Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chương 1 của nội dung "Những vấn đề cơ bản về tiền tệ" tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp thường bao gồm các khái niệm cơ bản về tiền tệ, vai trò của nó trong nền kinh tế, các chức năng của tiền tệ như phương tiện trao đổi, thước đo giá trị, và phương tiện tích trữ giá trị. Ngoài ra, chương này cũng sẽ đề cập đến các hình thức tiền tệ khác nhau như tiền kim loại, tiền giấy và tiền điện tử.
Môn: Kế toán tài chính 1(ACF1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ
Câu 1: Khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng
TL: Đúng, Vì khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang bên
phải đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng
sản lượng cân bằng tăng, các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất nên tỷ lệ thất nghiệp
giảm Câu 2: Giả sử người cho vay và đi vay thống nhất về lãi suất danh nghĩa dựa trên dự
kiến của họ về lạm phát tương lai. Trong thực tế, lạm phát lại thấp hơn mức mà họ dự kiến
ban đầu. Khi đó, người cho vay sẽ được lợi hơn, còn người đi vay sẽ bị thiệt hơn so với
dự kiến ban đầu.. TL: Đúng, vì lãi suất thực tế cao hơn trước.
Câu 3: Lạm phát không cân bằng không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động
TL: Sai, Lạm phát không cân bằng tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập.
Thực tế, loại lạm phát này thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng đến đời sống của
người lao động Câu 4: Lạm phát là một phạm trù kinh tế phát sinh từ các chế độ lưu
thông tiền tệ nói chung TL: Lạm phát là một phạm trù kinh tế phát sinh từ sự mất cân
bằng cung cầu về tiền tệ, cụ thể là cung tiền tệ lớn hơn cầu về tiền tệ
Câu 5: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao nên giảm thuế và giảm chi ngân sách
TL: Sai, Khi nền kinh tế có lạm phát , lúc đó đồng tiền bị mất giá ( hay nói cách khác
là dư tiền ) => để giảm lạm phát nên giảm lượng cung tiền và giảm chi ngân sách. Mặt
khác tăng lãi suất và tăng thuế để giảm lượng tiền đầu tư => giảm lạm phát
Câu 6: Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ không phải là biện pháp để hạn chế lạm phát
TL; Sai, khi chính phủ cắt giảm các khoản chi ngân sách, nhờ đó mức chi tiêu chung
giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại
Câu 7: Lạm phát mang tính tiêu cực
TL: Sai, lạm phát không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực. Lạm phát vừa phải ở
mức dưới 10% có tác động tích cực
Câu 8: Lạm phát phi mã có thể góp phần làm nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn
TL: Sai, lạm phát phi mã làm suy thoái nền kinh tế, Lạm phát cao => phân bổ nguồn lực
không hiệu quả => khoản đầu tư không sản xuất gia tăng, đầu tư sản xuất sụt giảm
=> giảm cầu các yếu tố sản xuất => giảm tổng cầu nền kinh tế. Tổng cầu sụt giảm + sản
xuất sụt giảm => giảm tăng trưởng kinh tế, tăng thất nghiệp => suy thoái kinh tế
Câu 9.Khi thâm hụt ngân sách xảy ra, việc tăng nhu cầu tiền dẫn đến lạm phát được
gọi là lạm phát do cầu kéo.
