Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 2
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là nội dung chủ yếu, đểm căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
là phạm trù trung tâm, nguyên lý xuất phát của CNXH KH. Đó cũng là trọng điểm của cuộc đấu tranh lý luận
trong thời đại ngày nay.
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ề
v giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế
giới của giai cấp công nhân.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của GCCN
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ về giai cấp công nhân như giai cấp vô
sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp, v.v.
Đó là những cụm từ đồng nghĩa chỉ: giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, giai
cấp đại biểu cho LLSX tiên tiến, cho PTSX hiện đại.
Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp được xác định trên hai phương diện: kinh tế
- xã hội và chính trị xã hội.
a. Giai cấp được xác định trên phương diện kinh tế - xã hội.
- Giai cấp công nhân phương thức lao động công nghiệp trong nền sản xuất TBCN: đó là những người
lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, tính xã hội hóa cao.
- Giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: họ là những người lao động không có
tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư bản, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
b. Giai cấp trên phương diện chính trị - xã hội.
- Lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, năng suất lao
động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa cao.
- Là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản vật chất hiện đại, đại biểu cho LLSX
tiên tiến, cho PTSX hiện đại.
- Có những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động
công nghiệp, có tinh thần cách mạng triệt để.
Có thể hiểu về giai cấp công nhân theo khái niệm sau:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình của nền
công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực chủ yếu của tiến trình lịch sử 1
quá độ từ CNTB lên CNXH; ở các nước TBCN, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản
không có TLSX phải làm thuê cho GCTS và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước XHCN, giai cấp
công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích
chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
1.2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN chính là những nhiệm vụ mà GCCN cần phải thực hiện với tư
cách là lực lượng tiên phong, đi đầu trong cách mạng xác lập HTKT - XH CSCN.
Thông qua đội tiền phong là ĐCS, GCCN tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng mình và giải
phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bất công, xoá bỏ các chế độ áp bức, bóc lột, bất công, xóa bỏ CNTB để
xây dựng CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới.
- Nội dung kinh tế: GCCN đại biểu cho QHSX mới, PTSX tiến bộ là chủ thể của quá trình sản xuất của
cải vật chất tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho CNXH. - Nội dung chính trị: D
ưới sự lãnh đạo của ĐCS, GCCN đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà
nước kiểu mới của nhân dân.
- Nội dung văn ho, tư tưởng : Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, GCCN xây dựng nền văn hoá, xây dựng con
người mới, đạo đức và lối sống mới XHCN.
1.2.2. Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a. SMLS của GCCN xuất phát từ những tiền đề KT - XH của sản xuất mang tính xã hội hóa.
- Quá trình sản xuất mang tính xã hội hoá làm xuất hiện những tiền đề vật chất, thúc đẩy sự phát triển xã
hội, thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng PTSX TBCN. Sự xung đột giữa tính chất xã hội
hoá của LLSX với tính chất chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX là nội dung kinh tế - vật chất của mâu thuẫn cơ bản trong CNTB.
- Quá trình sản xuất mang tính xã hội hoá đã sản sinh ra GCCN và luyện nó thành chủ thể thực hiện
SMLS. Do mâu thuẫn về lợi ích cơ bản không thể điều hoà giữa GCVS và GCTS, nên mâu thuẫn này trở
thành động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại.
Giải quyết mâu thuẫn cơ bản về kinh tế và chính trị trong lòng PTSX TBCN chính là SMLS của GCCN.
Đó là tính quy định khách quan, yêu cầu khách quan của sự vận động, phát triển của lịch sử từ CNTB lên CNXH và CNCS.
b. Thực hiện SMLS là sự nghiệp cách mạng của bản thân GCCN cùng đông đảo NDLĐ do ĐCS lãnh 2
đạo và mang lại lợi ích cho đa số.
- Đây là cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số, nhờ việc hướng tới xây dựng một
xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về những TLSX của xã hội. Sự thống nhất về lợi ích cơ bản của GCCN
với lợi ích của NDLĐ tạo ra điều kiện để đặc điểm quan trọng này về SMLS GCCN được thực hiện.
- LLSX xã hội hoá cao, ở trình độ phát triển hiện đại và chế độ công hữu sẽ tạo ra cơ sở kinh tế để chấm
dứt vĩnh viễn chế độ người bóc lột người.
- GCCN chỉ có thể tự giải phóng mình thông qua việc đồng thời giải phóng các giai cấp bị bóc lột khác,
giải phóng xã hội, giải phóng con người.
c. SMLS của GCCN không phải là thay thế chế độ sỡ hữu tư nhân này bằng một chế độ sỡ hữu tư nhân
khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu TBCN về TLSX chủ yếu.
- Đối tượng xoá bỏ ở đây là sở hữu tư nhân TBCN là nguồn gốc sinh ra những áp bức , bóc lột, bất công
trong xã hội hiện đại.
- Sự xoá bỏ này hoàn toàn bị quy định một cách khách quan từ trình độ phát triển của LLSX.
d. GCCN giành lấy quyền lực thống trị là tiền đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm giải phóng con người.
