Chương 3. Ảnh hưởng của việc nợ tín dụng trong xã hội Hàn Quốc - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Chương 3. Ảnh hưởng của việc nợ tín dụng trong xã hội Hàn Quốc - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NỢ TÍN DỤNG TRONG XÃ HỘI HÀN QUỐC
3.1. Đối với cá nhân và hộ gia đình
3.1.1. Ảnh hưởng tích cực
Kích cầu cụ thể là tăng nhu cầu của người mua sắm bởi lẽ do sự dễ dàng và tiện
lợi trong việc “thanh toán tín dụng” của thẻ tín dụng ở Hàn Quốc. Hơn nữa, trên thị
trường Châu Á hiện nay thì sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng đã mở ra cánh cửa tiện
nghi, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro từ việc vay mượn quá mức. Điều này đặc biệt quan
trọng khi giới trẻ không phải ai cũng có kĩ năng cân bằng tài chính cá nhân đủ tốt.
Theo báo “The Guardian”, trong những năm gần đây, nợ hộ gia đình và cá nhân của
Hàn đã tăng tương đương hơn 100% GDP của nước này. Trong cuộc khảo sát năm
2018 của Viện nghiên cứu Seoul cũng cho thấy mỗi hộ gia đình đang nợ khoảng
44.000 USD, so với tổng thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 33.790 USD .1
Từ kết quả này, chúng ta thấy được rằng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình khi sử
dụng thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đang có xu hướng tăng rất nhanh. Do sự nhanh chóng
và thuận tiện khi sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.
Tính đến cuối năm 2022, Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cá nhân
vượt trội, với con số ấn tượng lên tới hàng trăm tỷ won. Điều này không chỉ thể hiện
sự thịnh vượng của thị trường tài chính, mà còn phản ánh một sự thay đổi lớn trong
thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong cái vũng nước ấy, giới trẻ tại Hàn Quốc đang dần trở thành những “con
cá” tiềm năng. Đối với họ, tín dụng không chỉ là phương tiện để tiêu dùng, nó còn là
công cụ để đầu tư vào bản thân, để khởi nghiệp, thậm chí là giải trí. Một báo cáo gần
đây cho biết, khoảng 70% người tiêu dùng dưới 30 tuổi 2có ít nhất một thẻ tín dụng,
điều này chứng minh sức hấp dẫn mạnh mẽ của tín dụng đối với thế hệ trẻ.
Theo thời gian, công nghệ phát triển, người ta đã có khả năng ra ngoài mua đồ
mà chẳng phải cầm theo ví hay tiền mặt, quẹt cái mã QR là xong. Đặc biệt đối với
quốc gia có tốc độ áp dụng công nghệ nhanh nhất thế giới như Hàn Quốc. Các ứng
1 Minh, “Giới trẻ Hàn ĐIÊU ĐỨNG vì BẪY TÍN DỤNG ra sao?”, nguồn: https://spiderum.com/bai-dang/Gioi-
tre-Han-DIEU-DUNG-vi-BAY-TIN-DUNG-ra-sao-Hj7Ug8qixuwc, truy cập ngày 20/12/2023
2 Quả bom nổ chậm tại Hàn Quốc: Giới trẻ làm 1 tiêu 10, nợ nần dồn ép đến mức phải tự tử, Kênh 14.vn,
nguồn: https://kenh14.vn/qua-bom-no-cham-tai-han-quoc-ly-do-gi-khien-den-hon-800-nguoi-muon-nhay-cau-tu-
sat-chi-trong-vong-4-nam-20200603213805244.chn, truy cập ngày 19/12/2023
dụng tài chính thông minh được nhiều cá nhân và hộ gia đình sử dụng rất đa dạng vì nó
dễ sử dụng và điều này cũng đã làm cho nhiều cá nhân, hộ gia đình tiếp cận với thẻ tín
dụng nhiều hơn. Từ việc thanh toán không cần tiếp xúc đến việc quản lý tài chính cá
nhân, công nghệ đã giúp giảm thiểu rào cản và mở rộng cánh cửa cho mọi người, đặc
biệt là giới trẻ, để họ có thể sử dụng tín dụng một cách hiệu quả hơn. Sự thuận tiện
trong việc thanh toán cũng phần nào thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của giới trẻ.
