Công pháp quốc tế học viện ngoại giao - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao Mở đầu :
Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, các quan
hệ hợp tác quốc tế ngày càng nhiều và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh
những thành quả rất to lớn mà quan hệ hợp tác quốc tế mang lại thì những nguy
cơ tiềm ẩn sự mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thiết lập các mối quan hệ
cũng không phải là nhỏ. Khi đó các tranh chấp quốc tế xảy ra, cùng với sự phát
triển của quan hệ quốc tế các tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều và có tính chất
phức tạp hơn. Nên vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để giải quyết các tranh chấp
quốc tế mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các nước và đặc
biệt là tránh gây xung đột ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh các chủ thể tranh
chấp quốc tế nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì thế mà việc nghiên cứu
và áp dụng vào thực tiễn các phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp
quốc tế là rất cần thiết. Phương thức giảiquyết tranh chấp thông qua cơ quan tài
phán là một trong số đó, phương thức này đã đang chứng minh được những
điểm ưu việt của mình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Vì vậy, ta sẽ tìm
hiểu một vài hiểu biết về Luật quốc tế thông qua 10 câu hỏi nhận định đúng/ sai
này để hiểu rõ bản chất của Luật quốc tế đối với quốc gia mình.
1. Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên quyết để một thực thế xem là quốc gia.
Căn cứ vào quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền
và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc
tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: (1) Dân cư thường xuyên, (2) Lãnh thổ được
xác định; (3) Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể
quốc tế khác. Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ
quốc tế thường dựa vào các tiêu chí nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại
trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tiêu chí của
một quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia
hay không lại không do những tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một thực
thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các quốc gia
khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan hệ song
phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau
hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ
sở chủ quyền quốc gia. Như vậy, nhận định trên là sai, công nhận quốc gia chỉ là
một trong bốn tiêu chí để quyết định một thực thể xem là một quốc gia, công
nhận quốc gia chỉ là yếu tố cần chứ không phải điều kiện tiên quyết.
2. Luật pháp quốc tế nghiêm cấm hoàn toàn tất cả trường hợp sử dụng vũ lực. about:blank 1/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhận định trên là sai. Tại
Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc xác lập nguyên tắc cấm sử dụng
vũ lực với quy định: “Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc từ bỏ
đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự
bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia
nào cũng như những cách khác trái với những mục đích của Liên Hợp quốc”.
Tuy nhiên, Hiến chương cũng thừa nhận hai trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc
này là: trường hợp quốc gia thực hiện quyền tự vệ khi bị tấn công vũ trang theo
Điều 51 và hành động của Hội đồng bảo an tiến hành hoặc cho phép sử dụng vũ
lực để duy trì, khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế theo Điều 42. Về nguyên
tắc cần thiết, quốc gia thực hiện quyền tự vệ phải chỉ ra rằng hành động tự vệ
của họ là lựa chọn duy nhất có sẵn để có thể đẩy lùi cuộc tấn công vũ trang. Nếu
cuộc tấn công vũ trang đã chấm dứt, hoặc chưa diễn ra việc thực hiện quyền tự
vệ của quốc gia được xem là không cần thiết. Quy định của Hiến chương điều
chỉnh hai vấn đề pháp lý về quyền tự vệ: xác định trường hợp quốc gia được
quyền tự vệ khi bị tấn công vũ trang và quy định điều kiện về thủ tục thông báo
của quốc gia cho Hội đồng bảo an khi thực hiện quyền tự vệ. Ngoài những nội
dung trên, tập quán quốc tế còn quy định quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc cần
thiết và tương xứng khi thực hiện quyền tự vệ.
3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một
nguyên tắc tập quán quốc tế
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một
nguyên tắc tập quán quốc tế ràng buộc pháp lý mọi quốc gia, đó là nhận định
đúng. Trước đó, nội dung tương tự cũng đã được Đại hội đồng ghi nhận trong
Tuyên bố về việc không thể chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ
của quốc gia khác (Nghị quyết 2131 năm 1965). Khi tổ chức Liên hợp quốc ra
đời, Hiến chương của tổ chức này đã cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc tại
khoản 7 điều 2, ” Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công
việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào” . Nghĩa vụ
không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đồng thời nghĩa vụ này
cũng được đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế. Dưới tác
động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khuôn khổ
Liên hợp quốc, Nghị quyết 2625 về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc
nội bộ” được thông qua năm 1965 với việc “tuyên bố cấm can thiệp vào công
việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Đến nay, nguyên
tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác
như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc
thuộc địa năm 1960, Tuyên bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955
tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về about:blank 2/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt Nam và nhiều
văn bản quốc tế quan trọng khác. Về nguyên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh
các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia. Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ của
nguyên tắc này là theo quy định của chương VII Hiến chương, Liên hợp quốc
có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp có đe dọa hòa bình
hoặc hành động xâm lược.
4. Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế có hiệu lực ràng buộc với quốc gia đó.
Nhận định : “Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước
quốc tế thì điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc với quốc gia đó” là một nhận
định chưa chính xác. Có 2 trường hợp sẽ xảy ra, trường hợp 1 : Thẩm quyền ký
kết điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể luật
quốc tế của các tổ chức quốc tế và thường được ghi nhận trong Hiến chương và
các văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế. Khi ký kết điều ước quốc tế, các
chủ thể thông qua đại diện của mình là đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc
tế và thực tiễn pháp luật của các quốc gia đã xác định là những người không cần
thư ủy nhiệm, bao gồm:1. Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ
trưởng bộ ngoại giao trong mọi hành động liên quan đến việc ký kết điều ước
quốc tế. 2. Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông
qua văn bản của một điều ước quốc tế giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở
tại. 3. Những người thay mặt cho quốc gia mình tại một hội nghị quốc tế hoặc
lại tổ chức quốc tế trong việc thông qua văn bản của một điều ước quốc tế trong
khuôn khổ của hội nghị hoặc tổ chức đó.Ngoài ra, những người đứng đầu các
bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ký kết nhưng điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực
của bộ, ngành cũng không cần thư uỷ nhiệm. Trường hợp 2, theo Điều 8 Công
ước Viên năm 1969, nếu một điều ước quốc tế được ký kết hoặc thông qua bởi
những người không đủ tư cách đại diện cho quốc gia mình thì điều ước đó có
thể sẽ không có hiệu lực.
5. Vai trò của nguồn bổ trợ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xác định sự tồn tại của một
quy phạm pháp luật quốc tế.
Nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn. Nghiên
cứu lý luận về nguồn của
Luật quốc tế cho phép chúng ta khẳng định rằng: quyết định của Toà án quốc tế
không phải là nguồn của Luật quốc tế, vì tự bản thân chúng không sinh ra quy
phạm pháp luật có giá trị bắt buộc các bên chủ thể phải tuân theo. Các quyết
đinh này chỉ là phương tiện hỗ trợ cần thiết để xác định sự đúng, sai của các
quốc gia khi áp dụng quy phạm Luật quốc tế cụ thể nào đó. Nói cách khác,
quyết định của Toà án quốc tế Liên Hợp Quốc chỉ là phương tiện giải thích một
cách chính xác và bảo vệ sự đúng đắn của quy phạm Luật quốc tế. Nó chỉ được about:blank 3/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
coi là phương tiện bổ trợ cho quá trình thực hiên Luật quốc tế, giúp cho việc
hiểu đúng và thực hiện đúng Luật quốc tế trong thực tiễn.Tính chất bổ trợ được
hiểu là không chứa đựng trực tiếp các quy phạm luật pháp quốc tế mà là chỉ dấu
để xác định sự tồn tại của các quy phạm đó hoặc sử dụng để bổ trợ giải thích
các quy phạm. Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng
pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể (khi quy định trong điều ước
quốc tế còn mập mờ hay do tập quán quốc tế không thành văn nên khó xác định
nội dung); Góp phần làm sáng tỏ các quy định của luật quốc tế, tạo tiền đề quan
trọng để các chủ thể luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích luật quốc tế
theo nghĩa chung thống nhất.
6. Điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lí cao hơn tập quán quốc tế và các nguyên
tắc chung của pháp luật.
