Chương 11- Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Được đặt tên theo nhà kinh tế A.W.Phillips, người đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm năm 1958 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 11: SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 1. Đường Phillips
1.1 Nguồn gốc của đường Phillips
Đường Phillips1 là mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Được đặt tên theo nhà kinh tế A.W.Phillips, người đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm năm 1958 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.
Các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow chỉ ra mối tương quan nghịch
biến tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp với số liệu của Hoa Kỳ.
Hình 1 Đường Phillips
Đường Phillips minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất
nghiệp. Tại điểm A lạm phát thấp và thất nghiệp cao. Tại điểm B lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
1.2 Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips
Đường Phillips thể hiện những kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp xuất hiện
trong ngắn hạn khi sự chuyển dịch của đường tổng cầu đẩy nền kinh tế dọc theo
đường tổng cung ngắn hạn.
Tổng cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến sản lượng hàng
hóa và dịch vụ lớn hơn và mức giá cao hơn. Sản lượng lớn hơn nghĩa là việc làm
nhiều hơn do đó tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, mức giá cao hơn chuyển thành tỷ
lệ lạm phát cao hơn. Do đó những chuyển dịch tổng cầu sẽ đẩy lạm phát và thất
nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn.
1 Đường Phillips: đường biểu diễn sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. lOMoARcPSD| 49221369
Hình 2. Đường Phillips liên quan như thế nào với mô hình tổng cầu và tổng cung
Hình này giả định mức giá là 100 cho năm 2020 và biểu diễn những kết cục khả dĩ cho năm 2021.
Nền kinh tế dịch chuyển dịch theo đường Phillips khi chính sách tiền tệ và tài
khóa làm tổng cầu dịch chuyển. Tăng cung tiền, tăng chi tiêu của chính phủ giảm thuế
sẽ mở rộng tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường Phillips tại đó thất
nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Giảm cung tiền giảm, chi tiêu của chính phủ
hoặc tăng thuế sẽ thu hẹp tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường
Phillips tại đó thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn.
2. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của kỳ vọng
2.1 Đường Phillips dài hạn: 2.1.1 Nguồn gốc:
Năm 1968, nhà kinh tế Milton Friedman lập luận rằng có một điều mà chính sách
tiền tệ không thể làm, chỉ trừ một thời gian ngắn, đó là hạ thấp thất nghiệp bằng cách
tăng lạm phát. Cũng thời gian đó, một nhà kinh tế khác là Edmund Phelps cũng phủ
nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
2.1.2 Lý thuyết đường Phillips dài hạn: Theo Friedman và
Phelps, không có sự đánh đổi
giữa lạm phát và thất nghiệp
trong dài hạn. Tăng trưởng
cung tiền xác định tỷ lệ lạm
phát. Bất kể tỷ lệ lạm phát là
bao nhiêu, tỷ lệ thất nghiệp sẽ
dẫn tiến về mức tự nhiên của
nó. Kết quả, đường
Phillips dài hạn là dốc đứng. lOMoARcPSD| 49221369
Hình 3. Đường Phillips dài hạn Những quan điểm
của Friedman có hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đối mặt với một
đường Phillips thẳng đứng. Nếu Fed tăng cung tiền chậm, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp và nền
kinh tế dừng ở điểm A. Nếu Fed tăng cung tiền nhanh, tỷ lệ lạm phát sẽ cao và nền kinh
tế dừng ở điểm B. Trong bất cứ tình huống nào thì tỷ lệ thất nghiệp cũng có khuynh
hướng tiến đến mức thông thường của nó, được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường
Phillips dài hạn dốc đứng minh họa kết luận cho rằng thất nghiệp không phụ thuộc vào
tăng trưởng tiền và lạm phát trong dài hạn.
Hình 4 Đường Phillips dài hạn liên quan đến mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào
Bất kể Fed thay đổi chính sách tiền tệ nào, sản lượng và thất nghiệp đều ở mức
tự nhiên của chúng trong dài hạn.
2.2 Ý nghĩa của từ “tự nhiên”
Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh
tế sẽ hướng đến trong dài hạn.
Mặc dù chính sách tiền tệ không tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các loại
chính sách khác thì có thể. Ngoài ra, do thất nghiệp thấp hơn cũng có nghĩa là nhiều lao
động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hơn, lượng cung hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn ở
mức giá bất kì và đường tổng cung dài hạn dịch sang phải.
Khớp lý thuyết với bằng chứng
Friedman và Phelps cho rằng mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất
nghiệp tồn tại trong ngắn hạn; ứng dụng đưa ra một biến số mới vào phân tích về sự
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: đó là lạm phát kỳ vọng. o mà Fed chọn để tạo ra
và lượng luong danh nghĩa sẽ điều chỉnh để bắt kịp với lạm phát. Kết quả là đường tổng
cung giới hạn. Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp sẽ trở lại mức tự nhiên trong dài hạn. lOMoARcPSD| 49221369
Hình 5 Lạm phát kỳ vọng dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
càng lớn. Tại điểm A, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế là bằng nhau ở mức thấp và thất
nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế đi từ điểm
A sang điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát kỳ vọng vẫn thấp nhưng lạm phát thực
tế đã cao. Thất nghiệp thì nằm dưới tỷ lệ tự nhiên. Trong dài hạn, lạm phát kỳ vọng tăng và
nền kinh chuyển sang điểm C. Tại đây, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế đều cao và thất
nghiệp quay trở lại mức tự nhiên.
