CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về cách thức lập, quản lý và sử dụng chứng từ trong công tác kế toán. Việc nắm vững phương pháp này là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cần lưu trữ chứng từ theo quy định của pháp luật và chính sách của doanh nghiệp.
Môn: Kế toán (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN 1 - LÝ THUYẾT
1. Khái niệm và hình thức biểu hiện của phương pháp chứng từ kế toán a.
Nêu khái niệm phương pháp chứng từ kế toán?
b. Phương pháp chứng từ kế toán có hình thức biểu hiện như thế nào?
2. Ý nghĩa và tính pháp lý của phương pháp chứng từ kế toán
a. Nêu ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán?
b. Tính pháp lý của chứng từ kế toán như thế nào?..............................................................................
3. Phân loại chứng từ kế toán
a. Theo quy định của Nhà nước?
b. Theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ KT?
c. Theo địa điểm lập chứng từ (nơi lập)?
d. Theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh trên chứng từ KT?
e. Theo công dụng của chứng từ KT?
g. Theo cách thể hiện của chứng từ KT?
4. Các yếu tố của chứng từ kế toán
a. Yếu tổ bắt buộc của chứng từ kế toán gồm những yếu tố nào?
b. Các yếu tố bổ sung của chứng từ kế toán?
5. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán
a. Kiểm tra chứng từ kế toán như thế nào?
b. Hoàn chỉnh chứng từ gồm những công việc gì?
c. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán như thế nào?
d. Các bước bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán?
PHẦN 2 – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Chứng từ kế toán
A. Được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể.
B. Phản ánh tổng quát tình hình tài sản của một đơn vị tại một thời điểm bằng hình thái tiền tệ, theo giá
trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.
C. Được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản (đối tượng tính giá) trong đơn
vị, làm cơ sở để xác định đúng đắn giá trị của tài sản được hình thành.
D. Dùng để minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành.
2. Yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc của bản chứng từ:
A. Phương thức thanh toán B. Thời gian thanh toán. C. Tên chứng từ D. Định khoản kế toán
3. Yếu tố nào sau đây là yếu tố bổ sung của bản chứng từ:
A. Nội dung kinh tế của nghiệp vụ
B. Số hiệu của bản chứng từ C. Phương thức thanh toán
D. Họ tên, địa chỉ của các đơn vị có liên quan đến chứng từ 3
4. Những yếu tố nào sau đây là không phải là yếu tố bắt buộc của bản chứng từ:
A. Số hiệu của bản chứng từ
B. Ngày tháng năm lập chứng từ C. Tên chứng từ D. Định khoản kế toán
5. Trên phiếu nhập kho, yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc
A. Tên chứng từ, ngày tháng và số phiếu
B. Tên đơn vị và tên người giao hàng
C. Nội dung kinh tế của nghiệp vụ và qui mô nghiệp vụ, chữ kí
D. Tên chứng từ, ngày tháng và số phiếu. Tên đơn vị và tên người giao hàng. Nội dung kinh tế của
nghiệp vụ và qui mô nghiệp vụ, chữ kí
6. Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua hàng dùng cho sản xuất sản phẩm
chịu thuế GTGT, nhận được hoá đơn GTGT thì giá của hàng mua là:
A. Tổng giá thanh toán (Giá có thuế GTGT)
B. Giá không có thuế GTGT
C. Giá vốn của người bán D. Giá thị trường.
7. Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua hàng nhận được hoá đơn bán hàng
thì giá của hàng mua sẽ là:
A. Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT) B. Giá không có thuế GTGT
C. Giá vốn của người bán D. Giá thị trường
8. Theo địa điểm lập chứng từ, chứng từ kế toán có các loại:
A. Chứng từ ghi một lần, chứng từ ghi nhiều lần
B. Chứng từ bên trong, chứng từ bên ngoài
C. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thực hiện
D. Chứng từ thủ tục, chứng từ liên hợp
9. Theo nội dung kinh tế, chứng từ kế toán có các loại như :
A. Chứng từ bên trong, chứng từ bên ngoài
B. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành
C. Chứng từ gốc, chứng từ tổng hợp
D. Chứng từ tiền tệ, chứng từ vật tư, chứng từ tiền lương
10. Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ
A. Mang quyết định của chủ thể quản lý
B. Biểu thị nghiệp vụ kinh tế cần thực hiện, chưa chứng minh kết quả sự hình thành nghiệp vụ.
C. Chưa đủ làm căn cứ ghi sổ kế toán.
D. Mang quyết định của chủ thể quản lý, biểu thị nghiệp vụ kinh tế cần thực hiện, chưa chứng minh kết
quả sự hình thành nghiệp vụ, và chưa đủ làm căn cứ ghi sổ kế toán.