Theo công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, hầu hết người Hàn
Quốc yêu thích các sản phẩm xa xỉ, chỉ 22% trong số người được hỏi nói rằng việc phô
bày quần áo và phụ kiện đắt tiền là không tốt, mức này thấp hơn nhiều so với Trung
Quốc (38%) và Nhật Bản (45%)3. Cho nên với sự hấp dẫn khi sử dụng thẻ tín dụng bởi
vậy mà Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về lượng dùng thẻ tín dụng.
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên thì ngoài sự ảnh hưởng tích cực trên thì sử dụng thẻ tín dụng đối với cá
nhân, hộ gia đình cũng có nhiều những ảnh hưởng tiêu cực sau:
Một là, chính sách sử dụng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc ngày càng nới lỏng kết hợp
với thị trường bất động sản tăng nhanh tại Seoul và các khu vực thành thị điều này
khiến cho nhiều cá nhân và hộ gia đình rơi vào tình trạng thất nghiệp và còn phải gánh
thêm những khoản vay nặng lãi từ thẻ tín dụng. Hơn nữa, giá nhà đất ở Seoul hiện
đang tăng mạnh trong những năm gần đây đã khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc phải
vay số tiền quá lớn để mua bất động sản. Giá nhà đất tăng nhanh chóng cũng đã dẫn
đến nợ thế chấp và nợ hộ gia đình cao kỷ lục ở Hàn Quốc mà vẫn chưa chậm lại, đồng
thời tổng nợ hộ gia đình trên toàn quốc ở Hàn Quốc đã tăng gấp đôi. Chính những
khoản nợ tín dụng này đã khiến cho những người sử dụng thẻ tăng thêm sự căng thẳng về vấn đề tài chính.
Hai là, sự thuận tiện trong việc thanh toán điều này cũng gây ra mặt tiêu cực vì
khiến người ta mất kiểm soát trong việc chi tiêu. Để đáp ứng nhu cầu tất tay của các
bạn trẻ, vì “tiền tín dụng” là giải pháp hữu hiệu nhất để mua những món hàng đắt tiền
này. Tuy nhiên, đi kèm với nó là một cái “bẫy tín dụng” gây nên hậu quả nặng nề nếu
không được kiểm soát kỹ lưỡng.
3 Ngọc Ly, Giới trẻ Châu Á đau đầu với các khoản nợ tín dụng, Báo tuổi trẻ thủ đô, nguồn:
https://tuoitrethudo.com.vn/gioi-tre-chau-a-dau-dau-voi-cac-khoan-no-tin-dung-182676.html, truy cập ngày 13/12/2023
Phải thừa nhận rằng đi mua sắm luôn là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng sau
chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Nhất là ở đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh hàng
đầu thế giới, những người lao động càng phải chịu áp lực khủng khiếp hơn. Theo
Korea Herald thống kê năm 2018, người Hàn có tỉ lệ tự giải thoát bản thân do áp lực
công việc và kinh tế ở mức 24,7/100.000 người. Để có được công việc thu nhập ổn
định thì phải cạnh tranh đấu đá với rất nhiều người khác. Tính đến hết quý 4 năm
2022, tổng các khoản vay nợ của thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 20-30 đã tăng
27,4% lên 514.000 tỷ won (383,96 tỷ USD), so với 404.000 tỷ won trong quý 4 năm 20194.
Chỉ cần tìm từ khóa “áp lực công việc tại Hàn” thôi là ra cả núi kết quả, trong đó
chẳng thiếu câu chuyện của những người tìm tới chi tiêu như một cách giải tỏa. Nhu
cầu mua sắm cho đỡ áp lực lại càng được tăng cao. Khi mà “chủ nghĩa tiêu dùng” ngày
càng phát triển trên toàn thế giới, không chỉ riêng với Hàn Quốc, mà rất nhiều nước
trên thế giới cũng đã và đang chịu ảnh hưởng từ nợ tín dụng.
