Cơ sở văn hóa - thực hành giải đáp môn cơ sở văn hóa việt nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Cơ sở văn hóa - thực hành giải đáp môn cơ sở văn hóa việt nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Cơ sở văn hóa
1 Phong tục cưới hỏi
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống
xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo. Phong tục có
trong mọi mặt đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: phong tục hôn
nhân, tang ma, lễ Tết và lễ hội
Phong tục hôn nhân
Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau
mà là việc "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái. Vì vậy, đây là dịp hai họ xác lập
mối quan hệ, trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi. Hôn nhân là một công cụ duy nhất
và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu
cầu nhân lực của nghề trồng lúa, khi xem xét con người trong hôn nhân, người
nông nghiệp Việt Nam quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ. Kén dâu,
lấy vợ thì phải chọn người Lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là Đàn bà thắt đáy lưng
ong, Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con. Năng lực sinh đẻ của người phụ
nữ còn có thể nhìn thấy qua gia đình họ: Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng; Ăn
mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con; Lấy con xem nạ (nạ = mẹ). Hướng tới mục
đích sinh đẻ là tục “giã cối đón dâu” và tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình nhờ
một người phụ nữ đứng tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải
chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải phải một đôi - một ngửa, một sấp (một âm một
dương) úp vào nhau. Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có
trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn
lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang cho
gia đình nhà vợ.
Theo phong tục, khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ
phí" gọi là "cheo" thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ
có những câu: Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng; Lấy
vợ mười heo, không cheo cũng mất; Lấy vợ không cheo, tiền gieo xuống suối.
Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ
ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại.
Trước lễ cưới, còn phải thực hiện lễ vấn danh (ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ
dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để
cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương
có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn
bó với đất đai - làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn
mà thủy chung. Sau này, thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một
loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch đi của phu thê): Bánh
“phu thê” (vợ chồng) hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông úp khít vào nhau.
Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa
trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự
vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của đất trời và của con người. Khi làm lễ hợp cẩn, còn
có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu: ý
nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau: đính
nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng
rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không
đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con - người chồng đã
không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ
chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm. Trong gia đình nông nghiệp Việt
Nam, người phụ nữ được xem là nội tướng; người mẹ chồng lánh đi là có ý
nhượng quyền "nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận
dưới hòa. Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên mẹ chồng
mới ôm theo chiếc bình vôi - biểu tượng quyền lực của người phụ nữ.
2 Văn hóa bắc bộ
3.2.3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
3.2.3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
a. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng ,
sông Mã, là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây -
Đông và Bắc - Nam và là cầu nối các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ.
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ - cái nôi văn hóa của lịch sử dân tộc, bao
gồm địa phận các tỉnh: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
* Địa hình
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen lẫn đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và
bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15 m giảm dần
đến độ cao mặt biển.
Toàn vùng có địa hình cao thấp không đều.
* Khí hậu
Khí hậu vùng Châu thổ Bắc Bộ thật độc đáo. Đây là vùng duy nhất ở Việt
Nam có mùa đông lạnh thực sự với ba tháng có nhiệt độ dưới 18o C, do đó mà
dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa mang đặc trưng tương đối rõ rệt.
* Sông ngòi
Ở châu thổ Bắc Bộ, mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gồm các sông lớn như
sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng hệ thống mương máng tưới tiêu dày đặc.
Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thuỷ chế
của các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy
nhỏ và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục.
Ngoài khơi, thuỷ triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một
lần nước lên và một lần nước xuống.
b. Môi trường xã hội
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước, làm nông nghiệp một cách thuần tuý. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ
biết đắp đê, lấn biển trồng lúa, đánh cá ở ven biển.
Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thuỷ sản là một phương thức được người
nông dân rất chú trọng.
Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã làm thêm nghề thủ công. Một số nghề
có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, nghề luyện kim, đúc đồng...