TL: Đúng. Khi nền kinh tế đạt tới hay vượt quá sản lượng tiềm năng, việc tăng tổng
mức cầu (ở đây là tăng nhu cầu tiền) dẫn tới lạm phát được gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu
Câu 10.Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, các biến số khác không đổi, số nhân tiền tệ cũng tăng lên
TL: sai., Khi tỷ lệ sự trữ bắt buộc tăng lên nghĩa là các ngân hàng phải dự trữ tiền nhiều
hơn, do đó ngân hàng phải thu nhỏ các món tiền cho vay, dẫn đến số nhân tiền tệ giảm- Khi
tỷ lệ sự trữ bắt buộc tăng lên nghĩa là các ngân hàng phải dự trữ tiền nhiều hơn, do đó
ngân hàng phải thu nhỏ các món tiền cho vay, dẫn đến số nhân tiền tệ giảm
Câu 11.Khi giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng lên tác động gây lạm phát, gọi là lạm phát do cầu kèo
TL Sai. Khi giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng lên, làm tăng chi phí đầu vào, giá cả
hàng hóa tăng gây ra lạm phát, gọi là lạm phát do chi phí tăng, chi phí đẩy
Câu 12. Khối tiền M2 chỉ gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các NHTM. TL: Sai
- Khối tiền tệ M2: bao gồm: • Lượng tiền theo M1
• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các NHTM. Đây là các khoản tiền gửi tuy không
trực tiếp sử dụng làm phương tiện trao đổi nhưng người gửi tiền có thể rút ra bất cứ
lúc nào, không cần báo trước đồng nghĩa với việc chúng cũng có thể được chuyển
đổi ra tiền giao dịch một cách nhanh chóng, với chi phí thấp.
Câu 13. Khối tiền tệ Ms (L) chỉ gồm chứng từ có giá có tính thanh khoản cao (chứng chỉ
tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu…). Sai
- Khối tiền tệ Ms (L): bao gồm • Lượng tiền theo M3
• Chứng từ có giá có tính thanh khoản cao (chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu,
trái phiếu…). Bộ phận này là tài sản tài chính nhưng vẫn có thể chuyển đổi ra tiền mặt
giao dịch tương đối nhanh chóng.
Câu 14. Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất cao
TL: Sai. Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp.
Câu 15. Nền kinh tế thiểu phát, chính phủ nên tăng lãi suất?
TL: Sai. Nền kinh tế thiểu phát, thiếu tiền, nên giảm lãi suất, tăng chi tiêu chính phủ
Chương 2. Những vấn đề cơ bản về tài chính
Câu 1. Tiền đề cho sự ra đời và phát triển của tài chính là có sự phân công lao động xã
hội và sự xuất hiện của Nhà nước
TL: Sai. Vì: sản xuất, trao đổi hàng hóa và sự xuất hiện của Nhà nước mới là tiền đề
cho sự ra đời và phát triển của tài chính
Câu 2. Sự phân công lao động xã hội và sản xuất trao đổi hàng hóa là tiền đề cho sự
ra đời và phát triển của tài chính
TL: Sai. Vì: sản xuất, trao đổi hàng hóa và sự xuất hiện của Nhà nước mới là tiền đề
cho sự ra đời và phát triển của tài chính.
Câu 3. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính để thực hiện giám sát toàn bộ các hoạt
động của quốc gia, đảm bảo sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả
TL: Đúng. Vì: Để tồn tại, phát triển và thực hiện chức năng quản lý toàn xã hội của
mình, Nhà nước cần phải sử dụng tài chính, và công cụ tài chính là phương tiện Nhà
nước thực hiện các chức năng đó
Câu 4. Nhà nước thực hiện phân phối tài chính nhằm mục đích phân phối của cải của
người giàu cho người nghèo trong xã hội.
TL: Sai. Vì: Thông qua phân phối tài chính, Nhà nước đảm bảo tái sản xuất xã hội và
thực hiện đầu tư phát triển kinh tế
Câu 5. Chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam chỉ dừng ở các chính sách vĩ mô như
thuế và chi tiêu ngân sách. Đúng hay sai. Vì sao?
Sai vì với những nền kinh tế mà hệ thống tài chính đang trong giai đoạn phát triển ban đầu
như nước ta, khi mà mọi khâu của tài chính còn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, trình
độ phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính còn thấp thì cs tc quốc gia không
thể chỉ dừng ở các chính sách vĩ mô như thuế và chi tiêu ngân sách mà còn phải bao gồm cả
các lĩnh vực vi mô. Phạm vi chính sách tài chính quốc gia của Việt Nam vì vậy bao trùm cả lĩnh
vực tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình hay dân cư.
Câu 6. Chính sách tài chính quốc gia nhằm thực hiện các kế hoạch và các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời kì tương ứng. Đúng hay sai. Vì sao?
Câu 7. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia không phải là hướng tới tạo công ăn
việc làm. Đúng hay sai. Vì sao?
