-
Thông tin
-
Quiz
Công ty Bảo hiểm ở VIệt Nam - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Bảo hiểm sinh kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Công ty Bảo hiểm ở VIệt Nam - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Bảo hiểm sinh kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50120533
Nội dung 2: CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
2. Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến
2.1. Bảo hiểm nhân thọ:
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại bảo hiểm sau đây:
Bảo hiểm trọn đời: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
Bảo hiểm sinh kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm tử kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết
trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm hỗn hợp: là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
Bảo hiểm trả tiền định kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được
bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đầu tư: Là loại hình bảo hiểm bao hàm cả hai yếu tố: bảo vệ
và đầu tư sinh lợi nhuận. Điều này có nghĩa là chỉ với một sản phẩm bảo hiểm,
người tham gia sẽ vừa được bảo vệ tài chính trước các rủi ro, vừa có cơ hội gia
tăng tài sản tích lũy qua hoạt động đầu tư tại các quỹ liên kết.
Bảo hiểm hưu trí: Là loại hình bảo hiểm giúp người tham gia có một cuộc sống
về già tốt hơn và không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt khi không còn khả năng lao động.
2.2. Bảo hiểm sức khỏe:
Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị
thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp
bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm sức khỏe có 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau:
Bảo hiểm tai nạn con người: là sản phẩm bảo hiểm cho những trường hợp bị tổn
thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.
Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế thương mại hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe của
các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhằm mục đích hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh
khi người tham gia không may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn…
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe: là sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị và trợ
cấp cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, phẫu thuật, tai nạn, thai sản…
2.3. Bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các
nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. lOMoARcPSD| 50120533
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại: Được sử dụng cho việc bảo hiểm các
sản phẩm bảo hiểm cho các đối tượng tài sản. Trong đó bao gồm những vật có
thực tế như tiền, các giấy tờ có thể trị giá được bằng tiền và những quyền tài sản.
Bảo Hiểm hàng hóa vận chuyển: Các loại hình vận chuyển trên các loại hình
giao thông khác nhau như đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt
hay đường hàng không đều được bảo hiểm.
Bảo hiểm dành cho xe cơ giới: Với loại bảo hiểm này sẽ sẽ bồi thường cho các
chủ xe cơ giới với trường hợp xảy ra tai nạn không may và có mất mát đến tài
sản và người. Ngoài ra, chủ xe có thể tự nguyện mua thêm các bảo hiểm khác
như bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm tai
nạn lái, … để đảm bảo an toàn tối đa với những xe và hàng hóa giá trị cao.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Đối với bảo hiểm thân
tàu thì bảo hiểm sẽ chi trả, bồi thường thiệt hại khi tàu xảy ra tai nạn không may.
Tai nạn làm ảnh hưởng thân vỏ tàu cũng như các thiết bị trên tàu do những tai nạn bất ngờ.
Bảo hiểm trách nhiệm: Là loại sản phẩm bảo hiểm chuyên dành cho những rủi
ro có liên quan đến pháp luật, những trách nhiệm pháp lý cũng như nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại. Khi người tham gia bảo hiểm này không may vướng các vấn đề
pháp lý sẽ được bảo hiểm hỗ trợ.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính: Chuyên dành cho những khoản vay của
người mua bảo hiểm, giúp họ vay và trả nợ ngân hàng khi xảy ra những sự cố hay rủi ro bất ngờ.
Bảo hiểm nông nghiệp: Sản phẩm này chuyên dành cho sản xuất và tiêu thụ
ngành nông - lâm - thủy sản. Bên mua sẽ đóng phí theo quy định hợp đồng và
doanh nghiệp/công ty bảo hiểm sẽ phải bồi thường khi có sự cố được bảo hiểm xảy ra.
