Cơ sở lý luận về chính sách thuế - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Để một chiếc xe ô tô có thể lăn bánh ở Việt Nam, Chính phủ đã áp dụng quy tắc “thuếchồng thuế” cho việc nhập khẩu ô tô. Trong đó, ba loại thuế chính và phổ biến được ápdụng là: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Preview text:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ
ÁP DỤNG CHO XE Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1.
Các chính sách thuế của Chính phủ áp dụng cho xe ô tô cá nhân tại Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, thị trường sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước chưa phát triển, đa số ô tô
được mua bán và sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài.
Để một chiếc xe ô tô có thể lăn bánh ở Việt Nam, Chính phủ đã áp dụng quy tắc “thuế
chồng thuế” cho việc nhập khẩu ô tô. Trong đó, ba loại thuế chính và phổ biến được áp
dụng là: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
1.1.1. Thuế nhập khẩu
Đây là mức thuế được tính trực tiếp trên giá ô tô nhập khẩu. Mỗi khu vực sẽ được áp
dụng một mức thuế suất khác nhau, tùy theo các quy định luật pháp hoặc các thỏa thuận
liên quan. Cụ thể, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA), có
hiệu lực từ 1/1/2028, ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN được hưởng mức thuế ưu thế
tuyệt đối là 0%, điều kiện được áp dụng với xe nội địa hóa từ 40% trở lên. Trong khi, các
loại ô tô nhập khẩu từ các nước nằm ngoài khối ASEAN sẽ phải chịu mức thuế tương đối
cao, lên tới 70%. Một số mức thuế suất từ các quốc gia quen thuộc có thể kể đến như:
thuế suất nhập khẩu ô tô từ Châu Âu hiện là khoảng 70%, thuế suất nhập khẩu ô tô từ
Trung Quốc dao động từ 47 -70% tùy loại. Mặc dù thuế nhập khẩu ô tô đã giảm khá nhiều
nhưng chính sách thuế vẫn đẩy giá thành của xe ô tô bị đẩy lên cao gấp nhiều lần so với
giá niêm yết cơ bản, khiến giá xe ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Tuy mức thuế để nhập khẩu nguyên vẹn một chiếc ô tô là khá cao nhưng mức thuế
phải chịu để nhập khẩu các linh kiện chưa có khả năng sản xuất lại được chính phủ giảm
về 0% từ năm 2020, áp dụng cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa,
nhằm thúc đẩy sản xuất mảng ngành này phát triển trong nước.
1.1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Sau thuế nhập khẩu tính trực tiếp trên giá niêm yết xe, loại thuế thứ hai được chồng
lên là thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sở dĩ, phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt vì sản phẩm xe ô tô được xếp vào loại hàng hóa
xa xỉ ở Việt Nam – loại hàng hóa được phép lưu hành nhưng không khuyến khích sử dụng
nên cần được kiểm soát để hạn chế số lượng.
