Chương 2: Một số lý thuyết nghiên cứu dịch thuật | Lý thuyết môn Lý thuyết dịch | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Giáo trình môn Lý thuyết dịch Chương 2 | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết dịch
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU DỊCH THUẬT
2.1. Lý thuyết dịch trước thế kỷ 20 2.1.1. Dryden (1680[1992])
Trong giai đoạn trước thế kỷ 20, giới học thuật đã có ý định xây dựng lý thuyết dịch
thuật mang tính hệ thống đầu tiên (Dryden 1680, DoLet và Tytler). Trong đó, Dryden12
đã có những bài viết về quá trình dịch thuật tạo nên những tác động to lớn đến lý thuyết
và dịch thuật sau này. Ông đã quy toàn bộ dịch thuật thành ba kiểu như sau đây:
1. Dịch từng chữ (Metaphrase)13: dịch bán sát từng chữ và từng dòng của văn bản
nguồn, tương tự với khái niệm “Dịch chữ”.
2. Dịch thoát ý (Paraphrase)14: dịch có độ thoáng nhưng không để lạc mất ý của tác
giả, không cần phải bám sát từ ngữ của tác giả, túc là có thể thay đổi cả toàn bộ câu
chữ, tương đối giống với khái niệm “Dịch nghĩa”.
3. Phỏng dịch (Imitation)15: bỏ rơi chữ và ý của nguyên tác, giống với lối dịch tự do
như là một ứng tác từ văn bản gốc.
Dryden gọi những dịch giả theo lối dịch từ chữ như Ben Johnson là “người sao chép
ngôn từ” (Dryden 1680[1992]), ông bác bỏ cách dịch này bằng một so sánh: “Nó cũng hệt
như phải nhảy múa trên dây với hai chân bị xích chặt – một công việc ngu ngốc”. Ông cũng
bác bỏ lối phỏng dịch trong đó dịch giả sử dụng văn bản gốc “như một dàn bài để viết với
ý nghĩ rằng tác giả cũng sẽ viết như thế nếu người ấy sống cùng thời và cùng quê hương
với mình”. Dryden chỉ cổ động cho lối dịch thoát ý và khuyên rằng cần phải tránh hai lối
dịch từng chữ và phỏng dịch.
Năm 1967, chính ông cũng thay đổi lập trường, bộc lộ quan điểm trung dung giữa
dịch thoát ý và dịch từng chữ như sau: “Tôi thấy đúng khi đi giữa hai cực đoan dịch thoát
ý và dịch từng chữ, luôn cố gắng hết sức theo sát tác giả mà không để mất mọi nét duyên
dáng của nó.” (Dryden 1680[1992]:26). Nói chung Dryden và những người khác viết về
dịch thuật thời bấy giờ đều mang nặng tính mô tả, đưa ra những gì phải làm để có được
một bản dịch thành công.
2.1.2. Tytler và ba quy luật dịch thuật
Nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về dịch thuật sau Dryden là công bố “Essay on the
principles of Translation” – Tiểu luận về các nguyên tắc dịch thuật (1797) của Tytler16.
12 John Dryden là nhà thơ và dịch giả nổi tiếng của Anh. 13逐語訳 14釈意訳 15模倣 16 Alexander Frase Tytler 8
Khác với hướng mô tả lấy tác giả văn bản nguồn làm trọng tâm như Dryden, Tytler đưa
ra những điều kiện của một “bản dịch tốt” theo hướng lấy người đọc ngôn ngữ đích làm trọng tâm như sau:
“Trong bản dịch ấy mọi phẩm chất của nguyên tác được truyền đạt trọn vẹn sao cho
người đọc nguyên tác bằng tiếng mẹ đẻ để họ cảm nhận và xúc động như thế nào thì người
đọc bản dịch bằng tiếng mẹ đẻ của mình cũng có những cảm nhận và xúc động như vậy.” (Tytler 1797:14)
Tytler (1979:15) đưa ra ba quy luật và quy chuẩn như sau:
