Chương 1: Tổng quan về sản xuất và quản lý sản xuất | Bài giảng Power Point học phần Quản lí sản xuất | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài giảng Power Point học phần Quản lí sản xuất về Chương 1: Tổng quan về sản xuất và quản lý sản xuất của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lí sản xuất (EM3417)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Học phần: Quản lý sản xuất
Mã học phần: EM3417 (BTL)
Mục tiêu chung của học phần:
Cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng
về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của
quản trị sản xuất, những phương pháp, công cụ
phân tích, tính toán để giúp giải quyết những vấn đề đó.
Chịu trách nhiệm biên soạn chương: PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc 1 EM 3417
Các tài liệu tham khảo của môn học Tiếng Việt:
• Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nguyễn Văn
Nghiến. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009
• Quản trị tác nghiệp. Trương Đức Lực &
Nguyễn Đình Trung. Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, năm 2010. ( Lý thuyết và bài tập)
• Các tác giả khác và các học liệu mở trên internet… 2
Các tài liệu tiếng Anh:
• William J. Stevenson. 2011. Production/
Operation Management. McGraw-Hill
Companies. Xuất bản lần thứ 11.
• Richarf B. Chase, Nicholas J. Aquilano, F.
Robert Jacobs. 2004. Operations Management
for Competitive Advantage. McGraw-Hill
Companies. Xuất bản lần thứ 10.
Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài khác: Nga, Pháp, Nhật...
* Các học liệu mở trên internet của các trường
đại học trên thế giới… 3
Phương pháp đánh giá kết quả học
của sinh viên theo Học phần
• Điểm quá trình: 30% (Bài tập trên lớp,
thuyết trình và bài tập lớn);
• Điểm thi cuối kỳ: 70 % (Thi tự luận bài tập)
• Xem xét cộng điểm thưởng cho các sinh viên
có thành tích xuất sắc trong quá trình học theo
điểm quá trình, có bài thuyết trình hoặc tiểu
luận nộp kèm theo, nghiên cứu khoa học theo
môn học và có thành tích tốt… 4
CÁC NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN
• CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
• CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CÔNG SUẤT
• CHƯƠNG 3: CHU KỲ SẢN XUẤT
• CHƯƠNG 4 : KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT
• CHƯƠNG 5 : TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN
• CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC SẢN XUÂT TRONG CÁC
XƯỞNG CÔNG NGHỆ (JOB SHOP)
• CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ
• CHƯƠNG 8: LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT THEO DỰ ÁN 5
QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN
• Sinh viên cần tuân thủ nghiêm túc các nội quy và
quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
và Viện Kinh tế và Quản lý.
• Sinh viên cần có tinh thần thái độ tích cực, chủ
động trong học tập và chấp hành tốt các yêu cầu
của học phần: đọc trước tài liệu, làm bài tập đầy
đủ; nộp bài tập lớn đúng hạn; đào sâu suy nghĩ.
• Đối với bất kỳ sự gian lận nào trong quá trình làm
bài tập hay bài thi, sinh viên phải chịu mọi hình
thức kỷ luật của Viện/Trường và bị 0 điểm cho
phần bài đánh giá có sự gian lận này. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Các nội dung xem xét:
1.1. Khái niệm về sản xuất
1.2. Phân loại sản xuất
1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất (QTSX)
1.4. Các mục tiêu về quản trị sản xuất
1.5. Mỗi quan hệ giữa QTSX và các chức năng quản
trị khác trong doanh nghiệp
1.6. Kết cấu hệ thống sản xuất 1.7. Năng suất 7 Yêu cầu về chương 1
• Nắm được phần lý thuyết cơ bản;
• Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập cụ thể của chương. 8
1.1. Khái niệm về sản xuất
• Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
• Sản xuất là quá trình biến đổi từ các yếu tố đầu
vào thành các sản phẩm đầu ra
• Sản xuất là: lĩnh vực tạo ra sản phẩm, hàng hóa
phục vụ nhu cầu xã hội; tạo ra giá trị gia tăng và
lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất, tạo ra
nguồn thu cho ngân sách và các phúc lợi xã hội… 9
Mô hình sản xuất Các yếu tố đầu vào: Các sản phẩm, - Lao động; dịch vụ đầu ra: - Máy móc, thiết - Các sản bị; phẩm, dịch vụ - Công cụ, dụng có ích cho xã cụ sản xuất; Quá trình biến đổi hội; - Nguyên vật (Sản xuất) - Các sản phẩm liệu; có hại cho xã - Nhà xưởng; hội - Thông tin;…
Thông tin phản hồi 10
