CHƯƠNG 11(Đường Phillips SỰ ĐÁNH ĐỔI Trong NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP)

Được đặt tên theo nhà kinh tế A.W.Phillips, người đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm năm 1958 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!​

lOMoARcPSD|49153326
CHƯƠNG 11: SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT
VÀ THẤT NGHIỆP
1. Đường Phillips
1.1 Nguồn gốc của đường Phillips
Đường Phillips
1
là mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Được đặt tên theo nhà kinh tế A.W.Phillips, người đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm năm 1958 phát hiện ra ơng quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp tốc độ tăng
tiền lương danh nghĩa.
Các nhà kinh tế Paul Samuelson Robert Solow chỉ ra mối ơng quan nghịch
biến tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp với số liệu của Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng sự
tương quan này nổi lên là thất nghiệp thấp đi kèm với tổng cầu cao tạo áp lực đẩy giá
cả tiền lương tăng cao trên khắp nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách luôn
đứng trước sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, và đường Phillips minh họa rõ sự
đánh đổi này.
Hình 1 Đường Phillips
Đường Phillips minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thất
nghiệp. Tại điểm A lạm phát thấp và thất nghiệp cao. Tại điểm B lạm phát cao và thất
nghiệp thấp.
1.2 Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips
Mô hình tổng cầu và tổng cung cho ta cách lý giải dễ dàng về danh mục các kết
quả khả dĩ mà đường Phillips mô tả. Đường Phillips thể hiện những kết hợp giữa lạm
phát và thất nghiệp xuất hiện trong ngắn hạn khi sự chuyển dịch của đường tổng cầu
đẩy nền kinh tế dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
Tổng cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến sản lượng hàng
hóa và dịch vụ lớn hơn và mức giá cao hơn. Sản lượng lớn hơn nghĩa là việc làm
nhiều hơn do đó t lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, mức giá cao hơn chuyển thành t
1
Đường Phillips: đường biểu diễn sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
lOMoARcPSD|49153326
lệ lạm phát cao hơn. Do đó những chuyển dịch tổng cầu sẽ đẩy lạm phát và thất
nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn.
Hình 2. Đường Phillips liên quan như thế nào với mô hình tổng cầu và tổng cung
Hình này giả định mức giá là 100 cho năm 2020 và biểu diễn những kết cục khả dĩ
cho năm 2021. Hình 2(a) biểu diễn mô hình tổng cầu và tổng cung. Nếu tổng cầu
thấp, nền kinh tế nắm tại điểm A; sản lượng thấp (15.000), và mức giá cũng thấp
(102) nếu tổng cầu cao, nền kinh tế nằm tại điểm B; sản lượng cao (16.000); mức
giá cũng cao (106). Hình 2(b) cho thấy hàm ý của đường Phillips, điểm A xuất hiện
khi tổng cầu thấp, thất nghiệp cao (7%) và lạm phát thấp (2%). Điểm B ứng với tổng
cầu cao, có thất nghiệp thấp (4%) và lạm phát cao (6%).
Nền kinh tế dịch chuyển dịch theo đường Phillips khi chính sách tiền tệ và tài
khóa làm tổng cầu dịch chuyển. Tăng cung tiền, tăng chi tiêu của chính phủ giảm thuế
sẽ mở rộng tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường Phillips tại đó thất
nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Giảm cung tiền giảm, chi tiêu của chính phủ
hoặc tăng thuế sẽ thu hẹp tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường
Phillips tại đó thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn.
2. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của kỳ vọng
2.1 Đường Phillips dài hạn:
2.1.1 Nguồn gốc:
Năm 1968, nhà kinh tế Milton Friedman lập luận rằng có một điều chính sách
tiền tệ không thể m, chỉ trừ một thời gian ngắn, đó hạ thấp thất nghiệp bằng cách
tăng lạm phát. Cũng thời gian đó, một nhà kinh tế khác Edmund Phelps cũng phủ
nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Friedman Phelps dựa vào các nguyên kinh tế học cổ điển để đưa ra
kết luận này. Lý thuyết cổ điển cho rằng:
Tăng trưởng cung tiền là yếu tố hàng đầu quyết định lạm phát
lOMoARcPSD|49153326
Tăng trưởng tiền tệ không tác động lên các biến số thực như là sản lượng và việc
làm, chỉ đơn thuần thay đổi giá cả thu nhập danh nghĩa theo t lơng
ứng.
Tăng trưởng tiền tệ không tác động lên các yếu tố quyết định t lệ thất nghiệp
của nền kinh tế.
Friedman Phelps kết luận rằng không do để cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ
liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn.
2.1.2 Lý thuyết đường Phillips dài hạn:
Theo Friedman và
Phelps, không sự đánh đổi
giữa lạm phát thất nghiệp
trong dài hạn. Tăng trưởng
cung tiền xác định t lệ lạm
phát. Bất kể tỷ lệ lạm phát
bao nhiêu, tỷ lệ thất nghiệp sẽ
dẫn tiến về mức tự nhiên của
nó. Kết quả, đường
Phillips dài hạn là dốc đứng.
Hình 3. Đường Phillips dài hạn
Quan điểm của
Friedman về việc Cục dự trữ Liên bang có thể hy vọng hoàn thành điều gì cho nền kinh
tế trong dài hạn: quan tiền tệ trực tiếp kiểm soát lượng tiền danh nghĩa, lượng nợ
của mình. Về nguyên tắc, họ thể sử dụng quyền kiểm soát y đcố định các đại
lượng danh nghĩa. Nhưng họ không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với
những đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực.
Những quan điểm của Friedman m ý rằng các nhà hoạch định chính sách
tiền tệ đối mặt với một đường Phillips thẳng đứng. Nếu Fed tăng cung tiền chậm, tỷ lệ
lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế dừng ở điểm A. Nếu Fed tăng cung tiền nhanh, tỷ lệ lạm
phát sẽ cao nền kinh tế dừng điểm B. Trong bất cứ tình huống nào thì tỷ lệ thất
nghiệp cũng có khuynh hướng tiến đến mức thông thường của nó, được gọi là tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên. Đường Phillips dài hạn dốc đứng minh họa kết luận cho rằng thất
nghiệp không phụ thuộc vào tăng trưởng tiền và lạm phát trong dài hạn.
lOMoARcPSD|49153326
Hình 4 Đường Phillips dài hạn liên quan đến mô hình tổng cầu và tổng cung như thế
nào
Hình 4a cho thấy hình tổng cầu tổng cung với đường tổng cung dốc đứng. Khi
chính sách tiền tệ mở rộng đẩy đường cầu sang phải từ AD1 sang AD2, điểm cân bằng dịch
chuyền từ điểm A sang điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 trong khi sản lượng không đổi.
Hinhd 4b cho thấy Phillips dài hạn, thẳng góc tại tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Trong dài hạn,
chính sách tiền tệ mở rộng đẩy nền kinh tế từ lạm phát thấp (điểm A) sang điểm lạm phát cao
(điểm B) mà không thay đổi tỉ lệ thất nghiệp.
