-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Cũng như gia đình, xã hội cũng luôn phải đối mặt với nhiều quyết định làm gì và ai sẽ làm những công việc đó. Nghĩa là xã hội phải phân bố các nguồn lực vào những công việc sản xuất, những ngành nghề khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Cũng như gia đình, xã hội cũng luôn phải đối mặt với nhiều quyết định làm gì và ai sẽ làm những công việc đó. Nghĩa là xã hội phải phân bố các nguồn lực vào những công việc sản xuất, những ngành nghề khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50000674
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ I. Kinh tế học
Một hộ gia đình luôn luôn đối mặt với nhiều quyết định hằng ngày để phân bổ
các nguồn lực khan hiếm giữa các thành viên trong gia đình.
Cũng như gia đình, xã hội cũng luôn phải đối mặt với nhiều quyết định làm gì
và ai sẽ làm những công việc đó. Nghĩa là xã hội phải phân bố các nguồn lực vào
những công việc sản xuất, những ngành nghề khác nhau.
Vì nguồn lực là khan hiếm( hạn chế và không đáp ứng được tất cả các nhu cầu
của xã hội) vì vậy việc quyết định phân bổ các nguồn lực là vô cùng quan trọng.
Do đó cần đưa ra một môn học chuyên nghiên cứu về những quyết định này,
đó là môn Kinh tế học.
Định nghĩa: Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách xã hội quản lý các
nguồn lực khan hiếm.
Kinh tế học giúp chúng ta điều gì?
Kinh tế học quan sát hành vi lựa chọn của các thành phần kinh tế và chỉ ra chỗ lựa chọn tốt nhất.
Kinh tế học trả lời cho 3 câu hỏi:
+ Sản xuất cái gì?: Sự lựa chọn trong việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ để
phục vụ nhu cầu của thị trường.
+ Sản xuất như thế nào?: Làn vấn đề về việc đạt được lợi nhuận thông qua quá
trình sản xuất và bán hàng hóa. Nhà sản xuất phải lựa chọn được phương án sản xuất tối ưu nhất.
+ Sản xuất cho ai?: Nghĩa là phải lựa chọn đối tượng, khách hàng cho sản phẩm.
1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô lOMoARcPSD| 50000674 1.1. Kinh tế học vi mô -
Kinh tế học vi mô ngiên cứu quyết định của các doanh nghiệp, các hộ
gia đình( người tiêu dùng) và tương tác của các quyết định này trên thị trường. - Mục tiêu:
+ Nghiên cứu giá( P) và lượng (Q) của một hàng hòa cụ thể.
+ Nghiên cứu tác động của Chính phủ đến giá và lượng của một hàng hóa cụ thể.
Vd: Giá xăng tăng lên khiến nhiều người chuyển qua sử dụng phương tiện công cộng. 1.2. Kinh tế học vĩ mô
Định nghĩa: Kinh tế học vĩ mô là môn học nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng
thể trong mối quan hệ với nền kinh tế thế giới. Mục tiêu:
+ Giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng thời đến hộ gia đình, nhiều
doanh nghiệp và các thị trường.
+ Trả lời cho các câu hỏi: Tại sao lại có sự khác nhau (cao và thấp) trong thu nhập
bình quân giữa các quốc gia? Tại sao sản xuất và việc làm lại mở rộng trong một số
năm và thu hẹp vào những năm khác? Tại sao lại có sự thay đổi về giá cả trong các thời điểm khác nhau?...
+ Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu những tác động của Chính phủ đến nền kinh
tế: Làm thế nào Chính phủ giảm hiện tượng lạm phát? Làm thế nào để tăng GDP hay
phát triển nền kinh tế?...
Tóm lại Kinh tế học vĩ mô cung cấp cho ta những kiến thức tổng quát về nền
kinh tế, liên quan đến tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản phẩm xã hội nhằm phát triển nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: Bởi nền kinh tế
tổng thể là một tập hợp từ nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên
nhiều thị trường cho nên kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể đặt ra
một số thách thức mới và hấp dẫn. lOMoARcPSD| 50000674
2. Các vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt
- Nếu đánh giá một con người về mặt kinh tế thì bạn phải nhìn vào thu nhập của
họ. Tổng quát cho một nền kinh tế của một quốc gia thì phải đánh giá qua thu
nhập của quốc gia đó. Thu thập quốc gia (GDP) là giá thị trường của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định. Bao gồm: Tiêu dùng (là chi tiêu của các hộ gia đình cho các
hàng hóa dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà mới); đầu tư (là việc mua những hàng
hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hàng hóa và dịch
vụ); mua sắm của Chính phủ (bao gồm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ
bởi chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang) và xuất khẩu ròng (bao
gồm chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong nước trừ
đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài.
