Cơ sở văn hóa Việt Nam tín ngưỡng tham khảo | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở văn hóa Việt Nam tín ngưỡng tham khảo môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Thông tin:
7 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ sở văn hóa Việt Nam tín ngưỡng tham khảo | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở văn hóa Việt Nam tín ngưỡng tham khảo môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

73 37 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44862240
lOMoARcPSD|44862240
3.Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
- Khái niệm: Đây là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ thuộc vào tự nhiên, không giải thích được tự nhiên và là
nhu cầu đời sống tâm linh.
- Nguồn gốc:
Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người.
Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp.
- Biểu hiện:
+ Tín ngưỡng đa thần: Do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp và với tín ngưỡng phồn thực nên thiên về sùng bái,
tôn thờ nhiều nữ thần.
. Các nữ thần thường là các Bà Mẹ, các Mẫu - Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
. Thờ mẫu là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tương tự nhiên, quan trọng nhất, thân
thiết nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa gốc du
mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá. Tuy nhiên, các bà vẫn song song tồn tại: bà trời Mẫu Thượng Thiên( còn
gọi là mẫu Cữu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ), ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana.
. Nhiều nhà ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài).
lOMoARcPSD|44862240
. Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất (địa Mẫu), bà Nước dưới tên Bà Thủy. Nhiều vùng bà Đất, bà Nước tồn tại dưới dạng
nữ thần khu vực như Bà Chúa Sứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngướng TAM PHỦ.
. Các bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp là những hiện tượng có vai trò to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Khi Đạo Phật vào Việt Nam, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành Tứ Pháp: Pháp Vân Thần Mây được thờ ở Chùa Bà
Dâu, Pháp Vũ – Thần Mưa thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi – Thần Sấm thờ ở Chùa Bà Tướng và Pháp Điện – Thần Chớp thờ
ở Chùa Bà Dàn.
. Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung theo
Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo
địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển ( 12 vị thần mỗi vị coi sóc 1 năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…)
đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ.
+ Tín ngưỡng sùng bái loài vật:
Động vật: Chim, chim, rắn, cá sấu – phổ biến ở vùng sông nước – thuộc loại động vật phổ biến hàng đầu. Người Việt có
câu: “ Nhất điều, nhì xà, tam ngư , tứ tượng”. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con
vật này lên hướng biểu trưng: “Tiên”, “Rồng”.Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là giống
“Rồng Tiên”.
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là vùng Người Việt hay các vùng dân tộc đều có
tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây
Dâu, quả Bầu…
- Ý nghĩa:
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển
thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng
sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm
lOMoARcPSD|44862240
tin và có sức hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống
hướng thiện, có cái tâm trong sáng biết, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có
công với dân với nước.
4, Tín ngưỡng sùng bái con người:
- Nguồn gốc:
+ Do quan niệm trong con người có thể xác và linh hồn.
. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á để chia linh hồn thành hồn và vía. Hồn vía là sản phẩm của trí tuệ bình
dân với những con số 3-7-9 ước lệ (sản phẩm của truyền thống coi trọng những con số lẻ của người Việt).
. Có 3 hồn là tinh, khí và thần. “Tinh” là sự tinh anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại). “Khí” là
khí lực, là năng lượng làm cho cơ thể hoạt động. “Thần” là thần thái, là sự sống nói chung.
. Đàn ông có bảy vía là 7 lỗ trên mặt: hai tay, hai mắt, 2 lỗ mũi và một cái miệng. Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và
có thêm chỗ sinh sản và chổ cho con bú.
+ Người xưa đã thần thánh hóa linh hồn và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng.
. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết... Vía phụ thuộc vào thể xác,
có người lành vía, yếu vía, dữ vía, cứng viết, độc vía, vía nặng, vía nhẹ.Khi chạm vào độc vía nếu chạm vía phải đốt
vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác người khác).
Chết là gì ? Chết tức là cơ thể từ trạng thái động trở thành tĩnh, cho nên theo triết lí âm dương thì hồn đi từ cõi
Dương (Dương gian, Dương thế) sang cõi Âm (Âm ti, Âm phủ). Đó là một thế giới bên kia, ngăn cách chúng ta
bằng chín suối - con số lẻ ước lệ biểu thị số nhiều.
- Biểu hiện :
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên :
lOMoARcPSD|44862240
. Niềm tin chết là về nơi chín suối, ở nơi chín suối, ông bà có thể đi về thăm non phù hồ con cháu. Có mặt ở nhiều
dân tộc Đông Nam Á và nó phổ biến và phát triển ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả
những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.Người Việt Nam coi trọng là việc cúng giỗ
vào ngày mất (kị nhật). Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa – nơi trang trọng nhất.