Bất kể Fed thay đổi chính sách tiền tnào, sản lượng thất nghiệp đều mức
tự nhiên của chúng trong dài hạn.
2.2 Ý nghĩa của từ “tự nhiên”
Friedman Phelps sử dụng tính từ y để tả tỷ lệ thất nghiệp nền kinh
tế sẽ hướng đến trong dài hạn. Tlệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết t lệ thất
nghiệp mong đợi và không bất biến theo thời gian.
Mặc dù chính sách tiền tệ không tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các loại
chính sách khác thì thể. Để giảm tlệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính
sách cần sử dụng các chính sách giúp cải thiện chức năng của thị trường lao động. Một
thay đổi chính sách làm giảm tỷ lthất nghiệp tự nhiên sẽ đẩy đường Phillips dài hạn
sang trái. Ngoài ra, do thất nghiệp thấp hơn cũng nghĩa nhiều lao động sản xuất
hàng hóadịch vụ hơn, lượng cung hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơnmức giá bất
và đường tổng cung dài hạn dịch sang phải. Nền kinh tế đạt được thất nghiệp thấp hơn
và sản lượng cao hơn ở tốc độ tăng trường tiền và lạm phát bất k.
2.3 Khớp lý thuyết với bằng chứng
Friedman Phelps cho rằng mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát thất
nghiệp tồn tại trong ngắn hạn nhưng nhoạch định chính sách không nên xem đây là
các danh mục kết quả kinh tế trong dài hạn. Các nhà hoạt định chính sách thể theo
đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian
nhưng cuối cùng thất nghiệp vẫn quay lại mức tự nhiên của nó và chính sách tiền tệ m
rộng chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn.
lOMoARcPSD|49153326
Tổng cung dài hạn là dốc đứng cho thấy mức giá không tác động lên cung trong
dài hạn. Nhưng đường tổng cung ngắn hạn là dốc lên, cho thấy mức giá tăng sẽ m tăng
lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp cung ứng. Khi giá cả thực tế cao hơn k
vọng , doanh nghiệp tăng sản xuất việc làm; khi giá cả thấp n k vọng, doanh
nghiệp giảm sản xuất và việc làm. Tuy nhiên, do mức giá k vọng và lương danh nghĩa
cuối cùng sđiều chỉnh, mối quan hệ giữa mức giá thực tế lượng cung chỉ tồn tại
trong ngắn hạn.
Friedman và Phelps ứng dụng đưa ra một biến số mới vào phân tích về sự đánh
đổi giữa lạm phát thất nghiệp: đó lạm phát kỳ vọng. Trong ngắn hạn, Fed thể
xem lạm phát kỳ vọng như đã xác định. Khi cung tiền thay đổi thì đường tổng cầu dịch
chuyển và nền kinh tế chạy dọc trên đường tổng cung ngắn hạn cho trước. Do đó, trong
ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ sẽ dẫn đến biến động ngoài dự kiến của sản lượng,
giá cả, thất nghiệp lạm phát. Trong dài hạn, người dân sẽ suy đoán bất kỳ tỷ lệ lạm
phát nào mà Fed chọn để tạo ra và lượng luong danh nghĩa sẽ điều chỉnh để bắt kịp với
lạm phát. Kết quả đường tổng cung giới hạn dốc đứng. Những thay đổi của tổng
cầu sẽ không tác động đến sản lượng hàng hóa dịc vụ hoặc số lượng lao động
doanh nghiệp cần thuê mướn. Friedman Phelps kết luận rằng thất nghiệp sẽ trở lại
mức tự nhiên trong dài hạn.
Hình 5 Lạm phát kỳ vọng dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
càng lớn. Tại điểm A, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế là bằng nhau ở mức thấp và thất
nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế đi từ điểm
A sang điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát kỳ vọng vẫn thấp nhưng lạm phát thực
tế đã cao. Thất nghiệp thì nằm dưới tỷ lệ tự nhiên. Trong dài hạn, lạm phát kỳ vọng tăng và
nền kinh chuyển sang điểm C. Tại đây, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế đều cao và thất
nghiệp quay trở lại mức tự nhiên.
2.4 Đường Phillips trong ngắn hạn
Tóm tắt phân tích của Friedman và Phelps bằng phương trình sau:
lOMoARcPSD|49153326
Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a(lạm phát thực tế - lạm phát kì
vọng)
(a: tham số đo lường mức độ phản ứng của thất nghiệp trước lạm phát ngoài dự
kiến)
Phương trình y liên hệ tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát
thực tế và lạm phát kỳ vọng. Nó hàm ý rằng không có đường Phillips ngắn hạn ổn định.
Mỗi đường Phillips ngắn hạn phản ánh một tỉ lệ lạm phát kỳ vọng nhất định. Khi lạm
phát kỳ vọng thay đổi, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển.
Theo thời gian, khi lạm phát k vọng tăng, doanh nghiệp và người lao động bắt
đầu tính đến yếu tố lạm phát cao khi xác định tiền lương giá cả. Việc mở rộng tổng
cầu nhanh hơn sẽ đưa đến lạm phát cao hơn nhưng không làm giảm thất nghiệp.
Hình 6 Đường Phillips trong thập niên 1960
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ lạm phát hằng năm từ 1961 đến 1968(
tính theo chỉ số giảm phát GDP) để minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất
nghiệp.
2.5 Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên
Friedman Phelps đưa ra dự báo thẳng thừng vào năm 1968: nếu các nhà
hoạch định chính sách cố tận dụng đường Phillips bằng cách chọn lạm phát cao hơn để
giảm thất nghiệp, họ chỉ thành công có tính tạm thời. Một vài năm sau khi Friedman và
Phelps đưa ra giả thuyết này, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tài khóa đã
tình thực hiện một cuộc thí nghiệm tự nhiên để kiểm định nó. Phòng thí nghiêm của họ
chính là nền kinh tế Hoa Kỳ.
lOMoARcPSD|49153326
Hình 7 Sự đổ vỡ của đường Phillips
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát từ năm 1961 đến 1973 (tính
theo chỉ số giảm phát GDP). Đường Phillips của thập niên 60 gãy đổ vào năm 197, như
Friedman Phelps dự báo. Các điểm hiệu A, B C trong hình này ơng ứng với các
điểm trong Hình 5.
Giai đoạn 1961-1968: Đường Phillips hoàn hảo, khi lạm phát tăng trong 8 m
này và thất nghiệp giảm. Nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp.
Cuối thập niên 60: Chính phủ theo đuổi các chính sách mở rộng tổng cầu hàng
hóa dịch vụ. Một phần do sự mở rộng của chính sách tài khóa (chi tiêu của chính phủ
tăng khi chiến tranh với Việt Nam). Một phần do chính sách tiền tệ: Fed đang m
hãm lãi suất trước chính sách tài khóa mở rộng, cung tiền tăng. Kết quả là lạm phát duy
trì ở mức cao nhưng thất nghiệp không duy trì ở mức thấp. Hình trình bày lịch sử lạm
phát thất nghiệp từ năm 1961 đến 1973. cũng cho thất mối quan hệ nghịch biến
đơn giản giữa hai biến số này bắt đầu tan vỡ vào khoảng năm 1970. Cụ thể, khi lạm
phát vẫn cao vào đầu thập niên 1970, kỳ vọng lạm phát của người dân bắt kịp với thực
tế tỷ lệ thất nghiệp quay trở lại mức 5 đến 6% vốn đã tồn tại vào đầu thập niên
1960. Đến năm 1973, các nhà hoạch định chính sách mới hiểu được rằng Friedman