Đúng vì: Chính sách tài chính quốc gia là chính sách của nhà nước về sử dụng các công cụ tài chính
bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính- tiền tệ của nhà
nước phù hợp với đặc điểm của đất nước trong từng thời kì nhằm bồi dưỡng, khai thác, huy động
và sử dụng các nguồn tài chính đa dạng phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời kì tương ứng.
Câu 8. Chính sách tài chính mang tính độc lập và điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế
trong nước. Đúng hay sai. Vì sao?
Sai vì một trong những nguyên tắc của chính sách tài chính là chính sách tài chính cần
phải đứng trên quan điểm hệ thống, đặt trong mối quan hệ với việc đổi mới các chính sách, công cụ khác
Câu 9. Chính sách tiền tệ hướng tới tỷ lệ lạm phát bằng không. Đúng hay sai. Vì sao?
TL: Sai vì Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ
lệ lạm phát bằng không vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều
kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một
con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại
Câu 10. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính. Đúng
. TCDN đóng vai trò là khâu cơ sở của hệ thống tài chính, gắn với hoạt động sản xuất
kinh doanh, tạo ra của cải vật chất có trong xã hội
Câu 11. Các khâu tài chính trong hệ thống tài chính hoạt động độc lập, tách biệt
theo vai trò và nhiệm vụ của các khâu tài chính
TL: Sai. Tất cả những thành phần trong hệ thống tài chính đã góp phần tạo nên
một hệ thống tài chính hoàn chỉnh và chúng hỗ trợ, thúc đẩy cũng như có mối liên
hệ mật thiết để tạo ra sự phát triển lâu dài
Câu 12. Phân phối lần đầu là phân phối được tiến hành trong lĩnh vực tiêu dùng
của các chủ thể kinh tế xã hội
Sai. Qtrinh phân phối lần đầu được diễn ra trong khâu sản xuất.
Câu 13. Trong hệ thống tài chính, ngân sách Nhà nước giữ vai trò Nền tảng.
Sai. Trong hệ thống tài chính, NSNN đóng vai trò chủ đạos
Chương 3. Ngân sách Nhà Nước
Câu 1. Chấp hành NSNN là khâu quan trọng nhất trong chu trình NS
TL: Sai, lập và phê chuẩn NSNN là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý
NSNN Câu 2.Tài chính công là một bộ phận cấu thành các lĩnh vực của Tài
chính TL: tài chính công là bộ phân cấu thành nên hệ thống tài chính quốc gia
Câu 3. Việc phát hành tiền ở Việt Nam sẽ do các ngân hàng thương mại
đảm nhận TL: Việc phát hành tiền ở VN sẽ do ngân hàng trung ương đảm nhiệm
Câu 4. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thể hiện ở
chỗ nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và
phương thức nhất định dể tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận
TL: Sai. Ngoài ra mối quan hệ tài chính này cũng phản ảnh những mối quan hệ kinh tế dưới
hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua
các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước theo luật định
Câu 5. Chu trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gồm 2 bước Lập - phê chuẩn và quyết toán NSNN
TL: Sai, chu trình quản lý NSNN gồm 3 bước : lập và phê chuẩn NSNN, Chấp hành NSNN, quyết toán NSNN
Câu 6. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người chịu
thuế TL. Sai. Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, đánh vào hàng hóa,
Câu 7.Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là thuế gián thu
TL: Sai, Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, đánh
trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế
Câu 8. Biện pháp khắc phục thâm hụt ngân sách hữu hiệu nhất là phát hành tiền.
TL. Sai, phát hành tiền có thể gây nên lạm phát do đó đây không phải là biện pháp hữu hiệu nhất
Câu 9. Vay nợ nước ngoài là biện pháp tốt nhất để xử lý vấn đề bội chi của NSNN
TL. Sai. Có nhiều biện pháp khắc phục vấn đề bộ chị ngân sách như : tăng thu giảm
chi, đi vay( vay nước ngoài hoặc trong nước), phát hành tiền giấy và sử dụng dự trữ
ngoại tệ, thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Các biện
pháp đều có những ưu và nhược nhất định. Càn phải xem xét sử dụng biện pháp phù
hợp vs điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế xã hội.