Khi đề cập về mỗi quan hệ qua lại giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế cũng cần làm rõ việc so sánh hiệu lực pháp lý của hai loai nguồn này trong
Luật quốc tế nói chung và trong việc điều chỉnh từng quan hệ xã hội cụ thể nói
riêng.Về mặt lý luận, các quy phạm Luật quốc tế dù là quy phạm điều ước hay
quy phạm tập quán cũng đều có giá trị pháp lý như nhau. Việc áp dụng loại quy
phạm nào của Luật quốc tế là tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, từng phạm vi
quan hệ cụ thể, từng mục đích và nhu cầu cụ thể của các chủ thể để điều chỉnh
các quan hệ có liên quan đến mình chứ không phải là tuỳ thuộc vào sự phân
chia thứ bậc về giá trị pháp lý của hai loai nguồn này. Thông thường, trong giao
lưu giữa các quốc gia những mối quan hệ này được điều chỉnh bằng quy phạm
điều ước còn những mối quan hệ kia lại được điều chỉnh bằng quy phạm tập
quán. Hai loại nguồn này luôn bổ sung cho nhau, thay thế nhau và trong thế giới
hiện đại thì quy phạm điều ước là loại nguồn chủ yếu và quy phạm tập quán vẫn
có vai trò nhất định với tính chất là một loại nguồn của Luật quốc tế. Như vậy,
nhận định trên là sai, điều ước quốc tế cùng với tập quán quốc tế và các nguyên
tắc chung của pháp lí có hiệu lực pháp lí ngang nhau. Tuy nhiên, trong thực tiễn
quan hệ giữa các quốc gia đôi khi xuất hiện trường hợp cùng một quan hệ xã hội
cụ thể có cả quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng tham gia điều chỉnh.
7. Lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất cả các vùng biển mà các quốc gia đó có quyền tài phán.
Khái niệm: theo Công ước về Luật biển năm 1982 quy định rằng: biển cả là
tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hảu hoặc
vùng nội thủy của một quốc gia đồng thời cũng không vùng biển giữa các đảo
của một quốc gia quần đảo (Điều 86). Biển cả hay công hải không thuộc chủ
quyền và quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào vì: Thứ nhất, biển cả là tất cả
những phần biển không thuộc vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải và about:blank 4/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
vùng nội thủy của một quốc gia đồng thời cũng không thuộc vào vùng biển giữa
các đảo của một quốc gia quần đảo. Đậy là vùng biển không phải tuân theo luật
pháp của một quốc gian nào ven biển mà chỉ tuân theo luật Biển quốc tế. Thứ
hai, mọi quốc gia trên thế giới dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do
hàng hải, tự do hàng không, tự do đánh cá, tự do xây dựng các đảo nhân tạo.
Thứ ba, tất cả các tàu thuyền đi lại trên vùng biển này có thể treo quốc kỳ của
nước mình có địa vị pháp lý ngang nhau (tàu thuyền ấy chỉ chịu quyền tài phán
của các nước mà nó mang quốc kỳ). Về nguyên tắc, càng xa đất liền thì quyền
tài phán của quốc gia ven biển càng giảm dần cho tới khi kết thúc ở ranh giới
ngoài của thềm lục địa, trừ những trường hợp đặc biệt áp dụng quyền tài phán
đối với cá nhân, tàu thuyền, tàu bay mang quốc tịch của quốc gia hoạt động ở
bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Tóm lại, lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất
cả các vùng biển mà các quốc gia đó có quyền tài phán là nhận định chưa chính xác.
8. Cộng hòa Kosovo là một quốc gia – chủ thể của luật quốc tế.
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia ở những cấp độ và khuôn khổ hợp tác khác nhau, về
phương diện khoa học và pháp lý, việc xác định một thực thể là chủ thể của
Luật quốc tế thường phải dựa trên các dấu hiệu cơ bản: một là, có sự tham gia
vào những quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh (tức là tham gia vào quan
hệ pháp luật quốc tế); hai là, có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể
khác) trong sinh hoạt quốc tế; ba là, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối
với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế; bốn là, có khả
năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà
chủ thể đã thực hiên gây ra. Căn cứ vào các dấu hiệu nêu trên, chủ thể luật quốc
tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có
đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ
những hành vi mà chính chủ thể thực hiện. Đối với trường hợp cộng hòa
Kosovo tách ra khỏi cộng hòa Serbia thì có gần 100 quốc gia công nhận Kosovo
là 1 quốc gia tuy nhiên một nửa thế giới vẫn duy trì quan điểm Kosovo là một
tỉnh thuộc cộng hòa Serbia. Như vậy, đối với nhận định của đề bài thì xét theo
tình hình thực tế Kosovo được nước nào công nhận thì đối xử như một quốc gia,
còn không công nhận thì đối xử như một tỉnh thuộc cộng hòa Serbia.
9. Cam kết net zero của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị COP 26 (tháng
11/2021) tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam.