Phelps đã đúng: không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.
lOMoARcPSD|49153326
Hình 8(a) cho thấy hình tổng cầu tổng cung. Khi đường cung dịch sang trái từ
AS1 sang AS2 , điểm cân bằng chuyển từ A sang B. Sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 mức
giá tăng lên từ P1 sang P2. Hình 8(b) cho thấy sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát thất
nghiệp. Sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung đẩy nền kinh tế từ một điểm có lạm phát và thất
nghiệp thấp hơn (điểm A) lên thất nghiệp và lạm phát cao hơn (điểm B). Đường Phillips ngắn
hạn dịch sang phải từ PC1 sang PC2. Các nhà hoạch định chính sách giờ đây phải đối mặt
với sự đánh đổi nghiêm trọng hơn giữa lạm phát và thất nghiệp.
3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của cú sốc cung
Năm 1968, Friedman Phelps gợi ý những thay đổi lạm phát k vọng sẽ dịch
chuyển đường Phillips ngắn hạn. Vài năm sau, ngành kinh tế học đã quan tâm vai trò
của cú sốc tổng cung đến sự chuyển dịch của đường Phillips ngắn hạn .
sốc cung
1
sự kiện trưc tiếp làm thay đổi chi phí giá cả của doanh nghiệp,
làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Một ví dụ của
sốc cung vào năm 1974 các quốc gia OPEC đã cắt giảm nguồn cung dầu thô ra thị
trường thế giới làm cho giá dầu thế giới tăng gần gấp đôi kéo theo việc tăng chi phí sản
xuất của sản phẩm có liên quan đến dầu mỏ.
Hiện tượng đình lạm (st agflation)
2
kết hợp sản lượng giảm (đình trệ
stagnation) và giá cả tăng (lạm phát inflation).
1
Cú sốc cung: sự kiện trưc tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp, làm dịch chuyển đường tổng
cung của nền kinh tế và đường Phillips.
2
Hiện tượng đình lạm: kết hợp sản lượng giảm (đình trệ - stagnation) và giá cả tăng (lạm phát inflation)
lOMoARcPSD|49153326
Hình 9 Mô hình tổng cung và tổng cầu
Hình trên cho thấy hình tổng cung và tổng cầu. Khi đường tổn cung dịch sang trái
từ AS
1
AS
2
, điểm cân bằng chuyển A B, sản lượng giảm từ Y
1
xuống Y
2
, mức giá tăng
từ P
1
lên P
2
.
Sự dịch chuyển của tổng cung đi m với sự dịch chuyển tượng tự của đường
Phillips ngắn hạn.
Hình 10 Đường Phillips
Hình trên cho thấy sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung đẩy nền kinh tế từ điểm có thất
nghiệp lạm phát thấp hơn lên điểm thất nghiệp lạm phát cao hơn. Đường
Phillips ngắn hạn dịch sang phải từ PC
1
sang PC
2
. Các nhoạch định chính sách
phải đối mặt với sự đánh đổi nghiêm trọng hơn nữa giữa lạm phát và thất nghiệp.
Trước sự chuyển dịch bất lợi của đường Phillips, các nhà hoạch định chính sách
phải hỏi rằng sự dịch chuyển này tạm thời hay vĩnh viễn, câu trả lời phụ thuộc vào
việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát như thế nào.
Nếu xem sự gia tăng lạm phát do sốc cung tình huống tạm
thời thì lạm phát k vọng sẽ không đổi, đường Phillips sẽ sớm trở lại
vị trí ban đầu.
Nếu xem sốc cung sẽ m lạm phát cao hơn thì lạm phát k vọng
sẽ tăng và đường Phillips sẽ vẫn ở vị trí mới.
lOMoARcPSD|49153326
dụ: Hoa Kỳ trong thập niên 1970 lạm phát kỳ vọng tăng đáng kể
ảnh hưởng một phần do Fed đã quyết định thích ứng với cú sốc cung
bằng việc tăng cung tiền cao hơn (tăng tổng cầu để ngăn chặn sản
lượng giảm). Nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ đối mặt với sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp
Hình 11 Các cú sốc cung thập niên 1970
Hình này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1972 đến 1981của
nền kinh tế Hoa Kỳ (tính theo chỉ số giảm phát GDP).
4. Chi phí của việc làm giảm lạm phát
Giảm lạm phát (disinflation) là giảm tốc độ của lạm phát.
Giảm phát (deflation) là sự sụt giảm mức giá.
dụ: 10/1979, khi OPEC đang áp đặt cú sốc cung bất lợi lên nền kinh tế thế
giới lần thứ hai, Paul Volcker chủ tịch Fed quyết định theo đuổi chính sách
giảm lạm phát với mong muốn mức giá đang tăng của nền kinh tế phải chậm
lại. Fed tin rằng thể giảm lạm phát thông qua khả năng kiểm soát lượng
tiền.
4.1 Tỷ lệ hy sinh
Tỷ lệ hy sinh
1
( sacrifice ratio) là số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm
trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm phát . Ước lượng tiêu biểu của t lệ hy
sinh 5. Nghĩa là, cứ mỗi điểm phần trăm lạm phát giảm đi,thì phải hy sinh 5 phần
trăm sản lượng trong quá trình chuyển tiếp.
dụ: Lạm phát 10% một năm, để đạt được mức 4% một năm thì việc
giẩm lạm phát 6 điểm phần trăm sẽ cần hy sinh 30% sản lượng hằng năm.
1
Tỷ lệ hy sinh
:số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm
phát
lOMoARcPSD|49153326
Sự hy sinh thể trả theo nhiều cách. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ tốt hơn nếu có
thể dàn trải chi phí này ra nhiều năm.
dụ: Nếu việc giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm, thì sản lượng sẽ nằm trong
xu hướng giảm bình quân 6% trong suốt giai đoạn này đạt tlệ hy sinh
tổng cộng 30%. Cách tiếp cận dàn trải hơn sẽ giúp giảm lạm phát từng bước
trong 10 năm sao cho sản lượng chỉ thấp hơn xu hướng 3 %.
Khi Fed theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát, họ se thu hẹp tổng
cầu.Tổngc ầu giảm làm lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tạo ra giảm sản lượng
giảm dẫn đến thất nghiệp tăng nền kinh tế di chuyển dọc theo đường Phillips ngắn hạn
từ A sang B. Theo thời gian, lạm phát kỳ vọng giảm, đường Phillips ngắn hạn chuyển
dịch xuống dưới khi nền kinh tế đạt tới điểm C, thất nghiệp trở lại mức tự nhiên. Cái
giá phải trả được thể hiện bằng sự dịch chuyển của nền kinh tế thông qua điểm B trong
qua trình đi từ A sang C.Qy cuả chi phí này phụ thuộc vào dộ dốc của đường Phillips
và kỳ vọng lạm phát điều chỉnh đến mức nào trước chính sách tiền tệ mới.
4.2 Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá
Khi Paul Volcker đang cân nhắc cái giá của chính sách giảm lạm phát là bao nhiêu
thì một nhóm giáo sư kinh tế lỗi lạc gồm Robert Lucas, Thomas Sargent, Robert Barro
đưa ra cuộc cách mạng dựa trên cách tiếp cận lú thuyết và chính sách kinh tế gọi kỳ
vọng hợp lý
1
.
Lạm phát kvọng một biến số quan trọng giải tại sao sự đánh đổi giữa
lạm phát thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn
biến mất nhanh đến mức nào tùy thuộc vào việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát
nhanh đến đâu.
Theo Sargent, t lệ hy sinh có thể nhỏ hơn nhiều sơ cới những gì mà các ước tính
trước đây đề cập. Thật vậy, trong trường hợp cực đoan nhất, thể zero. Nếu chính
phủ đưa ra cam kết đáng tin cậy về chính sách lạm phát thấp, người dân sẽ đủ lý trí để
