lọai hợp đồng có đối tượng pháp lý khác nhau và có nội dung điều chỉnh
cũng khác nhau Mặc dù thỏa thuận trọng tài cũng là một hợp đồng nhưng đó là hợp
đồng về việc các bên tham gia chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp,
trong đó các bên thỏa thuận sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài. Vì thế thỏa
thuận trọng tài có tính độc lập về mặt pháp lý đối với hợp đồng, dù cho thỏa thuận
trọng tài có thể là một phần trong hợp đồng thương mại đó
1.2 Thành lập ủy ban trọng tài (Formation of an Tribunal Arbitration)
Theo quy định tại luật mẫu UNCITRAL thì 9
““Ủy ban trọng tài” nghĩa là trọng tài viên
duy nhất hoặc hội đồng các trọng tài viên”.
Việc thành lập ủy ban trọng tài căn cứ vào thỏa thuận trong tài của các bên do đó các
bên cũng được quyền tự do quyết định số lượng trọng tài tài viên. Tuy nhiên nếu các
7 Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL
8 ThS. Nguyễn Ngọc Lâm (2017), “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế”, Giáo
trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, NXB. Hồng Đức
9 Điều 2.b Luật mẫu UNCITRAL 5
bên không quyết định thì số lượng trọng tài viên sẽ là 3 người . 10 Trong thực tiễn
thương mại quốc tế có ba cách thỏa thuận thành lập ủy ban trọng tài:
- Hai bên tranh chấp nhất trị chọn một trọng tài
- Hai bên chọn hai trọng tài viên trực tiếp xét xử và một trọng tài
viên quyết định cho việc phân xử cuối cùng khi hai trọng tài viên
không thống nhất được với nhau
- Hai bên thỏa thuận chọn ba trọng tài viên, trong đó mỗi bên
tranh chấp chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên được chọn
sẽ chọn trọng tài thứ ban làm chủ tịch ủy ban trọng tài11
Việc chỉ định trọng tài viên thì cũng được đặt trong trường hợp các bên không có thỏa
thuận khác thì không ai bị cản trở để trở thành trọng tài viên vì lý do quốc tịch , tức 12 là
bất kỳ ai cũng có thể trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp mà không phụ thuộc vào quốc tịch của họ.
Bên cạnh đó Luật mẫu còn quy định các bên được tự do thỏa thuận về tố tụng mà ủy
ban trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng. Tuy nhiên luật mẫu cũng dự liệu
trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận thì ủy ban trọng tài có thể tiến hành
trọng tài theo cách thức thức mà ủy ban trọng tài cho là thích hợp nhưng cũng phải
theo quy định củ Luật mẫu. Quyền trao cho ủy ban trọng tài bảo quyền xác định việc
thừa nhận, tính hợp lý, sự xác đáng và trọng tâm của chứng cứ . 13
Như vậy, có thể thấy Luật mẫu UNCITRAL đã trao rất nhiều quyền cho các bên tranh
chấp có thể tự do lựa chọn trọng tài viên theo yêu của mình và thẩm chí là cả về tố tụng
trọng tài. Do đó khi lựa chọn các bên có điều kiện cân nhắc các yếu tố như trình độ
truyên môn, xét xử và đạo đức của trọng tài viên để lựa chọn trọng tài viên mà mình tin
cậy nhất để trao cho họ quyền quyết định cuối cùng và vấn đề tranh chấp.
1.3 Hòa giải trước ủy ban trọng tài
Sau khi các bên đã lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập ủy bản trọng tài
thì các trọng tài viên được lựa chọn sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập và xác
minh chứng cư trên cơ sở các chứng từ, tài liệu các bên tự nguyện cung cấp.
10 Điều 10 Luật mẫu UNCITRAL
11 PGS.TS. Bùi Ngọc Sơn (2021), “Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các
thương nhân”, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB. Công an nhân dân Hà Nội, tái
bản lần thứ mười bảy
12 Điều 11.1 Luật mẫu UNCITRAL
13 Điều 19 Luật mẫu UNCITRAL 6
Trước khi mở phiên họp xét xử thì luật pháp các nước quy định rằng các trọng tài
viên được lựa chọn trước hết phải đề xuất vận động các bên giải quyết tranh chấp bằng
con đường hòa giải. Mặt khác ở một số quốc gia khác thì Ủy ban trọng tài chỉ có thể
tiến hành hòa giải theo yêu cầu của các bên.