Họ sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội, là cơ sở của nông thôn
Bắc Bộ, tế bào sống của cơ sở xã hội Việt. Chính điều này đã tạo nên sự gắn bó
giữa con người với con người trong cộng đồng làng quê. Do đó, cần hiểu “làng”
không chỉ tồn tại dựa trên các mối quan hệ xã hội mà còn hình thành trên nền tảng
những di sản văn hóa và gắn bó các quan hệ tâm linh, chuẩn mực xã hội, đạo đức.
3.2.3.2. Đặc điểm văn hóa
a. Văn hoá vật chất
* Ăn
Cơ cấu bữa ăn của người dân Bắc Bộ: cơm, rau, cá (chủ yếu là cá nước
ngọt). Bên cạnh đó, trong bữa ăn còn có thêm thành phần thịt, mỡ để giữ nhiệt cho
cơ thể.
Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng không xuất hiện nhiều trong bữa ăn
của người Bắc Bộ.
* Mặc
Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với
thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ là màu nâu.
Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo cánh màu nâu sồng. Đàn
bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có
khác hơn: đàn bà với chiếc áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông quần trắng, áo dài the,
chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có sự
thay đổi khá nhiều.
*
Nhà ở thường là loại nhà không chái, hình thức nhà vì kèo phát triển, sử
dụng vật liệu nhẹ.
Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo
kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn muốn hoà hợp với cảnh quan. Thường là trồng
cây cối xung quanh nơi cư trú, tạo bóng mát cho ngôi nhà.
* Di tích
Các di tích khảo cổ, các di sản văn hoá hữu hình tồn tại ở khắp các địa
phương như: đình, đền, chùa, miếu ... Nhiều di tích nổi tiếng như: Đền Hùng, khu
vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây
Phương, đình Tây Đằng,...
b. Văn hoá tinh thần
Kho tàng văn học dân gian rất phong phú. Từ thần thoại đến truyền thuyết,
từ tục ngữ đến ca dao, từ truyện cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều dung chứa
một tầm dày dặn và mang nét riêng của Bắc Bộ.
Nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang một sắc thái vùng
đậm nét.
Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát trầu văn, hát chèo, múa rối,...
Văn hoá tín ngưỡng: là tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành
Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề... Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm
thức con người và tồn tại trong lễ hội.
Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ khá dày đặc theo vòng quay của thiên nhiên và
mùa vụ. Các lễ hội ấy đều là lễ hội nông nghiệp.
c. Văn hoá giáo dục
Vùng châu thổ Bắc Bộ là “nơi phát sinh nền văn hoá bác học”. Sự phát triển
của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ đã trở thành nhân tố tác động tạo ra
tầng lớp trí thức ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một
trung tâm giáo dục.
+ Thời kì Đại Việt, số người đi học, thi đỗ vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ
dân số thì cao hơn rất nhiều so với vùng khác.
+Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học thu hút các trí
thức mọi vùng.
+ Thời hiện đại đồng bằng Bắc Bộ là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên
cứu khoa học.
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ là nơi diễn ra quá trình tiếp biến văn hoá lâu
dài và với nội dung phong phú hơn cả. Vì vậy Bắc Bộ là cội nguồn văn hoá của
mọi vùng.
Vùng văn hoá Bắc Bộ có thể chia ra làm nhiều tiểu bang văn hoá khác nhau
mà đặc thù của các vùng văn hoá này không làm phá vỡ những đặc điểm chung của
toàn vùng.
3 Văn hóa giao tiếp
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy
người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Sự tồn tại đồng thời hai
tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt
Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp,
nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, còn
khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị
phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè.