hạ thấp kvọng lạm phát của mình ngay lập tức. Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch
1
K vng hp: lý thuyết cho rằng ngưi dân s dng mt cách tối ưu thông tin họ có được để d
báo v tương lai, bao gồm thông tin v chính sách ca chính ph
lOMoARcPSD| 49153326
chuyển xuống dưới nền kinh tế sẽ đạt mức lạm phát thấp nhanh chóng không
phải trả cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp một cách tạm thời.
lOMoARcPSD|49153326
4.3
Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình 13 Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1979 đến 1987
(tính theo chỉ số giảm phát GDP), đợt giảm lạm phát trong giai đoạn này diễn ra với
cái giá thất nghiệp rất cao các năm 1982 và 1983. Chú ý các điểm A, B và C trong hình
này ứng với các điểm tương tự trong hình 10.
Lạm phát giảm từ năm 1981 đến 1984 là nhờ các chính sách chống lạm phát cứng
rắn của Chủ tịch Fred Paul Volcker. Nhưng hình trên cho thấy chính sách giảm lạm
phát của Volcker thực tế trả giá bằng thất nghiệp cao tạo ra một đợt suy thoái sâu
nhất ở Hoa K từ thời Đại Khủng hoảng vào những năm 1930.
Để thực hiện sự chuyển tiếp từ lạm phát cao (điểm A) sang điểm thấp (điểm C),
nền kinh tế phải trải qua giai đoạn thất nghiệp cao đau đớn (điểm B)
Nhưng có hai lý do không thể nhanh chóng bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết
kỳ vọng hợp lý.
Thứ nhất, mặc chính sách giảm lạm phát của Volcker cái giá là thất nghiệp
cao tạm thời, cái giá này không lớn như nhiều nhà kinh tế đã dự báo
Thứ hai quan trọng hơn, mặc Volcker tuyên bố rằng ông sẽ nhắm chính
sách tiền tệ vào việc giảm lạm phát, phần lớn dân chúng không tin ông. Vì ít có
ai tin rằng Volcker sẽ giảm lạm phát nhanh như ông làm được, do lạm phát
kỳ vọng không giảm, đường Phillips ngắn hạn không dịch chuyển xuống
nhanh như lẽ ra nó có thể.
lOMoARcPSD|49153326
4.4
Kỷ nguyên Greenspan
Hình 14 Kỉ nguyên Greenspan
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm từ 1984 đến
2005 (tính theo chỉ số giảm phát GDP). Hầu như trong suốt giai đoạn này, Alan
Greenspan là chủ tịch Fed. Những biến động lạm phát và thất nghiệp là tương đối nhỏ.
Hình trên cho thấy lạm phát và thất nghiệp từ 1984 đến 2005 đây là giai đoạn kỷ
nguyên Greenspan, đặt theo tên người kế nhiệm Paul Volcker chủ tịch Fred
năm 1987.
Giai đoạn bắt đầu với sốc cung thuận lợi làm cho lạm phát thất nghiệp
giảm đi từ năm 1984 đến 1986.
Khi thất nghiệp giảm và lạm phát tăng năm 1989 và 1990, Fred đã nâng lãi suất
và thu hẹp tổng cầu, dẫn đến đợt suy thoái nhỏ năm 1991 và 1992. Thất nghiệp
sau đó tăng cao hơn phần lớn những ước tính tỷ lệ tự nhiên, và lạm phát một lần
nữa giảm xuống.
Những năm còn lại của thập niên 1990 chứng kiến giai đoạn kinh tế thịnh vượng.
Lạm phát dần đi xuống, tiệm cận zero vào cuối thập niên. Thất nghiệp cũng dần
đi xuống, khiến nhiều nhà quan sát tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã giảm.
Tuy nhiên, nền kinh tế lại gặp trục trặc vào năm 2001. Thất nghiệp tăng khi nền
kinh tế lần đầu tiên nếm trải suy thoái trong vòng 10 năm. Nhưng kết hợp chính
sách tiền tệ chính sách tài khóa đã giúp chấm dứt sự suy giảm y, đến đây
năm 2005, thất nghiệp ở mức tương đương hầu hết các ước tính về tỷ lệ tự nhiên.
Năm 2005, Tổng thống Bush chỉ định Ben Bernanke kế nhiệm Alan Greenspan
làm chủ tịch Fed.
lOMoARcPSD|49153326
4.5
Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính
Trong vài m đầu nhậm chức Ben Bernake đã phải đối mặt với một số thách thức
kinh tế lớn và dai dẳng
Từ năm 1995 đến 2006, thị trường nhà ở bùng phát, giá nhà bình quân ở Hoa K
tang hơn gấp nhà giảm khoảng một phần ba. Cuộc khủng hoảng tài chính sau đó khiến
tổng cầu giảm mạnh và thất nghiệp tăng vọt.
Hình 15 Đường Phillips giai đoạn khủng hoảng 2008-2009
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thất nghiệp hàng năm từ 2006-2009
(tính theo chỉ số giảm phát GDP). Đợt khủng hoảng tài chính làm tổng cầu giảm mạnh,
dẫn đến thất nghiệp cao hơn nhiều và đẩy lạm phát xuống mức rất thấp.
Khi tổng cầu giảm làm tăng thất nghiệp, cũng m giảm lạm phát. Thực chất,
nền kinh tế trượt theo đường Phillips đi xuống.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
mở rộng để cố gắng đảo chiều sự chuyển dịch này. Mục tiêu cố gắng làm tăng tổng
cầu, theo đó đẩy nên kinh tế tăng ngược trở lại dọc theo đường Phillips đến điểm
thất nghiệp thấp hơn và lạm phát phần nào cao hơn.
lOMoARcPSD|49153326
Contents
1. Đường Phillips ............................................................................................................ 1
1.1 Nguồn gốc của đường Phillips ............................................................................. 1
1.2 Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips ................................................................ 1
2. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của kỳ vọng .......................................... 2
2.1 Đường Phillips dài hạn: ........................................................................................ 2
2.1.1 Nguồn gốc: .................................................................................................... 2
2.1.2 Lý thuyết đường Phillips dài hạn: ................................................................. 3
2.2 Ý nghĩa của từ “tự nhiên”..................................................................................... 4
2.3 Khớp lý thuyết với bằng chứng ............................................................................ 4
2.4 Đường Phillips trong ngắn hạn ............................................................................ 5
2.5 Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên .................................................. 6
3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của cú sốc cung .................................... 8
4. Chi phí của việc làm giảm lạm phát ......................................................................... 10
4.1 Tỷ lệ hy sinh ....................................................................................................... 10
4.2 Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá ........................ 11
4.3 Chính sách giảm lạm phát của Volcker4.3.1 Kỷ nguyên
Greenspan.............................................................................14Error! Bookmark
not defined.
4.3.2 Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính.......................15
| 1/16

