Chương 1: quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình | Lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Có nhiều khái niệm khác nhau của “Gia đình”. Từ thời xã hội nguyên thủy, các bộ lạc loài người đã xuất hiện gia đình. Gia đình ở thời nguyên thủy có thể được hiểu là “một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội”. Còn trong học thuyết Nho giáo, quan niệm của gia đình có khác đi đôi chút và đầy đủ hơn, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIA
ĐÌNH
1.1: Khái niệm về gia đình
Có nhiều khái niệm khác nhau của “Gia đình”. Từ thời xã hội nguyên
thủy, các bộ lạc loài người đã xuất hiện gia đình. Gia đình ở thời nguyên thủy
có thể được hiểu là “một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội”. Còn trong học thuyết Nho giáo, quan niệm của
gia đình có khác đi đôi chút và đầy đủ hơn, đó là “gia đình là một tế bào, đơn vị
kết cấu cơ bản của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn
định của xã hội, với đạo đức và cuộc sống của con người.
Sau khi trải qua thời kì dài và đầy biến động của lịch sử, quan điểm của
C. Mác và Ph. Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba
tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi và
nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó chính là gia
đình”. Từ đó ta có thể thấy được cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ
cơ bản, đó là: quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái,...) và quan hệ hôn nhân (
vợ và chồng). Hai mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc
và phụ thuộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và
chúng được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
Qua quan điểm trên, ta có thể thấy rằng quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền
tảng, là một gốc rễ rồi rẽ nhánh hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia
đình. Hôn nhân cũng là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ
huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân giữa chồng và vợ. Đây là một mối quan hệ tự nhiên, nó là yếu tố
mạnh mẽ nhất và đánh dấu sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với
nhau.
Một gia đình truyền thống của Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ,
chồng, ông, bà, cháu chắt, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, … Ngoài ra, ngày
nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã thừa nhận mối quan hệ cha mẹ
nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong
mối quan hệ gia đình. Cho dù được hình thành từ các hình thức nào, trong gia
đình cũng sẽ tất yếu nảy sinh mối quan hệ nuôi dưỡng, các thành viên trong gia
đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau về cả vật chất tinh thần. Họ sẽ cùng làm kinh
tế, cùng nhau nuôi dạy con cái trưởng thành, người công dân tốt, có đạo đức
cũng như có học vấn nghề nghiệp cao, những người công dân ấy góp phần tạo
nên một xã hội bền vững, tiến bộ và văn minh. Đồng thời mối quan hệ nuôi
dưỡng vừa là nghĩa vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các gia đình.
Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, nó có thể chia thành
nhiều cách gọi như sau:
+ Một gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) sẽ bao gồm khoảng hai thế
hệ, như là cha, mẹ và con cái.
+ Đại gia đình sẽ bao gồm ba thế hệ trở lên cùng chung sinh sống với
nhau: ông, bà, cha, mẹ, con cái và cháu chắt.
Từ những luận điểm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm cơ bản nhưng
không kém phần đầy đủ như sau: “Gia đình là môt hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân,
quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”.
1.2: Vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay
1.1.1: Vị trí:
Đối với sự tồn tại và phát triển của loài người thì gia đình có vị trí vô
cùng quan trọng. Điều đó có thể được thể hiện ở các luận điểm cơ bản sau đây:
a) Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình là một trong những yếu tố góp phần tạo nên xã hội loài người.
Nó quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ph. Ăngghen đã
từng nói: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử,
quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng
bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra
những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền
nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời
đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại
sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt
khác là do trình độ phát triển của gia đình”.
Theo quan điểm của Ph. Ăngghen, ta nhận thấy được cơ cấu thiết chế xã
hội này lại vừa đa dạng và phong phú. Một mặt vừa tuân thủ những quy
luật và cơ chế chug của xã hội, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống
của mỗi nền văn hóa nhưng mặt khác của gia đình còn tuân theo những
quy định và tổ chức riêng của mình.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại không giống
nhau, chúng phụ thuộc và bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối
cũng như là chính sách của gia cấp cầm quyền và đặc điểm của mỗi hình
thức gia đình trong những giai đoạn lịch sử khác nhau trong chiều dài lịch
sử của con người. Trong chiều dài lịch sử của con người, con người đã
nhận thấy được tác động tiêu cực rõ rệt của xã hội dựa trên trên cơ sở của
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong xã hội đã khiến
cho sự tác động của gia đình đối với xã hội là vô cùng hạn chế. Từ điều
trên, ta có thể thấy được rằng chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận
thì mới có thể lao động, sáng tạo và đóng góp cho xã hội càng ngày càng
phát triển thêm và ngược lại.
