Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam?
Tự luận "Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam" giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (000013001)
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|36212343
NHÓM 5: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM. SỰ CẦN THIẾT
CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. 1. CNH, HĐH LÀ GÌ?
Theo nghĩa chung, và khái quát nhất,
công nghiệp hóa là quá trình biến một nước
có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển
những tri thức của văn minh nhân loại về
công nghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể
của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan
niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản
lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ra phải kết
hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển. Quá trình
ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu
trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công
nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin
học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh
thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. o
Mục tiêu cơ bản xuyên suốt để quá độ lên
CNXH ở Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. o
Mọi đường lối, chủ trương kinh tế của nước
ta sau cùng vẫn phải hướng đến mục tiêu này.
Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ hai: Gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. o
Tri thức chính là một trong những cái quý giá ở một người.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 o
Kinh tế tri thức, chỉ đứng sau kinh
tế công nghiệp, gồm các ngành
kinh tế mang lại 70% giá trị kinh tế
như: công nghiệp phần mềm, công
nghệ sinh học,... Nền kinh tế tri
thức phát triển sẽ đi kèm với sự
tiến bộ của đất nước, ngược lại sẽ
gây ra sự tụt hậu, kìm hãm đất nước phát triển. o
Sự đóng góp to lớn ấy chính là lí do vì sao CNH, HĐH cần gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước.Mô hình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là con
đường giúp chúng ta tận dụng được các nguồn lực, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là động lực
quan trọng, giúp chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam tích cực,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Việc mở cửa kinh tế quốc tế cho phép Việt Nam có thể tranh
thủ các nguồn lực còn thiếu, còn yếu như vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng
cao,… để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực chất để công nghiệp hóa gắn liền với
hiện đại hóa thù phải mở cửa, tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại, là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đề ra ở Việt Nam
3. LÝ DO KHÁCH QUAN VIỆT NAM PHẢI THỰC HIỆN CNH, HĐH:
Mô ̣t là, lý luâ ̣n và thực tiễn cho thấy, công nghiê ̣p hóa là quy luâ ̣t phổ biến của sự phát
triển lực lượng sản xuất xã hô ̣i mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
Công nghiê ̣p hóa là quá trình tạo ra đô ̣ng lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan
trọng tạo sự phát triển đô ̣t biển trong các lĩnh vực hoạt đô ̣ng của con người. Thông qua công
nghiê ̣p hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liê ̣u sản
xuất, kỹ thuâ ̣t công nghê ̣ ngày càng hiê ̣n đại, từ đó nâng cao năng suất lao đô ̣ng, tạo ra nhiều
của cải vâ ̣t chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.
Mỗi phương thức sản xuất có mô ̣t cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t tương ứng. Cơ sở vâ ̣t chất -
kỹ thuâ ̣t của mô ̣t phương thức sản xuất là hê ̣ thống các yêu tố vâ ̣t chất của lực lượng sản xuất
xã hô ̣i, phù hợp với trình đô ̣ kỹ thuâ ̣t mà lực lượng lao đô ̣ng xã hô ̣i sử dụng để tiến hành quá
trình lao đô ̣ng sản xuất. Cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t được xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức đô ̣
hiê ̣n đại của mô ̣t nền kinh tế, nó cũng là điều kiê ̣n quyết định để xã hô ̣i có thể đạt được mô ̣t
năng suất lao đô ̣ng nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hô ̣i đều phải thực hiê ̣n
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
nhiê ̣m vụ hàng đầu là xây dựng cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t cho chủ nghĩa xã hô ̣i. Cơ sở vâ ̣t chất-
kỹ thuâ ̣t của chủ nghĩa xã hô ̣i là nền công nghiê ̣p lớn hiê ̣n đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có
trình đô ̣ xã hô ̣i hóa cao dựa trên trình đô ̣ khoa học và công nghê ̣ hiê ̣n đại được hình thành mô ̣t
cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bô ̣ nền kinh tế quốc dân.
ví dụ: trong nông nghiệp: trc kia sản xuất nông nghiệp, người dân chủ yếu dựa vào lao
động thủ công “con trâu, con bò đi trc cái cày theo sau” => năng suất lao động thấp, tốn
nhiều nhân lực và thời gian. khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào nông
nghiệp như: sử dụng máy móc, các thành tựu khoa học - kỹ thuật đưa vào sản xuất =>
năng suất cao, tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá đô ̣ lên chủ nghĩa xã hô ̣i như
nước ta, xây dựng cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t cho chủ nghĩa xã hô ̣i phải thực hiê ̣n từ đầu thông
qua công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa
là mô ̣t bước tăng cường cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t cho chủ nghĩa xã hô ̣i, phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất và góp phần hoàn thiê ̣n quan hê ̣ sản xuất xã hô ̣i chủ nghĩa, trên cơ sở đó từng
bước nâng dần trình đô ̣ văn minh của xã hô ̣i.