1. Dịch giả phải truyền đạt trọn vẹn các ý tưởng của nguyên tác.
2. Văn phong và cách viết phải có cùng một đặc tính như nguyên tác.
3. Bản dịch phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên dễ dàng trong câu chữ của nguyên tác.
Quy luật 1 của Tytler đòi hỏi dịch giả phải hiểu nguyên tác một cách hoàn hảo, thông
thạo chủ đề mình đang dịch và truyền đạt trung thành cả ý lẫn nghĩa của nguyên tác. Quy
luật 2 về văn phong, đòi hỏi dịch giả phải vừa nhận ra được đặc điểm đích thực của văn
phong và vừa có khả năng, thị hiếu đúng đắn để tái tạo nó trong ngôn ngữ đích. Quy luật
3 đòi hỏi truyền đạt toàn bộ phong vị tự nhiên dễ dang trong câu chữ của nguyên tác.
Tytler coi đây là nhiệm vụ khó khăn nhất, ví nó như việc vẽ lại thật thành công một bức tranh của họa sĩ.
Hai quy luật đầu tiên là đại diện của hai chính kiến rất khác nhau về dịch thuật, một là
trung thành với nội dung, hai là trung thành với hình thức. Đây chính là cách nói khác của
“dịch chữ” và “dịch nghĩa”. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là Tytler liệt kê ba quy luật
ấy của mình theo tầm quan trọng tương đối của chúng, việc phân cấp này có ý nghĩa rất
lớn đối với quá trình xây dựng lý thuyết dịch thuật sau này.
2.1.3. Schleiermacher và xác định giá trị của tính ngoại lai
Khác hẳn với các lý thuyết dịch đã được đề cập ở trên, Schleiermacher17 phân biệt hai
kiểu dịch giả của hai loại văn bản khác nhau như sau:
1. Dolmetscher: người dịch các văn bản thương mại.
2. Ubersetzer: người dịch các văn bản học thuật và nghệ thuật.
Schleiermacher coi kiểu dịch giả thứ hai có tính sáng tạo cao hơn, thổi được sinh khí
mới vào ngôn ngữ (Schleiermacher 1813[1992]:38). Ông cho rằng văn bản nguồn ẩn sâu
17 FriedrichSchleiermacher là nhà thần học – dịch giả người Đức được coi là người sáng lập ra Thần học Thanh Giáo hiện đại. 9
trong ngôn ngữ gắn chặt với văn hóa nguồn và không bao giờ có thể tương thích hoàn
toàn với ngôn ngữ đích. Schleiermacher đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để đưa tác giả của
văn bản nguồn và độc giả của văn bản đích đến được với nhau. Ông đi xa hơn các vấn đề
dịch chữ và dịch nghĩa, hay các vấn đề khác như dịch trung thành hay phỏng dịch và cho
rằng chỉ có hai con đường đối với người dịch chân chính:
Hoặc là người dịch không động đến tác giả càng nhiều càng tốt và đẩy độc giả về phía
tác giả hoặc là không động đến độc giả càng nhiều càng tốt và đẩy tác giả về phía độc giả.
(Schleiermacher 1813[1992]:41).
Đẩy độc giả về phía tác giả có nghĩa là người dịch phải tạo cho độc giả có ấn tượng rằng
mình đang đọc tác phẩm bằng ngôn ngữ gốc của nó. Để làm được điều này, người dịch
phải sử dụng chiến lược dịch “ngoại chủng hóa” (khác với việc đẩy tác giả về phía độc giả,
phải sử dụng chiến lược dịch “nhập tịch hóa”) , luôn định hướng mình theo ngôn ngữ và
nội dung của văn bản nguồn. Người dịch phải định được giá trị các đặc tính ngoại lai và
chuyển chúng vào ngôn ngữ đích.
Chiến lược dịch này có thể gây ra một số hệ quả trong đó có các tình huống sau:
1. Người dịch tìm cách truyền đạt đúng cái ấn tượng mà mình có được từ văn bản
nguồn nhưng vì trình độ hiểu biết của người dịch có thể khác với độc giả nên ấn
tượng ấy chưa chắc đã là ấn tượng của độc giả nếu họ đọc được nguyên tác.