b) Gia đình là tổ ấm, mang laị các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân cùa mỗi thành viên
Gia đình là tổ ấm thân yêu, là cái nôi đem lại hạnh phúc cho con người,
nó cũng là nơi hình thành nhân cách của con người. Sự yên ổn, hạnh phúc
của mỗi gia đình góp phần hình thành và phát triển nên nhân cách tốt của
các thành viên từ đó trở thành một công dân tốt cho xã hội. Do đó, những
tình cảm tốt đẹp của con người về quê hương, đất nước đều có cội nguồn
và được hình thành từ tình yêu đối với gia đình và ngược lại.
c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân đối với xã hội
Gia đình chính là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống và
nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người. Gia đình tác động rất lớn với xã hội và xã hội cũng tác động
rất lớn đến gia đình. Bởi khi sinh ra, con người không chỉ có mối quan hệ
gia đình mà họ còn có rất nhiều mối quan hệ khác, chẳng hạn như mối
quan hệ với các thành viên bên ngoài xã hội. Xã hộ cũng nhận thức đầy
đủ và toàn diện hơn khi xem xét mối quan hệ của các cá nhân trong gia
đình. Theo chiều dài thăng trầm của lịch sử, từ thời phong kiến tồn tại với
tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” hay “Nhất nam viết hữu/Thập nữ viết
vô” cho đến thời kì đánh đuổi quân xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì tính con người đã được giải phóng, không còn những tư tưởng cổ hũ
và lỗi thời, giai cấp công nhân đã chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một
vợ một chồng, thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình. Từ những lí do
trên, ta rút ra được rằng quan hệ gia đình có đặc điểm khác về chất so với
các xã hội trước đó.
1.2.2: Vai trò của gia đình
Vai trò của gia đình là một khía cạnh then chốt trong nghiên cứu về gia
đình. Gia đình chính là cơ sở cơ bản để thỏa mãn các nhu cầu sống, sinh hoạt và
phát triển của các thành viên trong mối quan hệ với xã hội. Các nghiên cứu về
gia đình, dù ở mức độ tổng thể hoặc chi tiết, thường nhấn mạnh vai trò cụ thể
của gia đình. Gia đình tồn tại và phát triển nhờ vào sứ mệnh đảm đương các vai
trò đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao phó. Không có một cơ chế xã hội nào
có thể thay thế được vai trò của gia đình. Quan hệ giữa gia đình và xã hội, cũng
như giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình, chúng thường được thể
hiện qua việc thực hiện các chức năng gia đình.
Gia đình không chỉ là một tổ chức xã hội hiện tại mà còn là một phạm trù
lịch sử đặc biệt, thể hiện qua sự biến đổi và phát triển qua các giai đoạn khác
nhau của lịch sử nhân loại. Trong thời kỳ tiền sử, gia đình không chỉ là nơi mà
các thành viên sinh sống và làm việc, mà còn đóng vai trò to lớn trong việc duy
trì và phát triển cộng đồng. Quan điểm của Marx và Engels đã đưa ra một cái
nhìn sâu sắc về vai trò của gia đình trong thời kỳ này, khi họ mô tả nó như một
"quan hệ xã hội duy nhất". Trong môi trường này, gia đình không chỉ đóng vai
trò trong việc thực hiện các hoạt động lao động mà còn là trung tâm của các
hoạt động xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển xã hội ở
mức độ sơ khai. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển và các hoạt động sản xuất được
tổ chức một cách hiệu quả hơn, gia đình bắt đầu trở nên độc lập hơn và đôi khi
đối lập với xã hội rộng lớn hơn. Sự đối lập này thường được quan sát trong các
xã hội thị tộc, bộ lạc, nơi mà các gia đình có khả năng tự tổ chức và duy trì cuộc
sống của mình mà không phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp của xã hội bên
ngoài. Với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
vai trò và chức năng của gia đình trở nên phức tạp và đa dạng hơn bao giờ hết.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến
cách mà gia đình hoạt động và tồn tại trong xã hội ngày nay. Điều này có thể
thấy qua việc gia đình trở nên đa dạng hơn, với sự phân chia rõ ràng giữa các
vai trò và chức năng của nó trong xã hội hiện đại, từ việc cung cấp hỗ trợ tinh
thần và vật chất cho các thành viên, đến việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước.
Nguồn:
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2021), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia sự thật.
