Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Kinh tế chính trị Mác -Lênin (022)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Sự phát triển nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN
1) Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN
KTTT là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường
KTTT là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa, khi lực lượng sản xuất phát triển cao
Nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường,
đồng thời hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; Có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
2) Tính tất yếu, khách quan của KTTT ĐH XHCN
Tính ưu việt của kinh tế thị trường
Phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan
Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân 3) Đặc trưng KTTT
định hướng xã hội chủ nghĩa Về mục tiêu :
KTTT theo định hướng XHCN là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu “ Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế :
Nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế
Về quan hệ quản lý nền kinh tế :
Kết hợp giữa cơ chế thị trường & quản lý nhà nước. Nhà nước quản lý bằng pháp luật, kế
hoạch hóa, chính sách kinh tế và sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy kinh tế
phát triến và khắc phục những khuyết tật thị trường … Về quan hệ phân phối :
Thực hiện đa dạng hóa hình thức phân phối và tái phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao
động & hiệu quả kinh tế làm chủ yếu
Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội :
Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện các mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội
2. Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
1) Sự cần thiết phải hoàn thiện
Thể chế ( Institutions ) : là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh các hoạt động
của con người trong một chế độ xã hội -
Thể chế bên trong ( internal institution ) thể hiện ở các tập quán (customs), quy chuẩn đạo
đức (ethical norms), lề lối tốt (good manners), quy ước thương mại (conventions in trade) và
luật tự nhiên (natural law) … -
Thể chế bên ngoài ( external institution ) chịu sự áp đặt bởi các chế tài từ trên xuống, ví dụ
như pháp luật … Thể chế bên ngoài đi kèm với những chế tài rõ ràng, đây là những hình phạt
được áp đặt chính thức và sử dụng quyền lực hợp pháp
Thể chế kinh tế ( Economic institutions) là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh
hành vi của các chủ thể kinh tế, các quan hệ kinh tế
Thể chế KTTT định hướng XHCN ở VN là thể chế trong nền KTTT định hướng XHCN nhằm
thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “
Sự cần thiết hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở VN:
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường
(2) Hệ thống thể chế chưa đầy đủ
(3) Hệ thống thể chế còn kém hiệu quả, hiệu lực
2) Nội dung hoàn thiện thể chế
Hoàn thiện thể chế về sở hữu và thành phần kinh tế : Về sở hữu vốn, tài sản, tài nguyên thiên
nhiên, sở hữu trí tuệ, hợp đồng kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, cạnh tranh …
Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường : -
Yếu tố thị trường : Hàng hóa, giá cả, cạnh tranh, cung cầu … -
Các loại thị trường như thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất : tài
chính, lao động, khoa học & công nghệ, bất động sản …
Hoàn thiện thể chế để gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội :
Hướng tới phát triển bền vững, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia và hưởng thụ
công bằng thành quả của quá trình phát triển.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế : -
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu
thực hiện các cam kết quốc tế của VN -
Thực hiện nhất quán chủ trường đa dạng hóa về hình thức, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế -
Xây dựng thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, với diễn biến của thị trường thế giới, bảo vệ
lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển đất nước
Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị : Muốn phát triển thành công nền
KTTT định hướng XHCN ở VN phải phát huy được sức mạnh trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc -
Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng & quản lý của Nhà Nước -
Hoàn thiện thể chế để phát huy quyền làm chủ của nhân dân
3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 1) Lợi ích kinh tế
Lợi ích (interest) là sự thỏa mãn nhu cầu của con người
Lợi ích kinh tế : là lợi ích vật chất, lợi ích thu được từ các hoạt động kinh tế của con người
Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể kinh tế
Về biểu hiện, lợi ích kinh tế thường biểu hiện ở các hình thức thu nhập như tiền lương, tiền lãi,
tiền thuê, lợi nhuận, thuế …
Vai trò của lợi ích kinh tế :
(1) Lợi ích kinh tế là mục đích, là động lực kinh tế của con người
(2) Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
+ Mọi sự vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn
đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế
+ Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện các lợi
ích chính trị, lợi ích văn hóa, lợi ích xã hội …
2) Quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm xác lập các lợi ích kinh tế
Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các mối quan hệ lợi ích kinh tế
Theo Ăngghen : “ Ở đâu không có sự thống nhất về lợi ích, ở đó không có sự thống nhất về mục
tiêu, lý tưởng chứ đừng mong sự thống nhất trong hành động “
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Địa vị của chủ thể trong hệ thống QHSX xã hội
Hội nhập kinh tế quốc tế
Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
Người lao động với người sử dụng lao động
Những người sử dụng lao động với nhau
Những người lao động với nhau
Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu Nhà nước Tổ chức xã hội Nguyên tắc thị trường 3) V
ai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
(1) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
(2) Điều tiết lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
(3) Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội
(4) Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh doanh