CHƯƠNG 8 - Lý thuyết quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Lợi thế cạnh tranh: những thứ làm cho tổ chức khác biệt với những tổ chức khác và cung cấp cho tổ chức một lợi thế khác biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (khác biệt về tổ chức sản xuất, quảng bá, dịch vụ, đổi mới sáng tạo liên tục... được sự thừa nhận của khách hàng và đem lại lợi ích). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49328626
CHƯƠNG 8 : XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHIẾN LƯỢC
Chiến lược kế hoạch hành động mô tả các hoạt động và việc phân bổ nguồn lực để ứng phó
với môi trường, giành được lợi thế cạnh tranh và đạt được các mục tiêu của tổ chức
Chiến lược là cực kì quan trọng, những sai lầm trong chiến lược sẽ làm tổn hại đến công ty
Quản trị chiến lược: tập hợp các quyết định và hành động được sử dụng để hình thành và thực
hiện các chiến lược sẽ cung cấp sự phù hợp cạnh tranh vượt trội giữa tổ chức và môi trường
của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Lợi thế cạnh tranh: những thứ làm cho tổ chức khác biệt với những tổ chức khác và cung cấp
cho tổ chức một lợi thế khác biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (khác biệt về tổ chức sản
xuất, quảng bá, dịch vụ, đổi mới sáng tạo liên tục... được sự thừa nhận của khách hàng và đem lại lợi ích)
Mỗi đơn vị luôn có một sự khác biệt riêng và phân cấp thành những đặc điểm khác nhau
Chiến lược cấp công ty
- Kinh doanh trong lĩnh vực nào trong tương lai, rời bỏ ngành nào
TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
Tư duy chiến lược là việc khả năng của nhà quản trị có một tầm nhìn dài hạn và tổng quát về
tổ chức và môi trường cạnh tranh => tác động tích cực đến hiệu suất (kết quả hoạt động) và tài chính
- Trong những doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận, hoạch định chiến lược thường gắn liền
với các hành động cạnh tranh trên thị trường
- Trong tổ chức phi lợi nhuận, hoạch định chiến lược gắn liền với những sự kiện thuộc môi trường bên ngoài
Tư duy và hoạch định chiến lược phải được xếp vào loại ưu tiên hàng đầu với những nhà quản trị cấp cao
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Quản trị chiến lược tập hợp các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các chiến
lược sẽ cung cấp sự phù hợp cạnh tranh vượt trội (lợi thế cạnh tranh) giữa tổ chức và môi
trường của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
1. MỤC ĐÍCH CỦA CHIẾN LƯỢC
Xác định chiến lược có tính rõ ràng => Kế hoạch hành động
Lợi thế cạnh tranh: những thứ làm cho tổ chức khác biệt với những tổ chức khác và
cung cấp cho tổ chức một lợi thế khác biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Thiết kế chiến lược là việc chọn cách thức để tổ chức trở nên khác biệt lOMoARcPSD| 49328626
Chiến lược cần có sự thay đổi cần thiết theo thời gian để thích ứng với bối cảnh môi
trường, nhưng để đạt được lợi thế cạnh tranh cần phát triển những chiến lược có thể hợp nhất các yếu tố sau:
- Xác định khách hàng mục tiêu: Xác định khách hàng và những nhu cầu cụ thể họ sẽ
được phục vụ bởi công ty. Theo các tiêu chí sau + Khu vực địa lí + Nhân khẩu học
- Khai thách năng lực cạnh tranh cốt lõi
+ Năng lực cốt lỗi những gì tổ chức thực hiện vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh =>
Tích hợp điểm mạnh => Xây dựng chiến lược
+ Biểu hiện sự vượt trội: trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, các bí quyết kĩ thuật,
hiệu suất của quy trình, dịch vụ khách hàng tuyệt hảo
Khai thác những gì tổ chức làm tốt nhất
- Xây dựng sự hợp lực (sức mạnh tổng hợp)
+ Sức hợp lực: xảy ra khi các bộ phận của tổ chức tương tác để tạo ra hiệu quả chung
lớn hơn tổng các kết quả đơn lẻ của từng bộ phận
+ Đạt được các lợi thế đặc thù về chi phí, sức mạnh thị trường, công nghệ, kỹ năng quản
trị => Tạo ra một giá trị tăng thêm trên nền tảng những nguồn lực hiện hữu, tạo nên sự
thúc đẩy mạnh từ những nền tảng mấu chốt
- Chuyển giao những giá trị cho khách hàng (trọng tâm)
+ Giá trị là một sự kết hợp giữa lợi ích nhận được và những phí tổn phải trả
Giá trị = Năng lực cốt lỗi + sự hợp lực lOMoARcPSD| 49328626
2. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC
Chiến lược cấp công ty: mở rộng hoạt động kinh doanh mới (kinh doanh đa ngành)
Chiến lược cấp kinh doanh: từng đơn vị kinh doanh hay dòng sản phẩm. Làm sao để
tồn tại và gia tăng lợi thế cạnh tranh, giành thị phần từ tay đối thủ
Chiến lược cấp chức năng: các bộ phận chức năng trong phạm vi một đơn vị kinh doanh lOMoARcPSD| 49328626
QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. THIẾT LẬP VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
Thiết lập chiến lược (hoạch định và ra quyết định) là việc đánh giá môi trường bên
ngoài và các vấn đề bên trong để nhận dạng các vấn đề chiến lược
Triển khai chiến lược là quá trình quản lý và thực hiện các kế hoạch chiến lược 2. PHÂN TÍCH SWOT