- Bên cạnh đó các nhà kinh tế học còn phải nghiên cứu đo lường chi phí tổng thể
của cuộc sống để tìm ra một số cách để biến số tiền thành các thước đo sức mua
có ý nghĩa. Đó được gọi là chỉ số giá tiêu dùng. Các nhà kinh tế học sử dụng
thuật ngữ lạm phát để mô tả một tình huống trong đó mức giá chung của nền
kinh tế đang gia tăng. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá so với
kỳ trước đó. Vai trò của những nhà kinh tế học là điều chỉnh được những tác
động của lạm phát thông qua việc sử dụng chỉ số giá.
- Kinh tế học còn đặc biệt nghiên cứu vấn đề thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là
phần trăm những người muốn làm việc mà không có việc làm. Nền kinh tế
thường phải trải qua tình trạng thất nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn và các nhà
chính sách luôn nghiên cứu để đưa ra những giải pháp cho vấn đề trọng yếu này.
Một nguyên nhân gây ra thất nghiệp là phải tốn thời gian cho người lao động
tìm được việc phù hợp với năng lực và sở thích. Thất nghiệp co xát này tăng do
bảo hiểm thất nghiệp, là chính sách Chính phủ thiết kế để bảo vệ thu nhập cho
người lao động. Nguyên nhân thứ 2 mà nền kinh tế của chúng ta luôn
có thất nghiệp là do luật lương tối thiểu. Bằng cách tăng mức lương của những
người không có kỹ năng và không kinh nghiệm lên trên mức cân bằng, luật
lương tối thiểu làm tăng lượng cung và giảm lượng cầu lao động. Lượng thặng
dư lao động là lượng thất nghiệp. Nguyên nhân thứ 3 là quyền lực của thị trường
công đoàn. Khi đẩy mức lương trong nền công nghiệp có công đoàn lên trên
mức công bằng, công đoàn tạo ra thặng dư thất nghiệp. Và nguyên nhân cuối
cùng là do lý thuyết tiền lương hiệu quả. Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp
sẽ có lợi khi trả lương trên mức cân bằng. Lương cao có thể cải thiện sức khỏe lOMoARcPSD| 50000674
người lao động, giảm lao động bỏ việc, tăng chất lượng và nổ lực của người lao động. II.
Các nguyên lý của Kinh tế học
Con người ra quyết định như thế nào?
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
Cả ba thành phần kinh tế đều phải đối mặt với sự đánh đổi: Chính phủ, Doanh
nghiệp và Người tiêu dùng.
Chính phủ đối mặt với đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
+ Hiệu quả kinh tế đạt được khi: kết quả > chi phí
+ Công bằng xã hội tức là phân chia các nguồn lực hữa hạn đồng đều cho mọi người.
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn.
Chi phí cơ hội gắn liền với mỗi quyết định cụ thể, vì vậy con người luôn luôn
so sánh chi phí cơ hội giữa các quyết đinh để có những quyết định hợp lý.
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Nghĩa là: con người suy nghĩ để hành động tại điểm cận biên. Con người duy
lí cố làm tốt nhất để đạt được mục tiêu của họ một cách có hệ thống và có mục
đích với các cơ hội sẵn có. Một người quyết định hợp lý thực hiện một hành động
khi và chỉ khi lợi ích cận biên của hành động vượt quá chi phí cận biên.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
Con người luôn luôn so sánh giữa lợi ích và chi phí vì vậy luôn phản ứng với
những khuyến khích dẫn đến việc thay đổi hành vi của họ trong tiêu dùng. Một sự
thay đổi nhỏ về động cơ khuyến khích trong thị trường cũng khiến người tiêu
dùng phản ứng mạnh mẽ vì vậy các nhà chính sách luôn cân nhắc kỹ khi đưa ra
những quyết định về động cơ khuyến khích. lOMoARcPSD| 50000674
Con người tương tác với nhau như thế nào?
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi
Thương mại có thể làm lợi cho tất cả mọi người vì người ta chỉ cần tiến hành
sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội thấp còn những hàng hóa và dịch
vụ có chi phí cơ hội cao sẽ có được thông qua thương mại thì tổng giá trị sẽ được tăng lên.
Nếu mỗi quốc gia chỉ sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội
thấp còn lại thông qua trao đổi thương mại thì tổng giá trị quốc dân sẽ tăng lên rất nhiều.
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt
động kinh tế
Các mô hình kinh tế trong các nền kinh tế bao gồm: mô hình kinh tế thị
trường, mô hình kinh tế chỉ huy và mô hình kinh tế hỗn hợp.
Trong đó nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế thành công. Thị
trường tự do bao gồm nhiều người mua bán, người bán vô số hàng hóa và dịch vụ
khác nhau và tất cả mọi người quan tâm đến phúc lợi riêng của họ. Nền kinh tế thị
trường đã chứng tỏ thành công lạ thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo
hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.
Nguyên lý 7: Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Thị trường thường tạo ra những thất bại thị trường (tình huống mà thị trường
tự nó thất bại trong việc phân bố các nguồn lực một cách có hiệu quả) mà bàn tay
vô hình của thị trường không thể giải quyết được, Chính phủ vẫn có khi tham gia
vào việc giải quyết để cải thiện những kết cục của thị trường. Tuy nhiên không
phải lúc nào Chính phủ cũng có những chính sách phù hợp để cải thiện những kết cục của thị trường.
Nền kinh tế vận hành như thế nào?
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng
hóa và dịch vụ của nước đó.
Nguyên nhân của sự khác biệt về mức sống của những quốc gia khác nhau là
do năng suất lao động của mỗi quốc gia khác nhau – tức là số lượng hàng hóa
được làm ra trong một giờ lao động của một công nhân. Ở những quốc gia mà
người lao động sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trên một đơn vị lOMoARcPSD| 50000674
thời gian, hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn ở các quốc gia có
năng suất kém hơn, hầu hết người dân phải chịu cuộc sống nghèo nàn. Tương tự,
tốc độ tăng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.
Nguyên lý 9: Giá cả tăng lên khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên nhân gây ra lạm phát: Đó là sự gia tăng của lượng tiền. Khi Chính
phủ tạo ra 1 lượng tiền lớn giá trị của lượng tiền giảm, dẫn đến sự lạm phát cao.
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
+ Tăng số lượng tiền trong nền kinh tế sẽ kích thích mức tổng chi tiêu và do
đó kích thích cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Cầu cao hơn theo thời gian buộc các công ty tăng giá của họ, nhưng cùng
lúc đó, cầu cao cũng khuyến khích họ thuê thêm lao động nhiều hơn và sản xuất
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
+ Thuê lao động nhiều hơn nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.
→ Trong ngắn hạn nền kinh tế đối mặt giữa lạm phát và thất nghiệp.
III. Tư duy của nhà kinh tế:
Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có ngôn ngữ và cách tư duy riêng của nó và các kinh tế
học cũng vậy. Các thuật ngữ như cung, cầu, độ co giãn, lợi thế so sánh, thặng dư tiêu
dùng, tổn thất vô ích là những thuật ngữ cần thiết phải học để trao đổi với những người
khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác và hiệu quả. Mục đích của phần này giúp
bạn học được cách tư duy của nhà kinh tế. Cách mà nhà kinh tế học giải quyết một câu
hỏi có gì khác thường? Suy nghĩ như một nhà kinh tế học có nghĩa là gì?
1. Nhà kinh tế là nhà khoa học:
Các nhà kinh tế cố gắng đưa ra các chủ đề theo cách khách quan của nhà khoa học.
Họ suy nghĩ về nền kinh tế như là các nhà vật lí nghiên cứu vật chất,các nhà sinh vật
nghiên cứu cuộc sống. Xây dựng các học thuyết, thu thập dữ liệu, và sau đó phân tích dữ
liệu để khẳng định hay bãi bỏ các học thuyết đó là mục đích của họ. Bản chất khoa học
của kinh tế là ở phương pháp – đó là quá trình phát triển và kiểm định một cách vô tư các
học thuyết về cách vận hành của sinh vật và hiện tượng. Qua trình này được áp dụng
trong nghiên cứu nền kinh tế của một quốc gia. Hãy thảo luận một vài cách mà nhà kinh
tế áp dụng tính logic trong khoa học vào việc tìm hiểu một nền kinh tế. lOMoARcPSD| 50000674
Phương pháp khoa học: quan sát, lí thuyết, tiếp tục quan sát
Sự tương tác giữa lí thuyết và quan sát cũng xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế học.