11. Chứng từ tổng hợp là: 4
A. Phương tiện tổng hợp tài liệu về nghiệp vụ kinh tế cùng loại
B. Công cụ kỹ thuật giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản trong ghi sổ
C. Phương tiện tổng hợp tài liệu về nghiệp vụ kinh tế cùng loại và là công cụ kỹ thuật giảm nhẹ công
tác kế toán và đơn giản trong ghi sổ
D. Lập ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
12. Trên phiếu thu, yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc
A. Tên chứng từ, ngày tháng lập phiếu và ngày tháng thu tiền
B. Tên, địa chỉ của đơn vị và tên người nộp tiền
C. Số quyển, số phiếu, lí do nộp, số tiền (bằng số và bằng chữ), chữ ký
D. Tên chứng từ, ngày tháng lập phiếu và ngày tháng thu tiền. Tên, địa chỉ của đơn vị và tên người nộp
tiền. Số quyển, số phiếu. Lí do nộp, số tiền (bằng số và bằng chữ), chữ ký
13. Chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán phải đảm bảo yêu cầu: A. Hợp pháp và hợp lệ
B. Rõ ràng, đầy đủ, chính xác, kịp thời
C. Hợp lệ, hợp pháp và phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác, kịp thời D. Hợp lệ
14. Hình thức biểu hiện của phương pháp chứng từ kế toán là:
A. Hệ thống bản chứng từ kế toán
B. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
C. Hệ thống bản chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
D. Bảng tổng hợp cân đối kế toán
15. Loại chứng từ dung để truyền đạt các lệnh sản xuất kinh doanh hoặc công tác nhất định được gọi là: A. Chứng từ thực hiện B. Chứng từ ghi sổ C. Chứng từ bên ngoài D. Chứng từ mệnh lệnh
PHẦN 3 - BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài tập 1. Cho một số chứng từ sau: 1. Phiếu nhập kho
2. Hóa đơn bán hàng thông thường
3. Quyết định mua sắm TSCĐ
4. Biên bản kiểm nghiệm kiêm phiếu nhập kho
5. Giấy báo nợ ngân hàng
6. Phiếu xuất hàng gửi đại lý 7. Giấy tạm ứng 8. Hóa đơn GTGT 9. Phiếu xuất kho 10. Phiếu chi 11. Phiếu thu
12. Quyết định thanh lý tài sản cố định
13. Giấy báo có ngân hàng
14. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 15. Đơn xin tạm ứng
Yêu cầu: Phân loại chứng từ theo công dụng của chứng từ.
Bài tập 2. Tại công ty ABC trong tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế:
1. Ngày 2/6, chi tạm ứng cho Nguyễn Văn A cán bộ phòng thị trường của công ty 15.000.000đ bằng
tiền mặt để mua hàng hóa (căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng được duyệt ngày 1/6).
2. Ngày 2/6 công ty XYZ thanh toán nợ tiền hàng bằng tiền mặt 18.000.000đ.
3. Ngày 10/6 nhập một số hàng hóa A mua của công ty Y: Số lượng 500 kg; Đơn giá 10.000 đ/kg 5
4. Ngày 15/6 bán một số hàng B cho công ty XYZ, người nhận hàng là Nguyễn Văn An, xuất hàng tại
kho số 10 của công ty: số lượng 100 chiếc; Đơn giá 400.000 đ/chiếc
5. Ngày 30/6 trích tiền gửi ngân hàng trả nợ cho công ty Y: 50.000.000đ.
Yêu cầu: Xác định các chứng từ kế toán được sử dụng trong từng nghiệp vụ trên
Bài tập 3. Tại Công ty TNHH Hồng Minh có tình hình sau:
Ngày 15 tháng 9 năm N, Chị Nguyễn Hoàng Linh (Công ty cổ phần Thiên Trường) đến phòng
kế toán để thanh toán tiền hàng còn nợ tháng 8 cho công ty, bằng tiền mặt, số tiền 12.000.000 đồng. Kế
toán công ty TNHH Hồng Minh đã lập chứng từ và chị Nguyễn Hoàng Linh đã nộp đủ số tiền nêu trên Yêu cầu:
1. Hãy đóng vai là kế toán của Công ty TNHH Hồng Minh lập Phiếu thu cho nghiệp vụ trên?
2. Hãy chỉ ra các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ sung trên mẫu chứng từ trên?
Bài tập 4. Ngày 18/9/N tại doanh nghiệp X có phát sinh nghiệp vụ kinh tế sau:
Mua một lô nguyên vật liệu của công ty A, hai bên đã bàn giao đầy đủ, bao gồm:
- Chỉ may: 500 cuộn, đơn giá chưa có thuế GTGT 10%: 20.000 đ/cuộn.
- Vải bò: 1.000 m, đơn giá chưa có thuế GTGT 10%: 80.000 đ/ m. Yêu cầu:
1. Lập hóa đơn giá trị gia tăng tại công ty A
2. Lập phiếu nhập kho tại công ty X. 6