Với loại thuế này, mỗi loại xe sẽ có một mức thuế suất riêng, tùy thuộc vào giá trị của
xe. Đối với các dòng xe dưới chín chỗ thường có có mức thuế suất dao động từ 40% đến
150%, cụ thể theo bảng sau: STT Loại xe Thuế suất (%) Dung tích xi lanh từ 1500 1 35 cm3 trở xuống Dung tích xi lành trên 2 40 1500 cm3 đến 2000 cm3 Dung tích xi lanh trên 3 50 2000 cm3 đến 2500 cm3 Dung tích xi lanh trên 4 60 2500 cm3 đến 3000 cm3
Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống Dung tích xi lanh trên 5 90 3000 cm3 đến 4000 cm3 Dung tích xi lanh trên 6 110 4000 cm3 đến 5000 cm3 Dung tích xi lanh trên 7 130 5000 cm3 đến 6000 cm3 Dung tích xi lanh trên 8 150 6000 cm3
Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10 Dung tích xi lanh từ 2500 15 cm3 trở xuống
Xe ô tô vừa chở người vừa chở Dung tích xi lanh từ 2500 20 hàng (dưới 24 chỗ) cm3 đến 3000 cm3 Dung tích xi lanh từ 3000 25 cm3 trở lên Bẳng 70% mức thuế suất áp dụng
Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng cho cùng loại quy
lượng sinh học trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá định tại các mục
70% số năng lượng sử dụng 1, 2, 3, 4 của Biểu thuế này Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho cùng loại quy
Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học định tại các mục 1, 2, 3, 4 của Biểu thuế này
Loại chở người từ 9 chỗ 15 trở xuống
Loại chở người từ 10 đến 10 dưới 16 chỗ
Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 16 đến 5 dưới 24 chỗ
Loại thiết kế vừa chở 10 người, vừa chở hàng
Xe motorhome (không phân biệt dung tích xi lanh) 75
1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Sau khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt, xe ô tô tại Việt Nam còn phải chịu mức thuế giá trị
gia tăng (VAT) trong các khâu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Theo luật pháp hiện hành,
ô tô tại Việt Nam phải chịu mức thuế giá trị gia tăng là 10% tổng giả sản phẩm sau khi đã
tính thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.1.4. Tổng kết
Chi phí để một chiếc xe ô tô lăn bánh ở Việt Nam là khá cao khi bao gồm ba loại thuế
cơ bản (và nhiều loại chi phí khác). Chi phí thuế được tính như sau:
Gọi X là giá thành ban đầu của một chiếc xe ô tô, bao gồm giá niêm yết khi xuất
xưởng và các loại chi phí cộng hưởng khác: chi phí vận chuyển, chi phí xuất khẩu tùy
thuộc vào các quốc gia và loại đơn hàng,... Ta có:
A = Chi phí thuế nhập khẩu = X x Mức thuế suất nhập khẩu
B = Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt = (X + A) x Mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt
C = Chi phí thuế giá trị gia tăng = (X + A + B) x Mức thuế suất giá trị gia tăng
Vậy chi phí cơ bản phải chi trả cho một chiếc ô tô ở Việt Nam là tổng của giá niêm
yết sản phẩm, chi phí thuế nhập khẩu, chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt và chi phí giá trị gia
tăng (X + A + B + C). Ngoài ra thì còn một số chi phí nhỏ khác như: thuế trước bạ, phí
đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí đăng ký biển số,...
Việc đánh thuế đối với mặt hàng xe ô tô các nhân sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến lượng
cung, trong khi lượng cầu ít bị ảnh hưởng hơn. Do đó, đối với trường hợp này, cung co
giãn nhiều, cầu co giãn ít, biểu đồ thể hiện lượng cung và lượng cầu thay đổi do thuế được thể hiện như sau: Giá người Phần thuế ả người tiêu dùng chịu Giá chưa Phần thuế Giá người hị h ế sản xuất chịu bá hậ
Từ biểu đồ, có thể thấy người tiêu dùng chịu phần lớn ảnh hưởng từ thuế so với nhà
sản xuất. Do đó, các chính sách thuế hướng đến phân bổ nguồn chi tiêu của người tiêu
dùng thay vì hạn chế khả năng sản xuất của các nhà máy, cơ sở kinh doanh. 1.2.
Tác động tích cực của các chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho xe ô tô
cá nhân tại Việt Nam hiện nay (trên phương diện lý thuyết)
Mức thuế suất nhập khẩu dành cho xe ô tô ở Việt Nam là rất cao và gia tăng liên tục
trong những năm gần đây. Điều này khiến người tiêu dùng quay lưng với xe ô tô nhập
khẩu, trong khi nhu cầu sử dụng xe thì không hề suy giảm. Nhờ đó, thị trường xe ô tô nội
địa ngày càng được quan tâm.