Preview text:

lOMoARcPSD| 49153326
CHƯƠNG 11: SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 1. Đường Phillips
1.1 Nguồn gốc của đường Phillips

Đường Phillips1 là mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Được đặt tên theo nhà kinh tế A.W.Phillips, người đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm năm 1958 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.
Các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow chỉ ra mối tương quan nghịch
biến tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp với số liệu của Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng sự
tương quan này nổi lên là vì thất nghiệp thấp đi kèm với tổng cầu cao tạo áp lực đẩy giá
cả và tiền lương tăng cao trên khắp nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách luôn
đứng trước sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, và đường Phillips minh họa rõ sự đánh đổi này.
Hình 1 Đường Phillips
Đường Phillips minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất
nghiệp. Tại điểm A lạm phát thấp và thất nghiệp cao. Tại điểm B lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
1.2 Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips
Mô hình tổng cầu và tổng cung cho ta cách lý giải dễ dàng về danh mục các kết
quả khả dĩ mà đường Phillips mô tả. Đường Phillips thể hiện những kết hợp giữa lạm
phát và thất nghiệp xuất hiện trong ngắn hạn khi sự chuyển dịch của đường tổng cầu
đẩy nền kinh tế dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
Tổng cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến sản lượng hàng
hóa và dịch vụ lớn hơn và mức giá cao hơn. Sản lượng lớn hơn nghĩa là việc làm
nhiều hơn do đó tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, mức giá cao hơn chuyển thành tỷ
1 Đường Phillips: đường biểu diễn sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. lOMoARcPSD| 49153326
lệ lạm phát cao hơn. Do đó những chuyển dịch tổng cầu sẽ đẩy lạm phát và thất
nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn.
Hình 2. Đường Phillips liên quan như thế nào với mô hình tổng cầu và tổng cung
Hình này giả định mức giá là 100 cho năm 2020 và biểu diễn những kết cục khả dĩ
cho năm 2021. Hình 2(a) biểu diễn mô hình tổng cầu và tổng cung. Nếu tổng cầu
thấp, nền kinh tế nắm tại điểm A; sản lượng thấp (15.000), và mức giá cũng thấp
(102) nếu tổng cầu cao, nền kinh tế nằm tại điểm B; sản lượng cao (16.000); và mức
giá cũng cao (106). Hình 2(b) cho thấy hàm ý của đường Phillips, điểm A xuất hiện
khi tổng cầu thấp, thất nghiệp cao (7%) và lạm phát thấp (2%). Điểm B ứng với tổng
cầu cao, có thất nghiệp thấp (4%) và lạm phát cao (6%).

Nền kinh tế dịch chuyển dịch theo đường Phillips khi chính sách tiền tệ và tài
khóa làm tổng cầu dịch chuyển. Tăng cung tiền, tăng chi tiêu của chính phủ giảm thuế
sẽ mở rộng tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường Phillips tại đó thất
nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Giảm cung tiền giảm, chi tiêu của chính phủ
hoặc tăng thuế sẽ thu hẹp tổng cầu và đẩy nền kinh tế đến một điểm trên đường
Phillips tại đó thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn.
2. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của kỳ vọng
2.1 Đường Phillips dài hạn:
2.1.1 Nguồn gốc:
Năm 1968, nhà kinh tế Milton Friedman lập luận rằng có một điều mà chính sách
tiền tệ không thể làm, chỉ trừ một thời gian ngắn, đó là hạ thấp thất nghiệp bằng cách
tăng lạm phát. Cũng thời gian đó, một nhà kinh tế khác là Edmund Phelps cũng phủ
nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Friedman và Phelps dựa vào các nguyên lý kinh tế học vĩ mô cổ điển để đưa ra
kết luận này. Lý thuyết cổ điển cho rằng:
Tăng trưởng cung tiền là yếu tố hàng đầu quyết định lạm phát lOMoARcPSD| 49153326
• Tăng trưởng tiền tệ không tác động lên các biến số thực như là sản lượng và việc
làm, nó chỉ đơn thuần thay đổi giá cả và thu nhập danh nghĩa theo tỷ lệ tương ứng.
• Tăng trưởng tiền tệ không tác động lên các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
Friedman và Phelps kết luận rằng không có lý do để cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ
liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn.
2.1.2 Lý thuyết đường Phillips dài hạn: Theo Friedman và
Phelps, không có sự đánh đổi
giữa lạm phát và thất nghiệp
trong dài hạn. Tăng trưởng
cung tiền xác định tỷ lệ lạm
phát. Bất kể tỷ lệ lạm phát là
bao nhiêu, tỷ lệ thất nghiệp sẽ
dẫn tiến về mức tự nhiên của
nó. Kết quả, đường

Phillips dài hạn là dốc đứng.
Hình 3. Đường Phillips dài hạn Quan điểm của
Friedman về việc Cục dự trữ Liên bang có thể hy vọng hoàn thành điều gì cho nền kinh
tế trong dài hạn: Cơ quan tiền tệ trực tiếp kiểm soát lượng tiền danh nghĩa, lượng nợ
của mình. Về nguyên tắc, họ có thể sử dụng quyền kiểm soát này để cố định các đại
lượng danh nghĩa. Nhưng họ không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với
những đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực.
Những quan điểm của Friedman có hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách
tiền tệ đối mặt với một đường Phillips thẳng đứng. Nếu Fed tăng cung tiền chậm, tỷ lệ
lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế dừng ở điểm A. Nếu Fed tăng cung tiền nhanh, tỷ lệ lạm
phát sẽ cao và nền kinh tế dừng ở điểm B. Trong bất cứ tình huống nào thì tỷ lệ thất
nghiệp cũng có khuynh hướng tiến đến mức thông thường của nó, được gọi là tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên
. Đường Phillips dài hạn dốc đứng minh họa kết luận cho rằng thất
nghiệp không phụ thuộc vào tăng trưởng tiền và lạm phát trong dài hạn. lOMoARcPSD| 49153326
Hình 4 Đường Phillips dài hạn liên quan đến mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào
Hình 4a cho thấy mô hình tổng cầu và tổng cung với đường tổng cung dốc đứng. Khi
chính sách tiền tệ mở rộng đẩy đường cầu sang phải từ AD1 sang AD2, điểm cân bằng dịch
chuyền từ điểm A sang điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 trong khi sản lượng không đổi.
Hinhd 4b cho thấy Phillips dài hạn, thẳng góc tại tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Trong dài hạn,
chính sách tiền tệ mở rộng đẩy nền kinh tế từ lạm phát thấp (điểm A) sang điểm lạm phát cao
(điểm B) mà không thay đổi tỉ lệ thất nghiệp.

