Chương 9 - kinh tế vĩ mô - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Khi P giảm số tài sản hiện có trở nên có giá trị hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Vì thế hộ gia đình nhận thấy mình trở nên giàu có hơn và họ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng lên trong mức tiêu dùng có nghĩa là lượng cầu về GDP tăng lên. - Hiệu ứng lãi suất ( P và Y). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49153326 Mục lục
CHƯƠNG 9: TỔNG CUNG, TỔNG CẦU..................................2
9.1 Các đặc điểm của biến động kinh.................................2
9.1.1 Biến động kinh tế xảy ra bất thường và khó có thể
dự báo..............................................................................2
9.1.2 Các biến số vĩ mô biến đều biến động cùng nhau...2
9.1.3 Sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng.......................2
9.2 Lý giải biến động kinh tế trong ngắn hạn......................2
9.3 Đường tổng cầu............................................................3
9.3.1 Lý do đường tổng cầu dốc xuống............................4
9.3.2 Sự dịch chuyển của đường tổng cầu.......................5
9.4 Đường tổng cung..........................................................6
9.4.1.Đường tổng cung dài hạn........................................6
9.4.1.1.Đường tổng cung dốc đứng trong dài hạn.........6
9.4.1.2.Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển..............7
9.4.1.3. Sử dụng tổng cầu và tổng cung để minh họa
tăng trưởng dài hạn và lạm phát..................................8
9.4.2 Đường tổng cung ngắn hạn.....................................8
9.4.2.1 Tại sao đường tổng cung có độ dốc hướng lên
trong ngắn hạn?...........................................................8
9.4.2.2 Tại sao mức giá thay đổi lại tác động lên sản
lượng trong ngắn hạn?..................................................9
9.4.2.3 Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dịch
chuyển?......................................................................10
9.5 Hai nguyên nhân dẫn tới biến động kinh tế................11
9.5.1 Biến động từ sốc cầu.............................................11
9.5.2 Biến động từ cú sốc cung......................................12 lOMoARcPSD| 49153326
CHƯƠNG 9: TỔNG CUNG, TỔNG CẦU
9.1 Các đặc điểm của biến động kinh.
9.1.1 Biến động kinh tế xảy ra bất thường và khó có thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kì kinh tế.
- Biến động kinh tế xảy ra bất cứ lúc nào
-Chu kì kinh tế không có tính chất định kì, các đợt suy thái diễn ra không đều đặn
theo thời gian. Suy thái xảy ra với tần suất và độ dài khó đoán được.
9.1.2 Các biến số vĩ mô biến đều biến động cùng nhau.
- Khi một biến số thay đổi sẽ ảnh hưởng đến biến số khác.
- Nhưng sự thay đổi của các biến số vĩ mô theo quy mô và chiều hướng khác nhau.
9.1.3 Sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
Khi giảm sản lượng đồng nghĩa với việc công ty sẽ giảm quy mô sản suất dẫn đến các
giảm nhân viên để đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
9.2 Lý giải biến động kinh tế trong ngắn hạn.
Những giả định của kinh tế học cổ điển.
Căn cứ vào hai ý tưởng có liên quan đến nhau: sự phân đôi cổ điển
và tính trung lập của tiền. -
Sự phân đôi cổ điển chia thành các biến số:
• Biến số thực (những biến số đo lường số lượng hay giá tương đối)
• Biến danh nghĩa (các biến số đo lường dưới hình thức tiền).
- Tính trung lập của tiền:
Theo thuyết cổ điển này thì những thay đổi của cung tiền tác động đến
các biến danh nghĩa chứ không tác động đến các biến số thực.
Quan điểm cổ điển có thể hiểu các biến danh nghĩa là thứ mà ta
nhìn thấy trước tiên khi quan sát một nền kinh tế nhưng quan
trọng chính là các biến số thực và các lực lượng kinh tế xác định chúng.
Thực tiễn của những biến động ngắn hạn.