Câu 10. chi NSNN chỉ bao gồm các khoản chi thường xuyên
Sai. Chi NSNN bao gồm các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
Câu 11. Khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN là khâu chấp hành
NSNN Sai. Khâu cuối cùng trong chu trình qly NSNN là khâu quyết toán NSNN
Câu 12. Hoạt động thu chi của NSNN không mang tính hoàn trả trực tiếp
TL: Đúng. Hoạt động thu chi của NSNN không mang tính hoàn trả trực tiếp mà được
hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công mà người nộp sử dụng.
Câu 13. Khoản chi lương thưởng, chi phát triển giáo dục, chi phát triển quốc phòng an ninh thuộc chi đầu tư
Khoản chi lương thưởng thuộc chi thường xuyên
Chương 5. Bảo hiểm
Câu 1. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là rủi ro thuần túy.
TL: Sai, rủi ro trong đầu tư CK thuộc rủi ro đầu cơ vì có yếu tố lợi
nhuận Câu 2. Rủi ro luôn gây ra thiệt hại.
TL: Sai, có những loại rủi ro mang lại lợi ích cho người đầu tư như rủi ro suy đoán
(đầu cơ) Câu 3. Rủi ro cơ bản, rủi ro phi tài chính và rủi ro thuần túy là các loại rủi ro
được bảo hiểm. TL: Sai. Chỉ có rủi ro thuần túy, rủi ro riêng biệt và rủi ro tài chính là các
loại rủi ro được bảo hiểm
Câu 4. Rủi ro phi tài chính là loại rủi ro có thể đo lường thiệt hại bằng tiền.
TL. Sai, Rủi ro phi tài chính là loại rủi ro không thể đo lường thiệt hại bằng tiền.
Câu 5. Dịch bệnh Covid 19 là rủi ro riêng biệt nên thiệt hại do dịch bệnh này gây ra thuộc phạm vi của bảo hiểm.
TL: Sai rủi ro do bệch dịch covid là rủi ro cơ bản gây ảnh hưởng đến nhóm người và toàn xã hội
Câu 6. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là vì mục tiêu lợi nhuận của công ty bảo hiểm.
Nguyễn tắc hoạt động của BHXH là vì mục tiêu phi lợi nhuận, về an sinh xã hội
Câu 7. Mức hưởng BHXH được tính trên độ tuổi của người tham gia bảo hiểm
Sai: nó dựa trên thời gian đóng bảo hiểm của người lao động theo quy định
Câu 8. Mức hưởng BHXH được tính trên độ tuổi của người tham gia bảo hiểm
Sai: nó dựa trên thời gian đóng bảo hiểm của người lao động theo quy định
Câu 9. Người tham gia BHXH tự nguyện là người lao động trong doanh nghiệp Nhà
nước. TL: Sai: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi
trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Câu 10. Bảo hiểm là cách thức con người đối phó rủi ro
Đúng, giải thích: Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều
rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất vể người và của. Mặc dù con người đã luôn có ý phòng tránh
nhưng những rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Câu 11. Bảo hiểm có tác dụng làm tăng cường công tác đề phòng, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất Đúng vì:
- Khi DNBH chấp nhận BH có nghĩa là họ phải có trách nhiệm về hợp đồng đó. Vì
vậy họ sẽ sử dụng mọi biện pháp phòng ngữa và hạn chế rủi ro tổn thất thông qua các
đợt kiểm tra, giám sát và kiểm định bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm.
- Đối với người được bảo hiểm khi xác định mua bảo hiểm đối với TS hoặc sức khỏe
của mình là họ đã có trách nhiệm hơn với sự an tòan của TS và SK của mình. Dù rủi ro
có xảy ra họ cũng sẽ yên tâm do đc cam kết bồi thường theo mức độ thiệt hại thực tế
xảy ra của TS hoặc SK của mình
Câu 12. Nguy cơ là nguyên nhân chính gây tổn thất
TL: Sai, giải thích: Nguy cơ (hazard): là một hay nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổn
thất. Nguy cơ không phải là nguyên nhân gây ra tổn thất nhưng có thể làm tăng
hoặc giảm khả năng tổn thất khi hiểm họa xảy ra. “kho hàng chứa xăng dầu”
Câu 13. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối yêu cầu người tham gia phải trung thực trong quá trình bảo hiểm ?