Thực hiê ̣n công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hoá ở Viê ̣t Nam, trước hết là nhằm xây dựng cơ sở
vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học công nghê ̣ tiên tiến, hiê ̣n
đại. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa, là mô ̣t bước tăng cường cơ sở
vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t của CNXH, đồng thời củng cố và hoàn thiê ̣n quan hê ̣ sản xuất XHCN, làm
cho nền sản xuất xã hô ̣i không ngừng phát triển, đời sống vâ ̣t chất, văn hoá, tinh thần cùa
người dân không ngừng được nâng cao.
Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác, phát
huy và sử dụng có hiê ̣u quả các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao dần tính đô ̣c lâ ̣p, tự
chủ của nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong
nước và mở rô ̣ng quan hê ̣ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao đô ̣ng và hợp
tác quốc tế ngày càng hiê ̣u quả.
ví dụ: trong công nghệ thông tin: khoảng 20 năm trước, điện thoại di động vẫn là 1 thứ
đắt đỏ với mọi người, lúc ấy muốn liên lạc trao đổi xa thì phải viết thư, phải đợi rất lâu
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
người nhận ms nhận đc thư. Còn bây giờ, khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông
tin đã phát triển nhờ CNH, HĐH => bây giờ mn dễ dàng sở hữu đth, thậm chí đth thông
minh, giúp học tập, liên lạc, giải trí.
Ngoài ra CNH, HĐH còn giúp phát triển:
Về kinh tế, công nghiệp hóa có tác dụng quyết định trong việc phát triển lực lượng sản
xuất xã hội, củng cố và hoàn thiện quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, biến nền sản xuất nhỏ, thủ
công, lạc hậu thành nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cơ khí hóa và hiện đại hóa; không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, bảo đảm tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống nhân dân lao động.
Về chính trị, nó có tác dụng quyết định trong việc xây dựng và tăng cường cơ sở xã hội
của chuyên chính vô sản, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, củng cố khối liên
minh công nông, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Về tư tưởng và văn hóa, nó thúc đẩy quần chúng lao động nâng cao trình độ văn hóa
khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện vật chất cần thiết để thay đổi tư tưởng và văn hóa cũ, xây
dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Về quốc phòng, nó đảm bảo không ngừng củng cố, tăng cường và hiện đại hóa
nền quốc phòng toàn dân.
4. NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
Một là, tạo lâ ̣p những điều kiê ̣n để
có thể thực hiê ̣n chuyển đổi từ nền sản
xuất xã hô ̣i lạc hâ ̣u sang nền sản xuất - xã
hô ̣i tiến bô ̣. Muốn thực hiê ̣n chuyển đổi
trình đô phát triển, đòi hỏi phải dựa trên
những tiền đề trong nước, quốc tế. Do đó,
nô ̣i dung quan trọng hàng đầu dễ thực hiê ̣n
thành công công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
là phải thực hiê ̣n tạo lâp các điều kiê ̣n cẩn thiết trên tất cả các mă ̣t của đời sống sản xuất xã hô ̣i
.Tuy vâ ̣y, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mớỉ thực hiê ̣n công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa.
Thực tế phải thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ mô ̣t cách đồng thời
Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, là nguồn
lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất và là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển. Tri
thức cũng là động lực mạnh mẽ cho các lĩnh vực sáng tạo khoa học, phát minh, sáng chế, công
nghệ, điều hành, quản lý và tổ chức xã hội đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa tại Việt Nam. Sự phát triển về tri thức, tư duy rõ ràng đã mang lại những tác động
không nhỏ cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của các công ty tại Việt Nam tiêu biểu là
các công ty vận chuyển như Gojek. Họ đã phát triển và cải thiện các phần mềm điện thoại,
thay đổi từ các hình thức chăm sóc khách hàng truyền thống sang phát triển qua thiết bị thông
minh giúp cho tăng khả năng kết nối với khách hàng đồng thời mở rộng được ra các lĩnh vực
mới phục vụ những nhu cầu của khách hàng.