Ví dụ về quá trình sản xuất (ngành dịch vụ) Các yếu tố đầu Các sản phẩm, vào: dịch vụ đầu ra: - Bác sỹ; y tá, điều dưỡng, kỹ - Các bệnh thuật viên nhân được - Máy móc, thiết chữa khỏi bị y tế; bệnh (có ích - Công cụ, dụng Quá trình khám cho xã hội); cụ y tế; chữa bệnh tại - Rác thải, - Thuốc men, Bệnh viện nước thải y vật tư y tế; tế, các bệnh - Các phòng dịch lây khám; truyền cho xã - Thông tin;… hội từ bệnh viện (có hại cho xã hội) Thông tin phản hồi 11
Phân loại về sản xuất
Tiêu chí: dựa vào số lượng
sản phẩm sản xuất ra và
tính lặp lại của QTSX TYPES Sản xuất đại Sản xuất đơn Sản xuất theo trà (mass chiếc (Single lô (Batch production) Production) production) 12
Hình ảnh minh họa về sản xuất đại trà 13
Đặc điểm của sản xuất đại trà
• Số lượng chủng loại
sản phẩm rất ít, số lượng
sản phẩm sản xuất lại rất nhiều;
• Quá trình sản xuất lặp lại cao trong thời gian tương đối dài;
• Quy trình công nghệ được xây dựng tỷ mỉ và
chi tiết đến từng nguyên công; 14
• Máy móc thiết bị có mức độ chuyên dụng và tự động hóa cao;
• Đầu tư ban đầu lớn;
• Tính linh hoạt của hệ thống kém;
• Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ;
• Trình độ chuyên môn hóa công việc của người lao động cao. 15
Minh họa về sản xuất đơn chiếc 16
Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc
• Số lượng chủng loại sản phẩm nhiều nhưng số
lượng mỗi loại rất ít hoặc duy nhất;
• Quá trình sản xuất không có tính lặp lại;
• Mức độ chuyên môn hóa công việc của công
nhân thấp nhưng trình độ tay nghề lại cao; 17
• Máy móc thiết bị công nghệ chủ yếu là vạn
năng và bố trí sắp xếp theo từng nhóm công nghệ;
• Đầu tư ban đầu thấp, tính linh hoạt của hệ thống cao. 18 Minh họa sản xuất theo lô 19
Đặc điểm của sản xuất theo lô
• Số lượng chủng loại sản phẩm tương đối
nhiều nhưng số lượng từng loại trung bình;
• Quá trình sản xuất lặp lại theo chu kỳ;
• Trình độ chuyên môn hóa công việc của người lao động trung bình;
• Máy móc thiết bị công nghệ vừa vạn năng và
vừa chuyên dụng, được bố trí hỗn hợp: vừa
theo nhóm công nghệ và vừa theo hành trình công nghệ. 20
Dạng sản xuất sẽ ảnh hưởng tới:
• Trình độ công nghệ;
• Bố trí mặt bằng sản xuất;
• Các phương pháp tổ chức sản xuất để phù hợp
với từng dạng sản xuất trên…
• Chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá
bán, thị phần, lợi nhuận…
• Tính linh hoạt của hệ thống sản xuất;
• Mức độ đáp ứng cầu thị trường, mức độ hài lòng của khách hàng… 21
Lựa chọn dạng (TYPE) sản xuất phụ thuộc vào:
• Tính ổn định và độ lớn của cầu thị trường;
• Năng lực về vốn đầu tư ban đầu;
• Yêu cầu về tuyển dụng và đào tạo nhân công;
• Yêu cầu về công nghệ;
• Yêu cầu về chất lượng sản phẩm;
• Yêu cầu về giá thành và giá bán sản phẩm; 22
Theo mức độ tự chủ của quá trình sản xuất
sản xuất có thiết kế sản xuất thầu sản xuất gia công
Theo đặc điểm về sự đồng thời của quá trình sản xuất và thương mại
sản xuất xong tồn kho sản xuất và thương sản xuất theo rồi thương mại mại đồng thời đơn đặt hàng 23
Hình: Mô hình đường cong nụ cười của STAN SHIN
https://spiderum.com/bai-dang/Hanh-trinh-leo-len-duong-cong-nu-cuoi-cua-doanh-nghiep-Viet-def 24
Theo đặc điểm của sản phẩm
sản xuất hội tụ
sản xuất phân kỳ
sản xuất hỗn hợp
Theo đặc điểm về tập trung hóa sản xuất
tập trung sản xuất theo
tập trung sản xuất theo
tập trung sản xuất theo chuyên môn hóa SX hợp tác hóa SX tổ hợp hóa SX 25
Bản chất tập trung hóa sản xuất: là tập trung sản
xuất nhiều sản phẩm, dịch vụ gần giống nhau tại các
hệ thống sản xuất lớn (hoặc liên hợp sản xuất lớn).
Tổ hợp sản xuất sữa tại Kirov, LB Nga
- sản xuất ra hơn 80 chủng loại SP 26
LỢI ÍCH CỦA TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT:
- Cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng các công nghệ, máy móc
thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất;
- Nâng cao mức chuyên dụng, chuyên sâu về công nghệ;
- Thúc đẩy sử dụng các phương pháp tổ chức sản xuất hiện đại;
- Thúc đẩy sử dụng một cách đồng bộ nguyên vật liệu;
- Hướng tới giảm số lao động quản lý;
- Thúc đẩy hoàn thiện và hiện đại hóa sản phẩm sản xuất ra… 27
Chuyên môn hóa: sản xuất với sự hạn chế về:
- số lượng chủng loại sản phẩm;
- hoặc công nghệ sản xuất
tại một hệ thống sản xuất (trung tâm sản xuất)
Theo đặc điểm về chuyên môn hóa: - CNH sản phẩm; -
CMH quy trình công nghệ; - CMH hỗn hợp… 28
Hợp tác hóa sản xuất: là hợp tác các quan hệ
sản xuất giữa các hệ thống sản xuất nhằm sản
xuất ra một sản phẩm cuối cùng.
- Theo phạm vi lãnh thổ: hợp tác sản xuất trong
cùng khu vực; hợp tác sản xuất với bên ngoài khu vực.