Nghĩa vụ pháp lý bao gồm những xử sự sau: Phải tiến hành một số hoạt động
nhất định; Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định; Phải chịu
trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hội nghị COP 26 bàn về biến đổi khí hậu có liên quan trực tiếp đến about:blank 5/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
Việt Nam nhất là các tỉnh phía trong của đất nước và theo hệ thống pháp luật
Việt Nam khẳng định cam kết nghiêm chỉnh thực hiện điều ước quốc tế mà
mình đã kí kết hoặc tham gia, tuân thủ một trong những nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế. Vì vậy, với tư cách là 1 quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhất quán
các hành động thông qua Luật quốc tế đặc biệt là việc kí cam kết net zero của
Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị COP 26 đã tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt
Nam. Điều đó khẳng định nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn, bên cạnh
những nghĩa vụ cần làm Việt Nam cũng có thể nhận được những quyền cần thiết
để duy trì môi trường nhất là trong thời đại biến đổi khí hậu liên tục như ngày này.
10. Một quốc gia càng kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chủ quyền của quốc gia
đó càng bị thu hẹp, dẫn đến không còn bình đẳng chủ quyền với các quốc gia kí
kết ít điều ước quốc tế.
Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) trong Vụ Wimbledon năm
1923: “Tòa từ chối cho rằng, khi ký kết các điều ước quốc tế mà theo đó một
quốc gia cam kết thực hiện hoặc không được thực hiện một hành vi cụ thể, là
một hành động từ bỏ chủ quyền. Không có bất kỳ nghi ngờ nào rằng một điều
ước quốc tế tạo ra một nghĩa vụ thuộc loại này lại áp đặt giới hạn lên trên việc
thực thi quyền chủ quyền của một Quốc gia, theo nghĩa là nó yêu cầu các quyền
này phải được thực hiện theo một cách nhất định. Nhưng quyền tham gia vào
các mối quan hệ quốc tế là một biểu hiện của chủ quyền quốc gia.” Về vấn đề
này, tác giả cũng từng nghe Giáo sư Allain Pellet trả lời. Giáo sư cho rằng việc
ký kết điều ước quốc tế không thể xem là ảnh hưởng đến chủ quyền của quốc
gia, bởi lẽ chủ quyền của các quốc gia là bình đẳng – nguyên tắc bình đẳng chủ
quyền – do đó không thể có chuyển chủ quyền của một quốc gia ký kết nhiều
điều ước quốc tế lại hẹp giới hạn hơn so với một quốc gia ký kết ít điều ước
quốc tế hoặc không ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào. Kết luận :
Như vậy, do bối cảnh kinh tế, chính trị văn hóa xã hội ở mỗi nước mỗi khu
vực có sự khác nhau nên trong quan hệ quốc tế thường phát sinh những bất
đồng và mâu thuẫn. Do đó muốn giữ gìn và bảo đảm hòa bình an ninh thế giới
thì việc sử dụng những biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là
hoàn toàn hợp lí. Việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua
các cơ quan tài phán đã đảm bảo cho các nguyên tắc của luật quốc tế được thi
hành, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể của luật quốc tế. Việc sử dụng
phương thức thông qua cơ quan tài phán không chỉ yêu cầu thái độ tôn trọng
chủ quyền của nhau giữa các chủ thể mà còn thể hiện sự tôn trọng công lí lẽ phải trên thế giới. about:blank 6/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao \
Danh mục tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2019. Chủ biên: TS. Lê Mai Anh.
2. Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Huế – NXB Công an nhân dân 2018.
Chủ biên: Nguyễn Trung Tín .
3. Luật điều ước quốc tế 2016 số 108/2016/QH13
4. Tiểu luận về luật biển quốc tế - Hà Phương Nhi – 2010
5. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân Hà Nội, 1997 about:blank 7/8 22:53 1/8/24
Công pháp quốc tế học viện ngoại giao
6. Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế kí kết giữa các quốc gia 7. https://iuscogens-vie.or g/2 8. https://legal.un.or g/ilc
9. https://canhsatbien.vn/portal/tro-giup-ngu-dan/quyen-tai-phan-cua-viet-
nam-trong-cac-vung-bien-viet-nam-va-mot-so-chu-y-doi-voi-luc-luong-
canh-sat-bien?fbclid=IwAR1mJA42XeAPjwwGuKAf2-
LuJQckUfAoriEWTXep-tlFGDkKGEg-5ZPCdbM
10. https://nhandan.vn/ho-so-tu-lieu/Kosovo-v%C3%A0-n%E1%BB%81n-
%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-kh%C3%B4ng-tr%E1%BB %8Dn-v%E1%BA%B9n-490041?
fbclid=IwAR1VnYoR_wzYqgJK6s8VJF4VBTbJj_0_tJ1U9JnyxPhbgrAw rAytYyHuAuY
11. https://baochinhphu.vn/hoi-nghi-cop26-be-mac-voi-thoa-thuan-lich-su- 102303865.htm about:blank 8/8