Tính khoa học của một nhóm khoa học để quyết định bởi cách tiếp cận vấn đề chứ không
phải bởi công cụ sử dụng nghĩa là phải phát triển và kiểm định các lý thuyết về phương
thức vận hành của thế giới một cách khách quan và vô tư. Mặc dù các nhà kinh tế sử
dụng lí thuyết và quan sát trong nghiên cứu như các nhà khoa học khác, họ có một trở
ngại lớn: Trong kính tế học, thực hiện một thí nghiệm thường là khó khăn và đôi khi là
bất khả thi. Vì vậy để thay thế cho các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm các nhà kinh tế
quan tâm nhiều hơn đến các thí nghiệm tự nhiên do lịch sử tạo ra.
Cũng giống như các nhà thiên văn và sinh vật học tiến hóa, các nhà kinh tế thường
phải làm việc với bất cứ dữ liệu nào sẵn có từ những hiện tượng diễn ra xung quanh .
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều sự kiện lịch sử. Những sự kiện này rất
đáng để nghiên cứu bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta những cách nhìn sâu và nền kinh
tế trong quá khứ, và quan trọng hơn, nó cho phép chúng ta minh họa và đánh giá các lý
thuyết kinh tế hiện tại.
Vai trò của các giả định:
Các nhà kinh tế đưa ra các giả định với cùng lí do: giả định để đơn giản hóa một thế
giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn. Nhà vật lí giả định viên đá rơi trong chân
không, giả định này là không chinh xác tuy nhiên làm vậy để đơn giản hóa vấn đề. Cũng
như để việc nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại quốc tế, chúng ta có thể giả định rằng
cả thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Trên thực
tế thì không như vậy, mỗi quốc gia sản xuất ra hàng ngàn loại hàng hóa khác nhau.
Nghệ thuật trong tư duy khoa học – cho dù là trong vật lí, sinh học hay kinh tế học –
chính là ở chổ quyết định xem cần phải giả định cái gì. Tất cả các mô hình cho dù trong
lĩnh vực vật lí sinh học hay kinh tế học đều là sự đơn giản hóa thực hiện để giúp chúng ta
dễ nắm bắt đối tượng.
Mô hình kinh tế học:
Mô hình là một cách đơn giản để làm cơ sở cho phân tích ví dụ như các giáo viên ở
các trường phổ thông thường dùng các mô hình để cho học sinh biết được các cấu tạo cơ thể con người.
Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để tìm hiểu về thế giới, nhưng không phải mô
hình bằng nhựa mà là những biểu đồ và phương trình. Các mô hình kinh tế thường bỏ đi
nhiều chi tiết để chúng ta tập trung hiểu được những vấn đề thật sự quan trọng. Nếu như
mô hình của giáo viên không có toàn bộ các cơ và mao mạch, mô hình của nhà kinh tế
không có đầy đủ tất cả các đặc trưng của một nền kinh tế. lOMoARcPSD| 50000674
Khi chúng ta sử dụng các mô hình để tìm hiểu những vấn đề kinh tế khác nhau sẽ
thấy tất cả các mô hình đều được xây dựng đi kèm với các giả định, các nhà kinh tế giả
định bỏ qua nhiều chi tiết của nền kinh tế mà chúng không liên quan đến câu hỏi cần
nghiên cứu. Các mô hình - trong vật lí, sinh học hay kinh tế học – đơn giản hóa thực tế để
giúp chúng ta hiểu về chúng nhiều hơn.
Mô hình đầu tiên: Sơ đồ chu chuyển
Nền kinh tế có hàng triệu con người tham gia vào nhiều hoạt động mua, bán, làm
việc, thuê mướn, chế biến, v.v… Để hiểu một nền kinh tế vận hành như thế nào , chúng
ta phải tìm cách nào đó đơn giản hóa những suy nghĩ về các hoạt động này. Nói cách
khác, chúng ta cần một mô hình có thể giải thích xem nền kinh tế được tổ chức như thế
nào và những người tham gia trong nền kinh tế tương tác với nhau ra sao.