- Theo sử dụng công suất tại cơ sở sản xuất: hợp tác
sản xuất trong cơ sở sản xuất hiện đang sử dụng
(công suất đang dùng); hợp tác sản xuất tại cơ sở
sản xuất đang dư thừa công suất (đang còn trống) 29
Tổ hợp hóa sản xuất: kết hợp nhiều quá trình
sản xuất khác nhau của một ngành hoặc nhiều
ngành công nghiệp khác nhau nhưng có mối
quan hệ về công nghệ sản xuất trong một hệ
thống sản xuất lớn (hoặc một tổ hợp sản xuất).
Ví dụ: tổ hợp sản xuất Gang- Thép: Quặng sắt Gang Thép Thép cán
Đây cũng là tổ hợp sản xuất theo chiều dọc: quá trình sản xuất được tiến hành
tuần tự, nối tiếp nhau. 30
Ví dụ: tổ hợp sản xuất đồng kim loại và lưu huỳnh Quặng đồng (Pirit) Chế biến quặng đồng SO2 Đồng kim loại S (lưu huỳnh)
Quá trình này được gọi là tổ hợp sản xuất theo chiều ngang: từ một loại nguyên
liệu đầu vào chế biến tuần tự thành nhiều bán thành phẩm hoặc thành phẩm khác nhau 31
Ưu điểm của tổ hợp sản xuất:
• Sử dụng hợp lý và đồng bộ nguyên vật liệu đầu
vào cũng như chế biến đồng bộ các sản phẩm
phụ từ các quá trình sản xuất;
• Tăng tính liên tục của các quá trình sản xuất;
• Giảm giá thành sản phẩm;
• Bảo vệ môi trường; 32
• Tăng hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị
công nghệ: sử dụng một phần máy móc thiết
bị công nghệ ở những tổ hợp khác nhau để
sản xuất các sản phẩm khác nhau;
• Sử dụng chung hệ thống sản xuất phụ và phụ
trợ -> giảm suất đầu tư vào cả tổ hợp sản xuất;
• Tăng nhanh vòng quay vốn; 33
1.3. Quản trị sản xuất (QTSX)
• QTSX là quản trị quá trình sản xuất (hoặc hệ
thống sản xuất) nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn;
• QTSX là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, điều chỉnh quá trình sản xuất nhằm đạt
được các mục tiêu mong muốn;
• QTSX là ra các quyết định về quản lý cho hệ
thống SX nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn; 34
Các quyết định trong hệ thống sản xuất: THEO THỜI HẠN QUYẾT ĐỊNH
• Sản xuất sản phẩm gì?
• Sản xuất bao nhiêu? DÀI HẠN
• Sản xuất ở đâu? Cho ai?
• Sản xuất vào thời gian nào? TRUNG VÀ
• Sản xuất như thế nào? NGẮN HẠN 35
Các quyết định trong QTSX
Các quyết định dài hạn
Các quyết định trung và ngắn hạn Thiết kế hệ Quản trị vận thống SX hành hệ thống SX 36
1.3. Mục tiêu của QTSX Mục tiêu chung của QTDN: Mục tiêu của QTSX: Nâng cao năng - Nhanh hơn; lực cạnh tranh - Tốt hơn; cho DN - Rẻ hơn 37
Toàn bộ các nội dung của QTSX đều phải
hướng tới đạt được 3 mục tiêu chính Thiết kế Quản trị vận HTSX hành hệ thống
Đạt được các mục tiêu: - Nhanh hơn; - Tốt hơn; - Rẻ hơn 38
1.4. Mối quan hệ giữa QTSX và các
chức năng quản trị khác trong DN QTNL QTTC QTSX QT MARKETING QTTT 39
Bản chất các mối quan hệ
Vừa có tính MẪU THUẪN nhưng vừa ĐỒNG
THUẬN (trợ giúp cho nhau phát triển):
- Mâu thuẫn: Các chức năng đều có
những mục tiêu riêng và khi thực hiện sẽ cần sử
dụng những nguồn lực hữu hạn của DN-> các
chức năng sẽ có thể có xung đột về sử dụng
nguồn lực của DN cho những trong những giai
đoạn nhất định để hoàn thành những mục tiêu riêng của mình; 40 QTSX QT MARKETING QTSX QT MARKETING 1. Tính ổn định trong
Càng nhiều -> càng Càng thay đổi nhanh sản xuất sản phẩm tốt sang sản xuất sản phẩm mới-> càng tốt 2. Chất lượng sản
Càng cao-> càng khó Càng cao -> càng tốt phẩm 3. Giá thành sản xuất
Càng thấp -> càng
Càng thấp -> càng tốt khó sản xuất 4. Thời gian sản xuất
Càng ít -> càng khó Càng ít -> càng tốt và phản ứng với càng đơn hàng
5. Quy mô của lô sản Sản xuất quy mô càng SX càng ít và tần suất xuất và tần suất giao
lớn và tần suất giao giao hàng càng tăng-> hàng
hàng càng ít hơn -> càng tốt càng tốt 41
Quan hệ đồng thuận
Các hoạt động của Các hoạt động MARKETING: QTSX : - Dự báo nhu cầu - Quy hoạch thị trường; công suất; - Quản lý các đơn Hỗ trợ - Lập kế hoạch đặt hàng; sản xuất; - Tiêu thụ sản phẩm - Lập kế hoạch - Phát hiện những R&D; nhu cầu mới của - Định vị sản thị trường; xuất… 42
1.5.Kết cấu hệ thống sản xuất
• Kết cấu HTSX là tập hợp các phần tử của HTSX và
mối quan hệ giữa các phần tử đó.
• Trong xây dựng HTSX, các câu hỏi chính cần trả lời:
- Cần những phân xưởng, bộ phận thành phần của HTSX nào?
