-
Thông tin
-
Quiz
Chương 2: Sứ mệnh của giai cấp công nhân | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Chương 2: Sứ mệnh của giai cấp công nhân | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I. Quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lenin về giai cấp
công nhân và sứ mệnh lịch sử
thế giới của giai cấp công nhân.
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân.
a. Khái niệm giai cấp công nhân.
- Là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử
quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp # tầng lớp (giai cấp nhiều hơn).
Giai cấp nông dân không là lực lượng chủ yếu của chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội vì không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến (vì
không gắn liền với công nghiệp hiện đại).
* Công nghiệp hiện đại xuất hiện sau cách mạng công nghiệp lần 1.
b. Đặc điểm của giai cấp công nhân.
- Trên phương diện kinh tế - xã hội.
Phương thức lao động: trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ
sản xuất hiện đại, có tính xã hội hóa cao (tính tập thể, tham gia vào khâu sản xuất).
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: không sở hữu tư liệu
sản xuất, từ đó hình thành nên giai cấp vô sản. MỞ RỘNG:
1. Ở Việt Nam hiện nay, giai cấp công nhân không được gọi là giai cấp vô sản.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, xét ở phương diện giai cấp, giai cấp công
nhân vẫn là giai cấp vô sản vì tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội vẫn
nằm trong tay của người chủ.
2. Giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay không còn bị bóc lột giá trị
thặng dư ở phương diện giai cấp vì đã cùng nhân dân làm chủ tư liệu
sản xuất chủ yếu của xã hội. Nhưng vẫn còn 1 bộ phận nhỏ đang làm
việc trong thành phần kinh tế tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài bị bóc
lột giá trị thặng dư ở những mức độ nhất định. Bóc lột giá trị thặng dư ở
Việt Nam chỉ là tạm thời trong thời kỳ quá độ vì cần phát triển kinh tế
nên chấp nhận kinh tế nhiều thành phần. Khi đi qua thời kỳ quá độ thì
bóc lột sẽ bị xóa bỏ. Còn bóc lột giá trị thặng dư ở các nước tư bản chủ nghĩa là vĩnh viễn.
- Trên phương diện chính trị - xã hội.
Là chủ thể của quá trình sản xuất: đại biểu cho lực lượng sản xuất
tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
Có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần cách mạng…
=> Tổ chức, kỷ luật : Xuất phát từ điều kiện sống (tập thể tập trung)
và làm việc (môi trường làm việc có tính chuyên môn hóa cao).
=> Tinh thần cách mạng: Xuất phát từ việc bị bóc lột, ảnh hưởng tư
tưởng chủ nghĩa Mác – Lenin.
Giai cấp bị trị (trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa).
=> Giai cấp công nhân ở Việt Nam được gọi là giai cấp lãnh đạo. Các
giai cấp, tầng lớp khác ở Việt Nam được gọi là giai cấp được lãnh đạo.
=> Căn cứ hai thuộc tính cơ bản.
+ Những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch
vụ công nghiệp (sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất,…) => Công nhân.
+ Những người lao động làm công ăn lương phục vụ trong các ngành: y
tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ => Những người lao động nói chung,
đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp, nhưng không phải là công nhân.
2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân.
a. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân kết thúc khi giai cấp công
nhân giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản, xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa?
=> Sai. Vì xã hội chưa công bằng, bình đẳng mà vẫn còn những mâu
thuẫn giai cấp mới chỉ xác lập được chế độ Cộng sản chủ nghĩa ở một
vài quốc gia => SMLS của GCCN chưa kết thúc => chỉ khi tiến lên giai
đoạn NN CSCN không còn tồn tại phân chia giai cấp, con người bình
đẳng với nhau, xác lập chế độ CSCN trên toàn thế giới => SMLS mới kết thúc.
- Tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng mình và giải phóng
toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bất công, xác lập hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
Kinh tế: GCCN là chủ thể trong quá trình giải phóng lực lượng sản
xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới.
Chính trị: Tiến hành đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà
nước mới của nhân dân.
Văn hóa – xã hội: Xây dựng nền văn hóa, con người mới với hệ giá
trị mới; công bằng; dân chủ; bình đẳng; tự do.
- GCCN giành được chính quyền từ tay GC tư sản, xây dựng nhà nước XHCN?
=> Sai. GCCN giành được chính quyền từ tay GCTS, xây dựng NN CSCN. Cách giải thích 1
: CSCN có 3 giai đoạn: thời kỳ quá độ lên XHCN,
XHCN, CSCN. Trong đó, thời kỳ quá độ lên XHCN và chế độ XHCN
vẫn còn bất công và áp bức. Cách giải thích 2
: Chỉ khi thiết lập được chế độ CSCN trên phạm vi
toàn thế giới thì mới hết bất công và áp bức
b. Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề
kinh tế - xã hội của nền sản xuất mang tính xã hội xóa. -
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách
mạng của bản thân giai cấp công nhân cùng với đông đảo quần chúng.
- Xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu.
* Phân biệt chế độ sở hữu và sở hữu:
Chế độ tư hữu trở thành công cụ => bất công, áp bức.
Sở hữu: quyền tự nhiên của con người.
Vì sao sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải là xóa bỏ sở hữu tư nhân
mà phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa? => Sở hữu tư nhân khác chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu
: Công cụ của giai cấp tư sản. Chế độ tư hữu được
hiểu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Sở hữu tư nhân
: Quyền tự nhiên của con người. Sở hữu tư nhân là
hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng
và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất
và tinh thần của cá nhân.