Xét về quan hệ giao tiếp, người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét
- làm nguyên tắc ứng xử, sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần
cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí. Với đối tượng giao tiếp,
người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình… là những vấn đề người Việt
Nam thường quan tâm. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm
phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có
đặc điểm là trọng danh dự. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao
tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều
người, tạo nên tai tiếng.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương
Tây. Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng: Ăn có nhai,
nói có nghĩ; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói
nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến
cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết
đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết,
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen
giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi
nhất.
| 1/7

Preview text:

Cơ sở văn hóa 1 Phong tục cưới hỏi
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống
xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo. Phong tục có
trong mọi mặt đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: phong tục hôn
nhân, tang ma, lễ Tết và lễ hội Phong tục hôn nhân
Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau
mà là việc "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái. Vì vậy, đây là dịp hai họ xác lập
mối quan hệ, trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi. Hôn nhân là một công cụ duy nhất
và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu
cầu nhân lực của nghề trồng lúa, khi xem xét con người trong hôn nhân, người
nông nghiệp Việt Nam quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ. Kén dâu,
lấy vợ thì phải chọn người Lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là Đàn bà thắt đáy lưng
ong, Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con. Năng lực sinh đẻ của người phụ
nữ còn có thể nhìn thấy qua gia đình họ: Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng; Ăn
mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con; Lấy con xem nạ (nạ = mẹ). Hướng tới mục
đích sinh đẻ là tục “giã cối đón dâu” và tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình nhờ
một người phụ nữ đứng tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải
chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải phải một đôi - một ngửa, một sấp (một âm một
dương) úp vào nhau. Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có
trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn
lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang cho gia đình nhà vợ.
Theo phong tục, khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ
phí" gọi là "cheo" thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ
có những câu: Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng; Lấy
vợ mười heo, không cheo cũng mất; Lấy vợ không cheo, tiền gieo xuống suối.
Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ
ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại.
Trước lễ cưới, còn phải thực hiện lễ vấn danh (ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ
dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để
cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương
có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn
bó với đất đai - làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn
mà thủy chung. Sau này, thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một
loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch đi của phu thê): Bánh
“phu thê” (vợ chồng) hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông úp khít vào nhau.
Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa
trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự
vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của đất trời và của con người. Khi làm lễ hợp cẩn, còn
có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu: ý
nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau: đính
nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng
rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không
đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con - người chồng đã
không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ
chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm. Trong gia đình nông nghiệp Việt
Nam, người phụ nữ được xem là nội tướng; người mẹ chồng lánh đi là có ý
nhượng quyền "nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận
dưới hòa. Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên mẹ chồng
mới ôm theo chiếc bình vôi - biểu tượng quyền lực của người phụ nữ. 2 Văn hóa bắc bộ
3.2.3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 3.2.3.1.
Đặc điểm tự nhiên và xã hội a. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý 
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng ,
sông Mã, là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây -
Đông và Bắc - Nam và là cầu nối các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ. 
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ - cái nôi văn hóa của lịch sử dân tộc, bao
gồm địa phận các tỉnh: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. * Địa hình 
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen lẫn đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và
bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15 m giảm dần đến độ cao mặt biển. 
Toàn vùng có địa hình cao thấp không đều. * Khí hậu 
Khí hậu vùng Châu thổ Bắc Bộ thật độc đáo. Đây là vùng duy nhất ở Việt
Nam có mùa đông lạnh thực sự với ba tháng có nhiệt độ dưới 18o C, do đó mà
dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa mang đặc trưng tương đối rõ rệt. * Sông ngòi 
Ở châu thổ Bắc Bộ, mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gồm các sông lớn như sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng hệ thống mương máng tưới tiêu dày đặc. 
Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thuỷ chế
của các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy
nhỏ và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. 
Ngoài khơi, thuỷ triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một
lần nước lên và một lần nước xuống. b. Môi trường xã hội 
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước, làm nông nghiệp một cách thuần tuý. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ
biết đắp đê, lấn biển trồng lúa, đánh cá ở ven biển. 
Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thuỷ sản là một phương thức được người nông dân rất chú trọng. 
Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã làm thêm nghề thủ công. Một số nghề
có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, nghề luyện kim, đúc đồng... 
