Chương Iv: Phân Tích Thách Thức Và Cơ Hội Mà Hàng Hóa Trực Tuyến Đem Lại Cho Nền Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2021-2024 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vi Mô
Chương Iv: Phân Tích Thách Thức Và Cơ Hội Mà Hàng Hóa Trực Tuyến Đem Lại Cho Nền Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2021-2024 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vi Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MÀ
HÀNG HÓA TRỰC TUYẾN ĐEM LẠI CHO NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2024
4.1, Vai trò của thương mại điện tử trong thúc đẩy kinh doanh và nâng cao
trải nghiệm khách hàng
* Vai trò của thương mại điện tử trong thúc đẩy kinh doanh đối với ngành thời trang
-,Sau đại dịch Covid-19, hành vi người tiêu dùng đã chuyển dịch từ mua sắm
offline sang online. Riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã
tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021
Chính vì thế việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô
cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường.
-, Hỗ trợ giảm chi phí hoạt động
+,Các mô hình bán lẻ truyền thống đều đòi hỏi các chi phí ban đầu và chi phí vận
hành lớn, ví dụ như bán lẻ dạng chuỗi đòi hỏi các yếu tố thuê và thiết kế mặt bằng,
nhân viên, thiết bị bán hàng, kho bãi kèm theo,… hay mô hình bán hàng thông qua
hệ thống nhà phân phối cũng yêu cầu các chi phí trung gian lớn cho hệ thống đại lý
cấp một. Trong khi đó, thương mại điện tử không đòi hỏi các chi phí này, do vậy
các chi tiêu về đầu tư ban đầu và duy trì hoạt động có thể được tiết kiệm đáng kể.
-, Thu nhập thông tin chi tiết về dữ liệu khách hàng
+, Với việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các nhà bán hàng có ưu
thế vượt trội hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống trong việc có được các
thông tin như nhu cầu mua sắm, thói quen, mong muốn tiê dùng, ý kiến phản hồi
về sản phẩm,.. của khách hàng
+, Các dữ liệu này được coi như là “ mỏ vàng” của các doanh nghiệp trong việc
phân tích và đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng để từ đó khiến khách
hàng có trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn.
-, Tiếp cận với các đối tượng khách hàng mới
+, Với đặc thù bán hàng không biên giới, các nhà bán hàng có thể dễ dàng tiếp cận
với nhiều đối tượng khách hàng ở các khu vực cũng như các quốc gia khác nhau,
từ đó giúp hoạt động kinh doanh của các nhà bán hang trở nên thuận lợi hơn cũng
như giúp cho độ nhận diện cao hơn
+, Ví dụ các sàn thương mại điện tử như Shoppe. Shein, Lazada.. dù đây là các sàn
thương mại điện tử của nước ngoài nhưng độ nhận diện tại Việt Nam vô cùng cao.
Cũng như các nhà bán hàng trong lĩnh vực thời trang dù ở các khu vực ngoài vùng
lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng Việt thông
qua các sàn thương mại này. Cũng như các nhà bán hàng tại Việt Nam trong lĩnh
vực thời trang tại Việt Nam cũng có thể dễ dàng tiếp cận đối với những đối tượng
tiêu dùng là người ở các lãnh thổ khác
-,Tối ưu hoạt động bán hàng :
Gian hàng thương mại điện tử không bị giới hạn thời gian mở cửa như các cửa
hàng truyền thống, cho phép doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận thông qua
tăng thời gian bán hàng, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận với những khách hàng quá
bận rộn để mua sắm trong giờ mở cửa thông thường của cửa hàng truyền thống.
