Chương I. Hoạt động thu Ngân sách nhà nước - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Chương I. Hoạt động thu Ngân sách nhà nước - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chương I. Hoạt động thu Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
Là hoạt động của nhà nước nhằm lập tạo quỹ ngân sách nhà nước theo những
trình tự thủ tục luật định, trên sở các khoản thu đã được quan nhà
nước thầm quyền quyết định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
2. Đặc điểm
- Hoạt động thu NSNN gắn liền với việc thực hiện thực hiện chức năng
nhiệm vụ của NN như điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, điều tiết
thu nhập xã hội thông qua thuế thu nhập cá nhân….
- nhà nước tham gia vào hoạt động thu ngân sách với cách chủ thể của
quyền lực chính trị chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị, thông
qua các quan nhà nước thẩm quyền như quan thuế, quan hải
quan….
- đối tượng của thu ngân sách nhà nước là của cải xã hội được biểu hiện dưới
hình thức giá trị.
- các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền
với kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ yếu các khoản thu từ
thuế, phí, lệ phí chiến khoảng 80% đến 90% nguồn thu ngân sách nhà nước.
3. Phân loại các khoản thu NSNN
Căn cứ o tính chất, các khoản thu được phân định khoản thu thường
xuyên và khoản thu không thường xuyên.
+ Các khoản thu thường xuyên: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ
phí.
- Khoản thu từ thuế: một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do
luật định nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của nhà nước.
- Khoản thu từ phí: là khoản tiền tổ chức, nhân phải trả khi thụ
hưởng dịch vụ của tổ chức nhân khác cung cấp. Khoản thu từ phí
những khoản thu của nhà nước nhằm để đắp những chi phí thường
xuyên hay bất thường về tổ chức quản hành chính, về xây dựng, sửa
chữa, bảo dưỡng các công trình phục vụ nguồn nộp phí.
- Khoản thu từ lệ phí: là những khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp
khi được quan nhà nước hay tổ chức được nhà nước uỷ quyền phục
vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục ban hành
kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
+ Các khoản thu khác (không thường xuyên): Khoản thu từ lợi tức của
nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước; tiền bán
và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; hợp tác với nước ngoài; các
khoản vay nợ trong và ngoài nước của Chính phủ; các khoản thu từ tiền
phạt vi phạm; tiền bán tài sản vô chủ, tài sản bất hợp pháp, tiền trúng số
quá thời hạn lãnh thưởng; thu vãng lai (di sản, viện trợ).
Căn cứ o tính chất pháp của các khoản thu ngân sách nhà nước, các
khoản thu được phân định là các khoản thu bắt buộc, các khoản thu mang tính
chất tự nguyện và các khoản thu từ vay.
- Các khoản thu bắt buộc: thu từ thuế, phí, lệ phí,…
- Các khoản thu mang tính tự nguyện: viện trợ, đóng góp tự nguyện,…
- Các khoản thu từ vay: bao gồm
Vay nợ trong nước: gồm các vay của tầng lớp dân cư, doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế - hội trong nước được thực hiện dưới hình thức
phát hành các công cụnợ của Chính phủ (ngắn, trung, dài hạn) như các
tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu chính phủ..
Vay ngoài nước: thực hiện thông qua các khoản viện trợ hoàn lại,
vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty.
Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu, phân định thành các khoản thu
trong nước và thu ngoài nước.
- Thu trong nước: thu từ thuế, phí, lệ phí do các nhân, tổ chức nộp
theo luật định; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; thu từ tiềnn
cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị hành chính sự
nghiệp; thu tiền sử dụng đất, hoa lợi, lợi ích đất công ích; các khoản
huy động nguồn đóng góp của dân để xây dựng sở hạ tầng; thu
kết Ngân sách năm trước; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
- Thu ngoài nước: các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức,
nhân nước ngoài; các khoản vay, viện trợ từ các tổ chức Chính phủ
phi Chính phủ nước ngoài.