- Số lượng các bộ phận, chỗ làm việc trong mỗi phân
xưởng, bộ phận đó?
- Mối quan hệ bên trong mỗi phân xưởng, bộ phận và mối
quan hệ giữa các bộ phân, phân xưởng đó với nhau như thế nào? 43 Số lượng chủng loại SP Quy mô sản xuất Đặc điểm thiết Kết cấu sản kế SP & QTCN xuất Chiến lược hợp tác với bên ngoài Yêu cầu của Pháp Luật…
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu sản xu 44 ất Đặc điểm chuyên môn hóa và hợp tác hóa SX Ảnh hưởng tới Chi phí sản NLCT Kết cấu SX xuất dài hạn Thời gian sản của xuất DN Mức linh hoạt của HTSX…
Tầm quan trọng của lựa chọn kết cấu SX 45
Theo vai trò đối với quá trình sản xuất, người ta chia
ra: sản xuất chính, phụ, phụ trợ. Sản xuất phụ trợ Inputs Sản xuất chính Outputs Sản xuất phụ 46
1.6. Năng suất (PRODUCTIVITY)
• Năng suất là chỉ tiêu cho phép đánh giá quá trình sản
xuất thông qua sự so sánh giữa kết quả đầu ra với các
chi phí đầu vào của QTSX.
• Công thức: NS = Đầu ra / Đầu vào (Hay NS = O/I)
• Năng suất cho phép đánh giá về hiệu quả sử dụng
một hoặc nhiều nguồn lực đầu vào của QTSX=>
đánh giá và so sánh về hiệu quả sản xuất giữa các QTSX khác nhau. 47
Phân loại năng suất
-Theo số lượng các yếu tố đầu vào được tính toán trong
chỉ tiêu năng suất, chia ra thành 2 loại:
+ Năng suất đơn yếu tố (single factor productivity): chỉ
tính tới 1 yếu tố đầu vào trong mẫu số để đánh , ví dụ
lao động, máy, nguyên vật liệu… NS = O/I
+ Năng suất đa yếu tố (multi-factor productivity): tính
từ 2 yếu tố trở lên trong mẫu số. NS = O/(I1 + I2 …) 48
Tử số có thể sử dụng (O):
- Sản lượng sản xuất;
- Giá trị sản xuất;
- Giá trị gia tăng, lợi nhuận
Mẫu số có thể sử dụng:
Chi phí sử dụng các yếu tố sản xuất, được tính theo
đơn vị hiện vật hoặc theo giá trị của của yếu tố đó. Vốn Máy móc, Lao động thiết bị Các yếu tố SX (Inputs) Nguyên vật Năng lượng liệu Mặt bằng, không gian sản xuất… 50 VÍ DỤ:
Đơn vị hiện vật (người, giờ công, ngày công…) yếu tố lao động
Đơn vị giá trị (chi phí trả công lao động…) yếu
Đơn vị hiện vật (tấn, mét, mét vuông, tố mét khối…) về nguyên vật liệu
Đơn vị giá trị (chi phí sử dụng các NVL đó)
Một số giải pháp nâng cao năng suất Tăng đầu ra (O) Tăng Giảm đầu vào (I) Ns
Cùng tăng nhưng tốc độ tăng đầu
ra (O) nhanh hơn tốc độ tăng đầu
vào (I), hoặc cùng giảm thì tốc độ
giảm đầu ra (O) chậm hơn tốc độ giảm đầu vào (I) 52
Giải pháp về tổ chức- quản lý:
-Tăng sản lượng sản xuất; - Tăng chất lượng SP;
- Tăng chất lượng dịch vụ Tăng đầu ra
chăm sóc khách hàng (O)
Giải pháp về kỹ thuật- công nghệ
Các giải pháp khác
- Giải pháp về tổ chức-quản
lý: ban hành và liên tục hoàn
thiện định mức; kiểm soát hoạt
động sản xuất… Giảm đầu
- Giải pháp về kỹ thuật- vào
công nghệ: thay đổi và nâng cấp
công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong SX
- Giải pháp khác…
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Ngành mía VN
• Hiện nay, ngành mía đường tạo việc làm cho hơn 30 vạn hộ nông
dân, khoảng 1,5 triệu lao động và 35 vạn công nhân công nghiệp
chế biến làm việc trong các nhà máy.
• Tiêu thụ đường trong nước khá lớn (trung bình 1,6 triệu tấn/năm).
• Vụ sản xuất 2019-2020 ngành đường Việt Nam ép được khoảng
7.566.558 tấn mía và sản xuất được 763.931 tấn đường các loại.
• Từ ngày 1-1-2020, khi Việt Nam thực hiện cam kết theo các hiệp
định thương mại và đặc biệt là hiệp định ATIGA (Hiệp định thương
mại tự do trong khu vực ASEAN), trong đó mặt hàng đường được
giảm thuế từ 80% (đường thô) xuống còn 5% trong nội khối
ASEAN và đối với đường trắng từ 85% xuống còn 5% từ 1-1- 2020. 55
• Do tác động của dịch Covid-19 nên 1/3 nhà máy đường
đã phải đóng cửa và nhiều DN khác đang đứng trước nguy cơ phá sản.
• Nhập khẩu đường và chất tạo ngọt với khối lượng lớn
từ đầu năm đã tràn ngập thị trường khiến nguồn cung
đường dư thừa trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp dẫn
đến giá đường trên thị trường duy trì ở mức thấp. Đường
sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.