Sơ đồ chu chuyển: trong mô hình này, nền kinh tế được đơn giản hóa khi chỉ đưa
vào hai nhóm ra quyết định là doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp sản xuất, bán lOMoARcPSD| 50000674
hàng hóa và dịch vụsử dụng các đàu vào như lao động, đất đai và vốn (nhà xưởng và máy
móc) những đầu vào này được gọi là các yếu tố sản xuất. Hộ gia đình sở hữu các yếu tố
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác lẫn nhau trên hai thị trường. Ở thị trường
hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình là người mua và doanh nghiệp là người bán. Cụ thể ở thị
trường hàng hóa và dịch vụ: doanh nghiệp bán hộ gia đình mua. Ở thị trường các yếu tố
sản xuất: hộ gia đình bán (cung cấp đầuvào cho các doanh nghiệp), doanh nghiệp mua.
Sơ đồ chu chuyển đưa ra cái nhìn đơn giản cách thức sắp xếp các giao dịch xảy ra giữa
các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Hai vòng lặp của sơ đồ chu chuyển tuy khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau.
Hộ gia đình bán sức lao động, đất đai và vốn cho doanh nghiệp trong thị trường các yếu
tố sản xuất. Vòng bên trong biểu thị cho dòng chu chuyển của đầu vào và đầu ra. Vòng
bên ngoài đại diện cho dòng tiền luân chuyển tương ứng. Hộ gia đình chi tiền để mua
hàng hóa dịch vụ từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng khoản doanh thu có được
đẻ chi trả cho các yếu tố sản xuất, như tiền lương của người lao động. Những gì còn lại là
lợi nhuận của người chủ doang nghiệp và họ cũng là thành viên của hộ gia đình, một lần
nũa nó lại vào túi của ai đó và tại đây câu chuyện của dòng chu chuyển của nền kinh tế
lại bắt đầu một lần nữa.
Mô hình thứ hai: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Khác với sơ đồ chu chuyển phần lớn các mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên các
công cụ toán học. Ở đây chúng ta sử dụng mô hình đơn giản nhất để mô tả một vài ý
tưởng kinh tế cơ bản: mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất. Mặc dù nền kinh tế sản
xuất hàng ngàn loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, chúng ta giả định một nền kinh chỉ
sản xuất hai loại hàng hóa. Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị biểu thị
nhưng phối hợp khác nhau của sản lượng đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất. Y X
Đường giới hạn khả năng sản xuất: cho thấy những phối hợp của sản lượng đầu ra
mà nền kinh tế có thể sản xuất. Nền kinh tế có thể sản xuất ở bất kì tổ hợp nào nằm ngay lOMoARcPSD| 50000674
trên hay trong đường giới hạn. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn là không khả thi
đối với nguồn lực của nền kinh tế đã cho trước.
Một trong 10 nguyên lí kinh tế học là con người đối mặt với sự đánh đổi. Đường
giới hạn khả năng sản xuất thể hiện một sự đánh đổi mà nền kinh tế phải đối diện. Một
khi chúng ta đã đạt đến những điểm hiệu quả trên đường giới hạn, cách duy nhất để sản
xuất thêm 1 hàng hóa này là sản xuất bớt 1 hàng hóa khác.Vd như khi nền kinh tế di
chuyển từ điểm C sang điểm A, xã hội sản xuất thêm được 100 xe nhưng phải giảm bớt đi 200 chiếc máy tính.
Đường giới hạn khả năng sản xuất cũng cho chúng ta biết chi phí cơ hội của một
hàng hóa được đo lường bằng số lượng hàng hóa khác. (chi phi cơ hội của một thứ là
những tất cả những gì chúng ta phải hi sinh để có được nó)
Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự đánh đổi giữa sản lượng đầu ra của
các sản phẩm khác nhau tại một thời điểm. Theo thời gian điều đó có thể thay đổi. Như
tiến bộ của công nghệ trong ngành công nghiệp máy tính gia tăng số lượng máy tính làm ra. lOMoARcPSD| 50000674
Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất: một sự tiến bộ về công
nghệ trong ngành công nghiệp máy tính cho phép nền kinh tế sản xuất ra nhiều máy tính
hơn tại các mức sản lượng xe hơi cho trước. Kết quả là, đường giới hạn khả năng sản
xuất dịch chuyển ra ngoài. Y X
• Số lượng và chất lượng các nguồn lực tăng PPC có xu hướng mở rộng ra bên ngoài và ngược lại.