CCPL: Khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020)
Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP
4. Pháp luật về quy trình thu NSNN
4.1. Chủ thể tham gia hoạt động thu NSNN
Có 02 loại chủ thể tham gia vào hoạt động thu NSNN, bao gồm:
• Các chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách:
- Cơ quan Thuế nhà nước
- Cơ quan Hải quan
- quan Tài chính các cơ quan khác được Chính phủ cho phép
hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền
Các chủ thể đóng góp vào NSNN: bao gồm các chủ thể nhân, tổ chức
có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
4.2. Các phương thức thu NSNN
Có 02 phương thức thu NSNN, bao gồm:
a. Thu trực tiếp vào KBNN
- Đối tượng áp dụng: tổ chức, nhân địa điểm kinh doanh cố định,
những đối tượng mà có thể quản lý được trên giấy tờ.
- Quy trình thu NSNN trực tiếp vào KBNN:
+ quan thu sẽ gửi thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu ai
nộp, lí do, số tiền, thời gian nộp.
+ Dựa trên thông báo của quan thu, đối tượng nộp đến nộp trực tiếp tại
KBNN theo yêu cầu. KBNN sau khi thu đủ tiền phải giao 02 biên lai thu tiền
cho đối tượng nộp. Đối tượng nộp lại 01 biên lai cho quan thu tự quản
lý biên lai còn lại để chứng minh mình hoàn thành nghĩa vụ.
b. Thu thông qua cơ quan thu
- Đối tượng áp dụng: đối tượng không có địa điểm kinh doanh cố định,
hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có thu nhập thấp, thu phí, lệ phí, thu thuế
sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản
thu khác ở các địa bàn cửa khẩu, nơi không tổ chức được điểm thu của
KBNN, địa bàn do khách quan việc nộp trực tiếp vào
KBNN có khó khăn.
- Quy trình thu qua cơ quan thu:
+ Đối tượng nộp theo thông báo thu sẽ đến nộp trực tiếp tại quan thu (cơ
quan thu ngân sách quy định tại Khoản 1 Điều 55 LNSNN). quan thu
nghĩa vụ bố trị cán bộ thu. Sau khi thu tiền cán bộ thu nghĩa vụ xuất biên
lai cho đối tượng nộp.
+ Cơ quan thu có nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thu được cho KBNN theo quy
định tại Khoản 3 Điều 55 Luật NSNN.
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật:
Thông 58/2019/TT-BTC quy định về quản sử dụng tài khoản của
KBNN mở tại NHNNVN và các ngân hàng thương mại.
Thông 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu quản lý các khoản thu NSNN
qua KBNN.
Chương II. Hoạt động chi Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
Chi NSNN là một phạm trù tài chính gắn liền với chức năng quản lý của Nhà
nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự
thủ tục do pháp luật quy định trên sở dự toán chi NSNN đã được quan
nhà nước thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của nhà nước.
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020)
Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-C, chi NSNN bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển
- Chi dự trữ quốc gia;
- Chi thường xuyên;
- Chi trả nợ lãi;
- Chi viện trợ;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ:
- Chi tích lũy: những khoản chi làm tăng sở vật chất tiềm lực
cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, những khoản chi đầu phát
triển và các khoản tích luỹ khác.
- Chi tiêu dùng: là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu
dùng trong tương lai, bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý
hành chính, quốc phòng, an ninh…
Căn cứ vào tính chất các khoản chi:
- Chi thường xuyên: là những khoản chi thời hạn tác động ngắn
thường dưới 1 năm. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khácthực hiện các nhiệm
vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. (khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
- Chi đầu phát triển: những khoản chi thời hạn tác động dài
thường trên 1 năm. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu
xây dựng bản một số nhiệm vụ chi đầu khác theo quy định
của pháp luật (khoản 4, Điều 4 luật Ngân sách nhà nước 2015). 2
nhiệm vụ (khoản 1, Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
3. Đặc trưng của hoạt động chi NSNN
- Hoạt động chi NSNN gắn liền với hoạt động thu NSNN.
- Trong hoạt động chi NSNN, Nhà nước luôn là chủ đề bắt buộc tham gia với
tư cách là một bên trong quan hệ.
- Hoạt động chi NSNN phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về thủ tục
và trình tự chi.
- Hoạt động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.
