Chương 3: Từ vựng tiếng Việt môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Chương 3: Từ vựng tiếng Việt môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 3: Từ vựng tiếng Việt 1.Từ 1.1. Khái niệm về từ
1.2. Đơn vị cấu tạo từ
1.3. Phương thức cấu tạo từ
1.4. Phân loại từ theo cấu tạo
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
1.6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng
2. Cụm từ cố định 2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại cụm từ cố địn h HỌC LIỆU
4. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Việt Hùng - Bùi Minh
Toán (2007). Nhập môn ngôn ngữ học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (2016). Dẫn luận
ngôn ngữ học. Tái bản lần thứ hai mươi mốt. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
1.1. Khái niệm về từ HL 4[Trg 180-183];HL 7[Trg 268-272]
Từ là đơn vị nhỏ n ấ
h t của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức. Cấu trúc nghĩa của từ
Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): biểu thị mối liên hệ giữa từ với đối tượng mà từ chỉ ra.
Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu): biểu thị mối liên hệ giữa từ với ý hoặc ý
nghĩa (sự phán ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).
Nghĩa kết cấu: biểu thị mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng.
Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng): biểu thị mối liên hệ giữa từ với thái độ c ủ h
quan, cảm xúc của người sử dụng.
1.2. Đơn vị cấu tạo từ HL 4[Trg 183-184]; HL 7[Trg 273-275]
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp.
Phân loại hình vị về mặt cấu tạo - Hình vị tự d :
o Hình vị xuất hiện với tư cách là những từ độc lập
- Hình vị hạn chế: Hình vị xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác
1.3. Phương thức cấu tạo từ HL 4[Trg 185-187]; HL 7[Trg 273-285]
Là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra các từ.
3 phương thức cấu tạo từ cơ bản: Từ hóa hình vị Ghép hình vị Láy hình vị
Phương thức từ hóa hình vị: Là cách thức tác động vào m t
ộ hình vị, làm cho nó có những
đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.
Phương thức ghép hình vị: Là cách thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị và kết hợp chúng v t ới nhau để o r ạ a m t ộ từ m v
ới trên cơ sở ề nghĩa.
Phương thức láy hình vị: Là cách thức tác động vào m t
ộ hình vị cơ sở t o ạ ra m t ộ hình vị
giống nó một phần hay toàn bộ về âm thanh, sau đó ghép với hình vị gốc.
1.4. Phân loại từ theo phương thức cấu tạo (HL4 [Trg 186-187])
1.4.1.Từ đơn
Là từ được cấu tạo từ một hình vị duy nhất.
1.4.2. Từ ghép
Là từ được tạo thành từ việc kết hợp các hình vị với nhau trên cơ sở nghĩa
Phân loại từ ghép: Ghép đẳng lập, ghép chính phụ
1.4.3. Từ láy
Là những từ mà các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm,
thể hiện ở sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn
vị có nghĩa.
Phân loại từ láy: Láy đôi, láy ba, láy tư
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
Là cách chuyển biến ý nghĩa, tăng thêm nghĩa mới cho từ
Các hướng phát triển nghĩa của từ: Mở rộng nghĩa; Thu hẹp nghĩa
Cơ chế biến đổi nghĩa của từ
* Ẩn dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng
được so sánh với nhau.
(i) Ẩn dụ dựa trên quan hệ liên tưởng, sự hiểu biết.
(ii) Ẩn dụ mang dấu ấn về cách nhìn của cộng đồng Các kiểu ẩn dụ:
- Giống nhau về hình thức
- Giống nhau về màu sắc
- Giống nhau về một thuộc tính, tính chất.
- Giống nhau về đặc điểm, vẻ ngoài
- Chuyển tên các con vật thành tên người
* Hoán dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc
hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.
Hoán dụ dựa trên quan hệ logic, chức năng quy chiếu Các kiểu hoán dụ
- Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận
- Lấy không gian địa điểm thay cho những người đó.
- Lấy vật chứa thay cho vật được chứa
- Lấy quần áo, trang phục thay cho con người.
- Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo
- Lấy địa điểm gọi thay cho sản phẩm được sản xuất
1.6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng (HL4 [Trg 217-241]; HL7 [Trg 94-112])
1.6.1. Đa nghĩa HL 4[Trg 217-225]
Là một từ có hai nghĩa trở lên, biểu thị những sự vật, sự việc, khái niệm ... khác nhau
nhưng có liên quan đến nhau. Phân loại
Theo quá trình hình thành: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh. Theo mối quan hệ tr c
ự tiếp hay gián tiếp giữa s ự vật với tên g i
ọ của nó: nghĩa đen, nghĩa bóng.