. Tục thờ Thổ Công - một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi gia ư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một
gia đình . Thổ Công là một hình tượng bộ ba, trong truyện “sự tích Táo Quân” thì Thổ Công trông nom việc trong
bếp, Thổ Địa trông coi việc trong nhà và Thổ Kì trông coi việc chợ búa.
· Mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đình rất thú vị:
Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên được coi là quan trọng nhất.
Ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất ‘
· Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa với các đặc điểm như bàn thờ đặt ở dưới đất - thần đất phải trở về
với đất, nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài - mọi của cải đều từ đất mà ra. Nhiều tranh tượng Ông Địa với khuôn mặt
nữ tính, ngực lớn và cái bụng chình ình của người sắp đẻ (gọi là ông Địa – Bà Bóng) cho thấy rõ mối liên hệ với cội
nguồn Mẹ Đất và nguyên lí phồn thực.
+ Tín ngưỡng thờ thần:
· Trong phạm vi thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng. Đây là vị thần cai quản, che chở, định đoạt
phúc họa cho dân làng đó. Khái niệm “Thành Hoàng” là một từ Hán-Việt xuất hiện sau này ở cộng đồng người Việt
Nam chỉ một khái niệm đã có từ lâu đời mà người các dân tộc miền núi gọi là ma làng.
· Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú)
nơi đóng đô của các vua Hùng thời xưa, Ngày 10-3 là ngày giỗ tổ
lOMoARcPSD|44862240
. Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.
. Tản Viên (với truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”) và Thánh Gióng (với truyền thuyết “‘Thánh Gióng”) là biểu
tượng cho sức mạnh đoàn kết của một cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó
với môi trường tự nhiên là chống lụt và, mặt khác, đối phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối
hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước.
· Chử Đồng Tử – người nông dân nghèo khổ, với hai bàn tay trắng, đã cùng vợ gây dựng nên phố xá sầm uất – chính
là hiểu tượng cho ước mơ thứ nhất
· Liễu Hạnh – người con gái quê ở Vân Cát (Vụ Bản, Nam Hà), tương truyền là công chúa con Trời, ba lần (con số
3!) từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng, xin xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do,
hạnh phúc – chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai . Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người.
Như vậy, tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều
dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng
một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
2, Tín ngưỡng Phồn thực:
- Khái niệm: Là một văn hóa tôn thờ hành vi giao phối và bộ phận sinh dục. Đây là một nét văn hóa , không phải là
một tôn giáo. Nó là một nét văn hóa đặc trưng không những của người Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới.
Là một sự giao thoa, hướng đến sự tốt đẹp và phát triển bền vững.
- Nguồn gốc:
+ Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (văn hóa gốc nông nghiệp).
lOMoARcPSD|44862240
+ Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật để giải thích hiện thực – triết lí âm dương.
+ Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái nó như thần thánh. Kết quả là
xuất hiện tín ngưỡng phồn thực. (Phồn - nhiều; thực - nảy nở).
- Biểu hiện:
+ Thờ cơ quan sinh dục nam nữ (thờ Sinh Thực Khí) (thực: nảy nở, khí: công cụ). Đây là hình thức đơn giản của tín
ngưỡng phồn thực phổ biến ở các nền văn hóa gốc nông nghiệp.
. Chiếc trống đồng – biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn
thực.Tâm mặt trống là hình mặt trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa
biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt Trống Đồng có gắn tượng cóc, 1 biểu hiện của tín ngưỡng phồn
thực . Khác với hầu hết các nền văn hóa khác chỉ thời sinh thực khí nam, thì tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam thời
sinh thực khí nam lẫn nữ. Việt thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước
Công
Nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội như ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
+Thờ hành vi giao phối, ý nghĩa của tục này là ở chỗ: sự hợp thân của nam nữ như một ma thuật kích thích sự sinh
sôi nảy nở của vạn vật .
. Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia
sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp.
. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được
gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối tìm
thấy ở khắp nơi.
. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại
500 trước Công Nguyên. Ngoài hình tượng người, có cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên
mặt trống đồng Hoàng Hạ ( Hòa Bình).
lOMoARcPSD|44862240
. Vào dịp hội đền Hùng tại Chu Hóa, Phú Thọ, Vùng Đất Tổ lưu truyền điệu múa “ tùng dí”, thanh niên nam nữ cầm
trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mỗi tiếng trống “ tùng” thì họ “dí” hai vật đó lại với
nhau. Phong tục “ giã cối đón dâu” cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho
sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giả cối (rỗng) vừa hát giao duyên.
+ Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ cũng có tục đâm đuống hay giả gạo. Giày và cối tượng trưng cho vật giống
nam và nữ. Quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở, hưng thinht của mọi vật được thể hiện qua hai công cụ là đuống và
chày, hai vật biểu trưng cho âm và dương, sự hài hòa của đất trời.
- Ý nghĩa:
| 1/7