Bất kể Fed thay đổi chính sách tiền tệ nào, sản lượng và thất nghiệp đều ở mức
tự nhiên của chúng trong dài hạn.
2.2 Ý nghĩa của từ “tự nhiên”
Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh
tế sẽ hướng đến trong dài hạn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết là tỷ lệ thất
nghiệp mong đợi và không bất biến theo thời gian.
Mặc dù chính sách tiền tệ không tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các loại
chính sách khác thì có thể. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính
sách cần sử dụng các chính sách giúp cải thiện chức năng của thị trường lao động. Một
thay đổi chính sách làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ đẩy đường Phillips dài hạn
sang trái. Ngoài ra, do thất nghiệp thấp hơn cũng có nghĩa là nhiều lao động sản xuất
hàng hóa và dịch vụ hơn, lượng cung hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn ở mức giá bất kì
và đường tổng cung dài hạn dịch sang phải. Nền kinh tế đạt được thất nghiệp thấp hơn
và sản lượng cao hơn ở tốc độ tăng trường tiền và lạm phát bất kỳ.
2.3 Khớp lý thuyết với bằng chứng
Friedman và Phelps cho rằng mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất
nghiệp tồn tại trong ngắn hạn nhưng nhà hoạch định chính sách không nên xem đây là
các danh mục kết quả kinh tế trong dài hạn. Các nhà hoạt định chính sách có thể theo
đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian
nhưng cuối cùng thất nghiệp vẫn quay lại mức tự nhiên của nó và chính sách tiền tệ mở
rộng chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn. lOMoARcPSD| 49153326
Tổng cung dài hạn là dốc đứng cho thấy mức giá không tác động lên cung trong
dài hạn. Nhưng đường tổng cung ngắn hạn là dốc lên, cho thấy mức giá tăng sẽ làm tăng
lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Khi giá cả thực tế cao hơn kỳ
vọng , doanh nghiệp tăng sản xuất và việc làm; khi giá cả thấp hơn kỳ vọng, doanh
nghiệp giảm sản xuất và việc làm. Tuy nhiên, do mức giá kỳ vọng và lương danh nghĩa
cuối cùng sẽ điều chỉnh, mối quan hệ giữa mức giá thực tế và lượng cung chỉ tồn tại trong ngắn hạn.
Friedman và Phelps ứng dụng đưa ra một biến số mới vào phân tích về sự đánh
đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: đó là lạm phát kỳ vọng. Trong ngắn hạn, Fed có thể
xem lạm phát kỳ vọng như đã xác định. Khi cung tiền thay đổi thì đường tổng cầu dịch
chuyển và nền kinh tế chạy dọc trên đường tổng cung ngắn hạn cho trước. Do đó, trong
ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ sẽ dẫn đến biến động ngoài dự kiến của sản lượng,
giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Trong dài hạn, người dân sẽ suy đoán bất kỳ tỷ lệ lạm
phát nào mà Fed chọn để tạo ra và lượng luong danh nghĩa sẽ điều chỉnh để bắt kịp với
lạm phát. Kết quả là đường tổng cung giới hạn là dốc đứng. Những thay đổi của tổng
cầu sẽ không tác động đến sản lượng hàng hóa và dịc vụ hoặc số lượng lao động mà
doanh nghiệp cần thuê mướn. Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp sẽ trở lại
mức tự nhiên trong dài hạn.
Hình 5 Lạm phát kỳ vọng dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
càng lớn. Tại điểm A, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế là bằng nhau ở mức thấp và thất
nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế đi từ điểm
A sang điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát kỳ vọng vẫn thấp nhưng lạm phát thực
tế đã cao. Thất nghiệp thì nằm dưới tỷ lệ tự nhiên. Trong dài hạn, lạm phát kỳ vọng tăng và
nền kinh chuyển sang điểm C. Tại đây, lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế đều cao và thất
nghiệp quay trở lại mức tự nhiên.

2.4 Đường Phillips trong ngắn hạn
Tóm tắt phân tích của Friedman và Phelps bằng phương trình sau: lOMoARcPSD| 49153326
Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a(lạm phát thực tế - lạm phát kì vọng)
(a: tham số đo lường mức độ phản ứng của thất nghiệp trước lạm phát ngoài dự kiến)
Phương trình này liên hệ tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát
thực tế và lạm phát kỳ vọng. Nó hàm ý rằng không có đường Phillips ngắn hạn ổn định.
Mỗi đường Phillips ngắn hạn phản ánh một tỉ lệ lạm phát kỳ vọng nhất định. Khi lạm
phát kỳ vọng thay đổi, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển.
Theo thời gian, khi lạm phát kỳ vọng tăng, doanh nghiệp và người lao động bắt
đầu tính đến yếu tố lạm phát cao khi xác định tiền lương và giá cả. Việc mở rộng tổng
cầu nhanh hơn sẽ đưa đến lạm phát cao hơn nhưng không làm giảm thất nghiệp.
Hình 6 Đường Phillips trong thập niên 1960
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hằng năm từ 1961 đến 1968(
tính theo chỉ số giảm phát GDP) để minh họa mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp.
2.5 Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên
Friedman và Phelps đưa ra dự báo thẳng thừng vào năm 1968: nếu các nhà
hoạch định chính sách cố tận dụng đường Phillips bằng cách chọn lạm phát cao hơn để
giảm thất nghiệp, họ chỉ thành công có tính tạm thời. Một vài năm sau khi Friedman và
Phelps đưa ra giả thuyết này, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa đã vô
tình thực hiện một cuộc thí nghiệm tự nhiên để kiểm định nó. Phòng thí nghiêm của họ
chính là nền kinh tế Hoa Kỳ. lOMoARcPSD| 49153326
Hình 7 Sự đổ vỡ của đường Phillips
Hình này sử dụng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát từ năm 1961 đến 1973 (tính
theo chỉ số giảm phát GDP). Đường Phillips của thập niên 60 gãy đổ vào năm 197, như
Friedman và Phelps dự báo. Các điểm ký hiệu A, B và C trong hình này tương ứng với các điểm trong Hình 5.

Giai đoạn 1961-1968: Đường Phillips hoàn hảo, khi lạm phát tăng trong 8 năm
này và thất nghiệp giảm. Nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Cuối thập niên 60: Chính phủ theo đuổi các chính sách mở rộng tổng cầu hàng
hóa và dịch vụ. Một phần do sự mở rộng của chính sách tài khóa (chi tiêu của chính phủ
tăng khi chiến tranh với Việt Nam). Một phần là do chính sách tiền tệ: Fed đang kìm
hãm lãi suất trước chính sách tài khóa mở rộng, cung tiền tăng. Kết quả là lạm phát duy
trì ở mức cao nhưng thất nghiệp không duy trì ở mức thấp. Hình trình bày lịch sử lạm
phát và thất nghiệp từ năm 1961 đến 1973. Nó cũng cho thất mối quan hệ nghịch biến
đơn giản giữa hai biến số này bắt đầu tan vỡ vào khoảng năm 1970. Cụ thể, khi lạm
phát vẫn cao vào đầu thập niên 1970, kỳ vọng lạm phát của người dân bắt kịp với thực
tế và tỷ lệ thất nghiệp quay trở lại mức 5 đến 6% vốn dĩ đã tồn tại vào đầu thập niên
1960. Đến năm 1973, các nhà hoạch định chính sách mới hiểu được rằng Friedman và
Phelps đã đúng: không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. lOMoARcPSD| 49153326
Hình 8(a) cho thấy mô hình tổng cầu và tổng cung. Khi đường cung dịch sang trái từ
AS1 sang AS2 , điểm cân bằng chuyển từ A sang B. Sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 và mức
giá tăng lên từ P1 sang P2. Hình 8(b) cho thấy sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp. Sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung đẩy nền kinh tế từ một điểm có lạm phát và thất
nghiệp thấp hơn (điểm A) lên thất nghiệp và lạm phát cao hơn (điểm B). Đường Phillips ngắn
hạn dịch sang phải từ PC1 sang PC2. Các nhà hoạch định chính sách giờ đây phải đối mặt
với sự đánh đổi nghiêm trọng hơn giữa lạm phát và thất nghiệp.

