-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận | Kinh Tế Vi Mô | Trường Đại học Thủy Lợi
Chương 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận của Trường Đại học Thủy Lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Kinh tế vi mô (ĐHTL) 33 tài liệu
Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Chương 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận | Kinh Tế Vi Mô | Trường Đại học Thủy Lợi
Chương 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận của Trường Đại học Thủy Lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Kinh tế vi mô (ĐHTL) 33 tài liệu
Trường: Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủy Lợi
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217
CHƯƠNG 5 SẢN XUẤT CHI PHÍ LỢI NHUẬN Nhóm A (M c đ : Th p)ứ ộ ấ
1. Sự thay đổi trong tổng sản phẩm do thuê thêm một đơn vị lao động gọi là:
a) Sự biến động sản lượng
b) Sản phẩm biên của lao động
c) Sản phẩm trung bình của lao động
d) Cả a, b, c đều không đúng
2. Loại chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi là: a) Chi phí cố định
b) Chi phí cố định bình quân c) Tổng biến phí d) Biến phí bình quân.
3. Chi phí cận biên có thể được định nghĩa là:
a) Chi phí sản xuất thấp nhất
b) Chi phí để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
c) Chi phí nguyên vật liệu trừ đi chi phí lao động
d) Chi phí cho một đơn vị sản phẩm.
4. Chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm là: a) Chi phí bình quân b) Chi phí cố định c) Chi phí cận biên
d) Chi phí cố định bình quân.
5. Giả sử việc sản xuất lần lượt 4 sản phẩm với tổng chi phí tương ứng là 50, 150,
300, 500. Chi phí cận biên của sản phẩm thứ 2 là: A. 50, B 100, C. 150. D.200 NHOM B (MUC DO TRUNG BINH) 7.
Khi năng suất lao động tăng lên, các yếu tố khác không đổi:
a) Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang phải
b) Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang trái
c) Đường cầu lao động không thay đổi
d) Chỉ có sự trượt dọc trên đường cầu lao động8. Sản phẩm biên của lao động (MPL):
a) Bằng với tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động
b) Bằng với phần tăng lên trong chi phí khi thuê thêm một lao động
c) Bằng phần tăng thêm trong tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động tăng thêm
d) Luôn luôn tăng khi thuê thêm lao động.
9.Tại cửa hiệu làm bánh, nếu 2 người có thể làm được 14 chiếc bánh trong một
giờ và 3 người có thể làm 18 chiếc bánh trong một giờ thì sản phẩm biên của người thứ ba là:
a) 18 chiếc bánh và sản phẩm bình quân của 3 người là 6 cái bánh
b) 9 chiếc bánh và sản phẩm bình quân cũng là 9 chiếc bánh
c) 4 chiếc bánh và sản phẩm bình quân là 6 chiếc bánh
d) 32 chiếc bánh và sản phẩm bình quân là 9 chiếc bánh. lOMoARcPSD| 40651217 10.
Một nhà máy sản xuất bóng da có chi phí cố định là 87.036$
và tổng chi phí là 286.443$. Vì vậy nhà máy đó có:
a) Chi phí biến đổi bằng 0 b) Lỗ vốn
c) Chi phí biến đổi bằng 199.407$
d) Chi phí biến đổi bằng 373.479$.
11. Nếu bạn là chủ một cửa hàng phần mềm máy tính không có chi phí cố định thì:
a) Chi phí biến đổi của bạn bằng với tổng chi phí
b) Bạn sẽ kiếm được siêu lợi nhuận
c) Tổng chi phí của bạn sẽ lớn hơn chi phí biến đổi
d) Tổng chi phí của bạn bằng 0.
12. Nếu một hãng chưa sản xuất một đơn vị sản phẩm nào thì:
a) Chi phí cố định bằng 0
b) Chi phí biến đổi bằng 0 c) Tổng chi phí bằng 0
d) Cả a, b và c đều đúng.
13. Chi phí cận biên bằng:
a) Chi phí cố định chia cho tổng chi phí
b) Tổng chi phí trừ đi chi phí biến đổi
c) Chi phí biến đổi chia cho tổng chi phí
d) Sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
14. Chi phí bình quân bằng:
a) Chi phí cố định bình quân cộng chi phí biến đổi bình quân
b) Tổng chi phí chia cho số sản phẩm sản xuất ra
c) Chi phí cho việc sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
d) Cả a, b và c đều đúng.
15. Khoảng cách giữa đường tổng chi phí và chi phí biến đổi bằng với:
a) Chi phí cố định bình quân b) Chi phí cố định
c) Chi phí biến đổi bình quân d) Chi phí bình quân. 16.