2. Có thể phải cần đến một ngôn ngữ dịch đặc biệt, ví dụ như có chỗ phải bù đắp bằng
một từ giàu tính tưởng tượng và có chỗ đành phải bằng lòng với một kiểu diễn đạt
sáo mòn không thể truyền đạt được ấn tượng ngoại lai.
Quan điểm của Schleiermacher đã ảnh hưởng rất lớn đến lý thuyết dịch thuật sau này.
và đặc biệt trở nên nổi bật trong thuyết phân loại văn bản của Reiss (xem ở chương 5) .
Hai đối cực “ngoại chủng hóa” và “nhập tịch hóa” trở thành hai đối cực “ngoại lai hóa” và
“bản địa hóa” trong lý thuyết Venuti (xem ở Chương 9). Ngoài ra, Walter Benjamin tiếp
tục theo đuổi giả thuyết “ngôn ngữ dịch thuật” và mô tả về diễn giải học trong dịch thuật
trong lý thuyết “Vận động diễn giả” của George Steiner (xem ở Chương 10). 2.1.4. Tiểu kết
Các lý thuyết, các lập ngôn trong giai đoạn trước thế kỷ 20 còn mơ hồ, chủ quan với
các tiêu chí đánh giá (Bassnett 1991:128). Lý thuyết dịch thuật trong nửa sau của thế kỷ
20 đã cố gắng định nghĩa lại các khái niện “dịch sát” và “dịch thoáng” ở cấp độ quan sát 10
được, đo lường được, cố gắng mô tả “nghĩa” bằng thuật ngữ khoa học, tập hợp và phân
loại có hệ thống các hiện tượng dịch thuật. Tóm tắt ý chính
Lý thuyết dịch thuật trong giai đoạn này hầu như xoay quanh cuộc tranh luận về
“dịch (chữ) sát” hay “dịch nghĩa”.
Ảnh hưởng của Dryden và bộ ba khái niệm về dịch nguyên văn, dịch diễn giải và phỏng dịch.
Nghiên cứu mô tả của Dolet và Tytler
Quan điểm của Schleiermarcher về dịch thuật tôn trọng yếu tố ngoại lai.
Tính mơ hồ, chủ quan của các thuật ngữ dùng để miêu tả dịch thuật các tiêu chí đánh giá
2.2. Lý thuyết dịch giai đoạn 1950-1960: Vấn đề tương đương trong dịch thuật
Sau thời gian dài tranh luận xung quanh vấn đề “dịch sát” hay “dịch thoáng”, các nhà
lý luận dịch thuật trong những năm 1950-1960 bắt đầu đi vào phân tích có hệ thống hơn
về dịch thuật. Các cuộc tranh luận học thuật giai đoạn này diễn ra chủ yếu xung quanh
một số vấn đề về ngôn ngữ học liên quan đến dịch thuật, trong đó nổi bật nhất là vấn đề
về nghĩa và “tương đương”(Equivalence) 18.
Khái niệm tương đương lần đầu tiên được nhắc đến trong công trình của Jakobson
(1959). Jacobson đã chỉ ra rằng thường không có sự tương đương hoàn toàn về nghĩa
giữa các từ của các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ từ “cheese” trong tiếng Anh không có nghĩa
hệt như từ “syr” trong tiếng Nga. Lý do là vì “cheese” bao gồm khái niệm “cottage cheese”
những không tương đương với “syr” mà là “tvarok” trong tiếng Nga; hoặc từ “house” là
từ trung tính trong tiếng Anh những “maison” là giống cái. Tương tự như vậy từ “兄弟”
trong tiếng Nhật khi dịch sang tiếng Anh là “brothers and sisters” sẽ mất đi nét nghĩa là
“anh trai và em trai”. Như vậy, việc dịch thuật với nghĩa tương đồng hoàn toàn giữa hai
ngôn ngữ khác nhau cơ bản là điều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, người dịch phải
tìm cách làm sao đó để đạt được mục đích dịch thuật đảm bảo nghĩa của văn bản gốc và
văn bản dịch giống nhau nhất có thể. Đó chính là “tương đương” trong dịch thuật. Dịch
thuật chính là tìm ra giá trị (value) tương đương (equal) giữa hai ngôn ngữ. 18 等価 11
Từ góc độ ngôn ngữ học, Jacobson đã đặt vấn đề về “tương đương” với một định nghĩa
nổi tiếng: “Tương đương trong khác biệt là vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ và là mối
quan tâm cốt lõi của ngôn ngữ học”.