Tuy nhiên, là một nước vẫn đang phát triển, Việt Nam vẫn chưa đủ tiềm lực để xây
dựng ngành công nghiệp sản xuất ô tô lớn mạnh và phong phú. Các hãng ô tô trong nước
đa phần sử dụng linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài để lắp ráp. Do đó, chính sách ưu đãi
thuế nhập khẩu linh kiện ô tô (thuế cho nhập khẩu linh kiện là 0%) góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp ô tô, tăng khả năng cạnh tranh của xe ô tô trong nước
với xe nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời, chính sách này cũng tạo động lực cho các cơ
sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nội địa đẩy mạnh đầu tư và sản xuất trong
nước. Một số những cái tên quen thuộc như Mitsubishi, Honda, Toyota,... đã tiến hành mở
nhà máy lắp ráp ở Việt Nam thay vì nhập khẩu nguyên xe như trước đây, đáp ứng được
nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng về việc sở hữu một chiếc xe chất lượng ổn định
nhưng giá cả hợp lý, không bị cộng thêm quá nhiều chi phí thuế.
Các chính sách về thuế nhập khẩu đã tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất và
lắp ráp ô tô trong nước đẩy mạnh cung ứng, khai phá năng lực cạnh tranh để từ đó phát
triển thị trường ô tô nội địa.
Bên cạnh đó, nhờ việc ưu đãi thuế suất đối với linh kiện, và việc các nhà sản xuất đẩy
mạnh việc xây dựng nhà máy lắp ráp trong nước nên giá thành của xe ô tô giảm đáng kể
so với khi còn phải nhập khẩu ô tô với mức thuế cao. Nhờ vậy, nhu cầu sử dụng xe ô tô
trong nước tăng cao. Điều này dễ gây ra rủi ro về việc lượng cung không đủ để đáp ứng
lượng cầu đến từ người tiêu dùng.
Thuế suất tiêu dùng đặc biệt được đặt ra với các loại hàng hóa cao cấp, xa xỉ nhằm
mục đích cân bằng an sinh xã hội, điều tiết thu nhập giữa những người có thu nhập cao và
thu nhập thấp, và góp phần tái phân phối thu nhập.
Các mức thuế khác nhau được đặt ra cho các loại xe khác nhau cũng góp phần định
hướng người tiêu dùng sử dụng các loại xe xi lanh nhỏ hơn để giảm thiểu lượng khí thải
có hại và những tác động tiêu cực tới môi trường.
Các loại thuế nói chung được đặt ra đều hướng tới mục đích xây dựng ngân sách nhà
nước bền vững, ổn định để chi trả cho các dịch vụ quốc phòng, y tế, các phúc lợi xã hội,
nhằm cân bằng và đảm bảo cho mức sống của nhân dân cả nước. Đồng thời phân phối lại
mức thu nhập của người dân cũng như hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm không
phải thiết yếu và gây hại, đặc biệt ở đây là gây hại đến môi trường. 1.3.
Ảnh hưởng tiêu cực của các chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho xe ô
tô cá nhân tại Việt Nam hiện nay (trên phương diện lý thuyết)
Chính phủ đánh thuế cao vào mặt hàng xe ô tô cá nhân nhằm mục đích giảm thiểu
hiện tượng nhập siêu. Tuy nhiên, khi thuế để nhập khẩu nguyên chiếc xe bị đẩy lên cao
ngất ngưởng, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm vẫn ngày càng
tăng sẽ kích thích việc đẩy mạnh nhập khẩu linh kiện, nhất là trong thời đại 90% linh kiện
lắp ráp ô tô ở Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu chứ chưa tự sản xuất được, các nhà sản
xuất hướng đến nhập khẩu linh kiện ngày càng nhiều. Do đó, hiện tượng nhập siêu vẫn
diễn ra và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng quay lưng với các loại xe nhập khẩu từ nước ngoài,
mà nhu cầu sử dụng xe ô tô vẫn còn cao, gây ra khoảng cách lớn về lượng cầu giữa xe
nhập khẩu và xe nội địa, áp lực sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô
trong nước. Và khi sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng, tình
trạng đôn giá xe lên cao nhằm trục lợi thức thời rất dễ diễn ra. Lúc đó, quyền lợi của
người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.