- Bạch Quốc Khánh, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-su-pham-ky-thuat-thanh-pho-ho-chi-minh/chu-nghia-khoa-hoc-xa-
hoi/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-vi-tri-va-chuc-nang-cua-gia-
dinh/35714651, ngày truy cập: 30/3/2024
- Bộ văn hóa, thể thao và du lịch gia đình,
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-va-vi-tri-vai-tro-cua-gia-dinh-
trong-xa-hoi-hien-dai/, ngày truy cập: 30/3/2024
| 1/5

Preview text:

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH
1.1: Khái niệm về gia đình
Có nhiều khái niệm khác nhau của “Gia đình”. Từ thời xã hội nguyên
thủy, các bộ lạc loài người đã xuất hiện gia đình. Gia đình ở thời nguyên thủy
có thể được hiểu là “một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội”. Còn trong học thuyết Nho giáo, quan niệm của
gia đình có khác đi đôi chút và đầy đủ hơn, đó là “gia đình là một tế bào, đơn vị
kết cấu cơ bản của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn
định của xã hội, với đạo đức và cuộc sống của con người.
Sau khi trải qua thời kì dài và đầy biến động của lịch sử, quan điểm của
C. Mác và Ph. Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba
tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi và
nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó chính là gia
đình
”. Từ đó ta có thể thấy được cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ
cơ bản, đó là: quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái,...) và quan hệ hôn nhân (
vợ và chồng). Hai mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc
và phụ thuộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và
chúng được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
Qua quan điểm trên, ta có thể thấy rằng quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền
tảng, là một gốc rễ rồi rẽ nhánh hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia
đình. Hôn nhân cũng là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ
huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân giữa chồng và vợ. Đây là một mối quan hệ tự nhiên, nó là yếu tố
mạnh mẽ nhất và đánh dấu sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Một gia đình truyền thống của Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ,
chồng, ông, bà, cháu chắt, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, … Ngoài ra, ngày
nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã thừa nhận mối quan hệ cha mẹ
nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong
mối quan hệ gia đình. Cho dù được hình thành từ các hình thức nào, trong gia
đình cũng sẽ tất yếu nảy sinh mối quan hệ nuôi dưỡng, các thành viên trong gia
đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau về cả vật chất tinh thần. Họ sẽ cùng làm kinh
tế, cùng nhau nuôi dạy con cái trưởng thành, người công dân tốt, có đạo đức
cũng như có học vấn nghề nghiệp cao, những người công dân ấy góp phần tạo
nên một xã hội bền vững, tiến bộ và văn minh. Đồng thời mối quan hệ nuôi
dưỡng vừa là nghĩa vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các gia đình.
Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, nó có thể chia thành nhiều cách gọi như sau:
+ Một gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) sẽ bao gồm khoảng hai thế
hệ, như là cha, mẹ và con cái.
+ Đại gia đình sẽ bao gồm ba thế hệ trở lên cùng chung sinh sống với
nhau: ông, bà, cha, mẹ, con cái và cháu chắt.
Từ những luận điểm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm cơ bản nhưng
không kém phần đầy đủ như sau: “Gia đình là môt hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân,
quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”.
1.2: Vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay 1.1.1: Vị trí:
Đối với sự tồn tại và phát triển của loài người thì gia đình có vị trí vô
cùng quan trọng. Điều đó có thể được thể hiện ở các luận điểm cơ bản sau đây:
a) Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình là một trong những yếu tố góp phần tạo nên xã hội loài người.
Nó quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ph. Ăngghen đã
từng nói: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử,
quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng
bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra
những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền
nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời
đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại
sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt
khác là do trình độ phát triển của gia đình”.
Theo quan điểm của Ph. Ăngghen, ta nhận thấy được cơ cấu thiết chế xã
hội này lại vừa đa dạng và phong phú. Một mặt vừa tuân thủ những quy
luật và cơ chế chug của xã hội, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống
của mỗi nền văn hóa nhưng mặt khác của gia đình còn tuân theo những
quy định và tổ chức riêng của mình.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại không giống
nhau, chúng phụ thuộc và bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối
cũng như là chính sách của gia cấp cầm quyền và đặc điểm của mỗi hình
thức gia đình trong những giai đoạn lịch sử khác nhau trong chiều dài lịch
sử của con người. Trong chiều dài lịch sử của con người, con người đã
nhận thấy được tác động tiêu cực rõ rệt của xã hội dựa trên trên cơ sở của
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong xã hội đã khiến
cho sự tác động của gia đình đối với xã hội là vô cùng hạn chế. Từ điều
trên, ta có thể thấy được rằng chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận
thì mới có thể lao động, sáng tạo và đóng góp cho xã hội càng ngày càng
phát triển thêm và ngược lại.