3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của cú sốc cung
Năm 1968, Friedman và Phelps gợi ý những thay đổi lạm phát kỳ vọng sẽ dịch
chuyển đường Phillips ngắn hạn. Vài năm sau, ngành kinh tế học đã quan tâm vai trò
của cú sốc tổng cung đến sự chuyển dịch của đường Phillips ngắn hạn .
Cú sốc cung 1là sự kiện trưc tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp,
làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Một ví dụ của cú
sốc cung là vào năm 1974 các quốc gia OPEC đã cắt giảm nguồn cung dầu thô ra thị
trường thế giới làm cho giá dầu thế giới tăng gần gấp đôi kéo theo việc tăng chi phí sản
xuất của sản phẩm có liên quan đến dầu mỏ.
Hiện tượng đình lạm (stagflation) 2 là kết hợp sản lượng giảm (đình trệ
stagnation) và giá cả tăng (lạm phát – inflation).
1 Cú sốc cung: sự kiện trưc tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp, làm dịch chuyển đường tổng
cung của nền kinh tế và đường Phillips.
2 Hiện tượng đình lạm: kết hợp sản lượng giảm (đình trệ - stagnation) và giá cả tăng (lạm phát – inflation) lOMoARcPSD| 49153326
Hình 9 Mô hình tổng cung và tổng cầu
Hình trên cho thấy mô hình tổng cung và tổng cầu. Khi đường tổn cung dịch sang trái từ AS
, điểm cân bằng chuyển A B, sản lượng giảm từ Y , mức giá tăng 1 AS2 1 xuống Y2 từ P1 lên P2.
Sự dịch chuyển của tổng cung đi kèm với sự dịch chuyển tượng tự của đường Phillips ngắn hạn.
Hình 10 Đường Phillips
Hình trên cho thấy sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung đẩy nền kinh tế từ điểm có thất
nghiệp và lạm phát thấp hơn lên điểm có thất nghiệp và lạm phát cao hơn. Đường
Phillips ngắn hạn dịch sang phải từ PC

. Các nhà hoạch định chính sách 1 sang PC2
phải đối mặt với sự đánh đổi nghiêm trọng hơn nữa giữa lạm phát và thất nghiệp.
Trước sự chuyển dịch bất lợi của đường Phillips, các nhà hoạch định chính sách
phải hỏi rằng sự dịch chuyển này là tạm thời hay vĩnh viễn, câu trả lời phụ thuộc vào
việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát như thế nào.
• Nếu xem sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung và là tình huống tạm
thời thì lạm phát kỳ vọng sẽ không đổi, đường Phillips sẽ sớm trở lại vị trí ban đầu.
• Nếu xem cú sốc cung sẽ làm lạm phát cao hơn thì lạm phát kỳ vọng
sẽ tăng và đường Phillips sẽ vẫn ở vị trí mới. lOMoARcPSD| 49153326
Ví dụ: Hoa Kỳ trong thập niên 1970 lạm phát kỳ vọng tăng đáng kể
ảnh hưởng một phần do Fed đã quyết định thích ứng với cú sốc cung
bằng việc tăng cung tiền cao hơn (tăng tổng cầu để ngăn chặn sản
lượng giảm). Nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ đối mặt với sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp

Hình 11 Các cú sốc cung thập niên 1970
Hình này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1972 đến 1981của
nền kinh tế Hoa Kỳ (tính theo chỉ số giảm phát GDP).
4. Chi phí của việc làm giảm lạm phát
Giảm lạm phát (disinflation) là giảm tốc độ của lạm phát.
Giảm phát (deflation) là sự sụt giảm mức giá.
Ví dụ: 10/1979, khi OPEC đang áp đặt cú sốc cung bất lợi lên nền kinh tế thế
giới lần thứ hai, Paul Volcker chủ tịch Fed quyết định theo đuổi chính sách
giảm lạm phát với mong muốn mức giá đang tăng của nền kinh tế phải chậm
lại. Fed tin rằng có thể giảm lạm phát thông qua khả năng kiểm soát lượng tiền.
4.1 Tỷ lệ hy sinh
Tỷ lệ hy sinh1( sacrifice ratio) là số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm
trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm phát . Ước lượng tiêu biểu của tỷ lệ hy
sinh là 5. Nghĩa là, cứ mỗi điểm phần trăm lạm phát giảm đi,thì phải hy sinh 5 phần
trăm sản lượng trong quá trình chuyển tiếp.
Ví dụ: Lạm phát là 10% một năm, để đạt được ở mức 4% một năm thì việc
giẩm lạm phát 6 điểm phần trăm sẽ cần hy sinh 30% sản lượng hằng năm.
1 Tỷ lệ hy sinh :số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm phát lOMoARcPSD| 49153326
Sự hy sinh có thể trả theo nhiều cách. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ tốt hơn nếu có
thể dàn trải chi phí này ra nhiều năm.
Ví dụ: Nếu việc giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm, thì sản lượng sẽ nằm trong
xu hướng giảm bình quân 6% trong suốt giai đoạn này và đạt tỷ lệ hy sinh
tổng cộng 30%. Cách tiếp cận dàn trải hơn sẽ giúp giảm lạm phát từng bước
trong 10 năm sao cho sản lượng chỉ thấp hơn xu hướng 3 %.

Khi Fed theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát, họ se thu hẹp tổng
cầu.Tổngc ầu giảm làm lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tạo ra giảm và sản lượng
giảm dẫn đến thất nghiệp tăng nền kinh tế di chuyển dọc theo đường Phillips ngắn hạn
từ A sang B. Theo thời gian, lạm phát kỳ vọng giảm, đường Phillips ngắn hạn chuyển
dịch xuống dưới khi nền kinh tế đạt tới điểm C, thất nghiệp trở lại mức tự nhiên. Cái
giá phải trả được thể hiện bằng sự dịch chuyển của nền kinh tế thông qua điểm B trong
qua trình đi từ A sang C.Qy mô cuả chi phí này phụ thuộc vào dộ dốc của đường Phillips
và kỳ vọng lạm phát điều chỉnh đến mức nào trước chính sách tiền tệ mới.