- Đa số các nhà kinh tế tin rằng lý thuyết cổ điển mô tả thế giới trong
dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn.
- Trong ngắn hạn, thay đổi các biến danh nghĩa (như cung tiền hay P)
có thể ảnh hưởng đến các biến số thực (như Y hay tỷ lệ thất nghiệp) lOMoARcPSD| 49153326
- Để nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần mô hình mới.
Mô hình tổng cầu và tổng cung.
- Tập trung vồ 2 biến số:
• Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế được đo lường
bằng GDP thực ( biến số thực)
• Mức giá bình quân đo bằng CPI hay chỉ số giảm phát GDP( biến danh nghĩa)
- Theo mô hình này, mức giá và sản lượng sẽ điều cỉnh để đưa tổng
cầu và tổng cung đến trạng thái cân bằng. .
9.3 Đường tổng cầu
Đường tổng cầu AD biểu diễn lượng cầu hang hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ứng với mỗi mức giá lOMoARcPSD| 49153326
Tổng cầu có công thức tính AD=GDP = C+ I + G + NX chính là GDP tại một mức giá. Trong đó:
C : tiêu dung của các hộ gia đình
I : đầu tư của doanh nghiệp
G : chi tiêu của chính phủ NX : xuất khẩu ròng
9.3.1 Lý do đường tổng cầu dốc xuống. -
Hiệu ứng của cải (P và C)
Khi P giảm số tài sản hiện có trở nên có giá trị hơn vì chúng có thể mua được nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn. Vì thế hộ gia đình nhận thấy mình trở nên giàu có hơn và
họ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng lên trong mức tiêu dùng
có nghĩa là lượng cầu về GDP tăng lên. - Hiệu ứng lãi suất ( P và Y).
dẫn đếnKhi P giảm Các hộ gia đình giữ ít tiền hơn để mua lượng hàng hoá như cũ
Tiết kiệm tăng làm cho Cung vốn vay tăng nên các ngân hàng giảm lãi suất như
thế I tăng và AD tăng - Hiệu ứng tỉ giá hối đoái ( P và NX).
Khi hàng hóa trong nước P giảm làm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trở nên rẻ
hơn một cách tương đối so với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài tại một
mức tỷ giá hối đoái cho trước. Khi đó một số người tiêu dùng trong nước và nước
ngoài có xu hướng chuyển từ mua hàng của nước khác sang sản xuất tại Việt
Nam. Kết quả là xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế làm tăng
xuất khẩu ròng và làm tăng tổng cầu. lOMoARcPSD| 49153326
* Kết luận: cả ba hiệu ứng trên đều cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa
mức giá và khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được mua: P giảm làm
tăng lượng tổng cầu về GDP, ngược lại tăng mức giá chung làm giảm lượng tổng cầu
về GDP. Trên trục tọa độ trong đó mức giá được biểu diễn trên trục tung và GDP thực
tế được biểu diễn trên trục hoành mối quan hệ này được biểu diễn bằng đường tổng cầu dốc xuống.
9.3.2 Sự dịch chuyển của đường tổng cầu. - Thay đổi trong C
• Người dân tiết kiệm nhiều hơn
• Thị trường chứng khoán tụt dốc • Cắt giảm thuế - Thay đổi trong Y
• Các doanh nghiệp quyết định nâng cấp hệ thống máy móc
• Cấc doanh nghiệp bi quan về nhu cầu hàng hóa trong tương lai
• NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để giảm lãi suất
• Qui định hoàn thuế đầu tư. - Thay đổi trong G.
• Quốc hội thông qua đề án tăng chi tiêu cho quốc phòng lOMoARcPSD| 49153326
• Chính quyền thành phố tăng chi tiêu cho xây dựng hệ thống giao thông. - Thay đổi trong NX.
• Kinh tế các nước nhập khẩu hàng VN khởi sắc
• Đầu cơ gây giảm giá tỉ giá.
9.4 Đường tổng cung.