Để phát triển tri thức, tư duy cần những tiền đề trong nước, quốc tế. Vì vậy chúng ta cần
tạo lập những điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sản xuất. Những điều
kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, môi trường quốc tế thuận lợi
và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân. Ngoài ra
cũng cần phát triển hệ thống giáo dục đào tạo có chất lượng, phát triển hạ tầng cơ sở thông tin
hiện đại, phát triển hệ thống sáng tạo có hiệu quả và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất – xã hội hiện đại.
Trước hết, cần đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện
đại. Để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải từng bước trang bị cơ sở
vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại, cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử
dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản
từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa
và tự động hóa sản xuất từng bước vào trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Đối với những nước kém phát triển thì nhiệm vụ trọng tâm là cơ khí hóa để
nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đối với những ngành nghề,
lĩnh vực khi có điều kiện và khả năng cho phép có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa
học, công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải ứng dụng những thành
tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh
tế. Tuy nhiên cần phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện thực
tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội cũng như không trì hoãn, cản trở việc ứng
dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nền kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó các
yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàm chứa những hàm lượng tri thức ngày càng cao. Phát
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ những tri thức, công nghệ
kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo
ra. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa để phát triển
kinh tế tránh tụt hậu. Đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam có khả năng tiếp cận và ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước, Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư, khai thác ứng dụng những thành tựu mới của thời đại
nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm... Như vậy, chúng ta có
cơ sở khoa học để đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp và phát triển kinh tế tri thức.
5. TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Trong cuộc chạy đua không ngừng về khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại của các
nước tiên tiến trên toàn thế giới, Việt Nam phải đổi mới hướng phát triển của mình nhằm tránh
tụt hậu. Việc chọn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại nhiều tiến bộ đáng kể cho nước ta.
Đầu tiên, CNH, HĐH tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển
nhanh, đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Do CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức, nên đã kéo
theo sự thay đổi sâu sắc về giáo dục, văn hóa. Nền kinh tế tri thức yêu cầu lực lượng lao động
của mình có kiến thức chuyên môn song song với kỹ năng chuyên biệt đáp ứng ngành nghề
của mình, ngoài ra còn phụ thuộc vào tri thức nhằm kích thích và làm sâu sắc hơn quá trình
phát triển kinh doanh, dĩ nhiên sẽ đòi hỏi một nền giáo dục năng động, tiến bộ hơn, cập nhật
nhiều hơn về khoa học kỹ thuật tân tiến nhất.
Sự thay đổi về công nghệ và khoa học kỹ thuật mà CNH, HĐH tạo ra không chỉ có lợi
cho nền kinh tế tri thức. Nhiều công việc nặng nhọc đã có máy móc đảm nhiệm, con người có
thể tạo ra được nhiều của cải vật chất hơn, từ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được
nâng cao. Trong quá trình đó, con người có thêm nguồn lực để đối phó với những thiên tai và
nhanh chóng phục hồi lại nền kinh tế. Vì vậy, CNH, HĐH tạo điều kiện thay đổi về chất nền
sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên,
tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
CNH, HĐH còn tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều
việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi
hoạt động kinh tế - xã hội.
Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, cũng như kinh tế tăng trưởng góp phần tăng cường lực
lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
của đất nước ngày càng được cải thiện.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Khi tất cả các mặt của đất nước được nâng cao, nước ta có nhiều điều kiện vật chất hơn
cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
6. CNH, HĐH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thuận lợi: o
Tăng năng suất và doanh thu o
Tối ưu hóa quy trình sản xuất o
Phát triển công nghệ được tăng tốc o
Các dịch vụ khách hàng được cải thiện Khó khăn: o
Cơ hội việc làm của người lao động có nguy cơ giảm mạnh. o
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. o
Xây dựng chính phủ điện tử chưa thực sự mạnh mẽ.
7. SỰ CẦN THIẾT CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
a/ Định nghĩa hội nhập kinh tế quốc tế Hội
nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng
đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia. Hội
nhập kinh tế là sự sắp xếp giữa các quốc gia, thường bao gồm việc cắt giảm hoặc
xóa bỏ các rào cản thương mại và phối hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ. Hội
nhập kinh tế quốc tế là quá trình kết nối, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế nước
này với nền kinh tế nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế gồm 6 giai đoạn chủ yếu: o
Đàm phán cắt giảm thuế quan o
Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan o
Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ o
Giảm bớt các trở ngại với đầu tư quốc tế o
Điều chỉnh các chính sách thương mại khác o
Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế...
a. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế
Là một trong những quan điểm chiến lược, là con đường tất yếu mà đất nước phải trải
qua để trở thành nước CNH, HĐH hiện đại, là con đường mà cả nước phải chủ động
bước vào với quyết tâm chính trị cao nhất, bởi hội nhập kinh tế quốc tế đặt các quốc gia,
các nền kinh tế vào tình huống vừa vận động vừa năng động, trở thành thách thức và
cũng là thời cơ lớn, tuy nhiên nếu không tận dụng được thì đất nước tiếp tục lạc hậu, đói nghèo
-> Đòi hỏi Việt Nam phải xử lý thành công mọi thách thức và nắm lấy mọi cơ hội trên con
đường hội nhập vào xu thế vận động của kinh tế thế giới ngày nay.