4.2 Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá
Khi Paul Volcker đang cân nhắc cái giá của chính sách giảm lạm phát là bao nhiêu
thì một nhóm giáo sư kinh tế lỗi lạc gồm Robert Lucas, Thomas Sargent, Robert Barro
đưa ra cuộc cách mạng dựa trên cách tiếp cận lú thuyết và chính sách kinh tế gọi là kỳ vọng hợp lý1.
Lạm phát kỳ vọng là một biến số quan trọng lý giải tại sao có sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn
biến mất nhanh đến mức nào tùy thuộc vào việc người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát nhanh đến đâu.
Theo Sargent, tỷ lệ hy sinh có thể nhỏ hơn nhiều sơ cới những gì mà các ước tính
trước đây đề cập. Thật vậy, trong trường hợp cực đoan nhất, nó có thể là zero. Nếu chính
phủ đưa ra cam kết đáng tin cậy về chính sách lạm phát thấp, người dân sẽ đủ lý trí để
hạ thấp kỳ vọng lạm phát của mình ngay lập tức. Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch
1 Kỳ vọng hợp lý: lý thuyết cho rằng người dân sử dụng một cách tối ưu thông tin họ có được để dự
báo về tương lai, bao gồm thông tin về chính sách của chính phủ lOMoAR cPSD| 49153326
chuyển xuống dưới và nền kinh tế sẽ đạt mức lạm phát thấp nhanh chóng mà không
phải trả cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp một cách tạm thời. lOMoARcPSD| 49153326 4.3
Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình 13 Chính sách giảm lạm phát của Volcker
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1979 đến 1987
(tính theo chỉ số giảm phát GDP), đợt giảm lạm phát trong giai đoạn này diễn ra với
cái giá thất nghiệp rất cao các năm 1982 và 1983. Chú ý các điểm A, B và C trong hình
này ứng với các điểm tương tự trong hình 10.

Lạm phát giảm từ năm 1981 đến 1984 là nhờ các chính sách chống lạm phát cứng
rắn của Chủ tịch Fred Paul Volcker. Nhưng hình trên cho thấy chính sách giảm lạm
phát của Volcker thực tế trả giá bằng thất nghiệp cao và tạo ra một đợt suy thoái sâu
nhất ở Hoa Kỳ từ thời Đại Khủng hoảng vào những năm 1930.
Để thực hiện sự chuyển tiếp từ lạm phát cao (điểm A) sang điểm thấp (điểm C),
nền kinh tế phải trải qua giai đoạn thất nghiệp cao đau đớn (điểm B)
Nhưng có hai lý do không thể nhanh chóng bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý.
Thứ nhất, mặc dù chính sách giảm lạm phát của Volcker có cái giá là thất nghiệp
cao tạm thời, cái giá này không lớn như nhiều nhà kinh tế đã dự báo
Thứ hai và quan trọng hơn, mặc dù Volcker tuyên bố rằng ông sẽ nhắm chính
sách tiền tệ vào việc giảm lạm phát, phần lớn dân chúng không tin ông. Vì ít có
ai tin rằng Volcker sẽ giảm lạm phát nhanh như ông làm được, do dó lạm phát
kỳ vọng không giảm, và đường Phillips ngắn hạn không dịch chuyển xuống
nhanh như lẽ ra nó có thể. lOMoARcPSD| 49153326 4.4 Kỷ nguyên Greenspan
Hình 14 Kỉ nguyên Greenspan
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm từ 1984 đến
2005 (tính theo chỉ số giảm phát GDP). Hầu như trong suốt giai đoạn này, Alan
Greenspan là chủ tịch Fed. Những biến động lạm phát và thất nghiệp là tương đối nhỏ.
• Hình trên cho thấy lạm phát và thất nghiệp từ 1984 đến 2005 đây là giai đoạn kỷ
nguyên Greenspan, đặt theo tên người kế nhiệm Paul Volcker là chủ tịch Fred năm 1987.
• Giai đoạn bắt đầu với cú sốc cung thuận lợi làm cho lạm phát và thất nghiệp
giảm đi từ năm 1984 đến 1986.
• Khi thất nghiệp giảm và lạm phát tăng năm 1989 và 1990, Fred đã nâng lãi suất
và thu hẹp tổng cầu, dẫn đến đợt suy thoái nhỏ năm 1991 và 1992. Thất nghiệp
sau đó tăng cao hơn phần lớn những ước tính tỷ lệ tự nhiên, và lạm phát một lần nữa giảm xuống.
• Những năm còn lại của thập niên 1990 chứng kiến giai đoạn kinh tế thịnh vượng.
Lạm phát dần đi xuống, tiệm cận zero vào cuối thập niên. Thất nghiệp cũng dần
đi xuống, khiến nhiều nhà quan sát tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã giảm.
• Tuy nhiên, nền kinh tế lại gặp trục trặc vào năm 2001. Thất nghiệp tăng khi nền
kinh tế lần đầu tiên nếm trải suy thoái trong vòng 10 năm. Nhưng kết hợp chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp chấm dứt sự suy giảm này, và đến đây
năm 2005, thất nghiệp ở mức tương đương hầu hết các ước tính về tỷ lệ tự nhiên.
• Năm 2005, Tổng thống Bush chỉ định Ben Bernanke kế nhiệm Alan Greenspan làm chủ tịch Fed. lOMoARcPSD| 49153326 4.5
Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính
Trong vài năm đầu nhậm chức Ben Bernake đã phải đối mặt với một số thách thức
kinh tế lớn và dai dẳng
Từ năm 1995 đến 2006, thị trường nhà ở bùng phát, giá nhà bình quân ở Hoa Kỳ
tang hơn gấp nhà giảm khoảng một phần ba. Cuộc khủng hoảng tài chính sau đó khiến
tổng cầu giảm mạnh và thất nghiệp tăng vọt.
Hình 15 Đường Phillips giai đoạn khủng hoảng 2008-2009
Hình này cho thấy số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm từ 2006-2009
(tính theo chỉ số giảm phát GDP). Đợt khủng hoảng tài chính làm tổng cầu giảm mạnh,
dẫn đến thất nghiệp cao hơn nhiều và đẩy lạm phát xuống mức rất thấp.

Khi tổng cầu giảm làm tăng thất nghiệp, nó cũng làm giảm lạm phát. Thực chất,
nền kinh tế trượt theo đường Phillips đi xuống.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
mở rộng để cố gắng đảo chiều sự chuyển dịch này. Mục tiêu là cố gắng làm tăng tổng
cầu, theo đó đẩy nên kinh tế tăng ngược trở lại dọc theo đường Phillips đến điểm có
thất nghiệp thấp hơn và lạm phát phần nào cao hơn. lOMoARcPSD| 49153326 Contents
1. Đường Phillips ............................................................................................................ 1
1.1 Nguồn gốc của đường Phillips ............................................................................. 1
1.2 Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips ................................................................ 1
2. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của kỳ vọng .......................................... 2
2.1 Đường Phillips dài hạn: ........................................................................................ 2
2.1.1 Nguồn gốc: .................................................................................................... 2
2.1.2 Lý thuyết đường Phillips dài hạn: ................................................................. 3
2.2 Ý nghĩa của từ “tự nhiên”..................................................................................... 4
2.3 Khớp lý thuyết với bằng chứng ............................................................................ 4
2.4 Đường Phillips trong ngắn hạn ............................................................................ 5
2.5 Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên .................................................. 6
3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: Vai trò của cú sốc cung .................................... 8
4. Chi phí của việc làm giảm lạm phát ......................................................................... 10
4.1 Tỷ lệ hy sinh ....................................................................................................... 10
4.2 Kỳ vọng hợp lý và khả năng giảm lạm phát không phải trả giá ........................ 11 4.3 Chính sách giảm lạm
phát của Volcker4.3.1 Kỷ nguyên
Greenspan.............................................................................14Error! Bookmark not defined. 4.3.2
Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính.......................15