Cơ sở lý luận của chính sách tài khoá - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Thuật ngữ “tài khóa” (fiscal year) thường được sử dụng tương đương hoặc thay thế chotừ “năm quyết toán thuế” (tax year) hoặc “năm tài chính” (financial year). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA I. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI KHÓA:
Thuật ngữ “tài khóa” (fiscal year) thường được sử dụng tương đương hoặc thay thế cho
từ “năm quyết toán thuế” (tax year) hoặc “năm tài chính” (financial year). Tài khóa là chu
kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự đoán và quyết toán hàng
năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Tài khóa có thể trùng với
năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường. II. KHÁI QUÁT
VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA:
1. Khái niệm chính sách tài khóa:
- Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là quyết định của chính phủ về điều chỉnh mức chi
tiêu và thuế suất nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm,
bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát.
- Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng như
thực thi chính sách tài khóa còn cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không có chức năng này.
2. Mục tiêu của chính sách tài khóa: kiểm soát lạm phát và đảm bảo nền kinh tế luôn ở
trong trạng thái tăng trưởng ổn định.
III.PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA:
Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc
thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu để bình ổn nền kinh tế.
1. Chính sách tài khóa mở rộng:
- Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt, là chính sách
để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua việc: gia tăng mức độ
chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng
không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế.
- Chính sách này được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm cho người lao động.
2. Chính sách tài khóa thắt chặt:
- Chính sách tài khóa thắt chặt hay chính sách tài khóa thặng dư, là chính sách hạn chế
chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi
nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế; hoặc vừa
giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
- Chính sách này được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng
nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.
3. Chính sách tài khóa trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách:
- Trong một vài năm gần đây khi chính phủ nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách
Nhà Nước quá nhiều thì việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích
nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái được đánh giá là ít có sự khả thi về mặt chính trị.
- Đặt mục tiêu này sẽ đòi hỏi chính phủ các nước cắt giảm chi tiêu, tăng thuế. Do đó ít
phạm vi hơn cho tăng chi tiêu, giảm thuế để kích thích toàn bộ nền kinh tế. IV. CÔNG CỤ CỦA
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA: 1. Thuế:
- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà Nước do luật định đối với các pháp
nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước, là một hình thức phân
phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
- Về cơ bản, thuế được chia thành 2 loại chính:
Thuế trực thu (Direct taxes): là loại thuế được đánh trực tiếp lên tài sản hoặc thu
nhập của người dân. Người nộp thuế là người chịu thuế.
VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế bảo vệ môi trường,...
Thuế gián thu (Indirect taxes): là thuế được đánh lên giá trị của hàng hóa và dịch vụ,
loại thuế này điều tiết gián tiết thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp. Người
nộp thuế không phải là người chịu thuế.
VD: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,...
- Trong 1 nền kinh tế nói chung, thuế có tác động theo 2 cách:
1 là: Ngược với chi chuyển nhượng thì thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng cá nhân.
Từ đó khiến cho chi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cá nhân giảm. Kết quả tổng cầu giảm, GDP giảm.
2 là: Thuế tác động làm cho giá cả của hàng hóa, dịch vụ bị méo mó nên tác động
nhiều đến hành vi, động cơ khuyến khích của cá nhân.
2. Chi tiêu chính phủ:
- Chi tiêu của chính phủ là khoản tài sản được chính phủ đưa ra dùng vào mục đích chi
mua hàng hóa và dịch vụ nhằm sự dụng cho lợi ích công cộng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
- Hoạt động chi tiêu của chính phủ bao gồm 2 loại:
Chi mua hàng hóa dịch vụ: chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây
dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ
cán bộ nhà nước. Chi mua sắm hh & dv của chính phủ quyết định quy mô tương đối
của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội – GDP so với khu vực tư nhân.
Chi chuyển nhượng: là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính
sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội. Chi chuyển
nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cấu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân. V. V
AI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG NỀN KINH TẾ VĨ MÔ:
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa nắm giữ 1 vai trò cực kì quan trọng, đó là:
- Công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi tiêu
mua sắm: dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế (ở điều kiện bình thường); đưa nền
kinh tế về trạng thái cân bằng nhất (khi nền kte phát triền quá mức hoặc bị suy thoái).
- Về mặt lí thuyết thì CSTK là 1 công cụ để khắc phục thất bại của thị trường đồng thời
phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.
- Là công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tạo lập sự ổn định về mặt
xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc tăng trưởng và đầu tư
- CSTK hướng đến mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Tăng trưởng trực tiếp
hay gián tiếp đều là mục tiêu cuối cùng của CSTK.