4. Nguyên tắc và điều kiện chi
4.1. Nguyên tắc chi
- Nguyên tắc cân bằng thu chi
Nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo tính cân đối giữa khả năng thu nhu cầu
chi. Việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chi NSNN phải phù hợp với khả
năng thu NSNN, quy góc độ chi NSNN phải phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và có tích luỹ.
CPPL: Khoản 1 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020).
- Nguyên tắc chi theo kế hoạch và đúng mục đích
Đòi hỏi các khoản chi tiêu của NSNN phải có trong dự toán và phải được cấp
phát đầy đủ đúng thời hạn phù hợp với hạn mức thông báo nguồn kinh phí
cấp phát, sử dụng đúng chức năng nội dung dự toán đã duyệt. Nghiêm cấm
trường hợp vay, cho vay, sử dụng NSNN trái với quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Mặt khác phải đảm bảo
đúng đối tượng chi, đúng nội dung mục đích của khoản chi đã được xác định
trong dự toán.
Chỉ có những khoản chi nào trong dự toán NSNN đã được phê chuẩn mới
được Kho bạc nhà nước tiến hành cấp phát.
CCPL: Khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020).
- Nguyên tắc tiết kiệm chi và tăng cường thu
Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản thu được đặt ra phải phù hợp với điều kiện
kinh tế hội, mang tính khả thi, tránh tình trạng lạm thu không nuôi dưỡng
được nguồn thu dẫn đến triệt tiêu nguồn thu. Mặt khác, thu đúng, đủ, tập
trung kịp thời các khoản thu vào quỹ NSNN theo đúng quy định pháp luật.
4.2. Điều kiện chi
Các khoản chi được xem hợp pháp đưa vào quyết toán NSNN chỉ khi
thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các khoản chi phải được xác định trong dự toán ngân sách đã được
duyệt
Thứ hai, khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do quan thẩm
quyền quy định. Các quan tài chính hằng năm đều ra hạn mức kinh phí sử
dụng.
Thứ ba, khoản chi phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi.
Thứ tư, khoản chi được thực hiện trên sở đầy đủ các chứng từ liên
quan.
5. Phương thức cấp phát các khoản chi từ NSNN (phương thức chi)
Phương thức cấp phát các khoản chi từ NSNN là cách thức nhà nước sử dụng
cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật, bao gồm:
cấp phát theo dự toán, cấp phát theo lệnh thu tiền và cấp phát ghi thu, ghi chi.
5.1. Phương thức cấp phát các khoản chi theo dự toán
- Cấp phát theo dự toán (bằng hạn mức kinh phí): là hình thức cấp phát
dưới dạng thông báo được áp dụng đến các quan hành chính nhà
nước. Cấp phát thông qua KBNN. Đây là hình thức cấp phát đối với các
khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.
- Đối tượng cấp phát: các chủ thể quan hệ thường xuyên với ngân
sách, quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được nhà
nước đảm bảo kinh phí hoạt động, bao gồm: quan hành chính nhà
nước, các tổ chức chính trị - hội, tổ chức chính trị hội nghề
nghiệp, tổ chức hội, tổ chức hội nghề nghiệp,..các tổng công ty
nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo
quy định của pháp luật.
- Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động chi NSNN theo dự toán: kho
bạc nhà nước. Kho bạc xem xét đơn vị sử dụngđủ điều kiện chi hay
không, hồ đầy đủ hợp lệ không. Nếu đủ điều kiện thì kho bạc sẽ
xuất tiền cho đơn vị sử dụng.
5.2. Phương thức cấp phát các khoản chi theo lệnh chi tiền
- Cấp phát theo lệnh chi tiền: hình thức cấp phát dưới dạng đặc thù
được áp dụng đến một số đối tượng nhất định, thường không có quan hệ
thường xuyên với NSNN, khoản chi có mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
- Đối tượng áp dụng: các đơn vị hạch toán hay các khoản chi không
thường xuyên cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hội không
quan hệ thường xuyên với ngân sách; chi trả nợ, chi vay nợ; chi bổ
sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới một số khoản chi
khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.
- Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động cấp phát chi ngân sách theo
lệnh chi: các quan tài chính. Khi đơn vị sử dụng sẽ lệnh từ
quan tài chính đưa lệnh chi thì kho bạc sẽ nghĩa vụ chi nếu xem xét
đủ hồ sơ theo quy định.