Nếu các bên tranh chấp đồng ý tiến hành hòa giải và hòa giải thành công trước
khi công bố phán quyết hoặc ngay tại phiên họp xét xủ đầu tiên thì ủy bản trọng tài sẽ
kết thúc vụ việc. Khi đó kết bên sẽ tiết kiệm được thời gian của các bên, quá trình đi
kiện tụng và giảm thiểu được chi phí trọng tài. Nếu các bên không chấp nhận hòa giải
hoặc hòa không thành tại phiên họp thì ủy ban trọng tài sẽ tiến hành tổ chức xét xử.
1.2 Tổ chức xét xử
Khi tiến vào hoạt động tố tụng trọng tài, các bên có các quyền sau đây:
- Được đối xử công bằng và có cơ hội đầy đủ trình bày về vụ kiện
- Tự do thỏa thuận về tố tụng mà ủy ban Trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố
tụng, trao các quyền xác định việc thừa nhận, tính hợp lý, sự xác đáng và trọng lượng chứng cứ
- Tự do thỏa thuận nơi tiến hành trọng tài, về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được sử dụng
- Thỏa thuận về khởi đầu tố tụng trọng tài
- Bổ sung việc dẫn chiếu đến những chứng từ hoặc chứng cứ có liên quan; sửa
đổi, bổ sung đơn kiện hoặc bản tự bào chữa.
- Thỏa thuận không một phiên xét xử nào được tổ chức
- Nhận được thông báo trước về thời gian; địa điểm; tất cả các bản giải trình,
chứng từ hoặc các thông tin khác được bên còn lại cung cấp cho ủy ban Trọng tài; các
báo cáo của các chuyên gia hoặc chứng từ liên quan
- Thỏa thuận về sự vắng mặt của 1 bên
- Thỏa thuận về lựa chọn chuyên gia, yêu cầu chuyên gia.
Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền trợ giúp thu thập chứng cứ khi được sự đồng ý
của ủy ban Trọng tài . Nếu không có thỏa thuận nào khác, ủy ban Trọng tài sẽ quyết
định và thông báo cho các bên về thời gian nơi tiến hành xét xử mà ủy ban Trọng tài
nhận thấy là thích hợp; quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được sử dụng áp dụng
với văn bản của các bên, trong phiên xét xử và trong phán quyết, quyết định hoặc các
hình thức giao dịch của ủy ban Trọng tài; khuyến khích các bên bổ sung chứng cứ, sửa
đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện hoặc bản tự khai cũng như trình bày về các vấn đề liên
quan đến tranh chấp. Sự vắng mặt của một hoặc các bên; không đưa ra chứng cứ liên
quan; bị đơn không gửi bản biện hộ; nguyên đơn không trao đổi về đơn kiện thì ủy ban 7
Trọng tài vẫn tiếp tục tiến hành xét xử trên cơ sở các tài liệu và chứng cứ đã có. Khi
xét thấy cần thiết ủy ban Trọng tài chỉ định một hoặc một số chuyên gia; yêu cầu một
trong các bên cũng cấp thông tin liên quan cho chuyên gia hoặc cho phép chuyên gia
tham gia vào phiên họp xét xử; thu thập chứng cứ liên quan để trợ giúp các bên.14 2.
Điều kiện để sử dụng trọng tài thương mại trong giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế
Thỏa thuận trọng tài thực chất cũng là một hợp đồng vì vậy thỏa thuận chỉ có hiệu
lực khi đáp ứng điều kiện về hình thức; năng lực hành vi ký thỏa thuận của trọng tài;
phạm vi, đối tượng tranh chấp và được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện. 2.1
Thỏa thuận trọng tài được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện
Thỏa thuận trọng tài dựa trên nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc căn bản của
việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Theo nguyên tắc này, các bên tha 15 m gia
vào một thỏa thuận trọng tài đều đồng ý với quy trình giải quyết tranh chấp một cách tự
nguyện và đều đồng ý tuân theo kết quả của quy trình đó. Điều này tạo ra một sự linh
hoạt và tiện lợi trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, giúp giảm thiểu
thời gian, chi phí và mất mát cho các bên liên quan. Điều này được thể hiện rõ trong
Công ước New York 1958 , các bên tham gia thỏa thuận bằng văn bản theo đó cam kết 16
giải quyết mọi tranh chấp bằng trọng tài. Và các tranh chấp này đã hoặc có thể sẽ phát
sinh, điều này cho thấy việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp có thể
được các bên tiến hành sau khi tranh chấp đã xảy ra. Bên cạnh đó Luật mẫu về
UNCITRAL giúp phát triển các quy tắc giải quyết tranh chấp thương mại, hướng dẫn
cụ thể về việc bắt đầu và quá tình tiến hành; dưới sự thúc đẩy linh hoạt trong việc thỏa
thuận các điều khoản hợp đồng, việc xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ các bên cũng
như các quy định về nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong tranh chấp thương mại
quốc tế trong Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế (CISG)
2.2 Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Theo điều II Công ước New York 1958 thì cơ sở để xác định thẩm quyền của
trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp phải được thể hiện bằng văn bản, bao
gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài, được các
bên ký hoặc ghi trong thư tín trao đổi. Hình thức thỏa thuận trọng tài cũng được quy
định trong Điều VII.2 Luật mẫu UNCITRAL rằng:17
14 Điều 18-27 Luật mẫu UNCITRAL
15 Giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội
16 Điều II.1 Công ước New York 1958
17 Điều VII.2 Luật mẫu UNCITRAL 8
- Thỏa thuận trọng tài bao gồm tất cả các thỏa thuậndưới bất kỳ hình thức thông
tin liên lạc nào miễn rằng các bên có thể cung cấp bằng chứng về thỏa thuận đó trước
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
- Giữa các bên được xem là đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
khi không phản đối (im lặng) trước lời đề nghị của bên còn lại.