2.3 Đường Phillips trong ngắn hạn
Tóm tắt phân tích của Friedman và Phelps bằng phương trình sau:
Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a(lạm phát thực tế - lạm phát kì vọng)
(a: tham số đo lường mức độ phản ứng của thất nghiệp trước lạm phát ngoài dự kiến)
Phương trình này liên hệ tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát
thực tế và lạm phát kỳ vọng. Nó hàm ý rằng không có đường Phillips ngắn hạn ổn định.
Mỗi đường Phillips ngắn hạn phản ánh một tỉ lệ lạm phát kỳ vọng nhất định. Khi lạm
phát kỳ vọng thay đổi, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển. lOMoARcPSD| 49221369
Hình 6 Đường Phillips trong thập niên 1960
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hằng năm từ 1961 đến
1968( tính theo chỉ số giảm phát GDP) để minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp.
2.4 Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên
Friedman và Phelps đưa ra dự báo thẳng thừng vào năm 1968: nếu các nhà
hoạch định chính sách cố tận dụng đường Phillips bằng cách chọn lạm phát cao hơn để
giảm thất nghiệp, họ chỉ thành công có tính tạm thời. Một vài năm sau khi Friedman và
Phelps đưa ra giả thuyết này, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa đã vô
tình thực hiện một cuộc thí nghiệm tự nhiên để kiểm định nó. Phòng thí nghiêm của họ
chính là nền kinh tế Hoa Kỳ.
Hình 7 Sự đổ vỡ của đường Phillips
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát từ năm 1961 đến 1973 (tính
theo chỉ số giảm phát GDP). Đường Phillips của thập niên 60 gãy đổ vào năm 197, như
Friedman và Phelps dự báo. Các điểm ký hiệu A, B và C trong hình này tương ứng với các điểm trong Hình 5.
Giai đoạn 1961-1968: Đường Phillips hoàn hảo, khi lạm phát tăng trong 8 năm
này và thất nghiệp giảm.
Cuối thập niên 60: Chính phủ theo đuổi các chính sách mở rộng tổng cầu hàng
hóa và dịch vụ. Hình trình bày lịch sử lạm phát và thất nghiệp từ năm 1961 đến 1973.
Nó cũng cho thất mối quan hệ nghịch biến đơn giản giữa hai biến số này bắt đầu tan vỡ
vào khoảng năm 1970. Cụ thể, khi lạm phát vẫn cao vào đầu thập niên 1970, kỳ vọng
lạm phát của người dân bắt kịp với thực tế và tỷ lệ thất nghiệp quay trở lại mức 5 đến
6% vốn dĩ đã tồn tại vào đầu thập niên 1960. Đến năm 1973, các nhà hoạch định chính
sách mới hiểu được rằng Friedman và Phelps đã đúng: không có sự đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp trong dài hạn. lOMoARcPSD| 49221369
Hình 8(a) cho thấy mô hình tổng cầu và tổng cung. Hình 8(b) cho thấy sự đánh đổi
ngắn hạn giữa lạm phát và thất lOMoARcPSD| 49221369
3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của cú sốc cung
Cú sốc cung là sự kiện trưc tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp,
làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Một ví dụ của cú
sốc cung là vào năm 1974 các quốc gia OPEC đã cắt giảm nguồn cung dầu thô ra thị
trường thế giới làm cho giá dầu thế giới tăng gần gấp đôi kéo theo việc tăng chi phí sản
xuất của sản phẩm có liên quan đến dầu mỏ.
Hiện tượng đình lạm (stagflation) 1 là kết hợp sản lượng giảm (đình trệ
stagnation) và giá cả tăng (lạm phát – inflation).
Hình 9 Mô hình tổng cung và tổng cầu
Sự dịch chuyển của tổng cung đi kèm với sự dịch
chuyển tượng tự của đường Phillips ngắn hạn.
Hình 10 Đường Phillips
Hình trên cho thấy sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung đẩy nền kinh tế từ điểm có thất
nghiệp và lạm phát thấp hơn lên điểm có thất nghiệp và lạm phát cao hơn. Đường
Phillips ngắn hạn dịch sang phải từ PC1 sang PC2.
• Nếu xem sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung và là tình huống tạm
thời thì lạm phát kỳ vọng sẽ không đổi, đường Phillips sẽ sớm trở lại vị trí ban đầu.
1 Hiện tượng đình lạm: kết hợp sản lượng giảm (đình trệ - stagnation) và giá cả tăng (lạm phát – inflation) lOMoARcPSD| 49221369
• Nếu xem cú sốc cung sẽ làm lạm phát cao hơn thì lạm phát kỳ vọng
sẽ tăng và đường Phillips sẽ vẫn ở vị trí mới.