*, Nâng cao trải nghiệm khách hàng
-, Thao tác đơn giản và thoải mái
+,Thương mại điện tử cho phép khách hàng lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ
mong muốn từ bất kỳ nhà cung cấp nào, ở bất kỳ đâu và không phụ thuộc vào thời
gian hoạt động cửa hàng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như vị trí,
thời tiết, sức khỏe,…
+, Hoạt động thanh toán cho các đơn hàng cũng có thể thực hiện hoàn toàn thông
qua các thẻ thanh toán trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy, khách hàng có
nhiều lựa chọn hơn và các thao tác mua sắm trở nên đơn giản, thoải mái hơn so với
việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.
-,Tiết kiệm chi phí và thời gian mua sắm
+,Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng có thể tìm mua sản phẩm một cách dễ
dàng, kiểm tra thông tin và mua sắm món hàng tại thời điểm họ cần mà không mất
thời gian di chuyển hay tìm kiếm tại các kênh truyền thống.
-, Tăng trải nghiệm người dùng
+,Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo,... giúp
người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình
mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn
+, Công nghệ VR/AR giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện,
giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.
+, Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối
tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho
người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, Sản phẩm đã xem...
+,Mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh như mạng xã
hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo,...), sàn thương mại điện tử (Shopee,
Lazada, Tiki, Sendo, etc), website thương mại điện tử, mobile app...
-, Đa dạng thông tin lựa chọn sản phẩm
+, Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả và lợi ích một cách dễ dàng thông qua sự
hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử cũng như các website chuyên biệt. Các
thông tin này giúp người mua hàng có đánh giá đầy đủ về các điều kiện trước khi
mua hàng, giảm thiếu các tranh chấp có thể có xuống mức tối thiểu.
4.2, Thách thức và giải pháp khắc phục * Thách thức
-, Xuất hiện các nhóm hàng giả, hàng kém chất lượng
+, Việc xuất hiện các loại hàng giả, hàng kém chất lượng là một vấn đề nhức nhối
đã tồn tại từ khi các sàn thương mại điện tử bắt đầu hoạt động. Đặc biệt trong lĩnh
vực thời trang, việc xuất hiện hàng giả, hàng kém chất lượng vô cùng nhiều. Theo
thống kê năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý và triệt phá
trên 66 nghìn vụ hàng giả và hàng nhái.
+, Hàng giả và hàng nhái không chỉ xuất hiện trong các khu vực nông thôn mà còn
tràn lan ở thành thị, thậm chí tại các trung tâm thương mại cao cấp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
+,Các nhãn hiệu uy tín như Chanel, Dior, Gucci, Nike, Adidas... cũng bị làm giả từ
màu sắc, kiểu dáng đến tem nhãn chống hàng giả khiến người tiêu dùng khồng có
nhiều kiến thức trong lĩnh vực này dễ bị mắc bẫy và mua phải những loại hàng
kém chất lượng được làm vô cùng tinh vi
=> gây ảnh hưởng, thất thoát cho các doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước
-, Thay đổi xu hướng nhanh chóng: Thế giới thời trang luôn biến đổi với tốc độ
nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần theo kịp xu hướng mới và dự đoán sự thay đổi
của thị trường để không bị tụt lại.
-,Cạnh tranh cao: Sự cạnh tranh ác liệt trong việc thu hút khách hàng và giữ chân
họ đã trở thành một thực tế không thể phủ nhận. Các doanh nghiệp cần phải tìm
cách tạo ra giá trị độc đáo và thu hút sự chú ý của khách hàng.
-,Cạnh tranh từ các thị trường mới: Việc mở rộng quy mô kinh doanh và tìm kiếm
cơ hội từ các thị trường mới là một thách thức quan trọng. Các doanh nghiệp cần
phải nắm vững thông tin về các thị trường tiềm năng và tìm cách tiếp cận chúng. * Giải pháp
- Nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp
-, Siết chặt với các vấn đề hàng giả hàng nhái
-, Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Nguồn :
Vai trò của thương mại điện tử trong thúc đẩy kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng - FPT Digital
Thương mại điện tử “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào? (secomm.vn)
CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG NĂM 2023 – Innovative Hub Viet Nam