• Công nghệ sản xuất hàng hóa ít thay đổi PPC mở rộng ra bên ngoài về hàng hóa X .
• Công nghệ sản xuất hàng hóa X và Y thay đổi PPC có xu hướng mở rộng ra bên ngoài.
Đường giới hạn khả năng sản xuất đơn giản hóa 1 nền kinh tế phức tạp để đưa ra ý tưởng
tuy cơ bản nhưng rất quan trọng : sự khan hiếm, tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi phí cơ hội
và sự tăng trưởng kinh tế. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta 1 cách nhìn
tổng quát đơn giản về chúng khi những ý tưởng này lặp lại ở nhiều dạng khác nhau.
2. Nhà kinh tế là người tư vấn chính sách:
Thông thường, các nhà kinh tế hóc được yêu cầu giải thích những nguyên nhân của
các sự kiện kinh tế. Ví dụ, tại sao tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở độ tuổi thanh niên cao
hơn so với ở độ tuổi lơn hơn? Khi các nhà kinh tế cố gắng giải thích điều đó, họ là những
nhà khoa học. khi họ cố gắng cải thiện điều đó, họ là những người tư vấn chính sách.
Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc:
Các nhà kinh tế đưa ra nhận định xem thế giới vận hành như thế nào?
Một cách tổng quan, các phát biểu về thế giới có 2 dạng:
Một là dạng thực chứng , như là của Polly (Polly: quy định mức lượng tối thiểu gây ra
thất nghiệp). Phát biểu thực chứng mang tính mô tả, họ giải thích thế giới. lOMoARcPSD| 50000674
Hai là dạng chuẩn tắc, như của Norm (Norm: chính phủ nên tăng mức lương tối thiểu).
Phát biểu chuẩn tắc thì mang tính mệnh lệnh, họ chưa ra phát biểu về những gì thế giới nên làm.
Hai dạng này khác nhau ở chỗ chúng ta đánh giá độ tin cậy của chúng như thế nào. Phát
biểu thực chứng có thể được thừa nhận hay bác bỏ vì ta đánh giá nó qua số liệu, nhưng
phát biểu chính tắc thì không thể vì nó không thể chỉ đánh giá qua số liệu, một chính sách
tốt hay tồi không chỉ là vấn đề khoa học mà nó còn liên quan đến quan điểm về dân tộc,
tôn giáo hay triết lí chính trị.
Khi nghiên cứu về kinh tế học, bạn nên tách biệt giữa các phát biểu chứng và chuẩn tắc
để tập trung vào nhiệm vụ mà mình đang làm. Hầu hết kinh tế học là thực chứng vì
chúng cố gắng giải thích nền kinh tế vận hành như thế nào. Nhưng cũng có những người
thường sử dụng kinh tế học cho mục đích chuẩn tắc: Họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào
để cải thiện nền kinh tế. Khi bạn nghe nhà kinh tế đưa ra phát biểu chuẩn tắc, bạn biết họ
đang phát biểu không phải với tư cách nhà khoa học mà là người tư vấn chính sách.
Tại sao không phải lúc nào những ý kiến tư vấn của nhà kinh tế cũng được lắng nghe
Quá trình mà các chính sách kinh tế thực sự được thông qua khác rất nhiều so với quá
trình các chính sách đưa ra trong điều kiện lí tưởng được giả định trong các giáo trình kinh tế.
Khi thảo luận về chính sách kinh tế, chúng ta thường tập trung vào câu hỏi: Đâu là chính
sách tốt nhất mà chính phủ nên theo đuổi?
Trong thực tế, đưa ra một chính sách đúng đắn chỉ là một phần công việc của lãnh đạo,
thỉnh thoảng đó là phần dễ dàng nhất sau khi người lãnh đạo lắng nghe và cân nhắc tất cả các lời khuyên.
Cá nhà kinh tế đưa ra những đầu vào quan trọng vào trong quá trình ra chính sách, nhưng
lời tư vấn của họ chỉ là một phần trong quá trình phức tạp.
