Cơ cấu văn hoá của dân tốc Dao - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Có thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rấtphong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
6 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ cấu văn hoá của dân tốc Dao - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Có thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rấtphong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

32 16 lượt tải Tải xuống
CƠ CẤU VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC DAO
a. Văn hóa nhận thức
Dựa trên triết lý âm dương
thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất
phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc.
Tục thờ cúng: Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì
vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì,
thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của
người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội,
xua đuổi cái ác sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Đồng bào quan
niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc sẵn sàng phạt người nào
định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa
oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại.
Lễ cấp sắc: một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của
dân tộc Dao. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao
Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
b.
Văn hóa tổ chức cộng đồng
- Nguyên tắc tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng nghĩa, tinh thần gắn
kết cộng đồng cao.
- Cách thức tổ chức cộng đồng: Tổ chức trong sự hòa hợp, trọng cộng
đồng :
Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập
quán, qua hôn nhân.
Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong
cộng đồng dân tộc mình.
Như nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, đời sống văn hóa – tinh thần
của người Dao cũng khá phong phú và gắn liền với sản xuất nông nghiệp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng
đa thần nguyên thủy. Đómọi vật đềulinh hồn có nhiều loại ma,
nhiều vị thần.
Đặc biệt, được người Dao nghi thức hóa thành Tết Nhảy (hay múa
Rùa), nhằm mục đích cúng Bàn Vương luyện tinh binh bảo vệ cuộc
sống.
c. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Có ý thức tôn trọng, sống hài hòa với tự nhiên, thay đổi để thích hợp với tự
nhiên
Về hoạt động sản xuất:
người Dao phổ biến làm nương, thổ canh trên hốc đá canh tác
ruộng. Cây lương thực chính của họ lúa, ngô các loại rau màu
như bầu, bí, khoai...
Nghề trồng bông: dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải
nhuộm chàm.
Hầu hết các xóm tộc người Dao đều rèn để sửa chữa nông cụ,
nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng
gang.
Người Dao cũng nghề thợ bạc nghề gia truyền, chủ yếu làm
những đồ trang sức...
Trước đây, người Dao có tập quán canh tác luân canh, luân khoảnh. Nếu thu
hoạch xong đất còn tốt, thì chờ cho khô cây cỏ, gốc rạ để đốt rẫy, rồi qua tết
lại tra hạt. Cũng do du canh du nên đời sống đồng bào phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên, rất bấp bênh và thường thiếu đói.
Về sau, người Dao vùng núi thấp đã chuyển canh tác lúa nước trên ruộng
bậc thang. Từ đó, cuộc sống định canh định dần đi vào nền nếp, họ bắt
đầu dựng bản, dựng nhà mang tính lâu dài. Đồng thời, việc sinh hoạt, sản
xuất cũng nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, nên cuộc sống
cũng giảm bớt khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt, để phục vụ đời sống, đồng
bào Dao đã sớm phát triển nhiều nghề truyền thống như, đan lát, ép dầu, rèn,
làm đồ bạc, làm giấy, trồng tràm và nấu cao tràm.
d. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Không rõ
| 1/6

Preview text:

CƠ CẤU VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC DAO
a. Văn hóa nhận thức
Dựa trên triết lý âm dương
Có thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất
phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc.
Tục thờ cúng: Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì
vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì,
thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của
người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội,
xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Đồng bào quan
niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào
định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa
oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại.
Lễ cấp sắc: là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của
dân tộc Dao. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở
Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. b.
Văn hóa tổ chức cộng đồng
- Nguyên tắc tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng nghĩa, tinh thần gắn kết cộng đồng cao.
- Cách thức tổ chức cộng đồng: Tổ chức trong sự hòa hợp, trọng cộng đồng :
Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân.
Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong
cộng đồng dân tộc mình.
Như nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, đời sống văn hóa – tinh thần
của người Dao cũng khá phong phú và gắn liền với sản xuất nông nghiệp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng
đa thần nguyên thủy. Đó là mọi vật đều có linh hồn và có nhiều loại ma, nhiều vị thần.
Đặc biệt, nó được người Dao nghi thức hóa thành Tết Nhảy (hay múa
Rùa), nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện tinh binh bảo vệ cuộc sống.
c. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Có ý thức tôn trọng, sống hài hòa với tự nhiên, thay đổi để thích hợp với tự nhiên
Về hoạt động sản xuất:
 người Dao phổ biến là làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác
ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai...
 Nghề trồng bông: dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải nhuộm chàm.
 Hầu hết các xóm tộc người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ,
nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang.
 Người Dao cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức...
Trước đây, người Dao có tập quán canh tác luân canh, luân khoảnh. Nếu thu
hoạch xong đất còn tốt, thì chờ cho khô cây cỏ, gốc rạ để đốt rẫy, rồi qua tết
lại tra hạt. Cũng do du canh du cư nên đời sống đồng bào phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên, rất bấp bênh và thường thiếu đói.
Về sau, người Dao vùng núi thấp đã chuyển canh tác lúa nước trên ruộng
bậc thang. Từ đó, cuộc sống định canh định cư dần đi vào nền nếp, họ bắt
đầu dựng bản, dựng nhà mang tính lâu dài. Đồng thời, việc sinh hoạt, sản
xuất cũng có nhiều thay đổi và theo chiều hướng tích cực, nên cuộc sống
cũng giảm bớt khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt, để phục vụ đời sống, đồng
bào Dao đã sớm phát triển nhiều nghề truyền thống như, đan lát, ép dầu, rèn,
làm đồ bạc, làm giấy, trồng tràm và nấu cao tràm.
d. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Không rõ