Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A- MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã lưu dấu muôn vàn những
giá trị văn hóa được truyền từ đời này qua đời khác thông qua cấc lễ hội. Trong đó,
hội đền Tây Sơn không chỉ là nét đẹp truyền thống độc đáo, tôn vinh những công
đức mà công chúa Chiêu Chinh để lại cho con cháu đời sau mà nó còn mang đậm
dấu ấn văn hóa tâm linh với những ý nghĩa tốt đẹp.
Hải Phòng - một vùng đất có truyền thống văn hóa với nhiều di tích lịch sử và
danh thắng mang nét đặc trưng của miền biển. Thành phố hoa phượng đỏ - cái tên
gọi trìu mến, thân thương mà người ta vẫn hay nhắc đến quê hương của em, quê
hương đất cảng Hải Phòng. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy những giá trị văn
hóa là niềm tự hào cũng là thuận lợi để bản thân em được học hỏi, tiếp thu những
giá trị văn hóa quê hương. Nhắc đến những lễ hội địa phương trên đất cảng Hải
Phòng là ta nghĩ ngay đến lễ hội hoa phượng đỏ, lễ hội đua thuyền, lễ hội chọi
trâu.... nhưng thực sự ấn tượng và để lại trong em một nỗi niềm sâu sắc và những
bài học quý giá thì đó chính là lễ hội đền Tây Sơn. Đây là hình thức sinh hoạt văn
hóa truyền thống phản ánh những giá trị xưa trong quá khứ. Có thể nói hội đền Tây
Sơn ở địa phương em là một hình thức thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. B - NỘI DUNG
1. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành
Tọa lạc trên sườn núi Thiên Văn một dãy núi cao thuộc phố Tây Sơn, phường
Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.Chùa Tây Sơn được người
dân Hải Phòng nói chung và con em Kiến An nói riêng. Người góp sức người góp
tiền xây dựng nên.Tới năm 2011 Chùa hoàn thành và được Ni sư Thích Diệu Lương
chủ trì (người có công lớn trong việc xây dựng chùa.)
Ni sư Thích Diệu Lương, là người theo con đường tu hành từ rất sớm, năm 16 tuổi
bà bắt đầu xuống tóc, đi tu. Năm 1983, bà được Hội Phật giáo thành phố Hải Phòng
phân công trụ trì chùa Tây Sơn. Từ đó, bà đã tạo dựng được mối đoàn kết, gắn bó
giữa các con nhang, Phật tử nhà chùa, cũng như với nhân dân địa phương. Đồng
thời, bà tích cực đi quyên góp, vận động các nhà hảo tâm, kết hợp huy động mọi
nguồn lực để xây dựng chùa Tây Sơn ngày càng khang trang, đẹp đẽ, là điểm đến
hấp dẫn của du khách thập phương và đáp ứng tốt nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
2. Nghệ thuật kiến trúc
Hệ thống chùa Tây Sơn được xây dựng trên địa thế tương đối đẹp, cảnh quan,
phong thủy hài hòa. Địa thế chùa Tây Sơn cũng được người xưa lựa chọn thế đất tốt
để xây cất, thế của con Rùa- con vật thiêng trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng).
Theo quan niệm văn hóa phương Đông, ý nghĩa biểu trưng của rùa trải rộng trên tất
cả các miền của trí tưởng tượng, thuộc nam tính và nữ tính, thuộc loài người và vũ
trụ. Rùa có mai phía trên có hình tròn như bầu trời – điều này khiến nó gợi nhớ cái
mái vòm – phía dưới phẳng biểu trưng cho mặt đất, rùa là một biểu thị của vũ trụ:
Rùa có chức năng chống đỡ, đảm bảo sự ổn định, nó được gắn với nước khởi
nguyên. Ở Việt Nam, có lẽ do tính đặc thù văn hoá sông nước của người Việt, con
rùa nước (rùa đầm, rùa biển) đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng và thần thánh
hoá trong tâm trí người Việt. Rùa đồng thời cũng là biểu tượng cho sức khỏe và tuổi
thọ. Một điều khá đặc biệt nữa đó là thế đất ở đây còn mang hình con chim Phượng
Hoàng đang sải cánh tung bay, mà nơi ngôi chùa tọa lạc vào đúng vị trí cái diều của
con chim này. Đó là thế song trùng địa linh để Chùa Tây Sơn được bền vững muôn đời.