Ba là, hiện nay các hình thức nợ tín dụng phổ biến có thể phân loại rộng rãi thành
nợ thẻ tín dụng, nợ vay tiêu dùng cá nhân và nợ sinh viên. Trong số này, nợ thẻ tín
dụng chiếm tỉ trọng lớn nhất, với số lượng thẻ tín dụng phát hành tăng vọt dó đó mà đã
có không ít người trẻ rơi vào bẫy mà không lường trước được hậu quả.
Thống kê gần đây cho thấy, tổng nợ tín dụng cá nhân trong nhóm người dưới 30
tuổi đã vượt qua mức kỷ lục, chiếm đến 20% tổng nợ tín dụng cá nhân toàn quốc. Tổng
số nợ mà người Hàn phải gánh là hơn 1,5 nghìn tỷ USD, gần ngang với GDP nước này
là 1,63 nghìn tỷ5. Một con số quá khủng khiếp khi nó phản ánh một bức tranh rộng lớn
hơn về những thách thức mà giới trẻ phải đối mặt.
Bốn là, một trong những tác động rõ rệt nhất của nợ tín dụng chính là sự ảnh
hưởng đến tài chính cá nhân và khả năng tiết kiệm. Nợ tín dụng có thể nhanh chóng trở
thành một gánh nặng lâu dài, đặc biệt khi lãi suất tích tụ khiến khoản nợ ban đầu phình
to. Các bạn trẻ thường thấy mình trong tình trạng “làm việc để trả nợ”, làm được bao
nhiêu là bù lãi hết sạch, chẳng còn bù nỗi gốc ban đầu, và việc này không những cản
trở họ từ việc dành dụm cho tương lai mà còn từ việc đầu tư vào cơ hội phát triển cá
4 Băng Hảo, Lý do nào thúc đẩy người Hàn Quốc mua hàng hiệu nhiều nhất thế giới?, https://vneconomy.vn/ly-
do-nao-thuc-day-nguoi-han-quoc-mua-hang-hieu-nhieu-nhat-the-gioi.htm, truy cập ngày 14/12/2023
5 Thẻ tín dụng và xu hướng thanh toán trong tương lai, nguồn:
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?, truy cập ngày 13/12/2023
nhân. Cụ thể trong minh chứng câu chuyện mà báo đưa tin6: “Một nữ nhân viên phục
vụ quán bar 36 tuổi (xin giấu tên) cho biết, cô đã đi làm từ năm 20 tuổi nhưng đầu năm
2021 đã phải nộp đơn xin phá sản vì không còn khả năng trả khoản nợ 100 triệu won
(1,8 tỷ đồng) đã vay qua nhiều năm để chi trả cho sinh hoạt phí.”
Ngoài ra, không thể phủ nhận hậu quả về mặt tâm lý và sức khỏe mà nợ tín dụng
gây ra. Stress tài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng và lo
âu, thậm chí trầm cảm ở người trẻ. Sự lo lắng về việc làm sao để trang trải các khoản
nợ, cùng với áp lực phải duy trì một mức sống nhất định, thường xuyên đè nặng lên
tâm trí họ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể dẫn
đến các vấn đề sức khỏe thể chất như mất ngủ, căng thẳng, đau đầu, và nhiều triệu
chứng khác. Khi ấy, người mắc nợ sẽ rơi vào tình trạng không còn đủ sức để mà tiếp
tục cày kéo trả tiền nữa7. Từ đó mà họ phải sống hoàn toàn phụ thuộc vào tiền tín dụng
bởi vì không còn khả năng đi làm, hoặc bị thất nghiệp. Vay khoản này để đắp vào
khoản kia, càng khiến họ bị chìm sâu hơn vào những khoản nợ tín dụng ấy. Chính sự
chìm sâu vào các khoản nợ đã khiến nhiều người tìm đến cái chết, kết liễu chính cuộc
đời mình vì không còn cách nào để trả nợ. Tự tử là một vấn đề cực kỳ phổ biến ở Hàn
Quốc. Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tự tử là nguyên nhân gây tử vong số một ở
những người từ 10 đến 39 tuổi, với sự gia tăng gần đây ở thanh thiếu niên nam và nữ
thanh niên ở độ tuổi 20. Nguyên nhân tự tử rất phức tạp và không chỉ do cá nhân và
các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà còn liên quan đến yếu tố kinh tế, xã hội. Đặc biệt
đối với người trong độ tuổi lao động và mối liên hệ giữa tỷ lệ tự tử và nghịch cảnh
kinh tế như thất nghiệp và suy thoái kinh tế đặc biệt mạnh mẽ ở nam giới trung niên ở
Hàn Quốc. Điều quan trọng cần lưu ý là căng thẳng về tài chính hoặc kinh tế không chỉ
xảy ra ở Hàn Quốc. Nhưng mức độ mà nó thâm nhập vào xã hội Hàn Quốc được nâng
cao một cách đặc biệt do nợ hộ gia đình cực kỳ cao và sự kỳ thị văn hóa sâu sắc về thất
bại tài chính. Chính sự kỳ thị này đã dẫn đến những suy nghĩ không tích cực, ảnh
hưởng trực tiếp đến chính cá nhân của người đang có những khoản nợ tín dụng trong
mình. Từ đó khiến họ chọn con người chết để chấm dứt những khoản nợ đó.
6 Đức Hưng, Gánh nặng nợ của thanh niên Hàn Quốc tăng mạnh sau đại dịch, nguồn:
https://www.vietnamplus.vn/ganh-nang-no-cua-thanh-nien-han-quoc-tang-manh-sau-dai-dich-post860122.vnp, truy cập ngày 18/12/2023
7 Gánh nặng nợ của thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 20-30 tăng mạnh sau đại dịch, VTV, nguồn:
https://vtv.vn/the-gioi/ganh-nang-no-cua-thanh-nien-han-quoc-trong-do-tuoi-20-30-tang-manh-sau-dai-dich-
20230430223504843.htm, truy cập ngày 17/12/2023
Ngoài ra thì “nợ tín dụng” không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cá
nhân người gánh nợ, mà còn ảnh hưởng tới cả nền kinh tế của quốc gia. Những khoản
nợ xấu, hay nợ không có khả năng thu hồi, có thể làm chậm quá trình đầu tư và tiêu
dùng – những động lực chính cho sự phát triển kinh tế. Đối với những người trẻ lạm
dụng tiền tín dụng để tiêu xài, họ cũng sẽ có ít nguồn lực hơn để đóng góp vào thị
trường tiêu dùng và đầu tư vào những dự án dài hạn, từ đó hạn chế đáng kể sức mạnh
tiêu thụ nội địa và đóng góp vào GDP của đất nước.
Năm là, ngoài gây ảnh hưởng trên thì nợ tín dụng còn gây ra vấn đề an sinh xã
hội và bất bình đẳng. Bởi lẽ các khoản nợ cao gắn liền với rủi ro tài chính cá nhân, có
thể đẩy người vay vào tình trạng nghèo đói hoặc tăng cường sự phụ thuộc vào các
chương trình trợ giúp xã hội. Điều này không những tạo áp lực cho hệ thống an sinh xã
hội mà còn có nguy cơ phân chia sâu sắc hơn giữa những người có khả năng quản lý
tài chính cá nhân tốt và những người không làm được. Khoảng cách giàu nghèo được
nới rộng, và tàn bạo hơn, là không cho người ở dưới một cơ hội để đi lên.