• Nhiều nhà máy đường hiện đang lâm vào cảnh khó khăn,
do không tiêu thụ được sản phẩm nên không có nguồn
tiền để trang trải chi phí sản xuất, thanh toán tiền mía
cho nông dân, cũng như chi trả tiền lương cho người lao động.
(https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/toa-dam-truc-tuyen-tim-giai-phap-cho-nganh-mia-duong-trong-tinh-hinh-moi-616937/) 56
• Năng suất thấp, bình quân: 64,7 tấn/ha; ở Thái Lan: 74,23
tấn/ha; Mỹ: 75,41 tấn/ha; Brazil: 74,3 tấn.
• Liên kết yếu kém giữa Nông dân- Doanh nghiệp chế biến:
“Được mùa - Rớt giá” => tăng yếu tố bất ổn trong phát triển ngành.
• Diện tích mía khoảng 300.000 ha (chưa bằng 25% của Thái
Lan), giá thành sản xuất mía và giá đường luôn cao hơn Thái
Lan và nhiều nước khác, tồn kho luôn cao, năng lực cạnh tranh
ngành mía đường yếu kém.
=> GIẢI CỨU NGÀNH MÍA- ĐƯỜNG ? 57
BÀI HỌC TỪ NĂNG SUẤT
NGÀNH MÍA- ĐƯỜNG THÁI LAN THÔNG TIN CHUNG
Thái Lan hiện có 54 nhà máy đường,
tổng công suất thiết kế ép mía đạt một
(01) triệu tấn/ngày, tổng diện tích mía
là 1,6 triệu ha, sản lượng đường niên
vụ 2017-2018 ước tính 12 triệu tấn,
xuất khẩu 8 triệu tấnThái Lan hiện có
54 nhà máy đường, tổng công suất
thiết kế ép mía đạt một (01) triệu
tấn/ngày, tổng diện tích mía là 1,6
triệu ha, sản lượng đường niên vụ
2017-2018 ước tính 12 triệu tấn, xuất khẩu 8 triệu tấn. (số liệu cập nhật năm 2018
từ:https://vietnambiz.vn/hoi-nhap-nganh-mia-duong-
kinh-nghiem-tu-thai-lan-45477.htm 58 Nhà nước Nhà doanh Nhà Nông nghiệp Nhà khoa học Khâu trồng mía
Khâu chế biến mía 59 Nhà nước -
Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà máy
chế biến mía đầu tư vào trồng mía để phát triển vùng liệu; -
Chính sách khuyến khích “Cánh đồng mẫu lớn” để
tăng cơ giới hóa trong sản xuất, tăng năng suất; -
Ứng dụng KHCN vào sản xuất mía: chọn giống,
canh tác, thu hoạch. Ứng dụng công nghệ IoT, AI
vào khâu trồng mía => tăng năng suất -
Cơ chế phân bổ lợi nhuận minh bạch trong phân
bổ lợi nhuận giữa người Nông dân và Các nhà máy chế biến đường: 70/30 60
Điều tiết Nhà nước
- Ban hành đạo Luật về Mía và Đường năm 1984 để điều tiết ngành;
- Thành lập văn phòng Hội đồng Mía và Đường (OCSB) trực thuộc
Bộ Công nghiệp: hoạch định chính sách Mía- Đường; giám sát thực
thi chính sách, lập kế hoạch phát triển ngành, theo dõi các biến
động về sản xuất và tiêu thụ, điều phối các hoạt động hợp tác SX trong và ngoài nước…
- Khuyến khích các nhà máy sáp nhập để tăng công suất các dây
chuyền, hiện đại hóa sản xuất. Cs bình quâ/ngày/ 1 nhà máy mía
Thái Lan là 19.130 tấn mía, còn ở VN là: 3.400 tấn mía.
- Không cho phép cạnh tranh quá mức giữa các nhà máy làm giảm
lợi nhuận của ngành thông qua hạn chế cấp phép đầu tư mới các
nhà máy chế biến đường;
- Đưa ra cơ chế phân bổ lợi nhuận giữa DN và Nông dân => ổn
định sản xuất và thị trường. 61
Hỗ trợ chính phủ Thái Lan cho ngành
đường dưới tác động của hạn hán
• Chính phủ Thái Lan đến ngày 30-6/2020 đã thống nhất
tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương
đương 317 triệu USD.
• Trong khi đó, ở Việt Nam thì tài trợ cho ngành mía
đường tính đến thời điểm này là con số không.