Với một địa thế văn hóa tâm linh tương đối thuận lợi và mang đậm dấu tích linh
thiêng,mà còn nguyên các giá trị phong thủy, giá trị về mặt địa văn hóa liên quan
đến mặt địa dư cho tỉnh Hải Phòng.
3. Là nơi gắn bó với cuộc đời công chúa Chiêu Chinh
Theo ngọc phả để lại, Đền Tây Sơn là một công trình kiến trúc truyền thống, nơi
tưởng niệm công chúa Chiêu Chinh, con gái vua Trần Thánh Tông. Đền do nhân
dân khu núi phía Tây thị xã Kiến An (nay thuộc phường Trần Thành Ngọ, quận
Kiến An) xây dựng. Công chúa Chiêu Chinh tên thật là Trần Thị Hinh, là con gái
của Hoàng Thái Tử (tức vua Trần Thánh Tông sau này) và cô thôn nữ Trần Thị
Hương, con gái một gia đình ở Kha Lâm. Sinh thời, do sức khỏe yếu nên công chúa
Chiêu Chinh được nuôi dưỡng bằng nước mạch vùng Tây Sơn mà trở nên khoẻ
mạnh, xinh đẹp. Suốt thời niên thiếu, công chúa được hai ông Trần Nhật Duật dạy
chữ, Trần Quang Khải dạy võ, trở thành một công chúa văn võ song toàn.
Mùa đông năm Giáp Thân (1284), giặc Nguyên – Mông sang xâm chiếm nước
ta, công chúa xin vua cha về quê mẹ ở Đông Sơn (tức làng Kha Lâm, xã Nam Hà,
thị xã Kiến An), dựng cờ khởi nghĩa Tây Sơn, lập ra 10 đô thần tử, chọn khe núi
vùng Tây Sơn luyện quân đánh giặc. Đội quân Tây Sơn do công chúa chỉ huy ngày
một hùng mạnh, tinh nhuệ và được chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo
Vương, có mặt ở nhiều chiến trường quan trọng, lập công lớn. Với nhiều công lao to
lớn trong công cuộc giữ nước, vua Trần Nhân Tông đã hạ chiếu sắc phong công
chúa là Chiêu Chinh Công chúa Đại vương.
Sau nhiều năm binh đao khói lửa chốn biên thuỳ, mùa thu năm Đinh Hợi, Chiêu
Chinh công chúa xin Thượng hoàng về thăm quê mẹ, thăm lại nguồn nước mạch
Tây Sơn đã nuôi bà khôn lớn, thăm nơi dựng cờ chiêu mộ quân sĩ năm xưa. Thấy
nơi mình dựng cờ đã được xây thành Đền thờ, Bà ở lại 3 tuần trăng giảng giải cho
dân Thập thiện. Một thời gian sau, bà quay trở về Đông Sơn, thuê người xây dựng
chùa, mở mang đồng ruộng, dậy dân đúc đồng, đúc chuông, giúp dân mở mang điền
ấp, phát triểnsản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no.
Ngày mồng 3 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1294), Bà lên chùa, một tay gõ mõ, một
tay thỉnh chuông, ngồi yên bất động, mặt hướng về cõi Phật, nhanh chóng hoá thân
một cách mau lẹ. Đúng 100 ngày sau ngày Bà mất, vua Trần Anh Tôn xuống chiếu
phong tặng: “Chiêu Chinh công chúa thượng đẳng thần”, tặng công chúa 8 chữ:
“Phương Dung - Ý Đức - Tế Thế - An Dân” với nghĩa dung nhân đẹp, đức hạnh tốt, giúp đời yên dân.
4. Là niềm tự hào của người dân địa phương
Để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh, năm 1915, ngôi đền được tôn
tạo lại. Đền tọa lạc trên một triền đất cao ráo, thoáng đãng bên sườn đồi Thiên Văn
– ngọn đồi trung tâm của quận Kiến An ngày nay. Mặt chính của ngôi đền quay về
hướng Tây Bắc, hồi tả của đền giáp với đường thung núi, dẫn lên ngọn đồi có độ cao 50m.
Đền được thiết kế theo kiểu chữ Đinh gồm 3 gian tiền, 2 gian ống muống hậu
cung. Khi đó, mái đình được lợp ngói mũi hài cổ, tường và hồi trụ được xây bằng
đá núi đánh thành tảng. Hồi đốc được xây dựng theo kiểu bổ trụ giật tam cấp. Mái
đền không trang trí gì ngoài năm đường chỉ chạy song song theo bờ nóc mái. Nóc
mái được trang trí đơn sơ, ngoài 3 trụ đầu hình chữ nhật ở hai đầu đốc và hoa văn
chữ triện thoáng sát trên đầu góc tàu lá mái.