Giả sử một hãng sản xuất 10 đơn vị sản phẩm với chi phí biến
đổi bình quân là 30$ và chi phí cố định bình quân là 5$. Tổng chi phí của hãng là: a)35$ b)50$ c ) 3 0 0 $ lOMoARcPSD| 40651217 d ) 3 5 0 $ 17.
Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí bình quân và chi phí biến
đổi bình quân tại điểm:
a) Chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân cực tiểu
b) Chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân cực đại
c) Chi phí biến đổi cực tiểu
c) Tổng chi phí cực tiểu. 18. Tổng doanh thu là:
a) Sự thay đổi trong giá bán do bán thêm 1 đơn vị sản phẩm
b) Sự thay đổi trong sản lượng bán ra khi tăng giá thêm 1 đơn vị
c) Tổng số sản phẩm bán ra ở một mức giá cho trước
d) Giá bán nhân với số sản phẩm bán ra.
19. Doanh thu cận biên là:
a) Sự thay đổi trong tổng doanh thu do bán thêm 1 đơn vị sản phẩm
b) Doanh thu trừ đi chi phí
c) Sự thay đổi trong tổng chi phí do sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
d) Lợi nhuận tăng thêm khi bán thêm 1 đơn vị sản phẩm.
20. Nếu chi phí bình quân của hãng lớn hơn giá bán sản phẩm thì:
a) Hãng sẽ chịu một khoản lỗ
b) Hãng sẽ có một khoản lợi nhuận không đáng kể
c) Hãng sẽ có lợi nhuận bằng 0
d) Không câu nào ở trên đúng vì quan hệ giữa chi phí bình quân và giá bán
không ảnh hưởng gì đến quy mô của lợi nhuận.
21. Giả sử một hãng có đường tổng chi phí (TC) là 50.000 + 10Q. Nếu hãng sản
xuất 100 đơn vị sản phẩm thì chi phí bình quân cố định và chi phí bình quân
biến đổi tương ứng là: a) 500 và 20 b) 510 và 10 c) 490 và 10 d) 500 và 10 22.
Nếu chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí bình quân thì khi tăng sản
lượng, chi phí bình quân có xu hướng: a) Tăng b) Giảm c) Không đổi
d) Cả a, b và c đều không đúng lOMoARcPSD| 40651217
23. Trong lý thuyết chi phí, ngắn hạn khác dài hạn ở chỗ:
a) Tất cả chi phí đều là biến đổi
b) Tất cả chi phí đều cố định
c) Ít nhất một yếu tố đầu vào cố định
d) Mọi yếu tố đầu vào đều thay đổi
24. Tại mức sản lượng mà đường chi phí bình quân đi lên:
a) Đường chi phí cận biên đi xuống
b) Đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí bình quân
c) Đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí bình quân
d) Hãng đang không kiểm soát được chi phí
25. Tổng lợi nhuận của hãng được tính bằng cách:
a) Lấy giá bán sản phẩm trừ đi chi phí bình quân
b) Lấy doanh thu cận biên trừ đi chi phí cận biên
c) Lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí biến đổi
d) Lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. 26.
Để tối thiểu hóa chi phí đối với một mức sản lượng cho trước,
hãng phải lựa chọn cách kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) sao cho: a) MPL = MPK b) MPL/L = MPK/K c) MPL/PL = MPK/PK d) MPL . PL = MPK . PK
Với MPL, MPK tương ứng là sản phẩm biên của lao động và vốn; PL, PK tương ứng
là giá của lao động và vốn.
27. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng lên thì đường đẳng phí:
a) Dịch chuyển vào trong sang trái
b) Dịch chuyển ra ngoài sang phải c) Không dịch chuyển
d) Dịch chuyển song song sang phải. 28.
Để sản xuất được nhiều sản phẩm nhất với một mức chi phí cho
trước, hãng phải lựa chọn cách kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) sao cho: a) MPL = MPK b) MPL/L = MPK/K c) MPL/PL = MPK/PK d) MPL . PL = MPK . PK
Với MPL, MPK tương ứng là sản phẩm biên của lao động va vốn; PL, PK tương ứng
là giá của lao động và vốn.
29. Một hãng trong ngắn hạn sẽ đóng cửa khi:
a) Giá bán lớn hơn chi phí bình quân biến đổi
b) Giá bán nhỏ hơn chi phí bình quân
c) Giá bán nhỏ hơn chi phí cố định bình quân lOMoARcPSD| 40651217
d) Giá bán nhỏ hơn chi phí bình quân biến đổi 30.
Một hãng có hàm tổng chi phí TC = A + bQ + cQ2/2 + dQ3/3.