• Trong hoàn cảnh đó, giá thành mía của Thái Lan được
Bộ Công nghiệp của Thái Lan công bố là khoảng 1.419 Bath/1 tấn mía. 62 Nhà doanh nghiệp
- Hợp tác với Nhà Hiện Hợp tác với đại hóa dây
Nông chia sẻ lợi ích chuyền các Nhà khoa SX
- Đầu tư vào khâu trồng Mía học 63
Hiện đại hóa dây chuyền SX để tăng năng suất
- Dây chuyền hiện đại, công suất lớn, năng suất cao;
- Hợp tác với nông dân để ổn định phát triển ngành;
- Hợp tác với chính phủ trong thực hiện các chính sách ban hành;
- Hiện Thái Lan là nước xuất khẩu đường mía
đứng thứ 2 thế giới trong 3-4 thập niên gần đây,
giá thành SP thấp, năng lực cạnh tranh cao. 64
Các doanh nghiệp chế biến: chuyển đổi sản phẩm để
có giá trị gia tăng cao hơn đường
- Hiện do thị trường mía đường thế giới cung >> cầu =>
Bất lợi cho sản xuất đường. Các nhà máy Thái Lan
đang dần chuyển công nghệ để chuyển hướng sản xuất
các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tránh tập trung
vào thị trường không còn thuận lợi như trước:
Erythritol, Xylitol, Methionine, Formic acid (những sản
phẩm ngọt thiên nhiên) từ mía đường để cung cấp cho
việc sản xuất các loại thực phẩm chức năng, sản xuất
các loại men (yeasts) dùng trong công nghiệp chế biến
và dược phẩm, các loại phân bón sinh học (bio- fertilizers). 65
DOANH NGHIỆP – NHÀ KHOA HỌC
• Tập đoàn Mitr Phol cũng đang hợp tác với Công ty
Biopetrolia và Đại học Chalmers của Thụy Điển sản
xuất các loại men (yeasts) dùng trong công nghiệp chế
biến và dược phẩm. Mitr Phol đã xây dựng được một
tầm nhìn chiến lược tạo ra nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp sinh học sử dụng cây mía để khắc phục sụt
giảm sản lượng tiêu thụ và giá đường giảm. Tập đoàn
Mitr Phol cho biết, sẽ bỏ vốn đầu tư mạnh mẽ phát
triển công nghệ sinh học, hợp tác với các đối tác
tiên tiến của Hoa kỳ, Đức, Thụy điển, Nhật Bản…
để chế biến những chế phẩm sinh học cần thiết của thế
giới, chẳng hạn như các loại phân bón sinh học (bio-
fertilizers). (https://vietnambiz.vn/hoi-nhap-nganh-mia-duong-kinh-nghiem-tu-thai-lan-45477.htm) 66 Nhà Nông Cánh đồng Hợp tác với Hợp tác với mẫu lớn theo các nhà khoa các doanh chính sách học trong nghiệp để của chính chọn giống phát triển bền phủ và canh tác vững 67
ĐƯA CÔNG NGHỆ IoT; AI VÀO CANH TÁC
• (5/3/2019), IBM công bố hợp tác nghiên cứu 2 năm với Cơ
quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NSTDA)
của chính phủ Thái Lan. Cụ thể, công ty sẽ sử dụng mạng lưới
vạn vật kết nối (Iot), trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp cải thiện
năng suất mía đường ở Thái Lan (nước xuất khẩu đường lớn
thứ hai thế giới). Hệ thống máy bay sẽ quan sát trên 3 trang
trại mía có diện tích 1 triệu m2 của công ty Mitr Phol - nhà sản
xuất đường lớn nhất châu Á.
Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều yếu tố (độ ẩm đất, sức
khỏe cây trồng ...), sử dụng kết hợp giữa cảm biến Iot, hình ảnh
vệ tinh cùng với dữ liệu địa phương cung cấp từ NSTDA và dữ
liệu thời tiết để dự đoán chính xác hơn các vấn đề môi trường.
IBM đã tạo ra cảm biến giấy Agropad được sử dụng để đo nồng
độ axit và các chất hóa học trong đất 68
https://vietnambiz.vn/ibm-su-dung-cong-nghe-ai-de-tang-cuong-san-xuat-mia-duong-tai-thai-lan-20190306142225361.htm
CHUẨN BỊ NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC NHÀ QUẢN
TRỊ SẢN XUẤT TƯƠNG LAI TẠI HOA KỲ
• Các sinh viên các chuyên ngành quản trị có đào
tạo Module quản trị sản xuất và tác nghiệp và đã
được đào tạo về toán, thống kê, hệ thống thông
tin có thể tham gia các khóa học chuyên sâu về
QTSX tại tổ chức cấp chứng chỉ nghề nổi tiếng
như tổ chức sản xuất và quản lý hàng tồn kho-
APICS (American Production and Inventory
Control Society). APICS thành lập năm 1957 tại Chicago.
• Website: http://www.apics.org/
• Hiện nay APICS đã có hơn 43 ngìn thành viên
tham gia từ hơn 15 ngìn các công ty sản xuất và
dịch vụ toàn thế giới. 69
Một số chứng chỉ hành nghề QTSX của APICS
• CPIM hay "APICS CPIM" - là chứng chỉ nghề bắt
đầu được cung cấp từ năm 1973. Đến nay đã có hơn
100 ngìn người được nhận chứng chỉ này.
• Các nội dung được đào tạo:
• terminology, concepts, trategies related to demand
management, procurement and supplier planning,
material requirements planning, capacity requirements
planning, sales and operations planning, master scheduling, performance measurements, supplier relationships, quality control, and continuous improvement.
• Tập trung vào các hoạt động sản xuất bên trong DN. 70
• Thi lấy chứng chỉ CPIM: 4 lần thi viết, mỗi lần 3
giờ. Lần 1: 105 câu; 3 lần còn lại, mỗi lần 75 câu.
• Kinh nghiệm của người đã thi có chứng chỉ:
• Người dự thi cần có kinh nghiệm thực hành trong hệ thống sản xuất;
• Học liên tục trong 3 tháng, mỗi ngày ít nhất 1 giờ;
APICS merged with the Supply-Chain Council in 2014 and
with American Society of Transportation and Logistics
(AST&L) in 2015. APICS offers several professional designations. 71
• APICS CSCP - Certified Supply Chain Professional. Đào
tạo các kỹ năng nghề và các kỹ năng tổ chức để thiết kế
các công việc một cách hợp lý.