Preview text:

lOMoARcPSD|44862240

3.Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:

  • Khái niệm: Đây là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ thuộc vào tự nhiên, không giải thích được tự nhiên và là nhu cầu đời sống tâm linh.
  • Nguồn gốc:

Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người.

Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp.

  • Biểu hiện:

+ Tín ngưỡng đa thần: Do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp và với tín ngưỡng phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần.

. Các nữ thần thường là các Bà Mẹ, các Mẫu - Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.

. Thờ mẫu là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tương tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá. Tuy nhiên, các bà vẫn song song tồn tại: bà trời Mẫu Thượng Thiên( còn gọi là mẫu Cữu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ), ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana.

. Nhiều nhà ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài).

. Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất (địa Mẫu), bà Nước dưới tên Bà Thủy. Nhiều vùng bà Đất, bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Sứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngướng TAM PHỦ.

. Các bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp là những hiện tượng có vai trò to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Khi Đạo Phật vào Việt Nam, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành Tứ Pháp: Pháp Vân Thần Mây được thờ ở Chùa Bà Dâu, Pháp Vũ – Thần Mưa thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi – Thần Sấm thờ ở Chùa Bà Tướng và Pháp Điện – Thần Chớp thờ ở Chùa Bà Dàn.

. Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung theo Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển ( 12 vị thần mỗi vị coi sóc 1 năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…) đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ.

+ Tín ngưỡng sùng bái loài vật:

Động vật: Chim, chim, rắn, cá sấu – phổ biến ở vùng sông nước – thuộc loại động vật phổ biến hàng đầu. Người Việt có câu: “ Nhất điều, nhì xà, tam ngư , tứ tượng”. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên hướng biểu trưng: “Tiên”, “Rồng”.Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là giống “Rồng Tiên”.

Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là vùng Người Việt hay các vùng dân tộc đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu…

  • Ý nghĩa:

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng biết, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân với nước.

4, Tín ngưỡng sùng bái con người:

  • Nguồn gốc:

+ Do quan niệm trong con người có thể xác và linh hồn.

. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á để chia linh hồn thành hồn và vía. Hồn vía là sản phẩm của trí tuệ bình dân với những con số 3-7-9 ước lệ (sản phẩm của truyền thống coi trọng những con số lẻ của người Việt).

. Có 3 hồn là tinh, khí và thần. “Tinh” là sự tinh anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại). “Khí” là khí lực, là năng lượng làm cho cơ thể hoạt động. “Thần” là thần thái, là sự sống nói chung.

. Đàn ông có bảy vía là 7 lỗ trên mặt: hai tay, hai mắt, 2 lỗ mũi và một cái miệng. Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chổ cho con bú.

+ Người xưa đã thần thánh hóa linh hồn và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng.

. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết... Vía phụ thuộc vào thể xác, có người lành vía, yếu vía, dữ vía, cứng viết, độc vía, vía nặng, vía nhẹ.Khi chạm vào độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác người khác).

 Chết là gì ? Chết tức là cơ thể từ trạng thái động trở thành tĩnh, cho nên theo triết lí âm dương thì hồn đi từ cõi Dương (Dương gian, Dương thế) sang cõi Âm (Âm ti, Âm phủ). Đó là một thế giới bên kia, ngăn cách chúng ta bằng chín suối - con số lẻ ước lệ biểu thị số nhiều.

- Biểu hiện :

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên :

. Niềm tin chết là về nơi chín suối, ở nơi chín suối, ông bà có thể đi về thăm non phù hồ con cháu. Có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và nó phổ biến và phát triển ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.Người Việt Nam coi trọng là việc cúng giỗ vào ngày mất (kị nhật). Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa – nơi trang trọng nhất.

