-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 2: quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc | lý thuyết môn Pháp luật đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Người lập di chúc là người sở hữu tài sản và có quyền xác định người hoặc những người sẽ nhận di sản của họ sau khi qua đời. Trong di chúc, người lập sẽ quy định phần di sản mà từng người thừa kế sẽ nhận, theo ý chí và mong muốn cá nhân của mình. Điều kiện người lập di chúc Người lập di chúc phải là người đã thành niên và có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC
2.1. Người lập di chúc Khái niệm
Người lập di chúc là người sở hữu tài sản và có quyền xác định người hoặc những người
sẽ nhận di sản của họ sau khi qua đời. Trong di chúc, người lập sẽ quy định phần di sản
mà từng người thừa kế sẽ nhận, theo ý chí và mong muốn cá nhân của mình.
Điều kiện người lập di chúc
Người lập di chúc phải là người đã thành niên và có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Cá nhân đủ 18 tuổi (tính theo ngày
và tháng) phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không mắc
các bệnh về tâm thần hay mất trí, và không bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự. Điều này có nghĩa là cá nhân đó có khả năng nhận thức rõ ràng về
hành vi của mình và có thể tự chủ trong việc thực hiện các hành vi đó.
Như vậy, những người từ đủ 18 tuổi (tính theo ngày và tháng tròn) được suy đoán là có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này có đủ tư cách và có thể tham gia vào
các quan hệ dân sự một cách độc lập.
- Người chưa thành niên là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 BLDS 2015 quy đinh:”Người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ gia dịch dân
sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy
định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Do đó, việc lập di chúc
của người chưa thành niên cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Những người có nhu cầu lập di chúc mà gặp hạn chế về thể chất như mù, câm, điếc hoặc
không biết chữ phải có sự chứng kiến của người làm chứng, lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực
Quyền của người lập di chúc
Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người chết về việc định đoạt tài sản cho những
người còn sống. Tài sản được nêu trong di chúc phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của
người lập di chúc. Các quyền của người lập di chúc được quy định trong các Bộ luật Dân
sự trước đây và tiếp tục được duy trì trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
Thông thường, người lập di chúc chỉ định những cá nhân có quan hệ thân thiết với mình
(như quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng) để được hưởng di sản thừa kế mà
họ để lại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ có thể chỉ định người ngoài các quan hệ
trên hoặc tổ chức, Nhà nước làm người thụ hưởng di sản của họ. Bên cạnh đó, quyền
quyết định của người lập di chúc còn bao gồm việc truất quyền hưởng di sản của những
người thừa kế theo pháp luật như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà,
cháu mà không cần phải đưa ra lý do cụ thể.
2. Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế
Quyền này cho phép người lập di chúc có thể quyết định cách phân chia di sản cho từng
người thừa kế trong nội dung của di chúc. Việc phân chia tài sản trong di chúc là cách mà
người để lại tài sản thể hiện quyền quyết định đối với tài sản của mình cho từng người
thụ hưởng khi có nhiều người thừa kế. Các phần di sản này có thể bằng nhau hoặc khác
nhau, tùy thuộc vào ý chí của người lập di chúc, và từng hiện vật có thể khác nhau. Quyết
định này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đe dọa, cưỡng ép, hay lừa dối. Nếu di
chúc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này, nó sẽ không có hiệu lực pháp lý. Trong trường
hợp người lập di chúc không phân chia phần cụ thể cho từng người mà chỉ nêu tên những
người được thừa hưởng, thì những người này sẽ được hưởng các phần di sản ngang nhau.
3. Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
Người lập di chúc có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để làm quà tặng. “Di
tặng” có thể được hiểu là sử dụng một phần di sản để tặng cho người khác sau khi người
lập di chúc qua đời. Luật xưa gọi là “Di tặng nhân tử,” nghĩa là một người tặng một phần
tài sản của mình cho người khác thông qua di chúc. Quy định này cho phép người lập di
chúc có quyền quyết định dành một phần di sản để tặng cho người khác, thường là những
người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc người sống nương nhờ. Những người này
được hưởng di sản nhưng không phải là người thừa kế và sẽ có quyền sở hữu phần di sản
di tặng từ khi nhận được.