1.6.2. Đồng nghĩa HL 4[Trg 234-237]
Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và phân biệt với
nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời
cả hai. sắc thái ý nghĩa: đặc điểm ngữ nghĩa bổ sung cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ biểu thị Phân loại Từ n V đồng nghĩa thuầ iệt Từ
đồng nghĩa Hán – Việt với Hán – Việt Từ n V đồng nghĩa thuầ iệt với Hán – Việt
1.6.3. Trái nghĩa HL 7[Trg 332-337]
Là những từ có ý nghĩa đối lập nhau nằm trong mối quan hệ tương liên, chúng khác
nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Phân loại
Từ trái nghĩa đối lập loại trừ
Từ trái nghĩa đối lập về mức độ của thuộc tính, phẩm chất.
1.6.4. Đồng âm HL 4[Trg 225-227]; HL 7[Trg 337-339]
Là những từ trùng nhau hoặc tương tự nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Phân loại Đồng âm hoàn toàn Đồng âm bộ ậ ph n
1.6.5. Trường nghĩa HL 4[Trg 227-234]; HL 7[Trg 339-341]
Là tập hợp của những từ hoặc những nhóm từ biểu thị cùng một phạm vi hiện thực
nào đó, chúng có mối liên hệ n ấ
h t định về mặt nghĩa. Phân loại Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa liên tưởng
2. Cụm từ cố định
2.1. Khái niệm HL 4[Trg 187-191]
Cụm từ: Là sự kết hợp ít nhất giữa 2 từ để tạo ra một yếu tố hoàn chỉnh được gọi là
cụm từ hay ngữ.
Cụm từ cố định: Là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là đơn vị có sẵn,
có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.
2.2. Phân loại cụm từ cố định HL 4[Trg 189-191]
- Ngữ cố định: Ngữ cố địn h định danh; Quán ngữ. - Thành ngữ.
2.2.1. Ngữ cố địn h
Ngữ cố định định danh: Là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật.
Đặc điểm Ngữ cố định định danh.
- Là đơn vị trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
- Ổn định về cấu trúc, ý nghĩa nhưng tính thành ngữ kém.
Phân loại Ngữ cố định định danh
- Chỉ các sự vật hoặc trạng thái, thuộc tính
- Chỉ các bộ phận cơ thể người
Quán ngữ:Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn
thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để
nhấn mạnh hoặc để liên kết Đặc điểm Quán ngữ
- Là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định.
- Ít tính hình tượng, tổ hợp từ hình thành và sử dụng theo thói quen. Phân loại Quán ngữ
- Trong phong cách khẩu ngữ.
- Trong phong cách viết hoặc diễn giản . g
2.2.1. Thành ngữ
Thành ngữ: là sự kết hợp của các từ để tạo thành một ngữ hoàn chỉnh về nghĩa và
cấu trúc. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm. Đặc điểm
- Là loại ngữ cố định điển hình nhất.
- Biểu thị ý nghĩa khái quát, hình tượng. Phân loại - Thành ngữ so sánh
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Yêu cầu của Chương 3
- Nghiên cứu các nội dung liên quan đến khái niệm từ, đơn vị cấu tạo từ, phương
thức cấu tạo từ, phân loại từ theo phương thức cấu tạo, phương thức biến đổi nghĩa của từ, c
ụm từ cố định trong các học liệu.
- Hoàn thành các bài tập giảng viên giao;
- Trả lời được các câu hỏi:
(1) Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt có những đặc trưng gì? Bao gồm những tiểu loại nào?
(2) Tiếng Việt chủ yếu sử dụng các phương thức cấu tạo từ nào? Minh họa bằng các ví dụ cụ thể.
(3) Xét theo phương thức cấu tạo, từ tiếng Việt được phân thành những loại nào?
Nêu đặc trưng của từng loại.
(4) Tiếng Việt sử dụng những phương thức nào để biến đổi nghĩa của từ? Phân tích ví dụ để minh họa.
(5) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nhóm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, đa
nghĩa, trường nghĩa trong hệ thống vựng tiếng Việt được thể hiện như thế nào?
(7) Phân tích mối quan hệ giữa các loại cụm từ cố định tiếng Việt.