. Tục thờ Thổ Công - một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi gia ư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một gia đình . Thổ Công là một hình tượng bộ ba, trong truyện “sự tích Táo Quân” thì Thổ Công trông nom việc trong bếp, Thổ Địa trông coi việc trong nhà và Thổ Kì trông coi việc chợ búa.

· Mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đình rất thú vị:

Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên được coi là quan trọng nhất.

Ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất ‘

· Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa với các đặc điểm như bàn thờ đặt ở dưới đất - thần đất phải trở về với đất, nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài - mọi của cải đều từ đất mà ra. Nhiều tranh tượng Ông Địa với khuôn mặt nữ tính, ngực lớn và cái bụng chình ình của người sắp đẻ (gọi là ông Địa – Bà Bóng) cho thấy rõ mối liên hệ với cội nguồn Mẹ Đất và nguyên lí phồn thực.

+ Tín ngưỡng thờ thần:

· Trong phạm vi thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng. Đây là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó. Khái niệm “Thành Hoàng” là một từ Hán-Việt xuất hiện sau này ở cộng đồng người Việt Nam chỉ một khái niệm đã có từ lâu đời mà người các dân tộc miền núi gọi là ma làng.

· Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú) nơi đóng đô của các vua Hùng thời xưa, Ngày 10-3 là ngày giỗ tổ

. Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.

. Tản Viên (với truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”) và Thánh Gióng (với truyền thuyết “‘Thánh Gióng”) là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của một cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với môi trường tự nhiên là chống lụt và, mặt khác, đối phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước.

· Chử Đồng Tử – người nông dân nghèo khổ, với hai bàn tay trắng, đã cùng vợ gây dựng nên phố xá sầm uất – chính là hiểu tượng cho ước mơ thứ nhất

· Liễu Hạnh – người con gái quê ở Vân Cát (Vụ Bản, Nam Hà), tương truyền là công chúa con Trời, ba lần (con số 3!) từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng, xin xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc – chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai . Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người.

 Như vậy, tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.

2, Tín ngưỡng Phồn thực:

  • Khái niệm: Là một văn hóa tôn thờ hành vi giao phối và bộ phận sinh dục. Đây là một nét văn hóa , không phải là một tôn giáo. Nó là một nét văn hóa đặc trưng không những của người Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Là một sự giao thoa, hướng đến sự tốt đẹp và phát triển bền vững.
  • Nguồn gốc:

+ Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (văn hóa gốc nông nghiệp).

+ Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật để giải thích hiện thực – triết lí âm dương.

+ Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái nó như thần thánh. Kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực. (Phồn - nhiều; thực - nảy nở).

  • Biểu hiện:

+ Thờ cơ quan sinh dục nam nữ (thờ Sinh Thực Khí) (thực: nảy nở, khí: công cụ). Đây là hình thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực phổ biến ở các nền văn hóa gốc nông nghiệp.

. Chiếc trống đồng – biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn thực.Tâm mặt trống là hình mặt trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt Trống Đồng có gắn tượng cóc, 1 biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực . Khác với hầu hết các nền văn hóa khác chỉ thời sinh thực khí nam, thì tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam thời sinh thực khí nam lẫn nữ. Việt thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công

Nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội như ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

+Thờ hành vi giao phối, ý nghĩa của tục này là ở chỗ: sự hợp thân của nam nữ như một ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy nở của vạn vật .

. Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp.

. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối tìm thấy ở khắp nơi.

. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công Nguyên. Ngoài hình tượng người, có cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ ( Hòa Bình).

. Vào dịp hội đền Hùng tại Chu Hóa, Phú Thọ, Vùng Đất Tổ lưu truyền điệu múa “ tùng dí”, thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mỗi tiếng trống “ tùng” thì họ “dí” hai vật đó lại với nhau. Phong tục “ giã cối đón dâu” cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giả cối (rỗng) vừa hát giao duyên.

+ Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ cũng có tục đâm đuống hay giả gạo. Giày và cối tượng trưng cho vật giống nam và nữ. Quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở, hưng thinht của mọi vật được thể hiện qua hai công cụ là đuống và chày, hai vật biểu trưng cho âm và dương, sự hài hòa của đất trời.

- Ý nghĩa: