-
Thông tin
-
Quiz
Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội. Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội. Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I. Chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội (socialism): Phong trào thực tiễn.
Trào lưu tư tưởng, lý luận.
Một khoa học – chủ nghĩa xã hội khoa học.
Một chế độ xã hội tốt đẹp.
1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
2. Điều kiện ra đời của CNXH.
=> Điều kiện quan trọng nhất: Phương thức sản xuất.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản.
- Mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới:
Giai cấp tư sản >< Giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa đế quốc xâm lược >< Các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ.
Giữa các nước tư bản - Đế quốc với nhau.
Địa chủ >< Nông dân; Tư sản >< Nông dân.
Tư bản - Đế quốc xâm lược gắn với bè lũ tay sai phong kiến, tư
sản phản động với một bên là cả dân tộc bị áp bức, bị nô lệ, mất độc lập tự do.
- Sự phát triển phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh
đạo của các đảng chính trị (lấy chủ nghĩa Mác - Lenin làm hệ tư tưởng).
3. Đặc trưng cơ bản của CNXH.
- Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng
con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
- Do nông dân lao động làm chủ (đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của CNXH).
→ Nhân dân là chủ thể của xã hội thực hiện quyền làm chủ ngày càng
rộng rãi và đầy đủ trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN, đại biểu cho lợi ích,
quyền lực và ý chí của nông dân lao động Nhà nư → ớc chuyên chính vô sản.
- Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của
văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại V → ăn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội.
- Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
- Vì sao việc giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người ở tư bản chủ nghĩa là không toàn diện còn ở chủ
nghĩa xã hội là toàn diện?
=> Vì CNXH không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. CNXH không
đối lập siêu hình với TBCN mà CNXH là sự kế thừa, phát huy từ những
gì tốt đẹp, tích cực của TBCN.
II. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Thời kỳ quá độ = tích lũy về lượng để chuyển hóa về chất từ XH
cũ sang XH mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội.
Chuyển từ chế độ tư hữu TBCN về TLSX sang chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Tổ chức, sắp xếp lại cơ sở vật chất - kỹ thuật CNTB đã tạo ra để phục vụ cho CNXH.
Xây dựng, phát triển những quan hệ xã hội mới.
Cần có thời gian để GCCN từng bước làm quen với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Chế độ TBCN ra đời trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần I
(1688) nhưng chỉ mới là trong quá trình quá độ. Đến khi Chiến
tranh thế giới I kết thúc thì mới đạt đến chế độ TBCN.
Miền bắc Việt Nam quá độ lên CNXH vào năm 1954 (xuất phát từ con số 0).
Cả nước Việt Nam quá độ lên CNXH vào năm 1976 (sau khi miền
Nam được giải phóng, thống nhất đất nước).
- Có 2 hình thức quá độ:
Quá độ trực tiếp: được áp dụng ở những nước đã phát triển qua TBCN.
Quá độ gián tiếp: được áp dụng ở những nước chưa phát triển
qua TBCN hoặc CNTB chỉ mới manh nha phát triển.
2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Đặc điểm nổi bật: Những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã
hội cũ tồn tại đan xen, đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế: nền kinh tế nhiều thành phần
→ Phát triển lực lượng sản
xuất; thực hiện kinh tế nhiều thành phần; công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính trị: nhà nước chuyên chính vô sản
→ Thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản.
Xã hội: nhiều giai cấp, tầng lớp…
→ Thực hiện công bằng, bình
đẳng xã hội trên nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.
Văn hóa tư tưởng: nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa, khác nhau →
Xác lập hệ tư tưởng mới và xây dựng nền văn hóa mới.
- Vì sao Việt Nam đang xây dựng CNXH (xã hội được cho rằng là tốt
đẹp hơn TBCN) những vẫn còn những thành phần tham ô, tham nhũng?
=> Vì Việt Nam chưa đạt đến chế độ CNXH mà chỉ mới đang trong thời
kỳ quá độ và Nhà nước thì vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên
khó tránh khỏi những vấn đề tiêu cực có trong nội bộ.
III. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
1. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
- Bối cảnh thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Bị chiến tranh tàn phá.
Các lực lượng thù địch không ngừng công kích, phá hoại nền kinh tế, chính trị, văn hóa.
Chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa, của cách
mạng khoa học và công nghệ.
- Đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là “bỏ qua chế độ TBCN”:
"Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN. Tiếp thu,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN,
đặc biệt về KH và CN để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế
hiện đại" (Đại hội IX - 2001).
→ Vẫn còn biểu hiện của chế độ TBCN nhưng đó không phải là thành
phần, hệ tư tưởng chủ đạo.
- Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kinh tế thị trường TBCN:
Còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế sở hữu →
tư nhân TBCN và thành phần kinh tế tư nhân TBCN không chiếm vai trò chủ đạo.
Còn nhiều hình thức phân phối phân phối theo lao động vẫn là →
chủ đạo + phân phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội.
Còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột quan hệ bóc lột TBCN không → giữ vai trò thống trị.
2. Những đặc trưng của CNXH và phương
hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.
a. Những đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam.
(Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ)
1. Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh. 2. Do nhân dân làm chủ.
3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp.
4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng giúp nhau cùng phát triển.
7. Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
8. Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
b. Phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.
(Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ)
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
2. Phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
4. Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
6. Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
7. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.