Đúng vì: Theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong quá trình bảo hiểm người bảo hiểm và
người được bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được
lừa dối nhau. Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực
Chương 6. Tín dụng – lãi suất
Câu 1. Lãi suất danh nghĩa 12%, với tỷ lệ lạm phát là 3%. Vậy lãi suất thực là ? LS thực = 12% - 3% =9%
Câu 2. Mục đích của việc phát hành Trái phiếu Chính phủ là để nhằm huy động
vốn cho DN Sai, việc phát hành trái phiếu TP nhằm bổ sung ngân sách nhà nước
Câu 3. Lãi suất khi chưa có lạm phát (lãi suất thực) là 7%/năm, tỷ lệ lạm phát là
2.5%/năm. Vậy lãi suất dùng để tính toán (lãi suất danh nghĩa) là bao nhiêu? Ls danh nghĩa = 7% + 2% = 9%
Câu 4. Đối tượng cấp tín dụng ngân hàng là quyền sử dụng vốn dài hạn
Sai, đối tượng cấp tín dụng bao gồm quyền sử dụng nguồn tài chính ngắn, trung
và dài hạn Câu 5. Hoạt động tín dụng thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả gián tiếp
Sai, hoạt động tín dụng thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp cả gốc lẫn lãi trong
1 khoảng thời gian xác định
Câu 6. Lãi suất trần và lãi suất sàn là lãi suất mà các ngân hàng thương
mại công bố Sai là ls do ngân hàng trung ương công bố
Câu 7. Đối tượng của Tín dụng thương mại là tiền tệ
Sai đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa mua chịu
Câu 8. Thương phiếu là chứng khoán vốn được thực hiện trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa
Sai, Thương phiếu là chứng khoán nợ được thực hiện trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa người mua và người bán
Câu 9. Căn cứ vào yếu tố thời hạn tín dụng bao gồm tín dụng thương mại, tín dụng
nhà nước, tín dụng ngân hàng
Sai, căn cứ vào thời hạn tín dụng có tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Câu 10. Căn cứ vào sự bảo đảm hoàn trả nợ tín dụng bao gồm tín dụng vốn lưu động
và tín dụng vốn cố định
Sai bao gồm tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không có tsđb
Câu 11. Hạn chế của tín dụng thương mại chỉ duy nhất về mặt quy mô
Hạn chế tín dụng thương mại là quy mô, thời gian, phạm vi
Câu 12. Trong các cách trả lãi sau, Lãi suất 12%/năm cứ 6 tháng trả lãi một lần, Lãi
suất 1%/tháng trả lãi hàng tháng THÌ người gửi tiền nên lựa chọn lãi suất
12%/năm có lợi nhất: Đúng Lãi suất thực của khoản 1 là = 12,36%/năm
Lãi suất thực của khoản 2 là 12%/năm => Chọn p.a 1 là có lợi nhất
Câu 13. Khi khách hàng thế chấp nhà để vay vốn ngân hàng thì trong thời gian vay
khách hàng không được sử dụng ngôi nhà
Sai theo quy định khi thế chấp nhà để cấp tín dụng KH có quyền sử dụng căn
nhà nhưng k có quyển chuyển nhượng căn nhà
Câu 14. lãi suất đơn là lãi suất của hợp đồng tài chính mà có nhiều kỳ tính lãi và lãi
phát sinh của kỳ trước được gộp chung với gốc để tính lãi cho kỳ sau.
Sai. Đây là khái niệm của lãi kép. Còn lãi đơn là ls của hợp đồng tài chính mà pthuc
trả lãi là 1 lần duy nhất khi đến hạn
Chương 7. Thị trường tài chính
Câu 1. Cổ phiếu và trái phiếu là 2 chứng khoán được giao dịch trên thị trường vốn
Đúng, cổ phiếu và trái phiếu là 2 Ck trung và dài hạn, còn thị trường vốn là nơi giao
dịch mua bán các công cụ tài chính trug và dài hạn
Câu 2. Chứng khoán được giao dịch trên thị trường vốn cổ phần bao gồm: kỳ phiếu
ngân hàng, chứng khoán phái sinh, cổ phiếu
Sai, Chỉ có cổ phiếu mới đc giao dịch trên thị trường vốn cổ phần
Câu 3. Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp và thị trường tài chính là thông qua
việc giải quyết các nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Đúng. Thông qua Các DN thông qua các công cụ tài chính để có thể huy động nguồn
vốn cho mình đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN
Câu 4. Định chế tài chính và thị trường tài chính hoạt động độc lập , tách biệt nhau. Sai.
Định chế tài chính và thị trường tài chính hoạt động song song, tương hỗ và thúc
Câu 5. Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc mua bán quyền sở hữu nguồn tài chính
thông qua các công cụ tài chính nhất định
Sai, theo KN thị trường tc thì Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc mua bán quyền sử
dụng nguồn tài chính thông qua các công cụ tài chính nhất định
Câu 6. Đối tượng được mua bán trên thị trường tiền tệ là quyền sử dụng nguồn tài
chính có thời hạn trên 1 năm
Sai, vì thị trường tiền tệ là nơi giao dịch quyền sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm
Câu 7. Phân loại chứng khoán theo chủ thể phát hành thì có chứng khoán doanh nghiệp
và chứng khoán chính phủ
Sai. Theo chủ thể phát hành có CK do chính phủ và chính quyền địa phương phát hành,
CK do DN phát hành, CK do NHTM phát hành
Câu 8. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền bỏ phiếu để bầu hội đồng quản trị
Sai. Theo quy định người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi k có quyền bỏ phiếu để bầu hội
đồng quản trị cũng như tham gia các cuộc họp liên quan đến hoạt động của công ty
Câu 9. Hàng hóa được giao dịch trên TT tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, giấy chứng
nhận tiền gửi ngân hàng, thương phiếu, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
Đúng. TTTT là nơi mua bán và giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn thường dưới 1 năm như:
tín phiếu kho bạc, giấy chứng nhận tiền gửi NH, thương phiếu, hối phiếu được chấp nhận
Câu 10. Trái phiếu là chứng khoán nợ chỉ do Chính phủ và chính quyền địa phương
phát hành Trái phiếu là chứng khoán nợ có thể do Chính phủ, doanh nghiệp và các
ngân hàng thương mại phát hành
Câu 11. Theo tính chất hoàn trả nguồn tài chính thì thị trường tài chính được chia thành
thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Sai Theo tính chất hoàn trả nguồn tài chính thì thị trường tài chính được chia thành thị
trường nợ và thị trường vốn cổ phần
Câu 12. Đặc trưng của các công cụ tài chính là có tính sinh lời, tính rủi ro
Sai. Đặc trưng của các công cụ tài chính là có tính sinh lời, tính rủi ro, tính thanh khoản
Câu 13. Mức độ thanh khoản của một tài sản được xác định bởi yếu tố chi phí và thời
gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt
Đúng. Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, việc 1 TS có tính
thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào việc BÀI TẬP Câu 1
Một người dự định tiết kiệm tiền để mua ô tô có giá trị 800 tỷ đồng. Tại thời điểm hiện
tại người này gửi vào ngân hàng số tiền 500 triệu đồng.
a. Với lãi suất 14%/năm, một năm nhập lãi vào gốc 2 lần. Tối thiểu sau bao nhiêu lần
ghép lãi, người này có thể mua được ô tô?
b. Tổng số tiền nhận được tại thời điểm đó là bao nhiêu?
Lời giải
a. Số kỳ(n) là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện sau:
800 < 500 x(1+7%)^n => n = 7 b. Với n = 7; PV = 500(1+7%)^4 = 802,891trđ Câu 2
Một khoản gửi tiết kiệm 850 triệu đồng trong thời hạn 3 năm, lãi suất 10%/năm. Số
tiền lãi ở cuối năm thứ 3 là bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a. Cứ 6 tháng lãi được nhập vào gốc một lần để tính lãi cho kỳ tiếp theo.
b. Cứ 3 tháng lãi được nhập vào gốc một lần để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Lời giải
a. Số tiền gốc 850 tr, số kỳ 6, lãi suất 5%/kỳ.
Số tiền lãi = 850{(1+5%)^6 -1} = 289,0813trđ b. Làm tương tự
Câu 3: Chị Nhung cứ đầu mỗi năm gửi vào ngân hàng ACB số tiền 120 triệu đồng trong
8 năm. Tính giá trị hiện tại của khoản tiền trên, biết lãi suất ngân hàng là 8,5%/năm Lời giải: PV=A* − 1−(1+ ) (1+r) = 150 x
−8 x (1+ 8,5%) = 917,78 triệu đồng 1−(1+8,5%) 8,5%
Câu 4: Ông Lân cứ cuối mỗi năm kể từ khi vay, phải trả ngân hàng TCB một khoản tiền
đều nhau là 50 triệu đồng thì sau 10 năm sau mới trả hết nợ. Hỏi số tiền mà ông Lân
vay TCB ban đầu là bao nhiêu, lãi suất cho vay của TCB là 10,5%. Lời giải PV= A* − −10 1−(1+ ) = 50x 1−(1+10,5%) = 300,74 triệu đồng 10,5%
Câu 5: Một khoản vốn 20 triệu đồng được gửi vào ngân hàng trong 11 năm theo lãi gộp, lãi suất
của khoản vốn trên là bao nhiêu biết rằng số tiền thu được sau 11 năm là 34.041.800 đồng.
Lời giải r = FV n −1 PV
FV=34.041.800 đ; PV = 20.000.000 đ; n= 11 r= 4,95%/năm
Câu 6.Sau 10 năm số tiền cả gốc và lãi phải trả cho khoản tín dụng là 37.006,1 USD,
lãi gộp 4%/năm. Số tiền cho vay ban đầu là bao nhiêu? Lời giải FVn = PV x (1+ r)n 37.006,1 = PV*(1+4%)10 => PV = 25.000 USD
Câu 7. Bạn phải gửi 1 số tiền vào NH là bao nhiêu nếu sau 7 năm nữa bạn sẽ nhận được 50.000$,
biết lãi suất gộp là 10%/năm
Lời giải FVn = PV x (1+ r)n 50000 = PV * (1+10%)7 PV = 25.658 $
Câu 8. Một người cứ cuối mỗi năm lại gửi vào ngân hàng một khoản tiền lần lượt là
150 triệu, 205 triệu, 185 triệu. Hỏi sau 3 năm kể từ lần gửi đầu tiên người đó có bao
nhiêu tiền, biết lãi suất ngân hàng là 6%/năm Lời giải
FV = 150(1+6%)^2 + 205(1+6%)^1 +185(1+6%)
Câu 9. Một người cứ đầu mỗi năm lại gửi vào ngân hàng một khoản tiền lần lượt là 325
triệu, 320 triệu, 365 triệu. Tính giá trị hiện tại của khoản tiền gửi trên, biết lãi suất ngân hàng là 5%/năm Lời giải
FV = 150(1+6%)^3 + 205(1+6%)^2 +185(1+6%)^1
Câu 10. Một khoản tín dụng có thời gian 12 tháng, lãi suất 2%/tháng theo lãi đơn, sau
12 tháng số tiền nhận về là 124 triệu. Số tiền cho vay ban đầu là bao nhiêu? Lời giải
PVn = FV/(1+r.n) = 124/(1+12x2%) = 100
Câu 11. Bạn phải gửi 1 số tiền vào NH là bao nhiêu nếu sau 8 năm nữa bạn sẽ nhận
được 100.000$ (cho biết lãi suất NH là 9%/1năm
Lời giải
Vn = FV/(1+r)n = 100.000/(1+9%)8 = 50186,63
Câu 12. Sau 10 năm số tiền cả gốc và lãi phải trả cho khoản tín dụng là 160.000 USD, lãi gộp
12%/năm.Ghép lãi theo 6 tháng. Số tiền cho vay ban đầu là bao nhiêu. Lời giải FVn = PV x (1+ r)n 160.000 = PV *(1+12%/2)20 => PV = 1,835,187.71 USD
Câu 13. Bạn phải gửi 1 số tiền vào NH là bao nhiêu nếu sau 12 năm nữa bạn sẽ nhận
được 500.000$ (cho biết lãi suất NH là 8%/1năm, ghép lãi theo quý)
Lời giải Lãi suất 1 quý = 8%/4 = 2%
PVn = FV/(1+r)n = 500.000/(1+2%)48 = 193268,80 trđ
Câu 14. Ngân hàng cho một doanh nghiệp vay 1000 triệu đồng trong 5 năm. Biết rằng
tiền lãi sẽ được ngân hàng ghép vốn 3 tháng một lần. Khi đáo hạn, ngân hàng thu nợ cả
gốc và lãi là 1638.6 triệu đồng. Hỏi lãi suất vay vốn mà ngân hàng áp dụng là bao nhiêu?
Lời giải r = FV n −1 PV =2,5%/quý
Câu 15. Ngân hàng cho một doanh nghiệp vay 1500 triệu đồng trong 3 năm, ghép lãi 6
tháng một lần. Hỏi lãi suất vay vốn mà ngân hàng áp dụng là bao nhiêu biết rằng, khi
đáo hạn doanh nghiệp trả cả gốc lẫn lãi là 2380 triệu đồng?
Lời giải r = FV n −1 PV r = 8%/6 tháng
Câu 16. Giá trị tương lai của 300 triệu đồng trong 4 năm với lãi suất chiết khấu là
9%/năm, ghép lãi 3 tháng 1 lần là?
Lời giải
FVn = PV x (1+ r)n =428,286 triệu đồng
Câu 17. Cho vay 10 triệu đồng trong 6 tháng, ghép lãi 1 tháng một lần. Vốn và lãi trả cuối
kỳ. Tổng số tiền nhận được sau 1 năm là:10.615.201 đồng. tính lãi suất
Lời giải r = FV n −1 PV =1%/tháng
Câu 18. Giá trị tương lai của 300 triệu đồng trong 4 năm với lãi suất chiết khấu là
9%/năm, ghép lãi 3 tháng 1 lần là?
Lời giải
FVn = PV x (1+ r)n =428,286 triệu đồng
Câu 19. Chuỗi tiền tệ cuối kỳ quy về tương lai với các khoản tiền gửi hàng năm lần lượt là:
400 triệu đồng, 800 triệu đồng, lãi suất là 6%/năm, số tiền nhận được là bao nhiêu?
Lời giải
FV=∑ CFt x (1+i)n-t= 1.224 trđ
i=6%, CFt= 400, 800 trđ, (t=1,2)
Câu 20. Hai vợ chồng chị X có kế hoạch sinh con sau 3 năm nữa nên gửi ngân hàng 100 triệu, lãi
suất 8%/năm, ghép lãi 6 tháng 1 lần . Hỏi sau 3 năm, anh chị nhận được bao nhiêu tiền?
Lời giải
FVn = PV x (1+ r)n =126,531 triệu đồng
Câu 21. Chuỗi tiền tệ đầu kỳ quy về tương lai với các khoản tiền gửi hàng năm lần
lượt là: 2 triệu, 4 triệu, 6 triệu, lãi suất là 8%/năm, số tiền nhận được là bao nhiêu?
Lời giải
FV=∑ CFt x (1+i)n-t+1= 13,67 trđ i=8%, CFt=2,4,6 trđ (t=1,2,3)
Câu 22. Chuỗi tiền tệ đầu kỳ quy về hiện tại với các khoản tiền gửi hàng năm lần lượt
là: 20 triệu, 22 triệu, 25 triệu lãi suất là 11%/năm, số tiền nhận được là bao nhiêu?
Lời giải Áp dụng công thức = × 1−(1+ )− × (1 + ) PV= 60,11 triệu
Câu 23. Chuỗi tiền tệ cuối kỳ quy về hiện tại với các khoản tiền gửi lần lượt hàng năm lần lượt là:
20 triệu, 22 triệu và 50 triệu, lãi suất ngân hàng 13%/năm, số tiền nhận được là bao nhiêu? Lời giải Áp dụng công thức = × 1−(1+ )− PV= 52,25 triệu