Họ sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội, là cơ sở của nông thôn
Bắc Bộ, tế bào sống của cơ sở xã hội Việt. Chính điều này đã tạo nên sự gắn bó
giữa con người với con người trong cộng đồng làng quê. Do đó, cần hiểu “làng”
không chỉ tồn tại dựa trên các mối quan hệ xã hội mà còn hình thành trên nền tảng
những di sản văn hóa và gắn bó các quan hệ tâm linh, chuẩn mực xã hội, đạo đức. 3.2.3.2. Đặc điểm văn hóa a. Văn hoá vật chất * Ăn 
Cơ cấu bữa ăn của người dân Bắc Bộ: cơm, rau, cá (chủ yếu là cá nước
ngọt). Bên cạnh đó, trong bữa ăn còn có thêm thành phần thịt, mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. 
Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng không xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Bắc Bộ. * Mặc 
Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với
thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ là màu nâu. 
Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo cánh màu nâu sồng. Đàn
bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có
khác hơn: đàn bà với chiếc áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông quần trắng, áo dài the,
chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều. * Ở 
Nhà ở thường là loại nhà không chái, hình thức nhà vì kèo phát triển, sử dụng vật liệu nhẹ. 
Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo
kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn muốn hoà hợp với cảnh quan. Thường là trồng
cây cối xung quanh nơi cư trú, tạo bóng mát cho ngôi nhà. * Di tích 
Các di tích khảo cổ, các di sản văn hoá hữu hình tồn tại ở khắp các địa
phương như: đình, đền, chùa, miếu ... Nhiều di tích nổi tiếng như: Đền Hùng, khu
vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây
Phương, đình Tây Đằng,... b. Văn hoá tinh thần 
Kho tàng văn học dân gian rất phong phú. Từ thần thoại đến truyền thuyết,
từ tục ngữ đến ca dao, từ truyện cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều dung chứa
một tầm dày dặn và mang nét riêng của Bắc Bộ. 
Nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang một sắc thái vùng đậm nét.
Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát trầu văn, hát chèo, múa rối,... 
Văn hoá tín ngưỡng: là tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành
Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề... Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm
thức con người và tồn tại trong lễ hội. 
Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ khá dày đặc theo vòng quay của thiên nhiên và
mùa vụ. Các lễ hội ấy đều là lễ hội nông nghiệp. c. Văn hoá giáo dục 
Vùng châu thổ Bắc Bộ là “nơi phát sinh nền văn hoá bác học”. Sự phát triển
của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ đã trở thành nhân tố tác động tạo ra
tầng lớp trí thức ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục.
+ Thời kì Đại Việt, số người đi học, thi đỗ vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ
dân số thì cao hơn rất nhiều so với vùng khác.
+Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học thu hút các trí thức mọi vùng.
+ Thời hiện đại đồng bằng Bắc Bộ là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ là nơi diễn ra quá trình tiếp biến văn hoá lâu
dài và với nội dung phong phú hơn cả. Vì vậy Bắc Bộ là cội nguồn văn hoá của mọi vùng. 
Vùng văn hoá Bắc Bộ có thể chia ra làm nhiều tiểu bang văn hoá khác nhau
mà đặc thù của các vùng văn hoá này không làm phá vỡ những đặc điểm chung của toàn vùng. 3 Văn hóa giao tiếp
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy
người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Sự tồn tại đồng thời hai
tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt
Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp,
nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, còn
khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị
phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè.
Xét về quan hệ giao tiếp, người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét
- làm nguyên tắc ứng xử, sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần
cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí. Với đối tượng giao tiếp,
người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình… là những vấn đề người Việt
Nam thường quan tâm. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm
phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có
đặc điểm là trọng danh dự. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao
tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều
người, tạo nên tai tiếng.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương
Tây. Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng: Ăn có nhai,
nói có nghĩ; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói
nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến
cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết
đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết,
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen
giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.