5.3. Phương thức ghi thu, ghi chi
- Theo phương thức này, việc thu chi được giao cho đơn vị thực hiện
dưới hình thức thu tại chỗ, tại một thời điểm chi tại chỗ tại một thời
điểm, sau đó quyết toán với NSNN.
- Đối tượng áp dụng: các đơn vị sử dụng kinh phí có nguồn thu, các dự
án đầu tư nước ngoài
| 1/9

Preview text:

Chương I. Hoạt động thu Ngân sách nhà nước 1. Khái niệm
Là hoạt động của nhà nước nhằm lập tạo quỹ ngân sách nhà nước theo những
trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà
nước có thầm quyền quyết định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 2. Đặc điểm
- Hoạt động thu NSNN gắn liền với việc thực hiện thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của NN như điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, điều tiết
thu nhập xã hội thông qua thuế thu nhập cá nhân….
- nhà nước tham gia vào hoạt động thu ngân sách với tư cách là chủ thể của
quyền lực chính trị và chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị, thông
qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan hải quan….
- đối tượng của thu ngân sách nhà nước là của cải xã hội được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
- các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền
với kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ yếu các khoản thu từ
thuế, phí, lệ phí chiến khoảng 80% đến 90% nguồn thu ngân sách nhà nước.
3. Phân loại các khoản thu NSNN
Căn cứ vào tính chất, các khoản thu được phân định là khoản thu thường
xuyên và khoản thu không thường xuyên.
+ Các khoản thu thường xuyên: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí.
- Khoản thu từ thuế: là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do
luật định nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Khoản thu từ phí: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi thụ
hưởng dịch vụ của tổ chức cá nhân khác cung cấp. Khoản thu từ phí là
những khoản thu của nhà nước nhằm để bù đắp những chi phí thường
xuyên hay bất thường về tổ chức quản lý hành chính, về xây dựng, sửa
chữa, bảo dưỡng các công trình phục vụ nguồn nộp phí.
- Khoản thu từ lệ phí: là những khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp
khi được cơ quan nhà nước hay tổ chức được nhà nước uỷ quyền phục
vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục ban hành
kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
+ Các khoản thu khác (không thường xuyên): Khoản thu từ lợi tức của
nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước; tiền bán
và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; hợp tác với nước ngoài; các
khoản vay nợ trong và ngoài nước của Chính phủ; các khoản thu từ tiền
phạt vi phạm; tiền bán tài sản vô chủ, tài sản bất hợp pháp, tiền trúng số
quá thời hạn lãnh thưởng; thu vãng lai (di sản, viện trợ).
Căn cứ vào tính chất pháp lý của các khoản thu ngân sách nhà nước, các
khoản thu được phân định là các khoản thu bắt buộc, các khoản thu mang tính
chất tự nguyện và các khoản thu từ vay.
- Các khoản thu bắt buộc: thu từ thuế, phí, lệ phí,…
- Các khoản thu mang tính tự nguyện: viện trợ, đóng góp tự nguyện,…
- Các khoản thu từ vay: bao gồm
Vay nợ trong nước: gồm các vay của tầng lớp dân cư, doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước được thực hiện dưới hình thức
phát hành các công cụnợ của Chính phủ (ngắn, trung, dài hạn) như các
tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu chính phủ..
Vay ngoài nước: thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại,
vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty.
Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu, phân định thành các khoản thu
trong nước và thu ngoài nước.
- Thu trong nước: thu từ thuế, phí, lệ phí do các cá nhân, tổ chức nộp
theo luật định; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; thu từ tiền bán
cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị hành chính sự
nghiệp; thu tiền sử dụng đất, hoa lợi, lợi ích đất công ích; các khoản
huy động nguồn đóng góp của dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng; thu
kết dư Ngân sách năm trước; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Thu ngoài nước: các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài; các khoản vay, viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và
phi Chính phủ nước ngoài.