- Là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới
thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau,
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
từ đơn phương, đến song phương, tiểu khu vực vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ.
Là động lực thúc đẩy việc tiến hành các chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa, cải cách
nền kinh tế nhằm nắm bắt được xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.
Đối với nước ta, Đảng đã khẳng định: "Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất
cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" Khó
khăn và thách thức: Hội nhập kinh tế quốc tế tuy tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đặt
ra không ít những thách thức phải vượt qua o
Những nước phát triển và các tập đoàn kinh tế của họ đang chi phối quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển. o
Khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa người giàu và người
nghèo ngày càng sâu rộng. Xuất hiện tính phụ thuộc một chiều của các nước
nghèo vào các nước giàu và có xu hướng ngày càng gia tăng. o
Giá trị bản sắc văn hóa ngày càng bị mai một.
b. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế:
Trên cơ sở đường lối Đại hội IX của Đảng, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW
ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, Đảng ta đã nhận định và xác
định việc hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan và cần thiết đối với nước ta bởi các lý do sau: o
Hiện nay, toàn cầu hóa không còn là xu thế mà đã trở thành một thực tế, cuốn
hút tất cả các quốc gia, từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Hội nhập là một yếu tố phát triển. Nước nào không hội nhập thì
không có cơ hội phát triển tốt và ngược lại o
Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Do
vậy, hội nhập nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, phát
triển mạnh mẽ quan hệ thương mại, kinh tế của nước ta với các nước. o
Hội nhập nhằm tranh thủ ngoại lực: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm
quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. o
Hội nhập để khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực nền kinh tế nhằm thực
hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. o
5- Hội nhập cùng với đổi mới đều nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
c. Vai trò của sinh viên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể chủ động và tự tin hơn
trong quá trình hội nhập quốc tế o
Hiện nay, trong mọi lĩnh vực của đời sống thanh niên đã dần khẳng định được
vai trò nòng cốt và vị trí chủ lực của mình, chính sự năng động, nhiệt huyết đó đã
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
tạo nên thành công của sinh viên trong thời kỳ hội nhập với những đóng góp
không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Hiểu biết một cách nhuần nhuyễn các quy luật của nền kinh tế thị trường vận động
trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi
và tiêu dùng, ở các hoàn cảnh cụ thể của thị trường trong nước và thị trường thế giới để
vận dụng một cách sáng tạo vào việc giải quyết các công việc sản xuất kinh doanh đối ngoại của mình
Biết tìm kiếm và phát hiện kịp thời những thế mạnh của sản xuất và thị trường trong
nước và thế yếu của thị trường thế giới để khai thác tốt nhất trong việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại của nước ta theo hướng đa phương và đa dạng hoá
d. Tầm quan trọng của lực lượng sinh viên đối với hội nhập kinh tế quốc tế
Đây là lực lượng là lực lượng quyết định chính sự nhanh hay chậm, thành công hay thất
bại của quá trình hội nhập quốc tế.
Đa số sinh viên hiện nay đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt;
tinh thần xung phong tình nguyện và ý thức chia sẻ cộng đồng cao.
Đây là lực lượng năng động sáng tạo, có nhu cầu và khả năng sáng tạo, tiếp thu nhanh
nhạy những thành tựu và đổi mới về khoa học công nghệ hiện đại, luôn chủ động học
hỏi những cái mới và tiến bộ của nhân loại.
Đây sẽ là những yếu tố thuận lợi cho đất nước và mỗi địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế. 3. Lời kết
Hội nhập kinh tế quốc tế theo đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra là một quá trình
lâu dài, phức tạp và gian khổ nhưng nhất định sẽ thành công. Thế hệ trẻ Việt nam có vai
trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của chiến lược hội nhập kinh
tế quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và được giáo dục đào tạo trong môi trường mới,
chắc chắn là họ sẽ có đủ năng lực và trí tuệ để hoàn thành được những nhiệm vụ của xã hội giao cho.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)