Ví dụ: Hoa Kỳ trong thập niên 1970 lạm phát kỳ vọng tăng đáng kể
ảnh hưởng một phần do Fed đã quyết định thích ứng với cú sốc cung
bằng việc tăng cung tiền cao hơn (tăng tổng cầu để ngăn chặn sản lượng giảm).
Hình 11 Các cú sốc cung thập niên 1970
Hình này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1972 đến 1981của
nền kinh tế Hoa Kỳ (tính theo chỉ số giảm phát GDP).
4. Chi phí của việc làm giảm lạm phát
Giảm lạm phát (disinflation) là giảm tốc độ của lạm phát.
Giảm phát (deflation) là sự sụt giảm mức giá. 4.1 Tỷ lệ hy sinh
Tỷ lệ hy sinh ( sacrifice ratio) là số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm
trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm phát . Ước lượng tiêu biểu của tỷ lệ hy
sinh là 5. Nghĩa là, cứ mỗi điểm phần trăm lạm phát giảm đi,thì phải hy sinh 5 phần
trăm sản lượng trong quá trình chuyển tiếp.
Ví dụ: Lạm phát là 10% một năm, để đạt được ở mức 4% một năm thì việc
giẩm lạm phát 6 điểm phần trăm sẽ cần hy sinh 30% sản lượng hằng năm.
Sự hy sinh có thể trả theo nhiều cách. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ tốt hơn nếu có
thể dàn trải chi phí này ra nhiều năm.
Ví dụ: Nếu việc giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm, thì sản lượng sẽ nằm trong
xu hướng giảm bình quân 6% trong suốt giai đoạn này và đạt tỷ lệ hy sinh
tổng cộng 30%. Cách tiếp cận dàn trải hơn sẽ giúp giảm lạm phát từng bước
trong 10 năm sao cho sản lượng chỉ thấp hơn xu hướng 3 %. lOMoARcPSD| 49221369
Khi Fed theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát, họ se thu hẹp tổng
cầu.Tổngc ầu giảm làm lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tạo ra giảm và sản
lượng giảm dẫn đến thất nghiệp tăng nền kinh tế di chuyển dọc theo đường Phillips
ngắn hạn từ A sang B. Theo thời gian, lạm phát kỳ vọng giảm, đường Phillips ngắn hạn
chuyển dịch xuống dưới khi nền kinh tế đạt tới điểm C, thất nghiệp trở lại mức tự nhiên.
Cái giá phải trả được thể hiện bằng sự dịch chuyển của nền kinh tế thông qua điểm B
trong qua trình đi từ A sang C.Qy mô cuả chi phí này phụ thuộc vào dộ dốc của đường
Phillips và kỳ vọng lạm phát điều chỉnh đến mức nào trước chính sách tiền tệ mới.
4.2 Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá
Khi Paul Volcker đang cân nhắc cái giá của chính sách giảm lạm phát là bao nhiêu
thì một nhóm giáo sư kinh tế lỗi lạc gồm Robert Lucas, Thomas Sargent, Robert Barro
đưa ra cuộc cách mạng dựa trên cách tiếp cận lú thuyết và chính sách kinh tế gọi là kỳ vọng hợp lý1.
Lạm phát kỳ vọng là một biến số quan trọng lý giải tại sao có sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn
biến mất nhanh đến mức nào tùy thuộc vào việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát nhanh đến đâu.
Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống dưới và nền kinh tế sẽ đạt mức
lạm phát thấp nhanh chóng mà không phải trả cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp một cách tạm thời.
1 Kỳ vọng hợp lý: lý thuyết cho rằng người dân sử dụng một cách tối ưu thông tin họ có được để dự
báo về tương lai, bao gồm thông tin về chính sách của chính phủ lOMoARcPSD| 49221369
4.3 Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình 13 Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1979 đến 1987
(tính theo chỉ số giảm phát GDP), đợt giảm lạm phát trong giai đoạn này diễn ra với
cái giá thất nghiệp rất cao các năm 1982 và 1983. Chú ý các điểm A, B và C trong hình
này ứng với các điểm tương tự trong hình 10.
Lạm phát giảm từ năm 1981 đến 1984 là nhờ các chính sách chống lạm phát cứng
rắn của Chủ tịch Fred Paul Volcker. Nhưng hình trên cho thấy chính sách giảm lạm phát
của Volcker thực tế trả giá bằng thất nghiệp cao và tạo ra một đợt suy thoái sâu nhất ở
Hoa Kỳ từ thời Đại Khủng hoảng vào những năm 1930.
4.4 Kỷ nguyên Greenspan Hình 14 Kỉ nguyên Greenspan Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm từ 1984 đến 2005 (tính theo chỉ số giảm phát GDP). Hầu như
trong suốt giai đoạn này, Alan Greenspan là chủ tịch Fed. Những biến động lạm phát
và thất nghiệp là tương đối nhỏ.
4.4 Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính lOMoARcPSD| 49221369
Hình 15 Đường Phillips giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 lOMoARcPSD| 49221369