- Cuộc cách mạng của GCCN nhằm xoá bỏ trình trạng bóc lột , áp bức và nô dịch con người, xoá bỏ sự
thống trị của GCTS để thực hiện quyền làm chủ của GCCN và NDLĐ.
- Đó là cuộc cách mạng triệt để nhất thực hiện lý tưởng và mục tiêu của của CNCS “sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” như C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh.
1.3. Điều kiện quy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.3.1. Điều kiện khách quan quy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của GCCN quy định:
- GCCN là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệ p trong PTSX TBCN, l
à chủ thể của quá trình
sản xuất vật chất hiện đại. Vì thế GCCN đại diện cho PTSX tiên tiến và LLSX hiện đại.
- Điều kiện khách quan này là kinh tế quy định GCCN là lực lượng phá vỡ QHSX TBCN, giành chính quyền về tay mình.
Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của GCCN quy định:
- Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp GCCN có n
hững phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, 3
cách mạng: Có hệ tư tưởng Mác - Lênin; Tinh thầ
n cách mạng triệt để; Ý thức (tính) tổ chức và kỷ luật cao;
tinh thần tự giác và đoàn kết giai cấp và các lực lượng xã hội khác.
- GCCN là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử. Đây là đặc
tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của GCCN.
1.3.2. Điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện SMLS
a. Sự phát triển của bản thân GCCN về số lượng và chất lượng.
- Chất lượng của GCCN phải thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách
mạng, tức là sự tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử. Do đó GCCN
phải được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Chất lượng của GCCN còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, nhất là trong điều kiện hiện nay.
b. Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi SMLS.
- Đảng Cộng sản – đội tiên phong của GCCN ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng là
dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của GCCN với tư cách là giai cấp cách mạng.
- Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp giữa phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác – Lênin.
- GCCN là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của ĐCS, làm cho đảng mang
bản chất giai cấp công nhân, trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp.
- Đảng chỉ gồm những người ưu tú, giác ngộ lý luận, kiên quyết cách mạng nhất. Đảng cao hơn giai
cấp ở trình độ giác ngộ lí tưởng, trí tuệ, phẩm chất và sự hi sinh cho giai cấp - lãnh đạo giai cấp.
- Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, của dân tộc và xã hội.
c. Xây dựng được khối liên minh giai cấp giữa GCCN với GCND & các tầng lớp lao động khác.
2. Giai cấp công nhân và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
2.1. Giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
* Điểm tương đồng so với GCCN thế kỷ XIX:
- Giai cấp công nhân hiện nay vẫn là LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại .Họ là chủ thể của quá trình
sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hoá ngày càng cao. Ở các nước phát triển, có một tỷ lệ thuận
giữa sự phát triển của GCCN với sự phát triển kinh tế. Lực lượng lao động bằng phương thức công nghiẹp
chiếm tỷ lệ cao ở mức tuyệt đối ở những nước có trình độ phát triển cao về kinh tế. 4
- Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước TBCN hiện nay GCCN vẫn bị GCTS và CNTB bóc lột giá trị thặng dư.
- Thực tế cho thấy, xung đột lợi ích cơ bản giữa GCTS & GCCN (giữa tư bản và lao động) vẫn tồn tại,
vẫn là nguyên nhân cơ bản, xâu xa của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay.
- Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong các cuộc đ ấu tranh
vì hoà bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ và CNXH.
Lý luận về SMLS của GCCN của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn
có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của GCCN, phong trào công nhân và
quần chúng lao động, chống CNTB và lựa chọn con đường XHCN trong sự nghiệp phát triển của thế giới hiện nay.
* Những biến đổi và khác biệt của GCCN hiện đại:
Ở các nước đang trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, GCCN đã trở thành giai cấp cầm
quyền và là chủ sở hữu các TLSX chủ yếu của xã hội. Ở các nước TBCN: tài sản, mức sống, điều kiện sống,
trình độ học vấn và văn hóa nói chung có sự thay đổi.
- Xu hướng “trí thức hóa” GCCN: Gắn với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển
của kinh tế tri thức, GCCN hiện đại có xu hướng trí tuệ hoá. ố
S lượng ngày càng lớn đội ngũ trí thức gia nhập
vào hàng ngũ GCCN, hình thành bộ phận công nhân trí thức.
- Xu hướng “Trung lưu hóa” GCCN: Công nhân có cổ phần ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân
này không lớn, giá trị cổ phiếu nhỏ so với khối lượng tài sản khổng lồ của GCTS.
2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay.
2.2.1. Về nội dung kinh tế – xã hội: Vẫn là lực lượng giữ vai trò sản xuất vật chất chủ yếu cho xã hội,
quyết định sự tồn tại của xã hội.
2.2.2. Về nội dung chính trị - xã hội: Ở các nước định hướng XHCN: là giai cấp lãnh đạo nhân dân xây
dựng CNXH; Ở các nước TBCN: là giai cấp đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công, áp đặt
của CN đế quốc; chống nghèo đói, ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Về nội dung văn hóa – xã hội: Lãnh đạo hoặc đi đầu trong xây dựng một nền văn hóa tiến bộ vì
công bằng, bình đẳng và quyền con người. 5
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
3.1. Một số đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.
- GCCN Việt Nam ra đời trước GCTS vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực
dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng.
- Trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân và phong kiến để giành độc lập, chủ quyền GCCN Việt
Nam đã thể hiện mình lực lượng chính trị tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- GCCN Việt Nam sớm được tôi luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng chống chống thực dân đế quốc
nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng,
tức là giác ngộ về SMLS của giai cấp, nhất là khi Đảng ra đời.
- GCCN Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Lợi ích của GCCN
và lợi ích của dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn với đoàn kết dân tộc.
- Đại bộ phận GCCN Việt Nam xuất thân từ nôn
g dân & các tầng lớp lao động nên họ có mối liên hệ
tự nhiên, chặt chẽ với GCND và các tầng lớp lao động khác trong xã hội. Đặc điểm này tạo ra thuận lợi để
GCCN xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân với nông dân và trí thức làm nồng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày nay, sau hơn 30 năm đổi mới, những đặc điểm đó của GCCN có những biến đổi: từ cơ cấu xã hội -
nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề bậc thợ, đến đời sống, lối sống, tâm lý ý thức.
- Tăng nhanh về số lượng và chất lương, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển
KT tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu
vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo.
- Công nhân trí thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và công nhân trẻ được đào tạo nghề theo
chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hoá, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng
chủ đạo trong cơ cấu công nhân, trong lao động và trong phong trào công đoàn.
- Trong bối cảnh hiện nay, cùng với việc xây dựng, phát triển GCCN lớn mạnh, hiện đại phải coi trọng
công tác xây dựng, phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng lãnh đạo, cầm
quyền thực sự trong sạch, vững mạnh.
3.2. Nội dung SMLS của GCCN Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng. 3.2.1. Về kinh tế: 6
- GCCN là lực lượng lao động chủ yếu tham gia phát triển kinh tế thị trường hiện đại, định hướng XHCN,
lấy khoa học - công nghệ làm động lực quan trọng, quyết định tăng NSLĐ, chất lượng và hiệu quả.
- GCCN phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Thực hiện SMLS của GCCN trên lĩnh vực kinh tế gắn liền với việc phát huy vai trò của GCCN, của
công nghiệp, thực hiện khối liên minh công - nông - trí để tạo động lực phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân.
3.2.2. Về chính trị - xã hội:
- Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thi nhiệm vụ “Giữ vững bản chất
giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên” và “tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá trong nội bộ” là những nội dung chủ yếu, nổi bật, thể hiện SMLS của GCCN về phương diện chính trị - xã hội.
- Đội ngũ cán bộ đảng viên trong GCCN phải nêu cao trách nhiệm tiên phong, đi đầu, góp phần củng cố
và phát triển cơ sở chính trị - xã hội quan trọng nhất của Đảng, đồng thời GCCN (thông qua tổ chức công đoàn)
chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ XHCN để bảo vệ nhân dân.
3.2.3. Về văn hoá - tư tưởng:
- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nội dung là xây dựng con người
mới XHCN, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh, hiện đại, xây
dựng hệ giá trị văn hoá và con người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách.
- Tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc của các thế
lực thù địch, kiên định lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng ĐLDT và CNXH.
- GCCN phải thường xuyên giáo dục cho thế hệ trẻ công nhân và lao động trẻ về ý thức giai cấp, bản
lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, củng cố mối liên hệ giữa GCCN với dân tộc, đoàn kết
giai cấp với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
3.3. Phương hướng và một số giải pháp ch yếu để xây dựng GCCN Việt Nam hiện nay. ủ
3.3.1. Phương hướng: 7
- Đại hội lần thứ X của ĐCS VN xác định phương hướng xây dựng GCCN Việt Nam trong thời
kỳ CNH, HĐH đất nước khẳng định: “Đối với GCCN, coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng,
nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “tri thức hóa công
nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và
hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và
vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới…”.
- Hội nghị lần thứ 6, BCH T.Ư khoá X của ĐCS VN ra nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng GCCN
Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” trong đó nhấn mạnh:
“Xây dựng GCCN lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công
dân, yêu nước, tiêu biểu cho tinh hoa văn hoá của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết
dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam”.
“Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có
cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện
đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao”.
- Để thực hiện sứ mệnh vẻ vang ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh:
“Coi trọng giữ vững bản chất GCCN và các nguyên tắc sinh hoạt của Đảng”1.
Đồng thời, “Chú trọng xây dựng, phát huy vai trò của GCCN, GCND, đội ngũ trí thức, đội ngũ
doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”2.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải “quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển GCCN cả về
số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,
tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nhà ở, các công trình phúc
lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi , bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tính thần của công nhân”.
3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu:
Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là 8
một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, xây dựng GCCN lớn mạnh gắn với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Phát huy vai trò của
GCCN trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; đồng thời
tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Ba là, chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng
giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn
xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời
những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa
giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Ðặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có
học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai
cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
Năm là, Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn
xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của
người sử dụng lao động. Sự lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công
đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính
trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh. 9