Sau đó, khái niệm về “tương đương” được phát triển và hệ thống hóa thành một số
khái niệm như tương đương hình thức và tương đương năng động của Nida, dịch ngữ
nghĩa và dịch truyền đạt của Newmark, khái niệm tương xứng và tương đương của Koller.
Tương đương là khái niệm không thể thiếu để học, thực hành và nghiên cứu dịch thuật.
2.2.1. Nida và vấn đề “tương đương” trong dịch thuật
Lý thuyết dịch của Nida được phát triển từ những năm 1940 từ nhu cầu công việc khi
ông đảm nhận công việc dịch và tổ chức dịch Kinh thánh. Lý thuyết dịch của Nida hình
thành rõ nét qua hai công trình lớn được xuất bản: (1) Toward a Science of Translating -
Tiến tới một Khoa học dịch thuật (1964a) và The Theory of Practice of Translation - Lý
thuyết và thực hành dịch thuật (Nida và Taber 1969).
Trong lý thuyết dịch thuật của mình, Nida đã mượn các khái niệm lý thuyết và thuật
ngữ của ngôn ngữ học, ngữ dụng học, và các công trình về ngữ pháp tạo sinh của Chomsky.
Mô hình ngữ pháp tạo sinh của Chomsky19 phân tích câu thành một loạt các cấp độ có liên
quan với nhau tạo theo nhiều quy luật, có thể tóm tắt các điểm chính như sau:
Các quy luật cấu trúc câu (Phrase-structure rules) 20 sinh ra một cấu trúc nằm bên
dưới hoặc cấu trúc sâu (Deep structure)21, được cải tạo theo các quy luật biến đổi nối liền
cấu trúc sâu này với các câu trúc sâu khác để sản sinh ra một cấu trúc bề mặt (Surface
structure)22 cuối cùng, chính là tuân các quy tắc âm vị học và hình vị học. Cái cơ bản nhất
của cấu trúc đó là câu lõi (Kernel sentences)23, tức là các câu đơn có nghĩa nhỏ nhất. (Munday 2009)
Nida đã kết hợp các đặc điểm chủ yếu trên của Mô hình Chomsky vào “khoa học dịch
thuật” của mình nhưng đảo ngược mô hình của Chomsky khi phân tích văn bản nguồn.
Theo đó, cấu trúc bề mặt của văn bản nguồn được phân tích thành các yếu tố cơ bản của
19 Noam Chomsky (1928) là nhà ngôn ngữ học sáng lập ra lý thuyết ngữ pháp tạo sinh (generative grammar), được xem là một trong
những đóng góp quan trọng nhất đối với ngành lý thuyết ngôn ngữ trong thế kỉ 20. N oam Chomsky là tác giả của hơn 150 cuốn sách và
hàng nghìn bài báo, bài nói chuyện, phỏng vấn, tranh luận về các chủ đề khác nhau như ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học, giáo dục,
lịch sử trí tuệ, chính trị, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, truyền thông đại chúng, tự do ngôn luận,… 20 句構造規則 21 深層構造 22 表層構造 23 核文 12
cấu trúc sâu, các yếu tố này được chuyển giao trong quá trình dịch và sau đó được kiến
tạo lại về mặt ngữ nghĩa và phong cách để trở thành cấu trúc bề mặt của văn bản đích.
Phân tích, chuyển giao và tái cấu trúc là ba yếu tố hình thành sơ đồ dịch ba giai đoạn của Nida (Hình 3).
Hình 3. Sơ đồ dịch ba giai đoạn của Nida24 (Nida và Taber 1969:33) 24 13
Trong sơ đồ dịch ba giai đoạn này, Nida nhấn mạnh “câu lõi” là khái niệm chủ chốt của
mô hình này, cũng giống như câu lõi là câu trúc cơ bản nhất của mô hình Chomsky. Các
câu lõi chính là nơi thông điệp được chuyển giao sang ngôn ngữ đích trước khi biến đổi
lên cấu trúc bề mặt qua ba giai đoạn: “chuyển giao nguyên văn”, “chuyển giao tối giản”,
“chuyển giao văn học”. Ví dụ một trường hợp như sau:
Hình 4. Ví dụ về Sơ đồ dịch ba giai đoạn của Nida (Nida 1964a:185) 14
Sơ đồ dịch ba giai đoạn của Nida mà Nida và Taber đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành. Đây là điều mà ít nhà nghiên cứu quan tâm đến nhưng hạn chế
của mô hình này là chỉ tập trung giải quyết các vấn đề đặc thù của một thể loại văn bản
đặc biệt là Kinh thánh nên khó có thể áp dụng cho các loại văn bản khác nếu không có sự
điều chỉnh. Chính Nida cũng nhận thấy hạn chế này, ông đã viết:
“Do luôn gắn với một hoàn cảnh giao tiếp xã hội nên hoạt động dịch dựa trên mô hình
giao tiếp ngôn ngữ và nguyên tắc xã hội học. Như vậy, dịch phải là đối tượng nghiên cứu
của một bộ môn có phạm vi rộng hơn là nhân chủng học”.
Ông nhấn mạnh vai trò của các yếu tố văn hóa – xã hội trong giao tiếp ngôn ngữ, ông
khẳng định kiến thức ngôn ngữ chưa đủ mà cần phải bổ sung them kiến thức về phong
tục tập quán và văn minh của xã hội sử dụng tiếng.
Một đóng góp quan trọng của Lý thuyết dịch thuật do Nida đề xuất là hai khái niệm về
tương đương thay thế cho hai khái niệm cũ là “dịch sát” và “dịch thoáng” bao gồm:
1. Tương đương hình thức 25 (formal equivalence): đảm bảo thông điệp được dịch
ở ngôn ngữ đích tương xứng càng sát càng tốt với cả nội dung và hình thức của
thông điệp ở ngôn ngữ nguồn. Điển hình nhất của kiểu dịch này là những bản dịch
có nhiều chú giải giúp người đọc tiếp cận gần gũi hơn với ngôn ngữ nguồn và văn hóa nguồn.
2. Tương đương năng động 26(dynamic equivalence): dựa trên nền tảng “nguyên
lí hiệu quả tương đương”, trong đó đảm bảo mối quan hệ giữa người đọc bản
dịch và thông điệp của văn bản nguồn phải gần giống như mối quan hệ giữa người
đọc văn bản nguồn và thông điệp của văn bản nguồn.
Thông điệp chỉ được thành lập khi đáp ứng mục tiêu về sự tự nhiên trong biểu hiện,
dự tính mang tính văn hóa, các yêu cầu mang tính ngôn ngữ của người tiếp nhận thông
tin. Sự tự nhiên là điều kiện tiên quyết với Nida. Trên thực tế, ông định nghĩa mục tiêu
của tương đương linh hoạt là việc tìm ra tương đương tự nhiên gần gũi nhất với thông
điệp trong văn bản ngữ nguồn. Và để phương pháp tiếp cận lấy người tiếp nhận thông tin
làm trọng tâm như trên đã trình bày đạt được sự tự nhiên, ta cần thiết phải cân nhắc sự
biến đổi của từ vựng, ngữ pháp và các nội dung liên quan mang tính văn hóa. Cũng có thể
25 形式的等価(formal equivalence) 26 動的等価 15
gọi đây là phương pháp dịch lấy người đọc ngôn ngữ đích làm trọng tâm và chính vì thế
phải tối thiểu hóa tính ngoại lai của văn bản ngữ nguồn.