Là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường; nó thể hiện quan hệ
giữa mức giá chung và lượng hàng hóa được cung ứng.
9.4.1.Đường tổng cung dài hạn
9.4.1.1.Đường tổng cung dốc đứng trong dài hạn.
Trong dài hạn, sản lượng hàng hóa dịch vụ của một nền kinh tế (GDP thực ) phụ
thuộc vào nguồn cung lao động , vốn và tài nguyên thiên nhiên, và vào công nghệ
sẵn có để chuyển hóa những yếu tố sản xuất này thành hàng hóa và dịch vụ.
- Lượng tiền không ảnh hưởng đến công nghệ hoặc nguồn cung lao động, vốn
và tài nguyên thiên nhiên dẫn đến mức giá cũng không ảnh hưởng lên các yếu
tố dài hạn quyết định GDP thực vậy nên đường tổng cung dài hạn sẽ dốc đứng. lOMoARcPSD| 49153326
9.4.1.2.Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển.
o Mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế sản xuất khi thất
nghiệp đạt mức tự nhiên hay mức thông thường.
o Mức sản lượng tự nhiên còn gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng toàn
dụng (full-employment output)
o Mức sản lượng tự nhiên phụ thuộc vào nguồn cung lao động, vốn và tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ công nghệ .
o Bất kì sự thay đổi nào của nền kinh tế làm thay đồi mức sản lượng tự nhiên đều
làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Những dịch chuyển xuất phát từ
thay đồi của lao động - Các chính sách của chính phủ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Vị trí của đường tổng cung dài hạn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên bất kỳ thay đổi nào của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đều dịch chuyển
đường tổng cung dài hạn.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi vốn.
- Đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị.
- Nhiều người được đào tạo hệ đại học hơn.
- Bất kể loại vốn nào gia tăng cũng đều làm gia tăng khả năng sản xuất hàng hóa
và dịch vụ của nền kinh tế đẩy đường tổng cung dài hạn sang phải.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của tài nguyên thiên nhiên.
- Thay đổi về thời tiết làm trồng trọt trở nên khó khăn hơn đẩy
đường tổng cung dài hạn sang trái
- Khám phá ra trữ lượng khoáng sản mới dịch chuyển đườngtổng cung dài hạn sang phải lOMoARcPSD| 49153326
- Giảm trong nguồn cung dầu nhập khẩu dịch chuyển tổng cung dài hạn.
Những dịch chuyển xuất phát từ thay đổi của trình độ công nghệ.
- Tiến bộ công nghệ cho phép sản xuất nhiều sản lượng hơn.- Mở cửa thương
mại quốc tế dịch chuyển
đường tổng cung dài hạn sang phải
- Chính quyền thông qua những quy định mới ngăn chặn doanhnghiệp sử dụng
một số phương pháp sản xuất nào đó dịch chuyển sang trái của đường tổng cung dài hạn.
9.4.1.3. Sử dụng tổng cầu và tổng cung để minh họa tăng trưởng dài hạn và lạm phát.
- Trong dài hạn do có nhiều nhân tố ảnh hưởng, cả hai đường tổng cung tổng
cầu đều dịch chuyển, trong đó quan trọng nhất là công nghệ và chính sách tiền tệ.
Tiến bộ công nghệ cho phép tăng sản lượng của nền kinh tế, làm đường
tổng cung dịch chuyển sang phải. Đồng thời, do Fed tăng cung tiền
theo thời gian, đường tổng cầu cũng dịch chuyển sang phải Sản
lượng tăng trưởng liên tục và lạm phát liên tục.
9.4.2 Đường tổng cung ngắn hạn
9.4.2.1 Tại sao đường tổng cung có độ dốc hướng lên trong ngắn hạn?
Trong giai đoạn một hoặc hai năm, một sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế có
xu hướng làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ, và các mức giá giảm sẽ làm giảm
lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Kết quả là đường tổng cung ngắn hạn dốc lên. lOMoARcPSD| 49153326
9.4.2.2 Tại sao mức giá thay đổi lại tác động lên sản lượng trong ngắn hạn?
Các nhà kinh tế vĩ mô đã đưa ra 3 lý thiết
Lí thuyết tiền lương kết dính (The Sticky-Wage Theory).
