-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Nghĩa hẹp: một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác – Lenin, ra đời vào những năm 40
của thế kỉ 19, cụ thể năm 1848.
- Luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mạng lịch
sử của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.
- Nghĩa rộng: là chủ nghĩa Mác -Lenin, luận giải trên các góc độ Triết học, Kinh tế và Chính
trị - Xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
=> Chủ nghĩa xã hội khoa học chính là thực chất và mục đích của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lenin. Chủ nghĩa Mác - Lenin Triết học Kinh tế - Chính trị
Chủ nghĩa xã hội khoa học
=> Suy cho cùng cả triết học lẫn kinh tế - chính trị Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
2. Đặc điểm chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Dựa vào những kết luận của hai bộ phận hợp thành khác của chủ nghĩa Mác – Lenin.
- Tổng kết những kinh nghiệm đấu trang giai cấp của giai cấp công nhân, cách mạng xã hội
chủ nghĩa, của những phong trào dân chủ, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản…
=> Chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để xóa bỏ tình trạng bóc lột, đưa ra một tổ chức xã hội mới.
=> Là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
3. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Giai cấp công nhân >< Phương thức sản xuất Giai cấp tư sản tư bản chủ nghĩa phát triển Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp (1831, 1834).
Phong trào đấu tranh của công nhân Anh (1836 – 1848).
(Khái niệm “Công nhân” ra đời từ phong trào Hiến chương (ghi nhận trong Hiến pháp)).
Phong trào đấu tranh của công nhân Đức (1844).
3.2. Tiền đề khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
a. Khoa học tự nhiên.
- Khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện - Thuyết tế bào.
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Thuyết tiến hóa.
- Làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho chủ nghĩa
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng xã hội khoa học. lượng. b. Khoa học xã hội.
- Triết học cổ điển Đức.
- Là 3 nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
- Cung cấp tiền đề lý luận và tư tưởng trực tiếp
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán
đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa Pháp, Anh.
Không tưởng về đường lối, chính sách.
Phê phán, lên án xã hội tư bản chủ nghĩa về mọi mặt của xã hội: kinh tế: tư hữu về tư
liệu sản xuất (nguồn gốc của mọi mâu thuẫn), chính trị, văn hóa.
Giá trị và hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán.
Saint – Simon (1769 – 1825); Charles Fourier (1772 – 1837); Robert Owent (1771 – 1858); Thomas Moore (1779 – 1852). GIÁ TRỊ LỊCH SỬ.
- Chứa đựng tinh thần nhân đạo cao cả.
- Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Nêu lên nhiều luận điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai. HẠN CHẾ LỊCH SỬ.
- Quan niệm duy tâm về lịch sử.
- Có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa để cải tạo xã hội.
- Không thể phát hiện ra LLXH tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và CNCS.
4. Vai trò của C.Mác và Anggen.
- Sự uyên bác về trí tuệ; sự gắn bó với phong trào công nhân; sự gắn kết lý luận với thực tiễn.
=> Chủ nghĩa duy vật lịch sử: khẳng định sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa về mặt triết học. (Triết học)
=> Học thuyết giá trị thặng dư: khẳng định sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa về mặt chính trị xã hội. (Kinh tế chính trị)
=> Học thuyết về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: khẳng định sự ra đời của hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa về mặt chính trị xã hội. (Chủ nghĩa xã hội khoa học).
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (T2/1848) – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong
trào công nhân và của các Đảng Cộng sản.
Sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội và sự tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản.
Sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của Đảng Cộng sản trong Cách
mạng Xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề chuyên chính vô sản, dân chủ vô sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề dân tộc, con người,… trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
II. Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ
nghĩa xã hội khoa học.
- Sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ khi V.I.Lenin qua đời đến nay: Mọi
thắng lợi cơ bản của thực tiễn phong trào cộng sảng và chủ nghĩa quốc tế trong thế kỷ 20
đều có phần đóng góp rất quan trọng và sự vận dụng thành công những nguyên lí cơ bản
của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Những đóng góp, bổ sung và phát triển và vận dụng sáng tạo CNXHKH của Hồ Chí Minh và Đảng ta:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế
làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.
Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giưới, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào cuối thế kỷ XX chứng minh học
thuyết CNXH của Mác Angghen là sai lầm lịch sử?
III. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của
việc nghiên cứu CNXHKH. 1. Đối tượng.
- Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và
phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 2. Phương pháp.
- Phương pháp luận chung: là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Các phương pháp đặc trưng:
Phương pháp kết hợp lịch sử - logic.
Phương pháp khỏa sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội.
Các phương pháp có tính liên ngành. 3. Ý nghĩa.
- Về lý luận: cung cấp những kiến thức về chính trị xã hội cơ bản cho sinh viên để có thể
phân tích, phản biện lại những nhận thức sai lệch về CNXH. - Về thực tiễn:
Củng cố niềm tin khoa học cho sinh viên đối với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Củng cố năng lực hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị xã hội.