-
Thông tin
-
Quiz
Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I. Chủ nghĩa xã hội.
1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ.
a. Quan niệm của dân chủ.
- Nghĩa gốc: Dân chủ = Demos (Nhân dân) Kratos (Cai trị).
=> Quyền lực của nhân dân (quyền lực thuộc về nhân dân).
- Sự khác nhau trong quan niệm về dân chủ thời kỳ cổ đại và hiện nay:
Tính chất của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng.
Nội hàm của khái niệm nhân dân.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin: Dân chủ là một giá trị xã
hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù
chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm
quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của
lịch sử xã hội nhân loại.
- Dân chủ là phạm trù tự nhiên hay phạm trù lịch sử?
=> Dân chủ vừa là phạm trù tự nhiên vừa là phạm trù lịch sử.
Phạm trù tự nhiên: nhu cầu cơ bản của con người tồn tại vĩnh → viễn.
Phạm trù lịch sử: chế độ chính trị tồn tại trong một khoảng thời → gian nhất định. o
Xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của Nhà nước chiếm hữu nô
lệ. Nhà nước bấy giờ chưa phải là Nhà nước dân chủ mà chỉ
mới có hình thức dân chủ sơ khai. o
Sau khi có sự xuất hiện của chế độ tư hữu về TLSX thì quyền
dân chủ bị đe dọa Nhà nước dân chủ ra đời (sẽ tiêu vong →
khi đạt đến chế độ Cộng sản chủ nghĩa).
- Dân chủ là một hệ giá trị xã hội: là một phạm trù vĩnh viễn.
Sản phẩm tiến hóa của lịch sử.
Phản ánh nhu cầu khách quan, những giá trị nhân văn thông qua
những quyền cơ bản của con người.
Thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại chống áp bức => phản
ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội.
- Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị:
Gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền.
Không có dân chủ chung chung, phi giai cấp.
Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. - Dân chủ:
Phương diện quyền lực: quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân
là chủ nhân của nhà nước => Giá trị của xã hội, thước đo văn
minh của chế độ xã hội.
Phương diện tổ chức và quản lý xã hội: nguyên tắc hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội => Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Phương diện chế đố xã hội và trong lĩnh vực chính trị: một hình
thức tổ chức nhà nước => Chính thể dân chủ, chế độ dân chủ. 2. Dân chủ XHCN.
a. Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN.
- Cách mạng Tháng Mười Nga: ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên
thế giới (1917) → nền dân chủ XHCN chính thức được xác lập.
- Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân
chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân;
được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.
- Bản chất chính trị: sự lãnh đạo chính trị của GCCN thông qua Đảng
Cộng sản đối với toàn xã hội.
Thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân => Có bản
chất GCCN + tính nhân dân rộng rãi + tính dân tộc sâu sắc.
Khác về chất so với nền dân chủ tư sản: bản chất giai cấp; cơ chế
nhất nguyên và đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng; bản chất nhà nước.
- Bản chất kinh tế: dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX.
Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về TLSX chủ yếu.
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: lấy hệ tư tưởng Mác – Lenin làm nền tảng.
Kế thừa những giá trị của nền văn hóa trước đó.
Thực hiện giải phóng con người triệt để và phát triển toàn diện toàn diện cá nhân.
=> Nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân,
tập thể và lợi ích của toàn xã hội.
II. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN.
a. Sự ra đời của nhà nước XHCN.
- Phương thức sản xuất TBCN phát triển & Đảng Cộng sản phát triển &
Yếu tố dân tộc + thời đại.
→ Cách mạng vô sản → Nhà nước XHCN: là nhà nước mà ở đó, sự
thống trị chính trị thuộc về GCCN, do cách mạng XHCN sản sinh ra và
có sứ mệnh xây dựng thành công CNXH, đưa nhân dân lao động lên địa
vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội
phát triển cao - xã hội XHCN.
b. Bản chất của nhà nước XHCN.
Khác về chất so với các NN khác trong lịch sử - Về chính trị: Mang bản chất GCCN. Do ĐCS lãnh đạo.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước (nhà nước của dân, do dân, vì dân).
- Về kinh tế: chịu sự quy định của cơ sở kinh tế XHCN (chế độ công hữu
về TLSX chủ yếu) → Không còn tồn tại QHSX bóc lột. - Về văn hóa, xã hội:
Xây dựng trên nền tảng hệ tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác –
Lenin + cái riêng của dân tộc.
Thu hẹp từng nước sự phân hóa giai cấp, tầng lớp.
c. Chức năng của nhà nước XHCN.
- Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước: Chức năng đối nội. Chức năng đối ngoại.
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước: Chức năng kinh tế. Chức năng chính trị.
Chức năng văn hóa, xã hội.
- Căn cứ vào tính chất quyền lực nhà nước:
Chức năng giai cấp (trấn áp).
Chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng) Tổ chức, → quản lý và
xây dựng kinh tế là quyết định điều kiện bảo đảm cho thắng lợi →
hoàn toàn và tất yếu của chủ nghĩa cộng sản.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hoạt động nhà nước XHCN.
Kiểm soát hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự
tha hóa của quyền lực nhà nước.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Công cụ cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân.
Phương thức thể hiện và thực hiện quyền làm chủ.
III. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Dân chủ XHCN ở Việt Nam.
a. Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
Được xác lập từ sau CMT8 1945.
- Từ 1945 → 1976: “xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN” gắn với
“nắm vững chuyên chính vô sản”.
Chưa sử dụng thuật ngữ “dân chủ XHCN”.
Chưa làm rõ bản chất của dân chủ XHCN.
Chưa làm rõ quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986)
hiện nay: lý luận về xây dựng nền →
dân chủ XHCN trong thời kỳ quá độ mới phát triển rõ nét. - Dân chủ:
Được đưa vào mục tiêu tổng quát của cách mạng VN Dân giàu, →
nước mạnh, dân chủ, công minh, văn minh.
Bản chất của chế độ.
Mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
- Phát triển trong điều kiện đặc biệt.
Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu.
Cơ cấu xã hội chủ yếu là nông dân. Trình độ dân trí thấp.
Tàn dư phong kiến, thực dân nặng nề. Chiến tranh kéo dài.
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
- Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm
chủ dựa vào NN XHCN và sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. →
- Thiết chế thực hiện dân chủ Thông qua nhà →
nước và hệ thống chính
trị, do Đảng Cộng sản lãnh đạo (thực hiện nhất nguyên chính trị).
2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
a. Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền.
- Là kiểu nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Tôn trọng và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động
của nhà nước và xã hội.
- Quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc
dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
b. Đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN.
- Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, có cơ chế phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
3. Phát huy dân chủ XHCN, xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
a. Phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo
ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ XHCN.
Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp.
Phát triển nhận thức về vai trò quan trọng của thể chế.
Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư
cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ XHCN Việt Nam.
Nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.
Phải dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ, tự phê bình và phê bình.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh với tư cách điều
kiện để thực thi dân chủ XHCN.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ XHCN.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện
xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN.
- Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Hai là, cải cách thể chế và phương thức và hoạt động của Nhà nước.
- Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
- Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.