Với Nida, thành công của biên dịch trên hết phụ thuộc vào việc đạt được phản ứng
mang tính tương đương. Đó là một trong “bốn yêu cầu cơ bản của của một bản dịch”
mà ông đã chủ chương gồm: 1. Có nghĩa.
2. Chuyển tải được tinh thần và cung cách của văn bản nguồn.
3. Sử dụng hính thức diễn đạt đơn giản và tự nhiên.
4. Tạo ra phản ứng tương tự.
Nida nhấn mạnh việc để đạt được hiệu quả tương đương cần phải đặt ưu tiên việc
thống nhất nội dung ý nghĩa lên trên thống nhất hình thức thể văn. Quan niệm về dịch
thuật của Nida tương tự như nguyên tắc dịch thuật của Tytler (xem mục 2.1.2).
Các khái niệm tương đương hình thức và tương đương năng động của Nadda đã có
những tác động then chốt đến nghiên cứu dịch thuật trong đó lấy người đọc bản dịch là
trọng tâm. Tuy nhiên, cả nguyên lý hiệu quả tương đương và khái niệm tương đương cũng
gặp phải một số chỉ trích từ các học giả khác vì một số lý do: hiệu quả và phản ứng tương
đương là bất khả dĩ, khó có thể đo lường, làm sao một văn bản có thể gây ra cùng một
hiệu quả và cùng một phản ứng ở hai nền văn hóa khác nhau và ở hai thời đại khác nhau…
Mặc dù gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn học thuật về dịch thuật trong suốt
những năm 1990 nhưng không thể phủ định rằng Nida với kinh nghiệm thực địa trong
suốt thập kỷ 60 của mình đã hình thành nên một lý thuyết dịch thuật từ quan điểm ngôn
ngữ học và có tính hệ thống đã ảnh hưởng đến nhiều học giả dịch thuật nổi bật sau này
trong đó có Newmark và Koller.
2.2.2. Newmark : Dịch ngữ nghĩa và truyền đạt
Lý thuyết dịch của Newmark 27 trong hai công trình xuất bản là Approaches to
Translation - Những đường lối dịch thuật (1981) và A Textbook of Translation – Giáo
khoa Dịch thuật (1988) là sự kết hợp nhiều ví dụ thực tế của các lý thuyết ngôn ngữ học
về nghĩa với ứng dụng cụ thể trong thực hành dịch thuật.
Newmark cho rằng hiệu quả tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích chỉ là
ảo tưởng, trung thành với văn bản nguồn hay trung thành với văn bản đích luôn luôn là 27 Peter Newmark 16
vấn đề bao trùm trong lý thuyết và thực hành dịch thuật. Từ đó, ông đưa ra hai phương
pháp dịch thuật như sau:
1. Dịch truyền đạt 28(Communicative translation): nhằm tạo nên một hiệu quả gần
nhất ở người đọc văn bản đích với hiệu quả mà người đọc văn bản nguồn có được
2. Dịch ngữ nghĩa 29(Semantic translation): nhằm tái tạo lại chính xác nhất ý nghĩa
có trong văn bản nguồn bằng những cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp gần
nhất với văn bản nguồn. (Newmark 1981:39)
Dịch truyền đạt giống với khái niệm Dịch tương đương năng động còn Dịch ngữ nghĩa
có vẻ tương tự với khái niệm dịch tương đương hình thức của Nida. Tuy nhiên, khác với
Nida, Newmark cho rằng dù phương pháp dịch nào thì “hiệu quả tương đương” là “điều
không thực hiện được nếu văn bản nguồn nằm ngoài không gian và thời gian của văn bản
đích” (Newmark 1981:69). Ví dụ, khi dịch Truyện Kiều sang tiếng nước ngoài, dịch giả sẽ
không thể nào hy vọng hoặc mong đợi sẽ tạo ra cùng một hiệu quả ở người đọc hệt như
nguyên tác đã tạo ra cho người nghe ở ngôn ngữ nguồn vào thời đại mà nó được sáng tác.