- theo lí thuyết tiền lương kết dính, đường tổng cung ngắn hạn là dốc
lên vì lương danh nghĩa được dựa vào giá cả kỳ vọng và không phản
ứng ngay khi mức giá thực tế trở nên khác với những kỳ vọng.
- Tính kết dính này của tiền lương giúp doanh nghiệp cóđộng cơ giảm
sản lượng khi mức giá thực tế thấp hơn kỳ vọng và tăng sản lượng khi
mức giá thực tế cao hơn kỳ vọng.
Lí thuyết giá cả kết dính (The Sticky-Price Theory).
- giá cả của một số hàng hóa và dịch vụ cũng điều chỉnh rất chậm trước
những điều kiện kinh tế đang thay đổi.
- nguyên nhân của điều chỉnh chậm đó là do chi phí đơn thực (phí tổn
in ấn và phân phối tài liệu sản phẩm và cần thời gian để thay đổi giá niêm yết)
Do hệ quả của những chi phí này, giá cả và lương có thể trở nên kết dính trong ngắn hạn
- có một sự đồng hành tích cực giữa mức giá chung và sản lượng đầu
ra. Sự đồng hành tích cực này được thể hiện bằng đọ dốc dương
hướng lên của đường tổng cung ngắn hạn. .
Lí thuyết về sự ngộ nhận (The Mipsperceptions Theory)
- những thay đổi cua mức giá chung có thể tạm thời gây ngộ nhận cho nhà cung
ứng về điều gì đang xảy ra trong từng thị trường mà họ tiêu thụ sản phẩm. lOMoARcPSD| 49153326
- Kết quả của những ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản ứng trước
thay đổi thông qua mức giá, và phản ứng này làm cho độ dốc của đường tổng cung đi lên.
Khi nhà sản xuất nhận thấy giá đầu ra hàng hóa mình đang tăng, họ ngộ nhận rằng
giá tương đối cũng tăng và họ quyết định tăng lượng cung hàng hóa Kết quả của
những ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản ứng trước thay đổi thông qua
mức giá, và phản ứng này làm cho độ dốc của đường tổng cung đi lên.
Từ 3 lí thuyết trên ta hiểu sản lượng đi chệch hướng trong ngắn hạn khỏi xu hướng dài
hạn (mức tự nhiên) khi mức giá thực tế chệch khỏi mức gia mà người dân kỳ vọng sẽ
diễn ra. Có thể thể hiện nó dưới dạng : Sản lượng cung ứng = Mức sản lượng tự nhiên
+ a x (Mức giá thực tế - Mức giá kỳ vọng)
a: số hạng quyết định mức phản ứng của sản lượng là bao nhiêu trước sự thay đổi
ngoài dự kiến của mức giá.
9.4.2.3 Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dịch chuyển?
Dịch chuyển do lao động thay đổi
Khi lượng lao động sẵn có tăng lên (có thể do tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) sẽ
làm dịch chuyển tổng cung sang phải. Khi lượng lao động sẵn có giảm xuống (có
tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng) sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái.
Dịch chuyển do vốn thay đổi
Khi vốn con người hay vốn vật chất tăng lên, sẽ làm dịch chuyển đường tổng
cung sang phải. Khi vốn con người hay vốn vật chất giảm xuống, sẽ làm dịch
chuyển đường tổng cung sang trái.
Dịch chuyển do tài nguyên thiên nhiên thay đổi
Lượng tài nguyên sẵn có tăng lên sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
Ngược lại, trữ lượng tài nguyên sẵn có giảm sẽ dịch đường tổng cung sang trái.