- Hợp đồng bằng văn bản có sự dẫn chiếu tới một điều khoản trọng tài và sự dẫn
chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này
Tuy nhiên thỏa thuận trọng tài có thể bị xem là vô hiệu, không có hiệu lực hoặc
không thể thực hiện được bởi tòa án quốc gia nơi thi hành, các bên ký kết cần lưu ý
điều kiện để một thỏa thuận trọng tài được công nhận là có hiệu lực bởi tòa án quốc
gia.18 Việc xác định hình thức của thỏa thuận tọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng
khi các bên đều chấp nhận và cam kết tuân thủ quy trình, tạo ra một cơ sở pháp lý vững
chắc để giải quyết tranh chấp khi cần thiết; bảo đảm một trong các bên hợp đồng nhận
thức được tầm quan trọng của thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp; bằng
việc thảo thuận các bên có thể xác định rõ điều kiện và quy định cụ thể về việc sử dụng
trọng tài; điều quan trọng là đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng giúp các bên giải quyết
tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng.
2.3. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài
Để một năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì phải có năng lực chủ
thể ký kết thỏa thuận trọng tài. Trước hết về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài đối
với thể nhân sẽ được áp dụng theo luật nhân thân ( luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú)
của thể nhân đó dựa vào đó để xác định. Đối với pháp nhân năng lực chủ thể tham gia
ký kết thỏa thuận trọng tài là luật của quốc gia nơi mà pháp nhân đó được thành lập và
điều chỉnh. Tuy nhiên, về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài đối với một pháp nhân
thì các bên khi ký kết cần lưu ý đến thẩm quyền của người đại diện cho pháp nhân đó
ký thỏa thuận trọng tài, lưu ý đối với những người đại diện theo ủy quyền.
2.4. Phạm vi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài
Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế cả hai đều quy định và thống nhất phạm vi
tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nhưng lại là các tranh chấp trong hoạt động
thương mại. Một thỏa thuận trọng tài được cho là hợp pháp đồng nghĩa với việc các
bên trong hợp đồng phải trao quyền cho trọng tài giải quyết tất cả các tranh chấp trong
phạm vi thỏa thuận đó. Vì vậy hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp không được
vượt quá thẩm quyền được các bên trao, vì khi vi phạm thì quyết định của hội đồng
trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành, Điều V.1(c) của Công ước New York
18 Điều II.3 Công ước New York 1958 9 1958 chỉ 19
rõ quyết định của hội đồng trọng tài phán quyết giải quyết một tranh chấp
không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết
hay nằm ngoài các điều khoản đó hoặc phán quyết của trọng tài gồm các quyết định về
các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết
định về vấn đề không được yêu cầu thì phần phán quyết của trọng tài bao gồm các
quyết định vấn đề được yêu cầu có thể sẽ được phân công và thi hành.
Kết luận chương II
Thỏa thuận trọng tài đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Thỏa thuận trọng tài thực chất cũng là một hợp đồng vì vậy
một thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực khi nó thỏa mãn đủ các điều kiện do pháp luật
quy định gồm hình thức của thỏa thuận trọng tài, năng lực hành vi ký thỏa thuận trọng
tài , phạm vi , đối thượng tranh chấp trong hoạt động thương mại và được ký kết dựa
trên nguyên tắc tự nguyện.