Dịch ngữ nghĩa là phương pháp dịch bám sát từng từ như trực dịch nhưng nếu việc bám
sát từng từ đưa đến một bản dịch tối nghĩa trong ngôn ngữ đích hoặc không thể tạo ra
hiệu quả tương đương ở ngôn ngữ đích thì lúc này người dịch cần ưu tiên sử dụng phương pháp dịch truyền đạt.
Các khái niệm dịch truyền đạt và dịch ngữ nghĩa của Newmark vẫn thường được trích
dẫn trong các tài liệu viết về dịch thuật nhưng chúng lại không được bàn luận nhiều như
khái niệm tương đương hình thức và tương đương năng động của Nida.
2.2.3. Koller: tương đương và tương xứng
Koller30 cũng đã có những nghiên cứu quan trọng về tương đương trong công trình
xuất bản Einfuhrung in die Ubersetzungswissenchaft – Nghiên cứu tìm đến một khoa học
dịch thuật (1979b[1989]) xem xét kỹ lưỡng hơn khái niệm tương đương và một khái
niệm nữa là tương xứng (correspondence)31. Hai khái niệm này được phân biệt như Hình 5.
28 コミュニケーション重視の翻訳: 原文の読み手が受けるものとできるだけ近い効果を与えるもの
29 意味重視の翻訳: 原文の意味・文法構造にできるだけ近くしたような翻訳 30 Werner Koller: 31 対応 17
Hình 5. Phân biệt tương đương và tương xứng theo mô tả của Koller (Koller 1979:183)
Theo đó, tương xứng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu (so sánh những tương
đồng và dị biệt giữa hai hệ thống ngôn ngữ). Koller chỉ ra rằng kiến thức về tương xứng
là những chỉ báo về “năng lực ngoại ngữ” còn kiến thức về tương đương mới là chỉ báo về
“khả năng dịch thuật”. Ông đã đề xuất ra năm loại tương đương khác nhau:
1. Tương đương sở thị 32 (Denotative Equivalence): tương đương về nội dung nằm
ngoài ngôn ngữ của một văn bản.
2. Tương đương liên tưởng 33 (Connotative Equivalence): tương đương liên quan
đến cách chọn từ vựng, đặc biệt là giữa các từ cận đồng nghĩa
3. Tương đương chuẩn văn bản34(Text-mormative Equivalence): liên quan đến
loại văn bản, mỗi loại sẽ có chuẩn khác nhau.
4. Tương đương ngữ dụng 35 (Pragmatic Equivalence): hướng trọng tâm về phía
người tiếp nhận văn bản hoặc thông điệp. Khái niệm này tương đồng với Tương
đương năng động của Nida.
5. Tương đương dạng thức 36(Formal Equivalence): liên quan đến thể thức và tính
thẩm mĩ của văn bản bao gồm cả lối chơi chữ và các đặc điểm cá tính phong cách
cá nhân của văn bản nguồn. Không nên lẫn lộn khái niệm này với khái niệm tương
đương hình thức của Nida.
32 指示的等価:語彙、言語外的内容の等価に関わる。
33 暗示的等価:文体的等価。同義語彙間の選択や文体的効果、フォーマリティなどに関わる。
34 テクスト規範的等価:テクストタイプ(Rei 1977/1989)や話法に関わる。
35 語用論的等価:コミュニカティヴな等価。動的等価(Nida 1964)に関わる。
36 形式的等価:表現的等価。韻、比喩などテクストの形と美的価値観に関わる。 18
Koller cũng tiếp tục nhận diện các loại tương đương này căn cứ vào các tiêu điểm
nghiên cứu của chúng, tóm tắt như hình 6 dưới đây.
Hình 6. Phân biệt tương đương và tương xứng theo mô tả của Koller 19
2.2.4. Tương đương và các cấp độ đơn vị
Để hiểu hơn về vấn đề tương đương, ta có thể bàn về tương đương theo 5 cấp độ gồm:
(1)Cấp độ từ đơn; (2)Cấp độ cụm từ; (3)Cấp độ ngữ pháp; (4)Cấp độ cấu trúc văn bản;
(5)Cấp độ ngữ dụng học
Ở cấp độ từ đơn, ví dụ khi dịch từ “cái bàn” sang tiếng Nhật, tùy vào tình huống ngữ
cảnh khác nhau mà người dịch cần kiểm chứng xem cách dịch nào trong ba từ テーブル,
ちゃぶ台 hay つくえ phù hợp với văn bản gốc, cách dịch nào đảm bảo nguyên tắc tương đương hơn.