Dịch chuyển do công nghệ thay đổi
Sự gia tăng trình độ công nghệ sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
Ngược lại, công nghệ hiện hữu tụt hậu (có thể do quy định của chính phủ) sẽ
dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
Biến số mới
- Biến số mới quan trọng tác động lên vị trí của đường tổng cung ngắn hạn
là mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra. . Do đó, khi người dân thay
đổi kỳ vọng về mức giá, thì đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển.
- Mức giá kỳ vọng tăng sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đẩy
đường cung ngắn hạn sang trái. Mức giá kỳ vọng giảm sẽ làm tăng lượng
cung hàng hóa và dịch vụ và đảy đường cung ngắn hạn sang phải. lOMoARcPSD| 49153326
9.5 Hai nguyên nhân dẫn tới biến động kinh tế
9.5.1 Biến động từ sốc cầu.
- Nguyên nhân: Khi đường cung có tốc dộ dương, các cú sốc ngoại sinh tác động
đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá.
- Điều này thường được coi là tốn kém và không mong muốn. Vì chính phủ có
thể tác động đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính
phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định kinh tế.
- Có sự tác động của chính phủ:
Chính phủ tác động đến nền kinh tế thông qua các tác động tài chính, tiền tệ nhằm
tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi đó AD1 dịch chuyền trở AD0 ban đầu, nền kinh tế
trở về trạng thái cân bằng A.
- Không có sự can thiệp của cính phủ.
• Nền kinh tế cũng sẽ có cơ chế tự điều chỉnh sau một khoảng thời gian.
Cầu giảm dẫn đến hàng hóa và dịch vụ không bán được nên các DN nhỏ
bị phá sản. các DN lớn phải cắt giảm sản xuất vậy nên tình hình thất nghiệp gia tăng.
• Chính sự dư thừa lực lượng lao động đó nên trên thực tế tiền lương giảm.
• Cũng chính vì nhân công có giá rẻ nên các DN thuê thêm lao động mỡ
rộng sản xuất.vì thế cung dịch vụ tăng lên. Dẫn đến đường cung dịch
chuyển sang phải cho tới khi đạt mức sản lượng tiềm năng.tại điểm cân
bằng mới giá nhỏ hơn mức giá cân bằng ban đầu. lOMoARcPSD| 49153326
Kết luận: Một trong những nguyên nhân có thể gây ra biến động kinh tế là sự dịch
chuyển của đường tổng cầu. Khi đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái, cả sản
lượng và mức giá giảm trong ngắn hạn. Theo thời gian, khi tiền lương điều chỉnh thích
ứng, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên phải đủ mạnh để đưa ra nền
kinh tế quay trở lại mức sản lượng tự nhiên với mức giá thấp hơn.
9.5.2 Biến động từ cú sốc cung.
- Nguyên nhân: do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các
nguồn lực trong nền kinh tế.
- Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các
cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi.
- Sự can thiệp của chính phủ để triệt tiêu bất lợi:
• Đối với sản lượng: Bằng cách tăng tổng cầu. Khi đó,chính phủ cần kích
cầu để dịch chuyển đường tổng cầu tới AD1 vừa đủ để duy trì mức sản
lượng ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức
tự nhiên và mức giá tiếp tục tăng lên P2.
• Đối với mức giá: bằng cách cắt giảm tổng cầu.Đường tổng cầu dịch
chuyển từ AD0 đến AD2 vừa đủ để duy trì mức giá ban đầu. Nền kinh
tế chuyển đến điểm D. Mức giá trở về P2, còn sản lượng tiếp tục giảm
xuống Y2 và nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.
Kết luận: Nguyên nhân thứ hai gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn là do sự dịch
chuyển của đường tổng cung.Một cú sốc cung bất lợi làm dịch chuyển đường tổng
cung ngắn hạn lên trên và sang bên trái, làm giảm sản lượng và làm tăng mức giá – sự
kết hợp này được gọi là lạm phát đi kèm suy thoái. lOMoARcPSD| 49153326