Ngoài ra, trong bảo hiểm phi nhân thọ còn có các nghiệp vụ khác như bảo hiểm hàng
không chuyên dành cho hoạt động máy bay và hàng hóa, con người trong quá trình
vận hành. Hay bảo hiểm cháy, nổ là sản phẩm bảo hiểm bồi thường khi xảy ra các
thiệt hại xảy ra do cháy nổ đối với tài sản của cơ sở, người được bảo hiểm. Bên cạnh
đó còn có bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là nghiệp vụ bảo hiểm cho những rủi ro về tài
sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam
Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường cụ thể như sau:
Bảo Việt Nhân thọ (16.036 tỷ đồng và 20,6%), Manulife (13.357 tỷ đồng và 17,2%),
Prudential (12.842 tỷ đồng và 16,5%), Dai-ichi Life (9.737 tỷ đồng và 12,5%), AIA
(7.874 tỷ đồng và 10,1%), FWD (2.611 tỷ đồng và 3,4%), Sun Life (2.361 tỷ đồng và
3,03%), MB Ageas (2.357 tỷ đồng và 3,03% ), Generali (2.122 tỷ đồng và 2,7%), Chubb
Life (2.092 tỷ đồng và 2,7%), Hanwha Life (1.908 tỷ đồng và 2,5%), Cathay Life (1.408
tỷ đồng và 1,8%), MVI (1.133 tỷ đồng và 1,46%), BIDV Metlife (792 tỷ đồng và 1,02%),
các doanh nghiệp bảo hiểm: FWD Assurance, Mirae Asset Prevoir, Phú Hưng Life,
Fubon Life, Shinhan Life (1.199 tỷ đồng và 1,5%).
4. Xu hướng phát triển của công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay lOMoARcPSD| 50120533
Năm 2024 dự báo tiếp tục có nhiều thách thức với ngành bảo hiểm nhưg điểm thuận lợi
là hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được hoàn thiện, với lộ
trình rõ ràng, chuyển tiếp sang định hướng phát triển bền vững, hiệu quả.
4.1. Tăng trưởng khả quan:
Theo thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2024, dự kiến tổng tài sản các
doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 1.004.421 tỷ đồng, tăng 9,97% so với cùng kỳ năm
trước. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 850.264 tỷ đồng, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 200.736 tỷ đồng, tăng 5,54% so với cùng kỳ năm
trước. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 693.127 tỷ đồng, tăng 15,25% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong năm 2024, dự kiến tổng doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH ước đạt
243.472 tỷ đồng, tăng 7,19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo
hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 79.687 tỷ đồng (tăng 12,0% so với cùng kỳ
năm trước), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 163.785 tỷ đồng (tăng 5,0% so với cùng
kỳ năm trước). Các DNBH chi trả quyền lợi bảo hiểm: ước đạt 110.043 tỷ đồng, tăng
27,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 25.584 tỷ
đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 84.459 tỷ đồng.
4.2. Thách thức từ kinh tế và tranh chấp:
Mô hình bancassurance của Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu Khung pháp lý ở Việt Nam
còn đang phát triển và chưa toàn diện, ảnh hưởng đến tính minh bạch và bảo vệ người
tiêu dùng. Các sản phẩm bảo hiểm ở Việt Nam kém đa dạng và thiếu mức độ tùy biến.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Việt Nam chưa
hội nhập sâu sắc, ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính một cách gắn kết.
Thị trường Việt Nam cũng kém trưởng thành hơn với những tranh cãi gần đây ảnh
hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng vào bancassurance.
4.3. Cãi thiện chính sách:
Tăng cường quản lý nhà nước, cải thiện khung pháp lý và giám sát thị trường, đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo hiểm. Điều này bao gồm việc siết chặt quản lý về vốn pháp
định, rủi ro và quy định về dự phòng kỹ thuật.
Nâng cao năng lực của các công ty bảo hiểm thông qua tăng cường khả năng quản lý rủi
ro, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu
cầu đa dạng của người dân.
Áp dụng công nghệ thông tin để cải thiện quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động, và tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc mua bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
4.3. Bancassurance: Mô hình Bancassurance, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, đang tăng
trưởng mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ doanh thu trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo:
Năm 2024, phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững - Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn)
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/du-bao-xu-huong-moi-trong-linh-vuc-bao-hiem-nam- lOMoARcPSD| 50120533
2024-post336060.html https://diendandoanhnghiep.vn/ky-vong-vuc-day-thi-truong-bao- hiem-nam-2024- 257759.html
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ky-vong-su-chuyen-bien-tich-cuc-cua-thi-truong-baohiem- nam-2024-142753.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh/pages_r/l/chi-tiet-tin-cuc-quan-ly-giam-sat- baohiem?dDocName=BTC268533