Người lập di chúc cũng có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Di
sản thờ cúng, hay còn gọi là "hương hỏa," có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Không ai
bị buộc phải trích một phần di sản cho việc thờ cúng, nhưng nếu người lập di chúc đã
quyết định như vậy, thì ý chí này phải được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
4. Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Người thừa kế có quyền nhận phần di sản và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tài sản
mà người để lại di sản yêu cầu. Tuy nhiên, các nghĩa vụ này chỉ liên quan đến tài sản và
không bao gồm các nghĩa vụ trực tiếp đối với cá nhân của người để lại di sản. Việc thực
hiện nghĩa vụ của người thừa kế có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Nếu người để lại di sản chỉ định một nghĩa vụ tài sản nhưng không rõ ràng quy định
người thừa kế nào phải thực hiện, theo quy định của pháp luật, người nào được hưởng
thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ tài sản nằm trong phạm vi di sản mà họ được hưởng. Trường hợp có nhiều người
thừa kế theo di chúc, tất cả những người đó đều phải thực hiện nghĩa vụ đó. Sau khi di
sản được chia cho từng người, mỗi người thừa kế phải thực hiện một phần nghĩa vụ
tương ứng với phần di sản mà họ được.
Trong trường hợp người để lại di sản đã chỉ rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà mỗi người thừa kế
phải thực hiện, thì mỗi người sẽ thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà
họ được. Nếu nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người thừa kế được hưởng, phần vượt
quá sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác tương ứng với phần di sản mà họ
đã nhận. Nếu toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ, người có quyền yêu cầu
với người để lại di sản phải chấp nhận rủi ro và nghĩa vụ sẽ chấm dứt.
Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho một người thừa kế nhưng không
chỉ định người này hưởng di sản, thì người được giao nghĩa vụ không bắt buộc phải
thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nếu người này tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, họ có
thể sử dụng một phần di sản để thanh toán nghĩa vụ đó.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc để đảm bảo rằng ý chí của họ
được thực hiện sau khi qua đời. Việc chỉ định người giữ di chúc nhằm ngăn ngừa mất
mát, hư hỏng hoặc phá hủy di chúc. Người lập di chúc có thể giao di chúc cho cơ quan
Công chứng hoặc bất kỳ người nào mà họ tin tưởng. Người giữ di chúc có trách nhiệm
bảo quản di chúc theo quy định của pháp luật.
Nếu người được chỉ định là người giữ di chúc cũng được giao nhiệm vụ công bố di chúc,
sau khi người lập di chúc qua đời, người này phải công bố di chúc trước những người
thừa kế theo thủ tục pháp lý, tương tự như cơ quan Công chứng.
Việc chỉ định người quản lý di sản cũng nhằm đảm bảo rằng di sản không bị mất mát, hư
hỏng hoặc hủy hoại. Người lập di chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản, người này
có thể là một trong số người thừa kế hoặc bất kỳ người nào khác, cơ quan hoặc tổ chức.
Người quản lý di sản có quyền nhận thù lao cho công việc quản lý, mức thù lao này được
thỏa thuận giữa người quản lý và những người thừa kế.
Người quản lý di sản có thể đồng thời là người phân chia di sản, hoặc hai vai trò này có
thể được phân riêng cho hai người khác nhau, tuỳ thuộc vào ý chí của người lập di chúc
hoặc thỏa thuận của các thừa kế. Người phân chia di sản sẽ thực hiện việc phân chia khi
người lập di chúc qua đời, và phải tuân theo những điều đã được quy định trong di chúc.
Nếu di chúc không rõ ràng về cách phân chia, thì việc này sẽ được thực hiện theo thỏa
thuận của tất cả các thừa kế.
Việc chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, và người phân chia di sản trong di
chúc chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy, những người được chỉ
định có quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ này. Trong trường hợp cần thiết, các thừa kế có
thể thỏa thuận để chọn ra người quản lý và người phân chia di sản.
6. Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
Lập di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ về
thừa kế. Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc qua đời. Do đó, khi còn sống,
người lập di chúc có thể thay đổi, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào.