CCPL: Khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020)
Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP
4. Pháp luật về quy trình thu NSNN
4.1. Chủ thể tham gia hoạt động thu NSNN
Có 02 loại chủ thể tham gia vào hoạt động thu NSNN, bao gồm:
• Các chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách: - Cơ quan Thuế nhà nước - Cơ quan Hải quan
- Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép
hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền
• Các chủ thể đóng góp vào NSNN: bao gồm các chủ thể là cá nhân, tổ chức
có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
4.2. Các phương thức thu NSNN
Có 02 phương thức thu NSNN, bao gồm: a. Thu trực tiếp vào KBNN
- Đối tượng áp dụng: tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh cố định,
những đối tượng mà có thể quản lý được trên giấy tờ.
- Quy trình thu NSNN trực tiếp vào KBNN:
+ Cơ quan thu sẽ gửi thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu rõ ai
nộp, lí do, số tiền, thời gian nộp.
+ Dựa trên thông báo của cơ quan thu, đối tượng nộp đến nộp trực tiếp tại
KBNN theo yêu cầu. KBNN sau khi thu đủ tiền phải giao 02 biên lai thu tiền
cho đối tượng nộp. Đối tượng nộp lại 01 biên lai cho cơ quan thu và tự quản
lý biên lai còn lại để chứng minh mình hoàn thành nghĩa vụ. b. Thu thông qua cơ quan thu
- Đối tượng áp dụng: đối tượng không có địa điểm kinh doanh cố định,
hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có thu nhập thấp, thu phí, lệ phí, thu thuế
sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản
thu khác ở các địa bàn cửa khẩu, nơi không tổ chức được điểm thu của
KBNN, ở địa bàn xã vì lí do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào KBNN có khó khăn.
- Quy trình thu qua cơ quan thu:
+ Đối tượng nộp theo thông báo thu sẽ đến nộp trực tiếp tại cơ quan thu (cơ
quan thu ngân sách quy định tại Khoản 1 Điều 55 LNSNN). Cơ quan thu có
nghĩa vụ bố trị cán bộ thu. Sau khi thu tiền cán bộ thu có nghĩa vụ xuất biên lai cho đối tượng nộp.
+ Cơ quan thu có nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thu được cho KBNN theo quy
định tại Khoản 3 Điều 55 Luật NSNN.
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật:
Thông tư 58/2019/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của
KBNN mở tại NHNNVN và các ngân hàng thương mại.
Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
Chương II. Hoạt động chi Ngân sách nhà nước 1. Khái niệm
Chi NSNN là một phạm trù tài chính gắn liền với chức năng quản lý của Nhà
nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự
thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi NSNN đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020) và
Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-C, chi NSNN bao gồm: - Chi đầu tư phát triển - Chi dự trữ quốc gia; - Chi thường xuyên; - Chi trả nợ lãi; - Chi viện trợ;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Phân loại
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ:
- Chi tích lũy: là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực
cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, là những khoản chi đầu tư phát
triển và các khoản tích luỹ khác.
- Chi tiêu dùng: là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu
dùng trong tương lai, bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý
hành chính, quốc phòng, an ninh…
Căn cứ vào tính chất các khoản chi:
- Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn
thường dưới 1 năm. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm
vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. (khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi có thời hạn tác động dài
thường trên 1 năm. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu
tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định
của pháp luật (khoản 4, Điều 4 luật Ngân sách nhà nước 2015). Có 2
nhiệm vụ (khoản 1, Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
3. Đặc trưng của hoạt động chi NSNN
- Hoạt động chi NSNN gắn liền với hoạt động thu NSNN.
- Trong hoạt động chi NSNN, Nhà nước luôn là chủ đề bắt buộc tham gia với
tư cách là một bên trong quan hệ.
- Hoạt động chi NSNN phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về thủ tục và trình tự chi.
- Hoạt động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
4. Nguyên tắc và điều kiện chi
4.1. Nguyên tắc chi
- Nguyên tắc cân bằng thu chi
Nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo tính cân đối giữa khả năng thu và nhu cầu
chi. Việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chi NSNN phải phù hợp với khả
năng thu NSNN, quy mô và góc độ chi NSNN phải phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và có tích luỹ.
CPPL: Khoản 1 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020).