3. Tại sao các nhà kinh tế bất đồng ý kiến
Các nhà kinh tế khi được gom lại với nhau thành một nhóm thường bị chỉ trích là hay đưa
ra những ý kiến tư vấn mâu thuẫn lẫn nhau cho các nhà hoạch định chính sách. Có hai lí do cơ bản:
• Các nhà kinh tế có thể bất đồng về độ tin cậy của các lí thuyết thực chứng khác
nhau liên quan đến câu hỏi nền kinh tế vận hành như thế nào.
• Các nhà kinh tế có thể có những quan điểm về giá trị khác nhau và do đó có
những quan điểm chuẩn tắc về việc thực thi chính sách cũng khác nhau. lOMoARcPSD| 50000674
Sự khác nhau về đánh giá khoa học
Khoa học là quá trình tìm hiểu khám phá về thế giới quanh ta. Sự tìm kiếm cứ tiếp diễn,
chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà khoa học có thể bất đồng trong việc xác định đâu là hướng đi đúng.
Kinh tế là một môn khoa học còn non trẻ và còn nhiều thứ để học hỏi và khám phá. Các
nhà kinh tế đôi khi bất đồng ý kiến với nhau bởi vì họ có những cảm nhận khác nhau về
độ tin cậy của các lý thuyết thay thế, hoặc về độ lớn của các tham số quan trọng được
dùng để phản ánh sự tương quan giữa các biến số kinh tế.
Khác nhau về giá trị
Các nhà kinh tế thỉnh thoảng bất đồng quan điểm trong các chính sách công. Như những
gì chúng ta đã biết khi trao đổi về phân tích chuẩn tắc và thực chứng, chính sách không
chỉ được đánh giá trên nền tảng khoa học không thôi. Thỉnh thoảng các nhà kinh tế có
những gợi ý tương phản nhau bởi vì họ có những giá trị khác nhau. Ngay cả khi khoa học
kinh tế trở nên hoàn hảo, nó cũng không thể cho chúng ta biết rằng liệu chúng ta có phải
đang trả quá nhiều cho một cái gì đó hay không.
Nhận thức và thực tiễn
Do có sự khác nhau trong đánh giá khoa học cũng như khác nhau về giá trị, một vài bất
đồng giữa các nhà kinh tế là không thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta không nên cường điệu
hóa số lượng các bất đồng. Các nhà kinh tế thống nhất ý kiến với nhau nhiều hơn chúng ta tưởng.
IV. Cung cầu và thị trường:
Kem: là sản phẩm cụ thể mà chúng ta xét trong phần này. 1. Cầu:
Đường cầu: mối quan hệ giữa lượng cầu và giá bán.
Lượng cầu của 1 loại hàng hóa là lượng hàng mà người mua có thể và sẵn lòng
mua. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu, nhưng nhân tố chính là giá bán của
hàng hóa. Nếu giá kem tăng bạn sẽ ăn ít kem hơn và ngược lại.
Quy luật cho rằng với các yếu tố khác không đổi lượng cầu của lượng hàng hóa
giảm khi giá của nó tăng lên. Trong điều kiện mọi yếu tố khác không đổi, khi giá của
hàng hóa tăng, lượng cầu của nó sẽ giảm và khi giá một hàng hóa giảm lượng cầu của nó
sẽ tăng. Đường cầu là 1 đường dốc xuống biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu của 1 hàng hóa. lOMoARcPSD| 50000674
Cầu thị trường là tổng của tất cả các cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.
Nói cách khác cầu thị trường là tổng của các cầu cá nhân theo chiều ngang. Đường cầu
thị trường cho thấy tổng lượng cầu của 1 loại hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá của
nó thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Cầu cá nhân là cầu của 1 cá nhân đối với 1 sản phẩm.
Sự dịch chuyển của đường cầu: P D D’ Q
Cầu tăng: lượng cầu tăng ở tất cả các mức giá, đường cầu dịch chuyển sang phải. P D D’ Q
Cầu giảm: lượng cầu ở tất cả các mức giá, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Các yếu tố là đường cầu dịch chuyển:
• Thu nhập: hàng hóa thông thường: các yếu tố không đổi, thu nhập tăng làm cầu hàng hóa đó tăng.
Hàng hóa thứ cấp: các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng làm giảm cầu hàng hóa đó. lOMoARcPSD| 50000674
• Giá hàng hóa liên quan: Thay thế: giá hàng hóa này tăng dần đến hàng hóa kia tăng
Bổ sung: giá hàng hóa này tăng dần đến cầu hàng hóa kia giảm
Thị hiếu: thị hiếu thay đổi cầu thay đổi
Kỳ vọng của người mua: mong đợi về giá: tương lai tăng,cầu hiện tại giảm
mong đợi về thu nhập tương lai tăng, cầu hiện tại tăng.