CHƯƠNG III: CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRONG TÀI
THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỌNG TẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP VIỆT NAM

1. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài:
Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục do
Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán quyết trọng tài
nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
1.1 Điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài thương mại quốc tế
Điều kiện công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài được quy định trong
các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong đó đáng chú ý nhất là Công ước New
York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Theo Công ước New York 1958 một thỏa thuân trọng tài được công nhận và đảm bảo
thi hành nếu thỏa thuận trọng tài đó thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: (i) thỏa thuận bằng
văn bản; (ii) thỏa thuận tính đến sự khác biệt hiện có hoặc có thể nảy sinh giữa các bên;
(iii) sự khác biệt phát sinh có quan hệ đến một quan hệ pháp luật đã được xác định
19 Điều V.1(c) của Công ước New York 1958 10
trước đó, cho dù điều đó có được thỏa thuận trước hay không; (iv) các khác biệt đó
phải thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài ( Điều II.1).20
Ngoài ra, các điều kiện khác để một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cũng được
Công ước quy định tại Điều V.1 (a) đó là :
21 các bên ký thỏa thuận trọng tài phải có
năng lực chủ thể theo luật áp dụng cho chính các bên; thỏa thuận trọng tài phải có
hiệu lực pháp luật theo luật các bên lựa chọn áp dụng cho thỏa thuận trọng tài hoặc
theo luật của quốc gia nơi ra quyết định trọng tài.
Một điều khoản trọng tài cũng có thể vô hiệu khi tòa án quốc gia nơi công nhận
và thi hành cho rằng “thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực, không hiệu quả hoặc
không thể thi hành được” . (Điều II.3).22
23Hiện nay, trên thực tế, việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài thương
mại quốc tế được quy định trong nhiều công ước. Tuy nhiên, Công ước New York
1958 được xem là Công ước có hiệu quả nhất. Ngoài Công ước New York có một số công ước khác đó là:
1) Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và nhà đầu tư nước
ngoài 1965 (Công ước Washington 18/3/1965);
2) Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế 1975 (Công ước Panama 30/1/1975);
3) Công ước châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế 1961 (Công ước Geneva 21/4/1961);
4) Công ước Ả Rập về trọng tài thương mại 1987 (Công ước Amman 14/4/1987)
24Điều V của Công ước New Yord 1958 quy định:
Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên
phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công
nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng:

+ Các bên tham gia tố tụng trọng tài không có năng lực chủ thể hoặc thỏa thuận
trọng tài được các bên thỏa thuận vi phạm các điều kiện hiệu lực của một thỏa thuận
20 Điều II.1 Công ước New York 1958
21 Điều V.1 Công ước New York 1958
22 Điều II.3 của Công ước New York
23 Đại học luật TP.HCM, Giáo trình luật thương mại quốc tế phần II, NXB.Hồng Đức, trang 436.
24 Điều V Công ước New Yord 1958 11
trọng tài theo quy định của pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài đó hoặc theo luật
pháp của nước nơi quyết định trọng tài được yêu cầu công nhận và thi hành;
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình
giải quyết tranh chấp, có thể đó là:
+ Không tạo điều kiện thuận lợi cho bên phải thi hành quyết định có cơ hội
trình bày vụ việc của mình hoặc không được thông báo thích đáng về việc chỉ định
trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài;
+ Quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu
xét xử bằng trọng tài. Trong trường hợp này, nếu các quyết định về các vấn đề được
yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết định về các vấn đề không
được yêu cầu, thì phần quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn đề được yêu cầu
cờ thể được công nhận và thi hành;
+ Thành phần của hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp không phù hợp
với thoả thuận trọng tài của các bên hoặc không phù hợp với luật của nước nơi tiến hành trọng tài; hoặc
+ Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị hủy hay đình
hoãn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được lập.
Ngoài việc bên thi hành quyết định trọng tài chứng minh thỏa thuận trọng tài vô
hiệu, quyết định của trọng tài vi phạm quy định của pháp luật nơi tuyên quyết định.
Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan
có thẩm quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành có được yêu cầu cho rằng:

+ Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài hoặc;
việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của quốc gia nơi công nhận và thi hành.
Đối với các quốc gia là thành viên của Công ước New York 1958 thì mỗi quốc gia 25
sẽ công nhận các quyết định trọng tài nước ngoài có giá trị pháp lý ràng buộc và thi
hành các quyết định đó theo trình tự, thủ tục do pháp luật quốc gia quy định. Toà án
quốc gia không xét lại nội dung vụ việc được tuyên trong quyết định trọng tài, toà án
chỉ mở phiên toà xem xét các điều kiện để một quyết định trọng tài được công nhận và
thi hành trên lãnh thổ của nước mình.
25 Đại học luật TP.HCM, Giáo trình luật thương mại quốc tế phần II, NXB.Hồng Đức, trang 438. 12