b) Gia đình là tổ ấm, mang laị các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân cùa mỗi thành viên
Gia đình là tổ ấm thân yêu, là cái nôi đem lại hạnh phúc cho con người,
nó cũng là nơi hình thành nhân cách của con người. Sự yên ổn, hạnh phúc
của mỗi gia đình góp phần hình thành và phát triển nên nhân cách tốt của
các thành viên từ đó trở thành một công dân tốt cho xã hội. Do đó, những
tình cảm tốt đẹp của con người về quê hương, đất nước đều có cội nguồn
và được hình thành từ tình yêu đối với gia đình và ngược lại.
c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân đối với xã hội
Gia đình chính là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống và
nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người. Gia đình tác động rất lớn với xã hội và xã hội cũng tác động
rất lớn đến gia đình. Bởi khi sinh ra, con người không chỉ có mối quan hệ
gia đình mà họ còn có rất nhiều mối quan hệ khác, chẳng hạn như mối
quan hệ với các thành viên bên ngoài xã hội. Xã hộ cũng nhận thức đầy
đủ và toàn diện hơn khi xem xét mối quan hệ của các cá nhân trong gia
đình. Theo chiều dài thăng trầm của lịch sử, từ thời phong kiến tồn tại với
tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” hay “Nhất nam viết hữu/Thập nữ viết
vô” cho đến thời kì đánh đuổi quân xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì tính con người đã được giải phóng, không còn những tư tưởng cổ hũ
và lỗi thời, giai cấp công nhân đã chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một
vợ một chồng, thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình. Từ những lí do
trên, ta rút ra được rằng quan hệ gia đình có đặc điểm khác về chất so với các xã hội trước đó.
1.2.2: Vai trò của gia đình
Vai trò của gia đình là một khía cạnh then chốt trong nghiên cứu về gia
đình. Gia đình chính là cơ sở cơ bản để thỏa mãn các nhu cầu sống, sinh hoạt và
phát triển của các thành viên trong mối quan hệ với xã hội. Các nghiên cứu về
gia đình, dù ở mức độ tổng thể hoặc chi tiết, thường nhấn mạnh vai trò cụ thể
của gia đình. Gia đình tồn tại và phát triển nhờ vào sứ mệnh đảm đương các vai
trò đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao phó. Không có một cơ chế xã hội nào
có thể thay thế được vai trò của gia đình. Quan hệ giữa gia đình và xã hội, cũng
như giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình, chúng thường được thể
hiện qua việc thực hiện các chức năng gia đình.
Gia đình không chỉ là một tổ chức xã hội hiện tại mà còn là một phạm trù
lịch sử đặc biệt, thể hiện qua sự biến đổi và phát triển qua các giai đoạn khác
nhau của lịch sử nhân loại. Trong thời kỳ tiền sử, gia đình không chỉ là nơi mà
các thành viên sinh sống và làm việc, mà còn đóng vai trò to lớn trong việc duy
trì và phát triển cộng đồng. Quan điểm của Marx và Engels đã đưa ra một cái
nhìn sâu sắc về vai trò của gia đình trong thời kỳ này, khi họ mô tả nó như một
"quan hệ xã hội duy nhất". Trong môi trường này, gia đình không chỉ đóng vai
trò trong việc thực hiện các hoạt động lao động mà còn là trung tâm của các
hoạt động xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển xã hội ở
mức độ sơ khai. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển và các hoạt động sản xuất được
tổ chức một cách hiệu quả hơn, gia đình bắt đầu trở nên độc lập hơn và đôi khi
đối lập với xã hội rộng lớn hơn. Sự đối lập này thường được quan sát trong các
xã hội thị tộc, bộ lạc, nơi mà các gia đình có khả năng tự tổ chức và duy trì cuộc
sống của mình mà không phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp của xã hội bên
ngoài. Với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
vai trò và chức năng của gia đình trở nên phức tạp và đa dạng hơn bao giờ hết.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến
cách mà gia đình hoạt động và tồn tại trong xã hội ngày nay. Điều này có thể
thấy qua việc gia đình trở nên đa dạng hơn, với sự phân chia rõ ràng giữa các
vai trò và chức năng của nó trong xã hội hiện đại, từ việc cung cấp hỗ trợ tinh
thần và vật chất cho các thành viên, đến việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước. Nguồn:
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2021), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
- Bạch Quốc Khánh, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-su-pham-ky-thuat-thanh-pho-ho-chi-minh/chu-nghia-khoa-hoc-xa-
hoi/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-vi-tri-va-chuc-nang-cua-gia-
dinh/35714651, ngày truy cập: 30/3/2024
- Bộ văn hóa, thể thao và du lịch gia đình,
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-va-vi-tri-vai-tro-cua-gia-dinh-
trong-xa-hoi-hien-dai/, ngày truy cập: 30/3/2024