Mặc dù Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định rõ các quyền này của người lập di
chúc, nhưng Điều 640 Bộ luật Dân sự đã dự liệu rằng những quyền này thuộc về người
lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế di chúc đã lập.
Sửa đổi di chúc: Đây là hành động thay đổi một phần nội dung của di chúc đã lập. Sau
khi sửa đổi, các phần không bị sửa đổi của di chúc vẫn có hiệu lực pháp lý, còn phần
đã bị sửa đổi sẽ mất hiệu lực.
Bổ sung di chúc: Đây là việc thêm vào một hoặc nhiều nội dung mới mà di chúc ban
đầu không có. Người lập di chúc có thể bổ sung bằng cách lập một di chúc khác với
nội dung bổ sung và ghi rõ rằng đây là bổ sung cho di chúc đã lập, hoặc ghi thêm nội dung vào di chúc cũ.
Hủy di chúc: Đây là việc lập di chúc mới với nội dung tuyên bố hủy bỏ di chúc cũ.
Hủy bỏ di chúc có thể thực hiện bằng nhiều cách, như đốt, xé, tiêu hủy di chúc cũ,
hoặc tuyên bố trước mọi người về việc hủy bỏ di chúc đã lập. Pháp luật Việt Nam
hiện tại không quy định cụ thể về các phương thức hủy bỏ di chúc, điều này gây khó
khăn trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật.
Thay thế di chúc: Đây là hành động người lập di chúc sử dụng ý chí tự nguyện của
mình để phủ nhận di chúc cũ và lập di chúc mới thay thế. Thay thế di chúc có thể
được thực hiện bằng cách ghi rõ trong di chúc mới hoặc lập di chúc khác với nội dung
phủ nhận di chúc cũ. Nếu một người lập nhiều di chúc liên quan đến cùng một tài sản,
thì di chúc cuối cùng sẽ có giá trị pháp lý, các di chúc trước đó sẽ bị thay thế. 2.2 Nội dung di chúc
Nội dung của di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng các điều kiện về nội dung,
không vi phạm điều cấm của luật và không vi phạm đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Bộ luật
Dân sự 2015 quy định rõ các nội dung chính của di chúc tại Điều 631 như sau:
1. Ngày, tháng, năm lập di chúc: Đây là thời điểm di chúc được lập, quyết định hiệu
lực của di chúc trong trường hợp có nhiều bản di chúc cho một tài sản. Theo
khoản 5 Điều 643 của BLDS 2015, chỉ bản di chúc cuối cùng có hiệu lực. Ngày,
tháng, năm lập di chúc cũng xác định tuổi của người lập di chúc và tính hợp pháp của di chúc.
2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc: Thông tin này xác định rõ người để lại
di sản, kiểm tra xem người đã qua đời hay chưa, từ đó làm cơ sở xác định hiệu lực của di chúc.
3. Họ, tên của người được hưởng di sản: Thông tin này xác định ai sẽ là người được
hưởng di sản. Nếu thiếu thông tin này, di chúc sẽ mất đi giá trị pháp lý và không
thể thể hiện quan hệ thừa kế.
4. Di sản để lại và nơi có di sản: Người lập di chúc chỉ có quyền quyết định về tài sản
mà họ sở hữu. Việc nêu rõ di sản trong di chúc quan trọng để xác định tài sản có
thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc hay không, làm căn cứ xác định hiệu lực pháp luật của di chúc.
Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể bao gồm các nội dung khác. Di chúc không được
viết tắt hoặc sử dụng ký hiệu. Nếu di chúc có nhiều trang, mỗi trang phải được đánh số
thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy
xóa, sửa chữa, người lập di chúc hoặc nhân chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Việc lập di chúc hợp pháp đòi hỏi tuân thủ các quy định cụ thể về nội dung, đảm bảo tính
chính xác và minh bạch của di chúc.
2.3 Hình thức của di chúc
Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản là cách người lập di chúc biểu lộ ý chí của mình thông qua chữ viết
để quyết định về việc chia sẻ tài sản sau khi qua đời. Pháp luật yêu cầu di chúc tuân theo
các điều kiện cụ thể để có hiệu lực pháp lý, bao gồm:
1. Hình thức văn bản: Di chúc có thể được viết tay, đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy.
2. Người làm chứng: Di chúc cần có người làm chứng, tức là những người chứng
kiến việc lập di chúc. Người làm chứng phải là người trưởng thành, có năng lực
hành vi dân sự, và không có quan hệ gia đình hoặc quan hệ lao động với người lập di chúc.
3. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Nếu di chúc được lập tại cơ quan công
chứng, cơ quan này sẽ xác nhận tính hợp pháp của di chúc.
Những điều kiện này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của di chúc, đồng thời
đáp ứng các yêu cầu pháp lý để di chúc có thể thực hiện ý chí của người lập di chúc một
cách hợp pháp và công bằng.
Các loại di chúc bằng văn bản
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: o
Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc tự viết và ký
vào văn bản di chúc mà không cần có người làm chứng. o
Nội dung di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 631 BLDS 2015. o
Di chúc loại này đảm bảo tính bảo mật, cho phép người lập di chúc tự do
xác lập ý chí mà không cần sự chứng kiến hay đồng ý của người khác.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: o
Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc có thể yêu cầu
người làm chứng hoặc trong trường hợp người lập di chúc không tự viết mà
nhờ người khác viết hoặc đánh máy di chúc. o
Di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. o
Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc trước sự chứng
kiến của người làm chứng. Người làm chứng phải xác nhận và ký tên vào di
chúc để đảm bảo tính pháp lý.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc lập di chúc có thể được tiến hành tại các tổ
chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong trường hợp này, công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Không phải là người thừa kế: Người công chứng (công chứng viên) hoặc người có
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được là người thừa kế theo di chúc
hoặc theo quy định của pháp luật đối với di chúc đó.
2. Không có quan hệ gia đình: Họ không được là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của
người lập di chúc, trừ khi họ là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Không có quyền, nghĩa vụ về tài sản: Họ không được có quyền hoặc nghĩa vụ về
tài sản liên quan đến nội dung của di chúc.
Những điều kiện này giúp đảm bảo tính công bằng và khách quan trong việc công chứng
di chúc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người lập di chúc và những người thừa kế được
ghi nhận trong di chúc đó. Di chúc miệng
Di chúc miệng là sự biểu lộ ý chí của người lập di chúc thông qua lời nói để định đoạt tài
sản của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, để di chúc miệng có hiệu lực pháp lý, các điều
kiện sau đây phải được đáp ứng:
1. Sự chứng thực: Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Sau đó, những người làm chứng phải ghi
chép lại nội dung di chúc miệng và cùng ký tên hoặc điểm chỉ để chứng thực sự kiện này.
2. Công chứng hoặc chứng thực hợp pháp: Văn bản ghi lại nội dung di chúc miệng
phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp trong thời gian 5 ngày kể từ
ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Điều này nhằm mục đích
xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong nội dung di chúc.
3. Thời hạn hủy bỏ: Theo quy định của Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng
mặc nhiên bị hủy bỏ sau 3 tháng kể từ thời điểm người lập di chúc miệng vẫn còn
sống, minh mẫn và sáng suốt. Việc này đảm bảo tính chính xác và minh bạch
trong quá trình di chúc miệng và tránh được những tình huống có thể bị lạm dụng
hay thay đổi ý định của người lập di chúc.
4. Người làm chứng: Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự, những người không được làm
chứng cho việc lập di chúc miệng bao gồm người thừa kế của người lập di chúc,
người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc, người chưa
thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, và người có khó khăn trong
nhận thức hoặc làm chủ hành vi.
Di chúc miệng có tính pháp lý nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo
tính công bằng và đúng đắn của quy trình.
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA, Điều kiện di chúc hợp pháp,
https://luatsuhathanh.com/dieu-kien-di-chuc-hop-phap.html try cập ngày 09/07/2024.
Phạm Thị Phương Thanh, Người lập di chúc có những quyền gì theo quy định của pháp
luật, https://luatminhkhue.vn/nguoi-lap-di-chuc-co-nhung-quyen-gi-theo-quy-dinh-cua-
phap-luat.aspx truy cập 09/07/2024.
Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thi Minh Thu, Võ Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Tuyết Nga,
Giáo trình pháp luật đại cương, Nxb. Đại học quốc gia TPHCM, 2023, tr.181.