Theo khảo sát của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc vào năm 2015, 7 trong 10 thanh
niên Hàn Quốc tin bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề lớn. Theo dữ liệu mới nhất,
trong 36 nước thành viên Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), Hàn Quốc
xếp thứ 31 về bất bình đẳng thu nhập. Trung bình mất 10,4 tháng để một người trẻ tại
Hàn có thể kiếm được việc làm, số người có việc làm ở độ tuổi 20 năm 2023 cũng
giảm 63.000 người so với cùng kỳ năm ngoái .8 Điều này nếu không được giải quyết,
có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn của nợ nần và bất bình đẳng xã hội, làm gia tăng
gánh nặng lên các thế hệ tương lai và ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của xã hội.
Giải pháp cho vấn đề này yêu cầu một chiến lược đa ngành, từ giáo dục tài chính trong
trường học cho đến việc thực thi chính sách tín dụng khôn ngoan, nhằm giúp giới trẻ
không chỉ thoát khỏi nợ nần mà còn có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia.
Sáu là, xuất hiện thêm tình trạng phá sản của các công ty ngày càng nhiều. Theo
báo cáo của Cơ quan Quản lý Tòa án Quốc gia, số vụ phá sản cá nhân được nộp vào
năm 2020 lên tới tổng số 50.379 trường hợp, tăng 10,4% so với năm trước và nhiều
8 Minh Phương, “Người trẻ Hàn Quốc chìm trong nợ nần”, Báo vnexpress nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-
tre-han-quoc-chim-trong-no-nan-4474477.html, truy cập ngày 17/12/2023
nhất kể từ năm 2015 . Thật không may, ở Hàn Quốc, những người nộp 9 đơn xin phá sản
cá nhân phải đối mặt với một danh sách dài các hạn chế về việc làm và sự kỳ thị về
việc thất bại vẫn đeo bám họ trong một thời gian dài. Theo thẩm phán phá sản Ahn
Byung-wook, “Do những thông lệ truyền thống trong ngành ngân hàng, các chủ doanh
nghiệp ở Hàn Quốc phải đối mặt với khả năng cao phải gánh gánh nặng nợ nần từ
doanh nghiệp mà họ điều hành.” Các cá nhân thường bị buộc phải đứng ra bảo lãnh
cho các khoản vay mà công ty của họ vay, một hành vi mà mặc dù bị cấm đối với các
tổ chức tài chính công vào năm 2018 nhưng các chủ doanh nghiệp vẫn yêu cầu bồi
thường thường xuyên. Bởi vậy ta thấy rằng việc sử dụng thẻ tín dụng có nhiều lợi ích
song nó cũng có nhiều những tác hại đáng gờm.
Bảy là, ngoài ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng thì còn dẫn đến tỷ lệ sinh thấp.
Hàn Quốc là quốc gia duy nhất có tỷ lệ sinh dưới 1 trong số các thành viên Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế năm 2021 . Tỷ 10
lệ sinh đã phản ánh Hàn Quốc là quốc gia
có tỷ lệ sinh thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Theo Bảng thông tin
dân số thế giới của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết rằng một trong
những yếu tố lớn nhất góp phần khiến tỷ lệ sinh thấp như vậy là nợ nần, vì nhiều người
trẻ Hàn Quốc quyết định không kết hôn vì lý do tài chính. Giá nhà đất đã tăng vọt
trong những năm gần đây, khiến việc mua hoặc thuê bất động sản mới mà không lâm
vào cảnh nợ nần cực kỳ khó khăn và không bền vững. Ngoài ra, do nhu cầu cao về chất
lượng giáo dục ở Hàn Quốc nên chi phí nuôi dạy một đứa trẻ cũng rất cao. Tính đến
năm 2019, khoảng 75% học sinh Hàn Quốc theo học tại các học viện giáo dục tư thục
từ khi còn nhỏ để vào được các trường đại học hàng đầu. Theo một khảo sát, chi phí
trung bình của các học viện tư nhân là khoảng 429.000 won (3500 USD) mỗi tháng.