Phân tích SWOT bao gồm việc đánh giá một cách cẩn thận các điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và đe dọa tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như: khách hàng, báo cáo chính phủ, tạp chí
chuyên ngành, nhà cung ứng, ngân hàng, bạn bè đang làm việc ở các tổ chức khác, nhà
tư vấn, các cuộc hội thảo chuyên môn
Điểm mạnh đặc trưng có tính tích cực bên trong mà tổ chức có thể khai thác để đạt
được các mục tiêu chiến lược
Điểm yếu những đặc trưng bên trong có khả năng ngăn chặn hay giới hạn việc đạt được
các mục tiêu của tổ chức
Cơ hội đặc trưng xuất phát từ môi trường tạo nên tiềm năng cho tổ chức hoàn thành hay
vượt mức các mục tiêu của mình
Đe dọa đặc trưng xuất phát từ môi trường và chúng sẽ ngăn chặn tổ chức đạt được
những mục tiêu chiến lược của mình Định vị tổ chức
THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY
Có 3 cách tiếp cận để thông hiểu chiến lược cấp công ty lOMoARcPSD| 49328626
1. PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ (Portfolio)
Một đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ có một sứ mệnh, dòng sản phẩm, các đối thủ cạnh
tranh, và một thị trường riêng; giữa các đơn vị kinh doanh chiến lược luôn có một sự
độc lập tương đối => Phác thảo một chiến lược tổng thể cho công ty và hợp lực tất cả
các đơn vị kinh doanh chiến lược để thực hiện nó
Sự kết hợp giữa các SBU và các dòng sản phẩm để tạo ra sức mạnh tổng hợp và lợi thế cạnh tranh
2. MA TRẬN BCG (Boston Consulting Group)
Ma trận BCG phân nhóm các đơn vị kinh doanh dựa vào 2 khía cạnh: tỷ lệ tăng trưởng và thị phần
+ Tỷ lệ tăng trưởng đề cập đến tốc độ tăng trong toàn ngành (biểu hiện: nhu cầu về nhân
lực, số lượng doanh nghiệp mới càng ngày càng nhiều,
+ Thị phần sẽ xác định quy mô thị phần của doanh nghiệp là nhỏ hay lớn so với đối thủ cạnh tranh
Sự kết hợp giữa thị phần (lớn/nhỏ) và tỷ lệ tăng trưởng (cao/thấp) sẽ hình thành nên 4 vị
thế của đơn vị kinh doanh + Ngôi sao: nên đầu tư mở rộng
+ Dấu hỏi: đầu tư, thăm dò, xem xét mức độ cạnh tranh vì khả năng rủi ro cao
+ Con bò: ngành đang bão hòa, thị phần tương ứng của các doanh nghiệp lớn => không
nên đầu tư, mà duy trì để thu lợi nhuận dùng tiền đầu tư cho ngôi sao và dấu hỏi + Con
chó (thất thế): những doanh nghiệp vừa có thị phần nhỏ và tốc độ đang đi xuống
=> nếu không gây tổn hại có thể duy trì, nhưng nếu gây tổn hại nên rút lui
3. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG - ĐA DẠNG HÓA & HỘI NHẬP
Đa dạng hóa là chiến lược dịch chuyển đến những lĩnh vực kinh doanh mới
+ Sáp nhập: xảy ra khi hai hoặc nhiều tổ chức kết hợp trở thành một.
+ Liên doanh: liên quan đến một liên minh chiến lược hoặc chương trình của hai hoặc nhiều tổ chức
Đa dạng hóa liên quan (liên kết/ đồng tâm): hoạt động kinh doanh mới có mối quan hệ
với các hoạt động kinh doanh hiện có của công ty
Đa dạng hóa không liên quan (không liên kết/ kết hợp): mở rộng sang một hoạt động kinh doanh mới hoàn toàn
Tích hợp theo chiều dọc (hội nhập): dịch chuyển chiến lược theo chuỗi giá trị của
ngành: cung cấp (đầu vào) hoặc là phân phối (đầu ra) => thâu tóm những doanh nghiệp
cung cấp đầu vào (ngược chiều – đầu vào; thuận chiều – đầu ra)
Hội nhập ngang: thâu tóm các đối thủ cạnh tranh
Mục đích của việc đa dạng hóa chính là mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách tạo ra
nhiều sản phẩm và dịch vụ có giá trị
THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH 1. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH
Môi trường cạnh tranh sẽ khác nhau trong mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau lOMoARcPSD| 49328626
Xem xét các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, sự đe dọa của những
sản phẩm hay dịch vụ thay thế, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng,...
2. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THEO M.PORTER
Khác biệt hóa: làm khác biệt sản phẩm hay dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh trong ngành
Dẫn đầu về chi phí thấp: tìm kiến các phương tiện sản xuất có hiệu quả cao, theo đuổi
việc cắt giảm chi phí, kiểm soát chi phí để sản xuất ra sản phẩm có hiệu suất hơn so với
đối thủ cạnh tranh => duy trì sự ổn định thay vì đổi mới và tăng trưởng
Tập trung: tập trung vào một phân khúc khách hàng theo địa lý hay theo một nhóm người mua
THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG
Các chiến lược cấp chức năng là những kế hoạch hàng động được sử dụng bởi các bộ
phận chức năng để hỗ trợ việc triển khai chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Các chức năng chủ yếu: marketing, tài chính, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển
Phối hợp với chiến lược cấp đơn vị để hoàn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức lOMoARcPSD| 49328626
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (TOÀN CẦU) THỰC THI CHIẾN LƯỢC
Thể hiện cách thức chiến lược được thực hiện hay chuyển thành hành động => khó khăn
nhất trong quy trình quản trị chiến lược