Số lượng người mua: tăng, cầu tăng. 2. Cung
Biểu cung của hàng hóa là mối quan hệ giữa giá thị trường của hàng hóa đó và lượng
hàng hóa mà người sản xuất làm ra và muốn bán, trong điều kiện không có sự thay đổi các yếu tố khác
Đường cung: mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung:
Lượng cung là lượng hàng hóa mà người bán có thể và sẵn lòng bán. 1 lần nữa giá
cả đóng vai trò đặc biệt trong các yếu tó quyết định đến lượng cung. Khi giá kem cao
lượng cung sẽ lớn và ngược lại.
Quy luật cung cho rằng: với các yếu tố khác không đổi lượng cung của 1 hàng hóa
tăng khi giá của nó tăng. Đường cung là một đường dốc lên là đổ thị biểu diển mối quan
hệ giữa mức giá và lượng cung của một hàng hóa.
Cung thị trường và cung cá nhân
Cung thị trường là tổng các đường cung các nhân về một loại hàng hóa. Nói cách
khác đường cung thị trường là tổng cung cá nhân theo chiều ngang. Chúng cho thấy
lượng cung thay đổi bao nhiêu khi thay đổi giá, với các yếu tố khác không đổi. lOMoARcPSD| 50000674
Sự chuyển dịch của đường cung P S S’ Q
Cung tăng: lượng cung tăng ở tất cả các mức giá, đường cung dịch chuyển sang phải P S S’ Q
Cung giảm: lượng cung giảm ở tất cả các mức giá, đường cung dịch chuyển sang trái
Các yếu tố làm đường cung dịch chuyển:
* Giá đầu vào: giá đầu vào tăng làm cung tăng
* Công nghệ: tiến bộ công nghệ làm cung tăng
* Giá cả hàng hóa liên quan: làm cho cung thị trường tăng hoặc giảm
* Số lượng người bán: số lượng người bán tăng cung thị trường tăng* Kì vọng của
người bán: tác động vào cung hiện tại, giá được thì kì vọng tăng sẻ làm cung
hiện tại giảm. * Thuế: nhà nước tăng thuế cung giảm
3. Cân bằng cung cầu
Cân bằng cung cầu hay cân bằng thị trường: trong tình huống mà giá trị thị trường
đạt đến mức lượng cung bằng lượng cầu khi đó đường cung và đường cầu cắt nhau. Giá
trị cân bằng (hay còn gọi là giá thị trường vì ở mức giá này tất cả mọi người trên thị
trường đều hài lòng): là mức giá có lượng cung bằng lượng cầu.
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng ở giá cân bằng.
Kết hợp cung cầu cũng gây ra thị trường không cân bằng.
Giả sử giá trị thị trường cao hơn giá trị cân bằng sẽ gây ra dư thừa lượng cung lúc lOMoARcPSD| 50000674
đó lớn hơn lượng cầu. Những người bán ( ở đây là bán kem) sẽ cắt giảm giá bán theo đó
sẽ làm tăng lượng cầu và giảm lượng cung. Những thay đổi này tạo ra sự di chuyển dọc
theo đường cung và đường cầu. Giá sẽ giảm cho đến khi bằng với giá cân bằng. Và
ngược lại khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng sẽ gây ra thiếu hụt
lượng cầu lớn hơn lượng cung. Nhưng người bán sẽ tăng giá bán mà không bị mất doanh
thu theo đó sẽ làm giảm lượng cầu và tăng lượng cung. Những thay đổi tạo ra sự dịch
chuyển dọc theo đường cung và cầu, chúng đưa thị trường đến trạng thái cân bằng.
Vì vậy dù giá có quá thấp hay quá cao hành động của người mua và người bán sẽ
đẩy giá về giá cân bằng. Hiện tượng này được gọi là Quy luật cung và cầu.
Ba bước phân tích sự thay đổi của trạng thái cân bằng:
1. Xác định sự kiện làm dịch chuyển đường cung/cầu hay cả 2.
2. Xác định các đường dịch chuyển sang trái hay phải.
3. Dùng đồ thị cung cầu để xem sự thay đổi mức giá và sản lượng cân bằng.