Phương trình đường chi phí cận biên (MC) là: a) MC = bQ + cQ2/2 + dQ3/3
b) MC = A/Q + b + cQ/2 + dQ2/3 c) MC = A d) MC = b + cQ + dQ2
Nhóm C (Mức độ: trên trung bình)
31. Loại chi phí mà luôn giảm đi khi sản lượng sản xuất ra tăng lên là:
a) Chi phí cố định bình quân b) Chi phí cố định
c) Cả chi phí cố định bình quân và chi phí cố định d) Chi phí bình quân
32. Nếu chi phí cận biên bằng với chi phí biến đổi bình quân thì:
a) Chi phí biến đổi bình quân đang tăng
b) Chi phí biến đổi bình quân đang giảm
c) Chi phí biến đổi bình quân không đổi
d) Chi phí cận biên đang giảm.
33. Khoảng cách giữa hai đường chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân là: a) Chi phí cận biên b) Chi phí cố định c) Chi phí biến đổi
d) Chi phí cố định bình quân.
34. Một hãng có đường cầu về sản phẩm như sau: P = 25 – 0,5Q. Chi phí bình quân là Q
+ 1. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là: a) 22 b) 35 c) 21 d) 8 35.
Hãng A và hãng B có đường chi phí biến đổi giống nhau nhưng chi
phí cố định của A nhiều hơn của B. Điều nào sau đây là đúng:
a) Hai hãng có đường chi phí cận biên giống nhau
b) Đường chi phí cận biên của A song song và thấp hơn đường chi phí cận biên của B
c) Đường chi phí cận biên của A song song và cao hơn đường chi phí cận biên của B
d) Đường chi phí cận biên của A cao hơn đường chi phí cận biên của B36.
Nếu một hãng không có chi phí cố định thì:
a) Hãng sẽ đóng cửa sản xuất nếu giá bán nhỏ hơn chi phí bình quân
b) Chi phí bình quân biến đổi bằng với chi phí bình quân
c) Chi phí bình quân biến đổi đạt cực tiểu tại điểm chi phí bình quân đạt cực tiểu
d) Cả a, b và c đều đúng. lOMoARcPSD| 40651217
37. Một hãng trong ngắn hạn sẽ tiếp tục sản xuất nếu:
a) Thua lỗ từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí cố định
b) Chi phí cố định nhỏ hơn thua lỗ từ việc sản xuất
c) Chi phí bình quân trừ đi giá lớn hơn chi phí cố định bình quân
d) Cả a, b và c dều không đúng.
38. Hãng sẽ hòa vốn tại mức sản lượng:
a) Tổng doanh thu bằng tổng chi phí
b) Chi phí bình quân bằng giá bán
c) Q = FC/(P – AVC); với FC là chi phí cố định, P là giá bán và AVC là chi phí bình quân biến đổi
d) Cả a, b và c đều đúng.
39. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần phản ánh:
a) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào tăng khi tăng yếu tố đầu vào đó
b) Sản lượng sẽ tăng với cùng tỷ lệ tăng một yếu tố đầu vào
c) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào không đổi khi tăng yếu tố đầu vào đó
d) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào giảm khi tăng yếu tố đầu vào đó.
40. Chi phí ẩn của doanh nghiệp chính là chi phí cơ hội.
a. Đúng. Chi phí ẩn là một cách gọi khác của chi phí cơ hội
b. Đúng. Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất mà doanh nghiệp bỏ qua khi thực
hiện dự án (doanh nghiệp không chi tiền thực ra). Chi phí ẩn là chi phí
mà doanh nghiệp đã chi ra rồi không thể thu hồi được nữa nên khi quyết
định phương án tiếp theo doanh nghiệp sẽ không tính đến loại chi phí này.
c. Sai. Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất mà doanh nghiệp bỏ qua khi thực
hiện dự án (doanh nghiệp không chi tiền thực ra). Chi phí ẩn là chi phí
mà doanh nghiệp đã chi ra rồi không thể thu hồi được nữa nên khi quyết
định phương án tiếp theo doanh nghiệp sẽ không tính đến loại chi phí này.
d. Trong kinh tế học vi mô không đề cập đến chi phí ẩn.
41. Độ dốc của đường đẳng phí phụ thuộc vào:
a) Tổng chi phí của hãng
b) Giá tương đối của hai đầu vào
c) Số lượng sản phẩm sản xuất ra
d) Cả a, b và c đều đúng
42. Tại điểm tiếp xúc giữa 1 đường đẳng phí và 1 đường đẳng lượng, hãng đạt:
a) Mức chi phí tối thiểu để sản xuất mức sản lượng đó
b) Mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với mức chi phí đó
c) Sản phẩm biên trên mỗi đồng chi phí cho các yếu tố đầu vào bằng nhau
d) Cả a, b và c đều đúng.