

Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
Chương 9 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ GIỮ KẾ HOẠCH ĐI ĐÚNG HƯỚNG
Chương này nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kế hoạch
hành động và giữ kế hoạch đi đúng hướng. Cụ thể, kế hoạch hành động sẽ bao
gồm 6 nội dung chính - đó là: thiết lập mục tiêu, thống nhất cách đánh giá hiệu
suất hoạt động, lập các bước hành động, xác định các nguồn lực cần thiết, xác
định các điểm phối hợp liên kết, và ước tính tác động tài chính. Kế hoạch giữ kế
hoạch đi đúng hướng đề cập tới phương pháp xây dựng mô hình để đảm bảo kế
hoạch đi đúng hướng, các nguyên nhân chủ yếu làm cho kế hoạch không thành
công, và biện pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện kế hoạch.
9.1. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Kế hoạch hành động bao gồm 6 nội dung chính: Thiết lập mục tiêu, thống nhất
cách đánh giá hiệu suất hoạt động, lập các bước hành động, xác định các nguồn
lực cần thiết, xác định các điểm phối hợp liên kết, và ước tính tác động tài chính.
Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn từng nội dung.
9.1.1. Thiết lập mục tiêu
Khi thiết lập mục tiêu cần đảm bảo nguyên tắc: Mục tiêu chung quyết định mục
tiêu bộ phận. Muốn vậy, chúng ta cần:
+ Dựa vào mục tiêu chiến lược của tổ chức để xây dựng mục tiêu của cấp phòng ban.
+ Xây dựng mục tiêu cuả các nhóm các cá nhân.
Yêu cầu chủ yếu đặt ra đối với mục tiêu là: lOMoAR cPSD| 32573545 - Cụ thể, khả thi.
- Hỗ trợ và phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp
- Góp phần tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
9.1.2. Thống nhất biện pháp đánh giá hiệu suất hoạt động
Mỗi phòng ban tuỳ theo chức năng của mình có biện pháp đánh giá kết quả hoạt
động phù hợp. Trình tự đánh giá gồm 3 bước: (1) Xác định lĩnh vực hoạt động,
(2) Xây dựng chỉ tiêu đánh giá, và (3) Xây dựng mục tiêu đánh giá. Trong đó,
yêu cầu đặt ra đối với mục tiêu đánh giá là cụ thể, có thể đánh giá được, khả thi,
và có ràng buộc về thời gian.
9.1.3. Lập các bước hành động
Khi lập các bước hành động cần phải trả lời các câu hỏi: Cái gì cần phải thực
hiện? Ai thực hiện? Khi nào phải xong? Thông thường, có 3 phương pháp được
sử dụng: Phương pháp chia nhỏ các bước công việc, sơ đồ Gant, và mạng đồ PERT.