- Nguyên tắc chi theo kế hoạch và đúng mục đích
Đòi hỏi các khoản chi tiêu của NSNN phải có trong dự toán và phải được cấp
phát đầy đủ đúng thời hạn phù hợp với hạn mức thông báo nguồn kinh phí
cấp phát, sử dụng đúng chức năng nội dung dự toán đã duyệt. Nghiêm cấm
trường hợp vay, cho vay, sử dụng NSNN trái với quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Mặt khác phải đảm bảo
đúng đối tượng chi, đúng nội dung mục đích của khoản chi đã được xác định trong dự toán.
Chỉ có những khoản chi nào có trong dự toán NSNN đã được phê chuẩn mới
được Kho bạc nhà nước tiến hành cấp phát.
CCPL: Khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (sửa đổi 2020).
- Nguyên tắc tiết kiệm chi và tăng cường thu
Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản thu được đặt ra phải phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội, mang tính khả thi, tránh tình trạng lạm thu không nuôi dưỡng
được nguồn thu dẫn đến triệt tiêu nguồn thu. Mặt khác, thu đúng, đủ, tập
trung kịp thời các khoản thu vào quỹ NSNN theo đúng quy định pháp luật.
4.2. Điều kiện chi
Các khoản chi được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán NSNN chỉ khi
thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các khoản chi phải được xác định trong dự toán ngân sách đã được duyệt
Thứ hai, khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm
quyền quy định. Các cơ quan tài chính hằng năm đều ra hạn mức kinh phí sử dụng.
Thứ ba, khoản chi phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi.
Thứ tư, khoản chi được thực hiện trên cơ sở có đầy đủ các chứng từ có liên quan.
5. Phương thức cấp phát các khoản chi từ NSNN (phương thức chi)
Phương thức cấp phát các khoản chi từ NSNN là cách thức nhà nước sử dụng
cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật, bao gồm:
cấp phát theo dự toán, cấp phát theo lệnh thu tiền và cấp phát ghi thu, ghi chi.
5.1. Phương thức cấp phát các khoản chi theo dự toán
- Cấp phát theo dự toán (bằng hạn mức kinh phí): là hình thức cấp phát
dưới dạng thông báo được áp dụng đến các cơ quan hành chính nhà
nước. Cấp phát thông qua KBNN. Đây là hình thức cấp phát đối với các
khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.
- Đối tượng cấp phát: là các chủ thể quan hệ thường xuyên với ngân
sách, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được nhà
nước đảm bảo kinh phí hoạt động, bao gồm: cơ quan hành chính nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,..các tổng công ty
nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo
quy định của pháp luật.
- Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động chi NSNN theo dự toán: kho
bạc nhà nước. Kho bạc xem xét đơn vị sử dụng có đủ điều kiện chi hay
không, hồ sơ có đầy đủ hợp lệ không. Nếu đủ điều kiện thì kho bạc sẽ
xuất tiền cho đơn vị sử dụng.
5.2. Phương thức cấp phát các khoản chi theo lệnh chi tiền
- Cấp phát theo lệnh chi tiền: là hình thức cấp phát dưới dạng đặc thù
được áp dụng đến một số đối tượng nhất định, thường không có quan hệ
thường xuyên với NSNN, khoản chi có mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
- Đối tượng áp dụng: các đơn vị hạch toán hay các khoản chi không
thường xuyên cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không
có quan hệ thường xuyên với ngân sách; chi trả nợ, chi vay nợ; chi bổ
sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi
khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.
- Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động cấp phát chi ngân sách theo
lệnh chi: các cơ quan tài chính. Khi đơn vị sử dụng sẽ có lệnh từ cơ
quan tài chính đưa lệnh chi thì kho bạc sẽ có nghĩa vụ chi nếu xem xét
đủ hồ sơ theo quy định.
5.3. Phương thức ghi thu, ghi chi
- Theo phương thức này, việc thu chi được giao cho đơn vị thực hiện
dưới hình thức thu tại chỗ, tại một thời điểm và chi tại chỗ tại một thời
điểm, sau đó quyết toán với NSNN.
- Đối tượng áp dụng: các đơn vị sử dụng kinh phí có nguồn thu, các dự án đầu tư nước ngoài