Ở cấp độ cụm từ/cú, ví dụ khi dịch cụm từ 同じ釜の飯を食う thì thường được dịch
là “live under the same roof” để phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người nói
tiếng Anh. Tương tự như đối với tiếng Việt, cụm từ đó cần phải được dịch là “ăn chung
mâm, ngủ chung giường”. Tuy nhiên, tùy trường hợp, nếu muốn dịch với mục đích giới
thiệu cách thể hiện ngôn ngữ của tiếng Nhật, có khi vẫn dịch là “eat rice out of the same
rice cooker” hay “ăn cơm cùng một nồi”.
Ở cấp độ ngữ pháp, trong câu “Bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm stress
nhằm kiểm soát huyết áp” có thể được dịch là 医師はストレスを減らすことが血圧を抑
えるのに大切だと強調した. Trong đó, cụm từ “nhấn mạnh tầm quan trọng” có nghĩa là
大切さを強調した, tuy nhiên cách dịch 大切だと強調した thay đổi loại từ như thế này
nhằm giúp người đọc văn bản dịch dễ hiểu hơn chính là đảm bảo “tương đương” về ngữ pháp.
Cấp độ cấu trúc văn bản liên quan đến việc sắp xếp thông tin như thế nào. Ví dụ, đối
với câu: “Sau cuộc trao đổi dài, chúng tôi định rời đi thì chợt lóe lên một ý tưởng tuyệt
vời”, có thể có hai cách dịch như sau:
a. 長い議論の後、いい考えを思いついた時に我々は立ち去ろうとしていた。
b. 長い議論の後、我々は立ち去ろうとしていたその時に、いい考えを思いつい た。
Cách dịch a sang tiếng Nhật là cách dịch theo thứ tự mệnh đề phụ thuộc đến mệnh đề
chính, cách dịch này khiến cho thứ tự xảy ra của sự việc bị đảo ngược. Trong khi đó, cách
dịch b, đảm bảo đúng thứ tự xảy ra của sự việc ở văn bản nguồn, đảm bảo tính tương
đương về mặt cấu trúc của văn bản.
Cấp độ ngữ dụng học là nghĩa thứ nguyên khi từ được sử dụng trong một văn cảnh cụ
thể nào đó. Ví dụ, すみません không phải chỉ có nghĩa là “Xin lỗi” mà còn có nghĩa là “Cảm
ơn” tùy vào văn cảnh sử dụng của từ. 20
Như vậy, việc phân tích giá trị tương đương ở nhiều cấp độ khác nhau trong hành vi
dịch thuật cụ thể rất có giá trị trong nghiên cứu dịch thuật, đặc biệt là đào tạo dịch giả. 2.2.5. Tiểu kết
Vấn đề tương đương được đưa ra bàn luận trong dịch thuật trong suốt những năm
1970 và sau đó nữa. Tương đương được xem là một khái niệm trung tâm trong lý thuyết
dịch thuật (Chesterman 1989) cho dù vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tóm tắt ý chính
Vấn đề tương đương do Jacobson (1959) đưa ra bàn luận, được xem là trọng tâm
của nghiên cứu dịch thuật trong hai thập kỷ.
Nida vận dụng mô hình ngữ pháp tạo sinh để đưa ra khái niệm tương đương hình
thức và tương đương năng động cùng nguyên lý về hiệu quả tương đương.
Newmark với khái niệm dịch ngữ nghĩa và dịch truyền đạt
Koller với khái niệm tương đương và tương ứng.
Tương đương theo các cấp độ đơn vị từ, cụm từ, cú, ngữ pháp, cấu trúc, ngữ dụng học 21