• Chứng chỉ được cấp từ năm 2006 và đến nay hơn 24
ngìn người từ hơn 100 quốc gia được cấp chứng chỉ
này. Chứng chỉ này rộng hơn CPIM, tập trung cả vào các
hoạt động bên ngoài, bao gồm kết nối với các nhà cung
cấp và các khách hàng, các vấn đề toàn cầu hóa, logistic
và hỗ trợ công nghệ thông tin cho các hoạt động này.
• APICS CLTD - Certified Logistics,Transportation and
Distribution. Đào tạo các kỹ năng nghề và các kỹ năng
về chuỗi cung cấp, đến nay có hơn 1000 người được
cấp chứng chỉ này kể từ 2016. 72
Một số các tổ chức khác cung cấp các chứng chỉ
nghề trong QTSX tại Hoa Kỳ
• Một số trường đào tạo chuyên ngành Industrial Engineering đào
tạo các khóa và cấp chứng chỉ cho các nhà QTSX;
• Institute for Supply Management originated in 1915 as
the National Association of Purchasing Agents (NAPA). Thành
lập từ năm 1915, hiện nay đã đổi tên thành: Institute for Supply
Management (ISM) từ năm 2002. Các chứng chỉ được cấp bởi tổ
chức này: Certified Professional in Supply Management (CPSM)
từ năm 2008 (lương bình quân của người có chứng chỉ này tại
Mỹ là 118.000 USD/năm); Certified Professional in Supplier
Diversity (CPSD), từ năm 2011 (lương bình quân của người có
chứng chỉ này tại Mỹ là 120.243 USD/năm).
• Nguồn:https://www.instituteforsupplymanagement.org/index.cf m?SSO=1 73
• ASQC - American Society for Quality- Hiệp hội
về kiểm soát chất lượng, thành lập từ 1946.
• ASQ offers 18 professional certifications
relating to various aspects of the quality
profession. Professional certification exams
are translated into five languages included
English, Korean, Mandarin, Portuguese, and
Spanish: CSQP-Supplier Quality Professional;
CSSYB- Six Sigma Yellow Belt; CQPA- Process Analyst… 74 Các câu hỏi ôn tập
1. Hoạt động cung ứng dịch vụ giống và khác nhau thế nào với các
hoạt động sản xuất truyền thống (cung ứng các sản phẩm vật chất)?
2. Có thể coi hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động sản xuất không?
3. Phân biệt 3 loại hình tổ chức sản xuất: đơn chiếc, đại trà, theo lô trong bảng so sánh?
4. Giải quyết các mục tiêu của QTSX như thế nào trong các nội dung
chính của QTSX (thiết kế HTSX và QTVHHTSX)?
5. Nhận dạng được kết cấu sản xuất trong các bài tập?
6. Luyện tập tính các loại năng suất 75 Bài tập 1
• Trong c¸c ph©n xưởng, bé phËn s¶n xuÊt sau, ph©n
xưởng, bé phËn nµo lµ CHÍNH ( diÔn ra qu¸ tr×nh s¶n xuÊt chÝnh )?
Tên phân xưởng/ trung tâm SX Tích vào đáp án đúng Ph©n xưởng vËn t¶i
ph©n xưởng chuÈn bÞ s¶n xuÊt
kho nguyªn vËt liÖu, kho thµnh phÈm ph©n xưởng chÕ biÕn
ph©n xưởng l¾p r¸p ? 76 Bài tập 2
Trong c¸c ph©n xưởng, bé phËn s¶n xuÊt sau, ph©n x-
ưởng, bé phËn nµo lµ PHỤ trong nhà máy gia công cơ khí?
Tên phân xưởng/ trung tâm SX
Tích vào đáp án đúng ChÕ biÕn gç N¨ng lượng VËn t¶i Söa ch÷a c¬ khÝ C¸c kho Ph©n xưëng l¾p r¸p Ph©n xưëng s¬n 77 Bài tập 3
Bảng so sánh ba loại hình SX Yếu tố SX đơn chiếc SX theo lô SX đại trà 1. Số lượng chủng loại sản phẩm 2. Tính lặp lại của QTSX 3. Máy móc, thiết bị 4. Bố trí, sắp xếp máy móc thiết bị 5. Thiết kế QTCN 6. Phân công công việc cho các máy, chỗ làm việc 7. Trình độ của người lao động 8. Giá thành SP
Chọn và sắp xếp lại các đặc điểm của mỗi loại hình SX trên từ bảng dưới đây 78
1. Số lượng chủng
a)Nhiều, không giới hạn; b)chỉ một chủng loại hoặc rất ít; loại sản phẩm
c)Giới hạn bởi các lô sản phẩm
2. Tính lặp lại của
a)Lặp lại cao; b)không lặp lại; c)lặp lại theo chu kỳ QTSX
3. Máy móc, thiết bị a)Vạn năng; chuyên dụng; b)kết hợp vừa có chuyên dụng và
c)vừa có vạn năng
4. Bố trí, sắp xếp
a)Theo nhóm; b)theo chuỗi (thẳng dòng); c)kết hợp máy móc thiết bị 5. Thiết kế QTCN
a) cụ thể đến từng nguyên công của từng chi tiết sản phẩm;
b) cụ thể theo từng chi tiết sản phẩm; c) theo sản phẩm chung 6. Phân công công
a) Mỗi chỗ làm việc thực hiện 1 nguyên công trên 1 chi tiết
việc cho các máy, chỗ sản phẩm; b) mỗi chỗ làm việc có thể được phân công thực làm việc
hiện các chi tiết và các nguyên công nhất định; c) không cố
định các chi tiết và các nguyên công cụ thể cho từng chỗ làm việc 7. Trình độ của
a)Cao; b)trung bình; c) phần lớn thấp nhưng có một vài vị trí người lao động
cao (chuyển đổi máy móc thiết bị; công nhân dụng cụ…) 8. Giá thành SP
a) Thấp; b) Cao; c) Trung bình 79 Bài tập 4 Bài tập về Năng suất Tuần Sản phẩm sản Số công nhân/ca; Số giờ máy; xuất được, (SP) (người) (h.máy) Tuần 1 1.700 5 25 Tuần 2 2.500 7 32 THÔNG TIN CHUNG Chi phí/ 1h máy 2 USD/h
Chi phí lương/1h công 10 USD/h Chế độ làm việc mỗi
2 ca/ ngày; 8h/ ca; 5 ngay/tuan tuần
a) Tính năng suất của một lao động trong ca và trong mỗi giờ theo từng tuần thống
kê? Cho biết năng suất lao động tuần nào cao hơn và hơn bao nhiêu %?