=> Do đó, SMLS của GCCN phải là xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Giành quyền lực thống trị là tiền đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới nhằm giải phóng con người.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mang tính chủ quan hay khách
quan? => Vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, nhưng
xét đến cùng thì mang tính khách quan nhiều hơn.
3. Những điều kiện khách quan, chủ
quan quy định để GCCN thực hiện SMLS.
a. Điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN.
Địa vị kinh tế - xã hội của GCCN.
- Đại diện PTSX tiên tiến và LLSX hiện đại => lực lượng quyết định phá vỡ QHSX TBCN.
Địa vị chính trị - xã hội của GCCN.
- Có hệ tư tưởng khoa học và cách mạng. Tinh thần cách mạng triệt để.
Ý thức tổ chức, kỷ luật cao, khả năng đoàn kết giai cấp.
b. Điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện SMLS.
Sự phát triển của bản thân GCCN về số lượng và chất lượng.
- Số lượng tăng lên rất nhanh, đa dạng về cơ cấu. - Chất lượng:
Trình độ trưởng thành về ý thức chính trị (sự thâm nhập, tác động
của các hệ tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lenin).
Năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại (do nền công nghiệp hiện đại phát triển).
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản: là nhân tố chủ quan quan trọng
nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử.
- GCCN là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng.
- Đảng mang bản chất GCCN, đội tiên phong của GCCN. Đảm nhận vai
trò lãnh đạo cuộc CM XHCN.
Xây dựng được khối liên minh giai cấp giữa GCCN với GCND và các
tầng lớp lao động khác.
II. Giai cấp công nhân và việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân hiện nay.
1. Giai cấp công nhân hiện nay.
- Là những tập đoàn người sản xuất và dịch vụ bằng phương thức công
nghiệp tạo nên cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của thế giới hiện nay.
a. Điểm tương đồng so với GCCN thế kỷ 19.
- Vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.
- Vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Xung đột lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và GCCN (giữa tư bản
và lao động) vẫn tồn tại.
Đi đầu đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh,
dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
b. Những biến đổi và khác biệt của GCCN hiện đại.
- Xu hướng trí thức hóa GCCN (CN trí thức).
- Tham gia vào sở hữu (trung lưu hóa).
- Biểu hiện mới về xã hội hóa lao động (toàn cầu hóa sản xuất).
- Ở một số nước XHCN, GCCN đã trở thành giai cấp lãnh đạo thông qua
đội tiền phong là Đảng Cộng sản.
c. Thực hiện SMLS của GCCN trên thế giới hiện nay.
Về nội dung kinh tế - xã hội.
- Phấn đấu cho việc xác lập một trật tự xã hội mới công bằng và bình
đẳng trên phạm vị thế giới.
Tiếp tục phát huy vai trò chủ thể trong hoạt động sản xuất vật chất.
Đấu tranh chống chế độ bóc lột giá trị thặng dư.
Về nội dung chính trị - xã hội.
- Các nước tư bản chủ nghĩa.
Mục tiêu đấu tranh trực tiếp: chống bất công và bất bình đẳng xã hội.
Mục tiêu lâu dài: giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động.
- Tại sao mục tiêu đấu tranh trực tiếp là chống bất công và bất bình
đẳng XH còn mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay GCCN và NDLĐ?
=> Vì trong giai đoạn hiện nay, GCCN chưa đủ điều kiện để giành lại
chính quyền nên phải củng cố lực lượng, học hỏi…
- Các nước xã hội chủ nghĩa: GCCN phải giải quyết thành công các
nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh.
Thực hiện thành công sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa.
Về nội dung văn hóa - xã hội.
- Tiên phong trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa CNXH với CNTB.
III. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
1. Đặc điểm của GCCN Việt Nam.
- GCCN Việt Nam sản phẩm của một quá trình công nghiệp hóa đặc biệt.
Ra đời từ quá trình "khai thác thuộc địa" của thực dân Pháp.
Phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp hóa
muộn; cơ sở kinh tế - kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu.
- GCCN Việt Nam có nhiều ưu thế về chính trị.
→ Quan hệ mật thiết với các giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là giai cấp nông dân.
→ Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, có Đảng và có lãnh tụ sáng suốt.
→ Vững vàng về chính trị, tư tưởng.
→ Là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân
tộc và quá trình đổi mới theo định hướng XHCN.
→ "Là giai cấp kiên quyết nhất, cách mạng nhất, đi đầu trong đấu
tranh cách mạng" - Hồ Chí Minh.
→ Sớm trở thành giai cấp lãnh đạo dân tộc.
GCCN VN có nhiều ưu thế về chính trị.
- GCCN Việt Nam hiện nay.
Phát triển cả số lượng lẫn chất lượng.
Đa dạng về ngành nghề, cơ cấu.
Có thời cơ phát triển và những thách thức mới.
2. Nội dung SMLS của GCCN Việt Nam hiện nay. - Kinh tế:
Phát huy vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nguồn nhân lực lao →
động chủ yếu tham gia phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, quyết định tăng
năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.
Phát huy vai trò trong thực hiện khối liên minh Công - Nông - Trí
thức tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp - → nông thôn
và nông dân theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hóa.
- Tại sao GCCN phải Phát huy vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp CNH,
HĐH; Phát huy vai trò trong thực hiện khối liên minh Công - Nông - Trí thức? - Văn hóa – tư tưởng:
Xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam mới.
Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Chính trị - xã hội:
Giữ vững bản chất GCCN của Đảng.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đáng. Ngăn chặn, đẩy lùi "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa".