Chương 5: Kinh tế thị trường ở Việt Nam - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có từ khi Đại hội Đảng IX năm 2001 diễn ra,Đảng chính thức đưa ra khái niệm này và xem đó là mô hình tổng quát, đường lối chiến lược nhấtquán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do nhà nước pháp quyền XHCN quảnlý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có từ bao giờ? Tại sao Việt Nam phải chuyển
đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN?
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có từ khi Đại hội Đảng IX năm 2001 diễn ra,
Đảng chính thức đưa ra khái niệm này và xem đó là mô hình tổng quát, đường lối chiến lược nhất
quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do nhà nước pháp quyền XHCN quản lý.
Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung là một nền kinh tế xã hội, trong đó mọi quyết định hoạt
động của nền kinh tế đều do Đảng và Nhà nước quản lý, điều tiết. Việc Nhà nước can thiệp quá sâu
vào hoạt động sản xuất kiến cho hoạt động sản xuất bị trì trệ, người tiêu dùng chịu thiệt, nhà sản xuất
không thể phát huy được thế mạnh của mình do sản xuất tập trung. Đồng thời, mô hình kinh tế kế
hoạch hoá tập trung không phát huy được tính sáng tạo cá nhân cũng như chưa chú trọng đến việc
giao lưu, hợp tác và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Do đó, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam đã có một cuộc cách mạng về cách thức tổ chức nền kinh tế – xã hội, chuyển
từ một nền kinh tế lạc hậu mang nặng tính tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Việt Nam phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định
hướng XHCN bởi lẽ kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với xu hướng phát triển khách
quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay. Với mong muốn hướng tới một quốc gia “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì sự phát triển này hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm phát triển của dân tộc và hợp với xu thế của thời đại. Vậy nên, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị
trường định hướng XHCN là điều tất yếu.
Ngoài ra, tính ưu việt của kinh tế thị trường cũng là lý do nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế
này. Trước hết, đây là nền kinh tế năng động, người tiêu dùng có thể lựa chọn bất kỳ nhà cung cấp
nào trong cùng một sản phẩm với nhiều mẫu mã và giá cả hợp lý. Các nguồn lực về vốn, đất đai,…
được phân bổ có hiệu quả hơn nền kinh tế chỉ huy, chuyển đổi từ những ngành sản xuất kém hiệu quả
sang những ngành sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Đây cũng là động lực thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Các nhà sản xuất chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị
sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, có giá cạnh tranh trên thị trường. Điều này cũng bắt buộc
người lao động phải trau dồi chuyên môn để có thể sử dụng, vận hành được các thiết bị, máy móc. Từ
đó, trình độ người lao động cũng được nâng cao.
Và để có thể thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” nhanh chóng và có hiệu quả thì việc chuyển lên nền kinh tế thị trường là phù hợp
với mong muốn và nguyện vọng của nhân dân. Muốn dân giàu, nước mạnh thì nền kinh tế phải vững
mạnh, thu nhập mọi người đều như nhau, đảm bảo được công bằng giữa các vùng miền thì mới có thể
thực hiện các mục tiêu xã hội khác. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ phá vỡ tính tự
cung, tự cấp của nền kinh tế lạc hậu, đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Khi đó, nhiều ngành nghề
sẽ được mở ra, nhu cầu sử dụng lao động sẽ tăng lên, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
giúp tăng thu nhập cá nhân cũng như góp phần tăng GDP của toàn xã hội. Phân bổ các nguồn lực xã
hội được đầu tư để phát triển kinh tế cho những vùng khó khăn. Để có thể thực hiện mục tiêu công
bằng, tránh cảnh đói nghèo thì Nhà nước có thể đưa ra chủ trương đầu tư nguồn vốn phát triển cơ sở
hạ tầng để sự giao lưu giữa các vùng miền dễ dàng hơn, cải thiện kinh tế cũng như trình độ dân trí,
nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong
nước thì việc mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài cũng được tăng cường. Có thể nói
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là bước đi quan trọng nhằm xã hội hoá nền
sản xuất xã hội, là bước đi tất yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên CNXH.