Ngày nay, trải qua thời gian, để bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, đền
Tây Sơn đã nhiều lần được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa cổ
xưa. Đặc biệt là tấm bia đá, bức tượng công chúa Chiêu Chinh và giếng Ngọc vẫn
trường tồn cùng thời gian.
Tượng công chúa Chiêu Chinh được đặt chính giữa trong gian hậu cung, hai bên
tả hữu là tượng hai nữ tỳ hầu cận. Tượng công chúa với trang phục cầu kỳ, đầu đội
mũ kiểu vương giả, đính ngọc, vàng dây lấp lánh, có đủ các hình thêu phượng, rồng,
hoa, lá, mặt nguyệt,… Mặt pho tượng đặc tả công chú mắt phượng, mày ngài, lông
mày lá liễu, mặt bầu bĩnh. Vị tượng công chúa Chiêu Chinh sang trọng trong bộ áo
dài nhiều nếp, hai tà áo đan chéo nhau thêu hình rồng phượng. Bia đá Hậu thần
được đặt phía hồi tả ngôi đền, hiện chỉ còn nổi rõ mặt nguyệt. Tấm bia đá được
trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hoa lá cách điệu mang phong cách nghệ thuật Lê
Trung Hưng. Giếng Ngọc quanh năm trong mát, nước không bao giờ cạn kể cả những năm hạn hán.
Ngoài ra, theo ngọc phả đền Tây Sơn, công chúa Chiêu Chinh dẫn đội quân vùng
Tây Sơn dưới sự chỉ huy chiến đấu của vị Quốc công Trần Hưng Đạo nên tại đền
Tây Sơn còn thờ tượng vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo cùng các vị vương đã
có công trong việc giữ yên bờ cõi của tổ quốc.
Hàng năm, cứ đến ngày sinh nhật bà ( mùng 6 tháng 2 Âm lịch ), nhân dân địa
phương lại nô nức mở hội để tưởng nhớ công đức mà bà đã để lại cho thế hệ sau.
Khi tham gia vào hội đền Tây Sơn, du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ và
hội vô cùng đặc sắc. Phần lễ gồm: dâng hương, tưởng niệm, tụng kinh cầu
siêu....Trước giờ khai mạc, chính quyền phường Trần Thành Ngọ cùng sư thầy làm
lễ tại ban thờ chính. Sau đó người dân lần lượt vào dâng hương và lễ của mình.
Người ta đến lễ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không
khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong lễ hội như: đấu
vật, chọi gà, cờ người,... Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén
hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là
những bông hoa Đại thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng.
Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật
cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Kết thúc phần lễ và phần hội,
du khách và nhân dân còn có thể ở lại dùng bữa cơm chay với các sư thầy nơi đây.
Nó có ý nghĩa văn hóa vô cùng lớn và thể hiện trọn vẹn những nét đẹp trong phong
tục truyền thống của người dân Tây Sơn, Hải Phòng. Dù quy mô tổ chức lễ hội
không lớn như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hay lễ hội đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhưng giá trị văn hóa mà nó để lại được in sâu trong tâm trí mỗi người dân
nơi đây, ăn sâu bám rễ vào tiềm thức mỗi người khi đến ngày tổ chức lễ hội: Nhờ có
bà mà người dân nơi đây có một cuộc sống an yên, nguồn nước ngầm dồi
dào,...đồng thời qua đó cũng thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con ngươì với thiên nhiên.
Di tích đền Tây Sơn hiện nay cùng với hệ thống di tích là đền, chùa, miếu còn lại
của khu vưc Kiến An như chùa Đại Giác, đền Kha Lâm,… đã thể hiện trình độ của
người dân khu vực khi khéo léo kết hợp kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo với cảnh vật
tuyệt vời của Kiến An xưa và nay. Với những giá trị lịch sử văn hóa từ hội đền cho
đến kiến trúc này, không những có thể nhắc nhở cho con cháu đời sau nhớ về công
ơn của công chúa Chiêu Chinh mà trong tương lai di tích đền Tây Sơn còn có vai
trò nhất định trong việc phát triển du lịch của Hải Phòng. C - KẾT LUẬN
Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa địa phương và ý thức cộng
đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc,
phong phú. Đối với Hải Phòng, thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm
trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Hải Phòng, em cảm thấy tự
hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ
những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa
dân tộc vào những ngày đầu xuân.