b) Tính năng suất sử dụng hai yếu tố: lao động và máy mỗi tuần? 80 CẢM ƠN CÁC BẠN!
Mời các bạn tham gia giải các bài tập thực hành
định lượng và các bài tập trắc nghiệm để làm
sâu sắc hơn lý thuyết của chương. 81
Document Outline
- Học phần: Quản lý sản xuấtMã học phần: EM3417 (BTL)
- Các tài liệu tham khảo của môn học
- Slide Number 3
- Phương pháp đánh giá kết quả học của sinh viên theo Học phần
- CÁC NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN
- QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
- Yêu cầu về chương 1
- 1.1. Khái niệm về sản xuất
- Mô hình sản xuất
- Ví dụ về quá trình sản xuất (ngành dịch vụ)
- Phân loại về sản xuất
- Hình ảnh minh họa về sản xuất đại trà
- Đặc điểm của sản xuất đại trà
- Slide Number 15
- Minh họa về sản xuất đơn chiếc
- Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc
- Slide Number 18
- Minh họa sản xuất theo lô
- Đặc điểm của sản xuất theo lô
- Dạng sản xuất sẽ ảnh hưởng tới:
- Lựa chọn dạng (TYPE) sản xuất phụ thuộc vào:
- Slide Number 23
- Slide Number 24
- Slide Number 25
- Bản chất tập trung hóa sản xuất: là tập trung sản xuất nhiều sản phẩm, dịch vụ gần giống nhau tại các hệ thống sản xuất lớn (hoặc liên hợp sản xuất lớn).
- Slide Number 27
- Slide Number 28
- Hợp tác hóa sản xuất: là hợp tác các quan hệ sản xuất giữa các hệ thống sản xuất nhằm sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng.
- Tổ hợp hóa sản xuất: kết hợp nhiều quá trình sản xuất khác nhau của một ngành hoặc nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng có mối quan hệ về công nghệ sản xuất trong một hệ thống sản xuất lớn (hoặc một tổ hợp sản xuất).
- Ví dụ: tổ hợp sản xuất đồng kim loại và lưu huỳnh
- Ưu điểm của tổ hợp sản xuất:
- Slide Number 33
- 1.3. Quản trị sản xuất (QTSX)
- Các quyết định trong hệ thống sản xuất:
- Các quyết định trong QTSX
- 1.3. Mục tiêu của QTSX
- Toàn bộ các nội dung của QTSX đều phải hướng tới đạt được 3 mục tiêu chính
- 1.4. Mối quan hệ giữa QTSX và các chức năng quản trị khác trong DN
- Bản chất các mối quan hệ
- QTSX
- Quan hệ đồng thuận
- 1.5.Kết cấu hệ thống sản xuất
- Slide Number 44
- Slide Number 45
- Theo vai trò đối với quá trình sản xuất, người ta chia ra: sản xuất chính, phụ, phụ trợ.
- 1.6. Năng suất (PRODUCTIVITY)
- Phân loại năng suất
- Tử số có thể sử dụng (O):- Sản lượng sản xuất;- Giá trị sản xuất;- Giá trị gia tăng, lợi nhuận
- Slide Number 50
- Slide Number 51
- Một số giải pháp nâng cao năng suất
- Slide Number 53
- Slide Number 54
- Ngành mía VN
- Slide Number 56
- Slide Number 57
- BÀI HỌC TỪ NĂNG SUẤT NGÀNH MÍA- ĐƯỜNG THÁI LAN
- Slide Number 59
- Slide Number 60
- Slide Number 61
- Hỗ trợ chính phủ Thái Lan cho ngành đường dưới tác động của hạn hán
- Slide Number 63
- Slide Number 64
- Slide Number 65
- Slide Number 66
- Slide Number 67
- Slide Number 68
- CHUẨN BỊ NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TƯƠNG LAI TẠI HOA KỲ
- Một số chứng chỉ hành nghề QTSX của APICS
- Slide Number 71
- Slide Number 72
- Một số các tổ chức khác cung cấp các chứng chỉ nghề trong QTSX tại Hoa Kỳ
- Slide Number 74
- Các câu hỏi ôn tập
- Bài tập 1
- Trong c¸c ph©n xưởng, bé phËn s¶n xuÊt sau, ph©n xưởng, bé phËn nµo lµ PHỤ trong nhà máy gia công cơ khí?
- Bảng so sánh ba loại hình SX
- Slide Number 79
- Bài tập về Năng suất
- CẢM ƠN CÁC BẠN!