Do đó, đối với ngày càng nhiều người Hàn Quốc, việc phụ thuộc tài chính vào cha mẹ
đang trở thành cách tốt nhất để tránh nợ nần, dẫn đến ít cuộc hôn nhân hơn và tỷ lệ
sinh thấp hơn. Chính vì thế mà tỷ lệ sinh thấp cũng là một trong những nguyên nhân
gây ảnh hưởng tới tài chính của Hàn Quốc. Chúng ta biết rằng để đánh giá quốc gia có
nền kinh tế phát triển hay không thì hai yếu tố quan trọng đó là khả năng tài chính và
9 Daniel Song và Karl Radnitzer, Khủng hoảng nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc và những hậu quả của nó Tác động
đến xã hội Hàn Quốc, Tập 11 Số 4 (2022)
10 Dương Thuỳ, Tổng số ca sinh, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục, Báo Hà Nội mới,
nguồn: https://hanoimoi.vn/tong-so-ca-sinh-ty-le-sinh-cua-han-quoc-giam-xuong-muc-thap-ky-luc-
639592.html#:~:text=H%C3%A0n%20Qu%E1%BB%91c%20l%C3%A0%20qu%E1%BB%91c%20gia,2%20so
%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc, truy cập ngày 26/12/2023
dân cư, nếu như tình trạng nợ nần quá nhiều đồng nghĩa với việc con người sẽ phải lao
đầu để tìm kiếm việc làm để trả nợ kiếm sống. Do đó mà dẫn tới việc giảm tỷ lệ sinh
khi tài chính đang hạn hẹp.
Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trong bài viết tác động của nợ hộ gia đình đến tiêu dùng của tác giả Hyun Jeong
Kim và Wooyoung Kim vào những năm 2000 - 2007 là sự đánh giá và điều tra về nợ
gia đình ở Hàn Quốc tăng đáng kể ảnh hưởng như thế nào đến tiêu dùng trong nước.
Cụ thể bài viết đã phản ánh được tình hình nợ đối với gia đình Hàn Quốc tăng một
cách chóng mặt, tốc độ nợ gia đình tăng nhanh hơn nhiều so với GDP hay thu nhập cá
nhân. Ngoài ra, bài viết thể hiện rõ mối quan tâm về việc mức nợ hộ gia đình tăng sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến tiêu dùng, vốn là chìa khóa để phục hồi kinh tế trong nước, cũng ngày càng tăng cao.
Kết quả đã cho thấy nợ tín dụng có ảnh hưởng tích cực tới hộ gia đình cụ thể việc
mở rộng tín dụng tiêu dùng đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước bằng cách giảm
bớt mức độ hạn chế về thanh khoản mà các hộ gia đình phải đối mặt. Nợ thúc đẩy tiêu
dùng bằng cách tạo điều kiện cho việc tiêu dùng diễn ra suôn sẻ trong suốt cuộc đời
của một người. Nó có chức năng tích cực là tăng phúc lợi cá nhân và xã hội, mở rộng
tín dụng hộ gia đình trong thời gian phân tích, đã góp phần làm tăng trong tiêu dùng.
Mặt khác, thông qua bài viết trên cũng thấy được vai trò của nợ trong việc thúc đẩy
tiêu dùng đã trở nên quan trọng ở Hàn Quốc kể từ năm 2000, và điều này đặc biệt đúng
đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn hoặc những hộ gia đình nắm giữ ít tài sản tài chính hơn.
Tuy nhiên về mặt tiêu cực, hạn chế của nợ hộ gia đình được đánh giá trong bài
viết đó là kể từ năm 2007, nợ nần dường như bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng
hộ gia đình ở Hàn Quốc, đặc biệt là đối với người có thu nhập trung bình hoặc cao.
Tác động tiêu cực của nợ nần đối với tiêu dùng có thể đã được củng cố kể từ năm 2008
nhưng vì do suy thoái kinh tế cho nên mức nợ hộ gia đình vẫn ở mức cao. Đối với các
hộ gia đình gặp khó khăn về khả năng thanh toán, thu nhập giảm thì sẽ tăng khoản nợ
tiêu dùng vì họ thường xuyên ở nhà với tần suất nhiều hơn. Cho nên các khoản nợ tiêu
dùng cũng diễn ra nhiều hơn.