CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG | Trường đại học Lao động - Xã hội
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Câu 1: Cơ quan nào có thẩm quyền phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng ?
Câu 2: Cơ quan nào có thẩm quyền hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đối
với người có công với cách mạng là:
Câu 3: Cơ quan nào có chức năng chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính
sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ bảo đảm phù hợp
với hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng nhóm đối tượng và khả năng ngân sách nhà nước?
Câu 4: Cơ quan nào có chức năng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất,
kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đối với người có công với cách mạng?
Câu 5: Cơ quan nào có chức năng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất
là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; đất dành riêng cho các công trình ghi công
liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều
dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng?
Câu 6: Người có công với cách mạng được Nhà nước mua loại bảo hiểm nào?
Câu 7: Thân nhân của người có công với cách mạng được Nhà nước mua loại bảo hiểm nào?
Câu 8: Người có hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng có thể bị xử lý theo các hình thức nào?
Câu 9: Cơ quan có chức năng thống nhất quản lý về chế độ ưu đãi đối với người có công với
cách mạng và thân nhân của họ trong cả nước là cơ quan nào?
Câu 10: Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chế độ
ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ trong cả nước là cơ quan nào?
Câu 11: Bà H được Nhà nước công nhận là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vậy bà H được hưởng
phụ cấp hàng tháng là bao nhiêu?
Câu 12: Bà X là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chị Y là con gái bà X, sống cùng và chăm sóc bà X.
Vậy chị Y được hưởng mức trợ cấp nào?
Câu 13: Anh A là công an, bị chấn thương cột sống trong khi làm nhiệm vụ đấu tranh với tội
phạm ma túy; đã được Hội đồng y khoa giám định, kết luận bị suy giảm khả năng lao động là
51% và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là thương binh. Vậy anh A được
hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?
Câu 14: Anh M là thương binh suy giảm khả năng lao động 82%. ngoài khoản trợ cấp theo quy
định thì anh M còn được hưởng mức phụ cấp hàng tháng là bao nhiêu?
Câu 15: Một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận là người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất động hóa học là gì?
Câu 16: Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Câu 17: Ông X được Nhà nước công nhận là người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945.
Tháng 6/2023, ông X từ trần. Vậy thân nhân của ông được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là bao nhiêu?
Câu 18: Ông A được Nhà nước công nhận là người hoạt động cách mạng từ trước ngày
01/01/1945 thuộc diện không thoát ly. Vậy ông A được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng là bao nhiêu?
Câu 19: Anh X là liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vợ của liệt sĩ X là bà Y hiện còn
sống. Vậy bà Y được trợ cấp với mức là bao nhiêu?
Câu 20: Ông M có 04 con là liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Vậy
ông M được hưởng trợ cấp với mức nào?
Câu 21: Một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận là thương binh, tỷ lệ tổn
thương cơ thể phải từ bao nhiêu?
Câu 22: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay được Nhà nước ban hành năm
nào và có hiệu lực khi nào? _________________________